Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì I

Đào Hải Yến
Xem chi tiết
nguyễn công cường
Xem chi tiết
Yến
29 tháng 9 2018 lúc 23:00

Sơn Tinh Thủy Tinh :

* Các nhân vật này được miêu tả bằng những chi tiết nghệ thuật tưởng tượng, kì ảo:

Sơn Tinh: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi.

- Thủy Tinh: Gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về.

* Trong cuộc giao tranh:

- Thủy Tinh hô mưa, gọi gió làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh

- Sơn Tinh: dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi dâng lên bấy nhiêu...

Ý nghĩa :

khẳng định công lao xây dựng nước của các vua Hùng

giải thích hiện tượng mưa bão hằng năm

thể hiện lòng yêu dân tộc ,yêu chuộng hòa bình ,đoàn kết.

Bánh chưng bánh giầy :

Chi tiết :

Một đêm, chàng nằm mộng thấy thần đến bảo :

- Trong trời đất không gì quý bằng hạt gạo. Chỉ có gạo mới nuôi sống con người và ăn không bao giờ chán

Ý nghĩa :

- Truyện giải thích nguồn gốc hai loại bánh cổ truyền của dân tộc: Bánh chưng bánh giầy.

- Truyện đề cao lao động, đề cao nghề nông.

- Giải thích phong tục làm bánh, chưng bánh giầy thờ cúng tổ tiên ngày Tết.

Sự tích Hồ Gươm :

Chi tiết :

+Đức Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần

+Sức mạnh của gươm thần.

+Sau khi hòa bình, Long Vương cho đòi gươm.

Truyện có những ý nghĩa sau:

-Ca ngợi tính nhân dân, toàn dân và chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

-Đề cao, suy tôn Lê Lợi và nhà Lê.

-Giải thích nguồn gốc tên gọi hồ Hoàn Kiếm (trả gươm)

Bình luận (1)
jjjjjjjj
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Khánh Huyền
28 tháng 9 2018 lúc 21:40

chi can tich cuc tra loi cau hoi la duoc ban ak

Bình luận (0)
Phạm Hải Đăng
28 tháng 9 2018 lúc 21:47

GP: Gold Point: Điểm vàng. Điểm vàng này bạn sẽ có được nếu như bạn được giáo viên trong hoc24h tick hoặc ctv-cộng tác viên tích nhưng phải chừng 2 đến 3 ctv tich mới được 1 GP với điều kiện bạn phải là ngừoi trả lừoi nhanh nhất và đúng nhất( chưa chắc cần nhanh nhất nhé) nhưng miễn sao đúng là được. Tuyệt đối không được cop mạng nha.

SP: Silver Point: Điểm bạc. Điểm bạc này bánẽ có nếu bạn được thành viên trong hoc24h tích cho. Dù bạn có cop mạng chăng nưa miễn sao có người tích là bạn có SP. Nhưng tốt nhất bạn đừng cop mạng nha vì nếu cop mạng sẽ khong được GP( vì GP là loại điểm cao và có thể giúp bạn trở thành cộng tác viên nếu bạn có từ 300 GP trở lên).

Bạn hiểu rõ rồi chứ! Cố gắng nhiều GP và SP nha ok

Bình luận (0)
Phùng Tuệ Minh
29 tháng 9 2018 lúc 11:42

GP: là cái tick màu xanh to ở mép bài làm đúng. Do CTV và các thầy cô tick.

SP: là một bạn tham gia trên hoc24 tick đúng cho câu trả lời của bạn.

Để có SP và GP thì bạn phải trả lời nhiều các câu hỏi trên hoc24 và trả lời một cách chính xác, đầy đủ và nhanh nữa.

Tick cho mik nhé!

Bình luận (0)
Phạm Hải Đăng
Xem chi tiết
Kiêm Hùng
29 tháng 9 2018 lúc 8:49

Chuyện bình thường..... đối với CTV thôi!

Theo khảo sát thì mình thấy một ngày trả lời đến cả 30 câu trở lên, mà môn hay được tick là Văn thì kiếm được nhiều thôi.

Giáo viên vẫn tick câu còn rất lâu đó, cứ ngày nào cũng trả lời 30 câu 3 ngày giáo viên lên một lần là gần 100 câu không lẽ không có GP nào

Bình luận (7)
Lê Thị Tú Nguyên
Xem chi tiết
shinjy okazaki
28 tháng 9 2018 lúc 21:14

Văn học dân gian (VHDG) hay văn học truyền miệng là những sáng tác văn học do nhân dân tạo nên và lưu truyền. VHDG cũng là những sáng tác nghệ thuật ngôn từ như văn học viết, nhưng lại có những đặc điểm riêng về lịch sử ra đời & phát triển, về người sáng tác, về cách thức sáng tác & lưu truyền, về nội dung tư tưởng & thể loại nghệ thuật

Văn học dân gian là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống của các dân tộc: -Văn học dân gian là trí khôn của nhân dân .tri thức trong văn hóa dân gian rất phong phú đa dạng thuộc đủ mọi lĩnh vực của đời sống tự nhiên và con người . -Tri thức dân gian thể hiện trình độ và quan điểm nhận thức của nhân dân ,vì vậy có sự khác biệt so với nhận thức của giai cấp thống trị cùng thời ,đặc biệt về các vấn đề lịch sử xã hội . -Tri thức dân gian phần lớn là những kinh nghiệm lâu đời được nhân dân đúc kết lại. vd: Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối *Văn học dân gian có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người : -Quan trọng nhất là truyền thống nhân đạo của dân tộc mà văn học dân gian đã thể hiện sâu sắc và nhất quán trong các thể loại. -Văn học dân gian góp phần hình thành cho các thế hệ đời sau những phẩm chất tốt đẹp về tinh thần yêu nước lòng vị tha ,óc thực tiễn ,tinh thần đấu tranh chống cái sấu trong xã hội . vd: Công cha như núi thái sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một thời thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con. *Văn học dân gian có giá trị thẩm mĩ to lớn ,góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền văn hóa dân tộc . -Văn học dân gian là kết tinh ngôn ngữ nghệ thuật
Bình luận (0)
Hoàng thúy hiền
Xem chi tiết
nguyen tuy nga
Xem chi tiết
My love
Xem chi tiết
Học vật lý
27 tháng 9 2018 lúc 20:47

Hay nha bạn giải thưởng bn nhỉ

Bình luận (0)
Học vật lý
27 tháng 9 2018 lúc 20:50

Làm 1 đề dc ko

Bình luận (0)
Phạm Hải Đăng
27 tháng 9 2018 lúc 21:11

Đề 1 Bài làm:

Mỗi lần nhắc đến câu ca dao trên, lòng tôi lại bồi hồi và xao xuyến về tình phụ mẫu. Người Việt ta vẫn luôn côi trọng tình cảm gia đình. Tình cảm gia đình rất thiêng liêng đẹp đẽ. Nhất là có câu ca:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ kính mẹ cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Bài thơ trên mang tính chất giản dị mà sâu xa. Nhân dân đêm công ơn của cha để so sánh với núi Thái Sơn. Nhân dân muốn mọi người biết rằng công lao của người cha trong việc nuôi dạy con cái. Hình ảnh nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra khẳng định được rằng tình yêu của mẹ là bao la vô bờ bến. Mẹ luôn có những tình cảm đặc biệt với con cái.

Khi tìm hiểu sâu về bài thơ trên, nhân dân đã đưa được chữ nghĩa vào cho mẹ, chữ cong vào cho cha. Chữ núi cho cha, nước cho mẹ. Vì sao lại thế? Vì nhân dân muốn nói lên sự vất vả của cha mẹ. Cha vất vả như bê ngọn núi. Cha là trụ cột gia đình. Cha có ngĩa vụ phải nuôi gia đình, phải châm só và đặc biệt phải dạy con cái. Vì thế người ta có chữ công và núi. Còn mẹ, nhân dân muốn nói lên rằng mẹ rất hiền dịu. Mẹ rất có tình có nghĩa. Mẹ luôn mang đến cho ra những chi thức hiểu biết bao la như biển cả mênh mông. Vì thế người ta có chữ nước và chữ nghĩa. Hình ảnh này tượng trưng cho sự công lao vô tận.

Trước tiên, cha mẹ đã có công sinh ra chúng ta. nếu không có cha mẹ thì tất nhiên sẽ không có chúng ta. Bất cứ ai dừ người giỏi, dốt, ác, hiền,...đều được sinh ra từ cha mẹ. Cha mẹ đã ban tặng cho tất cả chúng ta mọt sự sống đẹp đẽ. Điều đó rất tuyệt vời.

Cha mẹ cũng chính là người đã nuôi lớn ta ngay từ khi ta cất tiếng khóc chào đời. Từ khi sinh ra, ta đã được nếm mùi sữa ngọt ngào từ mẹ, được nằm trong vòng tay ấm áp của cha. Đâu phải khi ta lấy vợ lấy chồng là cha mẹ đã hết nghĩa vụ. Đau có đâu! Tuy ta đã có cuộc sống tự lập nhưng thực ra cha mẹ vẫn luôn theo dõi bước đi trên đường dời của ta để hễ khi ta có vấp ngã, cha mẹ sẽ đến và nâng đỡ ta lên ngay. Vì vậy, công lao của cha mẹ phải kể làm sao cho hết được!

Cha mẹ không chỉ có nuôi nấng con cái mà còn dạy bảo con cái. Cha mẹ nào cũng muốn được cho con mình ăn học tử tế đàng hoàng, ai cũng muốn con mình mai này lớn lên trở thành một người tài giỏi, có ích cho xã hội và cho đất nước. Bác Hồ từng nói: Có tài mà không có đức thì quả là vô dụng.'' Cha mẹ trên hết là dạy con cái về văn mà mà còn dạy con về đạo đức. Cha mẹ sẽ dạy cho ta biết điều hay lẽ phải. Cách nói năng với người lớn tuổi hơn mình. Thái độ với người lướn như thế nào là không tốt.

Thật hạnh phức cho những ngừoi là được bố mẹ nuôi dưỡng trong vòng tay ấm êm. Vậy bổn phận của con cái phải thế nào? Vì vậy nên câu cuối bài ca dao đã nhắc nhở ta về điều đó:

Một lòng thờ kính mẹ cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

Đạo con chính là bổn phận mà ta cần phải làm, là đạo đức của chúng ta. Chúng ta phải bày tở được với cha mẹ lòng biết ơn sâu sắc nhờ có công ơn dưỡng dục của cha mẹ. Còn chữ hiếu được thể hiện qua hành động sao cho xứng đáng với đạo con.

Theo năm tháng, ta sẽ ngày một lướn lên trong vòng tay của cha mẹ còn cha mẹ sẽ ngày ngày càng già yếu đi. Cha mẹ dùng hết tuổi đời của mình truyền lại cho người con. Dừ mai này có lớn lên, xa bố mẹ thì ta vẫn phải nhớ lấy công lao dưỡng dục của cha mẹ đã dành cho chúng ta.

Qua bài thơ trên, nhân dân muốn ta hiểu được tình nghĩa lớn lao của mẹ, công ơn phụ dưỡng khổng lồ của cha. Vì vậy, để đáp lại những công ơn đó ta cần phải ngoan ngoãn, lễ phếp và hiếu thảo với cha mẹ để tròn bổn phận làm con

Bình luận (0)
Nguyễn Hà Phương
Xem chi tiết
Lò Thị Anh Thư
27 tháng 9 2018 lúc 20:43

Chiếc nón là hình ảnh gắn bó quen thuộc của người phụ nữ Việt Nam. Bên cạnh áo dài, nón lá được xem là "linh hồn" của người phụ nữ Việt, là vật bất ly thân của họ trong xã hội xưa. Chiếc nón lá, giản dị và mộc mạc, che mưa che nắng cho người con gái trong lúc làm đồng áng, cũng làm tôn thêm vẻ đẹp duyên dáng đằm thắm của họ. Ở nước ta, mỗi địa phương đều có một chiếc nón đặc trưng: nón ngựa hay nón Gò Găng (Bình Định), nón quai thao (miền Bắc Việt Nam), nón bài thơ (Huế). Ngày nay, bên cạnh các loại đồ dùng khác đa dạng và tiện dụng hơn, nón lá vẫn đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống và tinh thần con người Việt.

Bình luận (0)
Lò Thị Anh Thư
27 tháng 9 2018 lúc 20:43

Giải thích:

Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu từ nghĩ được hiểu theo nghĩa đặc biệt ( "linh hồn" - ý muốn nói đến chiếc nón gắn liền với hình ảnh về người con gái Việt Nam). Dấu hai chấm và dấu ngoặc kép để báo trước phần giải thích thuyết minh cho phần trước đó (mỗi địa phương đều có một chiếc nón đặc trưng cho địa phương đó).
Bình luận (0)
Trần Như Chi
Xem chi tiết
bé Cherry
27 tháng 9 2018 lúc 17:38

Truyền thuyết Thánh Gióng xuất hiện từ thời Hùng vương dựng nước và được nhân dân ta lưu truyền từ đời này sang đời khác cho đến tận ngày nay. Đây là một truyền thuyết hay vào bậc nhất trong những truyền thuyết nói về truyền thống giữ nước của dân tộc ta. Hình tượng Thánh Gióng với nhiều yếu tố thần kì là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước, đồng thời thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta về người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm. Người xưa cho rằng đã là anh hùng thì phải phi thường, phải có khả năng như thần thánh, do trời sai xuống giúp đời. Do đó mà cậu bé làng Gióng là một nhân vật kì lạ. Bà mẹ Gióng có thai cũng khác thường: Một hôm, bà ra đồng trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai… Bà có thai không phải chín tháng mười ngày mà tròn mười hai tháng. Đây là sự tưởng tượng của dân gian về nhân vật phi thường của mình. Điều kì lạ nữa là Gióng lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi cứ đặt đâu thì nằm đấy. Những chi tiết kỳ ảo đó càng thu hút người nghe. Gióng không nói nhưng khi nghe sứ giả rao loa thì bỗng dưng cất tiếng nói. Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói tự nguyện đánh giặc. Lời nói yêu nước, cứu nước ấy cũng không phải là lời nói bình thường ở tuổi lên ba. Chi tiết thần kì ấy ca ngợi ý thức đánh giặc, cứu nước của nhân dân ta được gửi gắm trong hình tượng Gióng. Ý thức trách nhiệm đối với đất nước được đặt lên hàng đầu với người anh hùng và tạo cho người anh hùng những khả năng hành động phi thường. Còn năm ngửa trên chõng tre mà Gióng đòi có ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh tan quân giặc. Ba tuổi, Gióng vẫn chưa biết đi nhưng tới lúc giặc đến thì vươn vai hoá thành tráng sĩ, nhảy lên mình ngựa, phi thẳng ra chiến trường. Khi cần có sức lực, tầm vóc để cứu nước thì Gióng lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa may xong đã căng đứt chỉ. Dân gian kể rằng: Gióng ăn một bữa bảy nong cơm, ba nong cà, uống một hớp nước cạn đà khúc sông. Dấy là cách nói cường điệu của dân gian để tô đậm tính chất phi thường cho nhân vật mà mình yêu mến. Mẹ Gióng nuôi không nổi, bà con trong làng nô nức gom góp gạo thóc nuôi cậu bé, vì ai cũng mong cậu lớn nhanh để giết giặc cứu nước. Gióng đã lớn lên bằng thức ăn, thức mặc, bằng sự yêu thương, đùm bọc của dân làng. Gióng đâu chỉ là con của một bà mẹ mà là con của mọi người, của nhân dân. Một người cứu nước sao đặng? Phải toàn dân góp sức chuẩn bị cho sự nghiệp đánh giặc. Như vậy mới đủ sức mạnh để chiến thắng quân thù. Gióng lớn lên từ trong lòng nhân dân và do nhân dân nuôi dưỡng. Sức mạnh dũng sĩ của Gióng được nuôi bằng cơm gạo quê hương và tình thương vô hạn của bà con. Vì sao Gióng lại lớn nhanh như vậy? Gióng lớn lên từ khi nào và lớn lên để làm gì? Trước khi có tiếng gọi cứu nước, Gióng chi nằm ngửa, không nói, không cười. Gióng mở miệng nói lời đầu tiên là để đáp lại lời kêu gọi cứu nước. Dường như việc cứu nước có sức mạnh làm cho Gióng vụt lớn lên. Việc cứu nước vô cùng to lớn và cấp bách, Gióng không lớn lên nhanh thì làm sao làm được nhiệm vụ cứu nước ? Cuộc chiến đấu đòi hỏi dân tộc ta phải vươn mình phi thườnq như vậy. Hình ảnh Gióng vươn vai là tượng đài bất hủ về sự trưởng thành vượt bậc, về hùng khí của một dân tộc trước nạn ngoại xâm. Khi lịch sử đặt vấn đề sống còn cấp bách, khi tình thế đòi hỏi dân tộc vươn lên một tầm vóc phi thường thì cả dân tộc vụt đứng dậy như Thánh Gióng, tự thay đổi tư thế, tầm vóc của mình. Hình tượng cậu bé làng Gióng tiêu biểu cho sức mạnh toàn dân trong cuộc chiến tranh cứu nước. Gióng chính là hình ảnh của nhân dân. Nhân dân lúc bình thường thì âm thầm lặng lẽ, cũng như Gióng ba năm không nói, không cười. Nhưng khi nước nhà gặp cơn nguy biến thi họ rất mẫn cảm, tự nguyện đứng ra cứu nước cứu nhà. Cũng như Gióng, khi vua vừa phát lời kêu gọi, chú bé đã đáp lời cứu nước. Giặc đến chân núi Trâu, thế nước rất nguy. Vừa lúc sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt tới. Gióng vùng dậy vươn vai một cái, bỗng thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt. Chi tiết này có liên quan đến truyền thống của truyện cổ dân gian. Thời cổ, nhân dân quan niệm người anh hùng phải khổng lổ về thể xác, sức mạnh và chiến công. Thần Trụ Trời, Sơn Tinh… đều là những nhân vật khổng lồ. Cái vươn vai của Gióng là đạt đến độ phi thường ấy, Gióng nhảy lên mình ngựa, ngựa phun lửa, phi thẳng ra chiến trường. Ngọn roi của Gióng quật giặc chết như rạ. Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh tiếp. Gióng đánh giặc không chi bằng vũ khí vua ban mà còn bằng cả cây cối thân yêu của quê nhà. Đánh tan giặc Ân, Gióng cưỡi ngựa lên đỉnh núi Sóc, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời. Gióng ra đời đã khác thường thì ra đi cũng khác thường. Nhân dân trân trọng muốn giữ mãi hình ảnh người anh hùng nên đã để Gióng đi vào cõi bất tử, Gióng không quay về triều để được vua ban cho bổng lộc, vinh quang. Gióng biến mất vào cõi hư không. Sinh ra từ cõi lặng im, nay Gióng trở về trong im lặng, không màng phú quý, công danh. Tuy Gióng đã trở về trời nhưng thật ra Gióng luôn luôn ở lại với đất nước, cây cỏ, với dân tộc Việt. Vua phong cho Gióng là Phù Đổng Thiên Vương. Gióng được nhân dân Suy tôn là Thánh và lập đền thờ ngay tại quê hương để muôn đời ghi nhớ công ơn. Gióng là hình tượng tiêu biểu, rực rỡ của người anh hùng đánh giặc cứu nước. Trong văn học dân gian Việt Nam, đây là hình tượng người anh hùng đánh giặc đầu tiên, tiêu biểu cho lòng yêu nước của nhân dân ta. Gióng là người anh hùng mang trong mình sức mạnh của cả cộng đồng.Trong buổi đầu dựng nước, sức mạnh của thần thánh, tổ tiên thể hiện ở sự ra đời thần kì của chú bé làng Gióng. Sức mạnh của cộng đồng thể hiện ở việc bà con dân làng góp gạo nuôi Gióng. Dân tộc Việt Nam anh hùng muốn có hình tượng khổng lổ, tuyệt đẹp và có ý nghĩa khái quát để phản ánh hết được lòng yêu nước, khả năng và sức mạnh quật khởi của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm suốt bốn ngàn năm lịch sử. Hình tượng Thánh Gióng với vẻ đẹp tuyệt vời rực sáng muôn đời đã đáp ứng được điều đó.

Bình luận (0)
Thảo Phương
27 tháng 9 2018 lúc 17:51

Em rất yêu thích nhân vật Thánh Gióng trong câu chuyện truyền thuyết cùng tên.Cậu bé Gióng thật kì lạ,lên ba không biết nói biết cười,đặt đâu nằm đấy nhưng khi nghe tiếng rao của sứ giả tìm người tài giỏi cứu nước thì cậu cất tiếng nói đòi đi đáng giặc.Cậu lớn nhanh như thổi,ăn bao nhiêu cũng không no,áo vừa măc xong căng đứt chỉ để mau thành tráng sĩ ra trận.Hình ảnh gióng vươn vai trở thành tráng sĩ oai phong rồi anh nhảy lên lưng ngựa sắt ,con ngựa bỗng hí vang mấy tiếng, xông thẳng ra trận làm em rất kinh ngạc,thích thú.Gióng chiến đấu thật kiên cường,dù roi sắt gãy cậu không hề nao núng,nhụt chí mà nhanhh trí nhổ tre quật vào giặc đến cùng.Đất nước hết giặc Gióng không ở lại lĩnh thưởng mà bay về trời để lại trong lòng mọi người sự kính phục,biết ơn.Em mong mọi người đều có sức khỏe như Gióng.

Bình luận (1)
Thảo Phương
27 tháng 9 2018 lúc 17:51

Chàng dũng sĩ Thạch Sanh trong câu chuyện cổ tích cùng tên để lại trong em ấn tượng sâu sắc. Thạch Sanh mồ côi cha mẹ từ nhỏ,sống một mình lủi thủi dưới gốc cây đa thật tội nghiệp.Chàng được thiên thần dạy võ nghệ và phép thần thông nên rất tài năng.Thạch Sanh đã diệt con chằn tinh hung ác hãm hại dân lành,giết đại bàng độc ác rồi đẩy lùi quân mười tám nước khiến em rất khâm phục.Với lòng thương người anh bất chấp hiểm nguy xuống hang sâu đánh với đại bàng cứu công chúa và con vua Thủy Tề.Anh thật nhân đạo đã tha tội chết cho hai mẹ con Lí Thông nhiều lần hãm hại mình,đãi cơm cho quân mười tám nước ăn cho ấm bụng rồi lui binh.Thạch Sanh được cưới công chúa và lên nối ngôi thật xứng đáng.Em rất thích cung tên vàng,cây đàn thần và niêu cơm thần bé nhỏ của Thạch Sanh .Em mong mọi người đều có phẩm chất tốt đẹp như Thạch Sanh

Bình luận (1)