Văn bản ngữ văn 9

Thuyy Buii
Xem chi tiết
Thảo Phương
27 tháng 8 2018 lúc 21:11

Bài thơ còn gợi ra nét đặc sắc của cảnh ao về mùa thu khác hẳn với cảnh ao về mùa xuân hay mùa hạ. Từ nước ao trong veo, phẳng lặng nhìn được tận đáy: từ chiếc thuyền câu bé tẻo teo đến lá vàng rụng vèo xuống mặt ao và bao trùm lên là một vòm trời xanh ngắt phản chiếu xuống mặt nước như làm cho nước ao xanh hơn lúc vào thu. bài thơ còn gợi ra nét đặc sắc của cảnh ao về mùa thu khác hẳn với cảnh ao về mùa xuân hay mùa hạ. Từ nước ao trong veo, phẳng lặng nhìn được tận đáy: từ chiếc thuyền câu bé tẻo teo đến lá vàng rụng vèo xuống mặt ao và bao trùm lên là một vòm trời xanh ngắt phản chiếu xuống mặt nước như làm cho nước ao xanh hơn lúc vào thu.

Bình luận (0)
Thuyy Buii
Xem chi tiết
EDOGAWA CONAN
28 tháng 8 2018 lúc 16:13

Cuối thế ki XVIII đầu thế kỉ XIX, tưởng chừng như cùng với sự kết thúc của chế độ xã hội phong kiến suy tàn, lạc hậu, nền văn học Việt Nam trung đại sẽ rơi vào ngõ cụt của sự bế tắc với một phương thức phản ánh đã lỗi thời. Nhưng thật kì lạ là trong sự suy thoái tưởng chừng đã đến đỉnh điểm ấy lại xuất hiện một tài năng thơ ca vào hàng xuất chúng như Nguvễn Khuyến. Ông giống như một dấu cảm thán khẳng định tính cổ điển có sức lay động lòng người của văn học trung đại vào giai đoạn cuối cùng của thời kì văn học dài hàng chục thế kỉ này. Ông để lại cho quê hương, cho đất nước một di sản văn chương phong phú, đồ sộ. Nhưng nói đến nhà thơ Nguyễn Khuyến, người đọc mệnh danh ông là nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam, vì ông đã viết nhiều bài thơ hay về cảnh làng quê. Đặc biệt là chùm thơ thu của ông, trong đó có bài thơ Thu điếu:

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí

Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo

Tựa gối buông cần, lâu chẳng được

Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

Chùm thơ ba bài Thu vịnh, Thu ẩm và Thu điếu. Bài nào cũng hay, cũng đẹp cho thấy một tình quê dạt dào. Riêng Thu điếu, mà nhà thơ Xuân Diệu đã khẳng định là điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam, là bài thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc: Cảnh mùa thu quê hương, tình yêu thiên nhiên, yêu mùa thu đẹp gắn liền với tình yêu quê hương tha thiết.

Bài thơ được viết bằng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, ngôn ngữ tinh tế, hình tượng là biểu cảm. Cảnh thu, trời thu của làng quê Việt Nam như hiện lên trong dáng vẻ và màu sắc tuyệt vời dưới ngòi bút thần tình của Nguyễn Khuyến.

Hai câu đầu:

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo

Nhà thơ hầu như không hứng thú gì với chuyện câu cá mà đắm say với không khí cảnh sắc mùa thu, ngay câu đầu nhà thơ đã gọi cái ao của mình là ao thu, và với tính chất lạnh lẽo nước trong veo thì đó đúng là ao thu chứ không phải là môi trường thích hợp cho việc câu cá, bên cạnh đó cảm hứng của nhà thơ hoàn toàn đắm chìm trong cảnh sắc mùa thu, một cảnh trong và tĩnh gần như tuyệt đối, nước trong veo, trời xanh ngắt, khách vắng teo, giác quan của nhà thơ cực kì tinh nhậy và phải hết sức chăm chú thì mới nhận ra được những biểu hiện nhỏ nhặt tinh vi chỉ làm tôn thêm cho cái trong và tĩnh của một khung cảnh đầy màu sắc:

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí

Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.

Màu biếc của sóng hòa hợp với sắc vàng của lá vẽ nên bức tranh quê đơn sơ mà lộng lẫy. Nghệ thuật trong phần thực rất điêu luyện, lá vàng với sóng biếc, tốc độ vèo của lá bay tương ứng với mức độ tí của gợn sóng. Nhà thơ Tản Đà đã hết lời ca ngợi chữ "vèo" trong thơ Nguyễn Khuyến. Ông đã nói một đời thơ của mình may ra mới có được câu thơ vừa ý trong bài Cảm thu, tiễn thu:

Vèo trông lá rụng đầy sân

Đến câu luận:

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.

Không gian được mở rộng, bức tranh thu có thêm chiều cao của bầu trời xanh ngắt với những tầng mây lơ lửng trôi theo chiều gió nhẹ. Trong chùm thơ thu, Nguyễn Khuyến nhận diện sắc trời thu là xanh ngắt. Ở Thu vịnh là "Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao", Thu ẩm là "Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt", và Thu điếu là "Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt."

Xanh ngắt là xanh mà có chiều sâu. Trời thu không mây (xám) mà xanh ngắt, thăm thẳm. Xanh ngắt đã gợi ra cái sâu, cái lắng của không gian, cái nhìn vời vợi của nhà thơ, của ông lão đang câu cá. Thế rồi ông lơ đãng đưa mắt nhìn về bốn phía làng quê. Xóm thôn vắng lặng, tĩnh mịch, con đường quanh co, heo hút, không một bóng người qua lại.

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo

Cảnh vật êm đềm, thoáng một nỗi buồn cô tịch, hiu hắt. Người câu cá như đang chìm trong giấc mộng thu. Tất cả cảnh vật, từ mặt nước, "ao thu lạnh lẽo" đến "chiếc thuyền câu bé tí teo", từ "sóng biếc" đến "lá vàng", từ "tầng mây lơ lửng" đến "ngõ trúc"... đều hiện lên với đường nét, màu sắc, âm thanh thoáng chút bâng khuâng, man mác, rất gần gũi, thân thiết với mọi người Việt Nam.

Biết bao thời gian trôi qua trong không gian của sáng tĩnh mịch ấy, tư thế ngồi câu cá của ông như cũng bất động trong thời gian:

Tựa gối buông cần lâu chẳng được

Cá đâu đớp động dưới chân bèo

Tựa gối buông cần là tư thế đợi chờ mòn mỏi của người câu cá. Người xưa có kẻ lấy câu cá làm việc đợi thời, đợi người xứng đáng để phò tá. Văn thơ truyền thống lấy việc câu cá để từ chối việc làm quan và coi câu cá là việc câu người, câu quạnh, câu lưỡi. Bài thơ Thu điếu này cũng thể hiện khát vọng câu thanh, câu vắng cho tâm hồn của một nhà thơ có phẩm chất thanh cao.

Cái âm thanh cá đớp động gợi lên sự mơ hồ xa vắng, đánh thức tỉnh.

Bài thơ Câu cá mùa thu là một bài thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Khuyến. Cảnh sắc mùa thu quê hương được miêu tả bằng những gam màu đậm nhạt, nét vẽ xa gần tinh tế gợi cảm. Âm thanh của tiếng lá rơi đưa vèo trong làn gió thu, tiếng cá đớp động chân bèo - đó là tiếng thu dân dã, thân thuộc của đồng quê đã khơi gợi trong lòng chúng ta bao hoài niệm đẹp về quê hương đất nước.

Thơ là sự cách điệu tâm hồn, Nguyễn Khuyến yêu thiên nhiên mùa thu, yêu cảnh sắc đồng quê với tất cả tình đồng quê nồng hậu. Ông là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam. Đọc Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh, chúng ta thêm yêu quê hương, thêm yêu xóm thôn, đồng nội, đất nước. Với Nguyễn Khuyến, tả mùa thu, yêu mùa thu đẹp cũng là yêu quê hương đất nước. Nguyễn Khuyến là nhà thơ kiệt xuất đã chiếm một địa vị vẻ vang trong nền thơ ca cổ điển Việt Nam.

Bình luận (0)
EDOGAWA CONAN
28 tháng 8 2018 lúc 16:14

link : https://loigiaihay.com/cam-nhan-ve-bai-tho-thu-dieu-cau-ca-mua-thu-cua-nguyen-khuyen-c38a736.html

Bình luận (0)
Vi Nguyễn
Xem chi tiết
quachkhaai
27 tháng 8 2018 lúc 20:33

Tôi, một loaì động vật mà không một người nông dân nào chưa gắn bó với tôi và ngay cả các cô nhóc, cậu nhóc bé tỉ ở làng quê cũng đã từng bíết tới tôi như một người bạn thân. Vậy các bạn biết tôi là ai không? Tôi chính là "con trâu"

Chúng tôi thuộc họ nhà Bò (Bovidae), phân bộ nhai lại (Ruminantia), nhóm sừng rỗng(Cavicornes), bộ Guốc chẵn(Actiodactyla), lớp thú có vú(Mammalia). Và tiền thân của chúng tôi là trâu rừng thuần hóa,với cặp lông mày xám đen, thân hình chắc khỏe vạm vỡ, thấp, ngắn, bụng to, bầu vú nhỏ,nặng từ 350-700kg, sừng hình lưỡi liềm của chúng tôi. Dần, hình ảnh chăm chỉ làm việc trên những cánh đồng cò bay thẳng cánh đã trở nên quen thuộc với mọi người dân Việt Nam.

Chính vì có ích cho mọi nhà nông, chúng tôi đã duy trì nòi giống bằng cách đẻ ra các chú nghé con, từ 5-6 con trong 1 lứa, 1 chú nghé bình thường nặng từ 22 – 25kg. Chúng lớn lên và tiếp tục phục vụ đời sống cho nhà nông.

Chúng tôi gắn bó với người nông dân suốt quãng đời của mình. Từ lúc sinh ra cho tới lúc trưởng thành, hắng ngày chúng tôi được người nông dẫn ra ruộng để kéo cày, làm đất tơi xốp để gieo giống. Và rồi, không bíêt tự bao giờ hình ảnh con trâu đi trước cái cày đi sau đã thành hình ảnh gần gũi với đời sống nông dân.

Không chỉ có một vị trí to lớn trong nông nghiệp mà chúng tôi cón là vật cổ vũ tinh thần cho nhà nông. Như trong lễ hội chọi trâu Đồ Sơn- Hải Phòng,mỗi một làng sẽ đem một con trâu ra thi đấu để chọn lọc được con trâu mạnh khỏe nhất, thuần túy nhất nhờ vào kết quả của cuộc thi người thắng cuôc là ai. Khi đã được chọn lọc kĩ lưỡng, họ sẽ đem người thắng cuộc ấy làm vật tế dâng lên thần linh để thần linh ban phúc cho mùa màng thu được nhiều lợi nhuận. Và lễ họi chọi trâu này đã rất được hoan nghênh nên nhân gian đã lưu truyền một câu ca dao cổ:

" Dù ai buôn đâu bán đâu

Mùng chín tháng tám chọi trâu thì về

Dù ai buôn bán trăm nghề

Mùng chín tháng tám thì về chọi trâu"

Và ngoài ra, còn có một lễ hội đó là lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên. Lễ hội này sẽ được dân làng chọn một con trâu khỏe mạnh đưa đi tắm rửa sạch sẽ và cho ăn uống no nê rồi đem buộc bằng dây mây vào một cây cột cao trên 5 m. Chủ trì đọc lời khấn cầu xin hay tạ ơn thần linh và mời thần linh xuống ăn thịt trâu, uống rượu cần. Chủ trì khấn xong thì các đội cồng chiêng bắt đầu diễn tấu. Cả làng nhảy múa, ca hát, uống rượu, biểu diễn võ thuật…Con trâu bị giết được đem xẻ thịt nhỏ chia cho các nhà trong buôn làng cũng liên hoan. Nhắm mục đích cho dân làng được ăn mừng sau 1 vụ mùa thành công vất vả.

Không chỉ gắn bó với những người nông dân, chúng tôi còn là người bạn thân của các cô nhóc cậu nhóc.Trời bắt đầu đổi màu, thì hình ảnh chú bé ngồi trên lưng trâu đọc sách, thả diều, hay dẫn trâu đi ăn cỏ đã quá quen thuộc với mọi người. Hay trong không khí yên lặng của buổi hoàng hôn, lại có tiếng sáo du dương của chú mục đổng ngồi trên lưng trâu đã tạo nên một cảnh đẹp nên thơ của làng quê Việt Nam.

Là một con vật, nhưng chúng tôi có thể tạo nhiều điều tốt đẹp cho cuộc sống con người thì còn gì bắng nữa phải không. Và vì điều đó, chúng tôi rất tự hào về bản thân. Và nếu chúng tôi có thể tạo nhiều điều tốt đẹp thì các bạn cũng có thể, hãy làm cho cuôc sống có thêm vô số điều tốt đep.

Có một sự thật là bạn sẽ không biết bạn có gì cho đến khi đánh mất nó, nhưng cũng có một sự thật khác là bạn cũng sẽ không biết mình đang tìm kiếm cái gì cho đến khi có nó.

tham khảo nha bạn !

Bình luận (2)
Vi Nguyễn
Xem chi tiết
Vi Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyên Thu
Xem chi tiết
Đào Thùy Trang
30 tháng 8 2018 lúc 20:54

A. Các cromatit chị em

B.Cặp nhiễm sắc thể không tương đồng

C.Cặp nhiễm sắc thể tương đồng

D.Các cromatit không chị em

Bình luận (0)
Ken Sky
Xem chi tiết
Diệu Huyền
9 tháng 9 2019 lúc 8:08

Tham khảo:

DÀN Ý BÀI THUYẾT MINH VỀ CÂY CHUỐI
1.MỞ BÀI
Giới thiệu cây chuối: Một loài cây thân thuộc với làng quê

2. THÂN BÀI
Nguồn gốc của cây chuối: ở vùng nhiệt đới

Đặc điểm của cây

Thân chuối thẳng đứng, gồm nhiều bẹ Lá chuối to như tấm Hoa chuối màu đỏ Buồng chuối gồm nhiều nải Quả chuối trông như trăng lưỡi liềm


Công dụng của cây

Quả chuối, bắp chuối, củ chuối: dùng làm thức ăn Thân chuối: thức ăn cho gia súc, gia Lá chuối: gói bánh, gói giò


Một số loại chuối: chuối ngự, chuối hột, chuối mật, chuối trứng cuốc

Cách chăm sóc và trồng chuối: trồng cây thành từng bụi, ở nơi gần nguồn nước

3. KẾT BÀI
Khẳng định lại vai trò, ý nghĩa của cây chuối

Thuyết minh về cây chuối lớp 9 hay nhất - Dàn ý, văn mẫu cây chuối tiêu, tây
Tùy vào cách chăm sóc, đất, khi hậu... chuối có thể ra rất nhiều nải, hoa chuối cũng có thể dùng làm thức ăn, nộm



BÀI VĂN MẪU THUYẾT MINH VỀ CÂY CHUỐI LỚP 9 1
Thiên nhiên tạo hóa đã ưu ái ban tặng cho con người nhiều loại trái cây thơm ngon. Biết bao loại cây, mỗi loại lại có một dáng vẻ, một công dụng khác nhau. Chuối là một loài cây đã vô cùng quen thuộc, gần gũi với làng quê. Đi khắp đất nước Việt Nam, đâu đâu ta cũng có thể bắt gặp hình ảnh những cây chuối, bụi chuối xanh tốt vươn lên từ bờ ao, bờ sông.

Chuối là loại cây có quả được ăn rộng rãi nhất. Nguồn gốc của cây chuối là từ vùng nhiệt đới ở Đông Nam Á và Úc. Ngày nay, nó đã được trồng khắp vùng nhiệt đới. Chuối có mặt ở ít nhất 107 quốc gia. Quả của những cây chuối dại có nhiều hột lớn và cứng. Nhưng hầu hết loại chuối để ăn đều thiếu hột vì đã được thuần hóa lâu đời.

Chuối thường được trồng nhiều ở nông thôn và miền núi. Vì là loài ưa nước nên nó thường mọc ở bên bờ sông, bờ suối. Thân chuối thẳng, nhẵn bóng như cái cột nhà. Thân chuối do nhiều bẹ chuối ôm lấy nhau tạo thành. Bẹ ở ngoài thường có màu đậm hơn, bẹ nằm chính giữa thì có màu trắng. Thân chính này là một thân giả của chuối. Nõn chuối màu xanh non, có hình dạng giống cuốn thư thời xưa. Cây chuối có rất nhiều tàu lá, lá chuối to như tấm phản, gân lá to chạy dọc phiến lá. Lúc lá chuối còn tươi thì có màu xanh nhạt, lúc già thì rũ xuống thân cây, chuyển thành màu nâu. Hoa chuối lúc mới ra thì hướng thẳng lên trời, sau quay sang ngang rồi đâm xuống đất. Sau khi hoa chuối già, bẹ ở ngoài rụng hết thì bắt đầu phát triển thành quả. Một buồng chuối có nhiều nải chuối, thường là 10 nải. Những buồng chuối có khi dài từ đỉnh xuống tận gốc, trĩu nặng cả thân cây. Quả chuối màu xanh lúc còn non, khi chín chuyển thành vàng, trông như vầng trăng lưỡi liềm.

Chuối có rất nhiều công dụng, hầu như bộ phận nào của cây cũng không cần bỏ đi. Quả chuối chín thơm ngon, bổ dưỡng được nhiều người ưa chuộng. Ăn chuối còn có tác dụng làm đẹp cho da. Quả chuối xanh ăn kèm với thịt luộc và thường được nấu kèm với cá, ốc, trai..., vừa khử tanh vừa làm cho món ăn thêm đa dạng. Lá chuối tươi dùng để gói quà, gói bánh. Lá chuối khô có thể làm chất đốt hoặc dây buộc. Củ chuối, hoa chuối thì nấu canh hoặc làm món nộm, salad. Thân chuối xái nhỏ làm thức ăn cho gia súc, gia cầm. Hạt chuối có thể làm một vị thuốc tốt trong Đông y. Chuối có một vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống tâm linh, tín ngưỡng của người Việt. Vào ngày Tết, trên mâm ngũ quả của mỗi gia đình không thể thiếu một nải chuối để cúng tổ tiên. Chuối vốn dĩ chỉ trồng để ăn quả nhưng hiện nay nó còn được dùng để trang trí trong nhà. Tàu lá rộng, xanh mướt của chuối tạo cảnh quan đẹp mắt, mang lại cảm giác tươi mới, êm đềm, tin cậy tượng trưng cho tình yêu của mẹ thiên nhiên. Những năm tháng chiến tranh đói ăn, đói mặt, chuối là nguồn thực phẩm dồi dào đã cứu sống không biết bao nhiêu mạng người.

Chuối cũng khá phong phú, đa dạng về chủng loại. Một số loại chuối tiêu biểu như: chuối ta quả dài như lưỡi liềm, chuối tây quả tròn và ngắn hơn, chuối hột, chuối mật, chuối trứng cuốc. Chuối ngự quả ngắn nhưng ruột vàng và có vị rất thơm ngon. Khi xưa, chuối ngự là món ăn hoàng gia, chỉ có vua chúa mới được thưởng thức. Chuối ngự chính lá đặc sản của cùng Hòa Hậu, Lí Nhân, Hà Nam

Cây chuối mọc thành từng bụi và được trồng bằng cách tách rời thân non đem trồng thành bụi mới. Ta nên trồng chuối ở nơi gần nguồn nước như ao, hồ để tiện tưới tắm. Chuối là loại cây dễ trông và phát triển khá nhanh nên không cần tốn công chăm sóc.
Nguyễn Trãi đã từng làm bốn câu thơ về cây chuối, gọi là “Ba tiêu” :
“Tự bén hơi xuân, tốt lại thêm
Đầy buồng lạ, mầu thâu đêm
Tình thư một bức phong còn kín,
Gió nơi đâu gượng mở xem”
Trải qua bao nhiêu năm nữa, chuối vẫn sẽ có một ý nghĩa đặc biệt trong đời sống vật chất cũng như tinh thần của người dân Việt Nam.

Bình luận (0)
Thảo Phương
21 tháng 9 2019 lúc 18:12

Mở bài: Giới thiệu chuối là cây trồng thân thuộc với người dân Việt Nam.

Thân bài: Dựa vào những chi tiết sau để viết bài.

Hiện nay Việt Nam có các loại chuối như chuối tiêu, chuối ngự, chuối cau, chuối hột, chuối ba hương (chuối lùn). Đặc điểm của chuối: Sinh trưởng tốt ở những nơi ẩm ướt. Rễ chuối thuộc loại rễ chùm cho nên không ăn sâu vào mặt đất. Chuối tự sinh trưởng trong môi trường tự nhiên. Chuối thường mọc từng bụi từ, nhưng để chuối sinh trưởng tốt người dùng trồng mỗi bụi từ 1 - 3 cây. Những cây nhỏ, yếu sẽ được loại bỏ. Nếu bụi chuối quá nhiều cây, có thể đào chuối và trồng ở chỗ khác. Thân chuối có hình tròn thẳng đứng và nhẵn thin như những chiếc cột nhà bóng loáng. Thân của chuối được cấu tạo từ những bẻ gộp vào nhau, bên trong bẻ chuối có những lổ hình vuông nhỏ chạy song song với cây chuối. Bẻ càng ở phía ngoài thì màu sắc càng thẫm và bẽ nằm ở chính giữa thì có màu trắng. Thân chuối có những công dụng sau: Sau khi lấy quả chuối, thân chuối được dùng để làm thức ăn cho gia súc, gia cầm bằng cách xắt mịn ra từng lớp. Ngoài ra có thể dùng thân chuối để làm dây trói cua bằng cách tách từng bẻ chuối và phơi dưới nắng mặt trời. Khi khô bẻ chuối rất dẻo và dai nên có thể dùng làm đây buộc. Lá chuối lúc mới ra: cuộn tròn như chiếc hoa loa kèn, lúc đã khôn lớn xanh mướt và rộng như một tấm phản. Mặt trên của lá chuối có màu xanh thẫm, mặt dưới của lá chuối có màu xanh nhạt và có phấn trắng. Công dụng của lá chuối: Dùng để gói bánh. Làm thức ăn cho gia cầm. Lá chuối khô có thể được dùng làm nguyên liệu đốt. Lá chuối khô: khi lá chuối đã già chúng rũ xuống bám chặt lấy thân cây chứ không rơi rụng và lìa xa như những lá cây khác. Ban đầu còn vàng tươi sau đó khô dần dần thành màu nâu nhạt. Để loại bỏ lá chuối khô, người ta dùng dao cắt đứt lá. Phần xương chạy theo lá chuối khô rất bền, có thể dùng nó để buộc rau ra chợ bán. Nõn chuối mới ra giống như một bức thư thuở xưa được viết trên giấy hoa tiên còn phong kín. Bắp chuối: có màu đỏ tươi, hình dáng giống như một búp sen khổng lồ treo ngược. Khi nải trong bắp đã nở hết, người dân cắp bắp chuối để xào hoặc làm nộm rất ngon. Buồng chuối: để chuối to, đẹp và đều. Mỗi buồng tối đa người nông dân để lại khoảng 10 buồng. Quả chuối: cong cong như một vầng trăng lưỡi liềm đầu tháng. Chuối xanh có thể xắt lát mỏng và dùng để quấn ăn với thịt, bún.... Chuối chín thơm ngon và có nhiều dinh dưỡng. Có thể ăn ngay hoặc dùng chuối chín để làm bánh kẹo.

Kết bài: Chuối rất gần gũi với con người Việt Nam và món ăn bổ dưỡng trong đời sống hàng ngày.

Bình luận (0)
Nguyễn Vượng
Xem chi tiết
Nguyễn Bá Hải
Xem chi tiết
Nguyễn Bá Hải
Xem chi tiết
Thảo Phương
26 tháng 8 2018 lúc 21:20

I. Mở bài: nêu vấn đề
II. Thân bài
1. Giải thích:
Scandal là gì ? là để chỉ các sự việc tạo ra cho dư luận ồn ào quan tâm, nhưng phần lớn là dư luận phẫn nộ, các vụ rùm beng bê bối về tất cả các mặt của đời sống. Như phát ngôn gây sốc, khoe thân phản cảm, …
2. Bàn luận
a. Thực trạng và nguyên nhân:
Thực trạng là ngày càng nhiều bạn trẻ tự tạo Scandal để được nổi tiếng: Có thể điểm qua một số cái tên trong năm 2013 như: bà Tưng, Quân Kun “quần xịp vàng”….
Nguyên nhân: Lý giải nguyên nhân các bạn trẻ thích làm trò lố trên mạng xã hội thời gian gần đây, thạc sĩ tâm lý Đào Lê Hòa An cho biết: “Hai nhu cầu lớn nhất của giới trẻ hiện nay là: muốn tự khẳng định bản thân và khao khát người khác quan tâm, chú ý. Những scandal thời gian gần đây của các bạn trẻ cũng không nằm ngoài nhu cầu ấy. Theo tâm lý học xã hội, hiện tượng này được gọi là hiện tượng phản vai (tức làm cố gắng làm trái đi vai trò, hình ảnh, tính cách hiện có của mình) để mưu cầu một điều gì đó, ở đây là sự nổi tiếng.
c. Hậu quả để lại:
- Đi ngược lại với văn hóa văn minh và truyền thống nhân văn của dân tộc.
- Ảnh hưởng xấu đến danh dự, uy tín của bản thân và gia đình.
- Để lại tác hại lâu dài về nhân cách, phẩm giá.
d. Biện pháp giải quyết:
- Mỗi bạn trẻ cần ý thức về sự nổi tiếng là thực lực của bản thân chứ không phải chiêu trò.
- Phụ huynh cần quan tâm hơn đời sống tinh thần, tâm tư tình cảm của con em mình. Nhà trường cần có nhiều hoạt động giáo dục hơn.
- Cần có chế tài với mạng xã hội, không để cho những thứ văn hóa Scandal làm vấy bẩn.
3. Bài học cho bản thân mỗi người:
III. KẾT BÀI

Bình luận (0)
Thảo Phương
26 tháng 8 2018 lúc 21:22

Trên các trang mạng xã hội, không ít bạn trẻ Việt Nam hiện nay cố tình phát ngôn và có những hành động gây sốc nhằm gây sự chú ý từ cộng đồng mạng. Thậm chí, họ còn không ngại ngần “khiêu chiến” với người khác dù không liên quan hoặc ảnh hưởng gì đến mình.

“Yêu mà không có tiền thì cạp đất mà ăn” là một ví dụ về phát ngôn gây sốc. Câu nói thể hiện cách sống thực dụng, tôn sùng giá trị đồng tiền gây tranh cãi mạnh mẽ trong xã hội. Một cô gái trẻ khác cũng bỗng dưng nổi tiếng từ các video clip “thả rông” ngực tràn lan trên mạng xã hội. Những phát ngôn của cô như: “Mục đích đến trái đất của em là mang văn minh thả rông đến cho những người đàn ông cô đơn cùng biết” khiến nhiều người bàng hoàng về độ ngông của các bạn trẻ thời @.

Ngoài mạng xã hội, trào lưu vblog phát triển mạnh mẽ thời gian gần đây cũng đã giúp giới trẻ có thêm phương tiện thể hiện quan điểm sống của mình. Tuy nhiên, bên cạnh những vlog hài hước mang tính tích cực, một vài hiện tượng “thảm họa” lại khiến người xem lắc đầu ngán ngẩm với những biểu hiện quá khích, lố lăng.

Khoảng 3-4 năm trước, làn sóng Hallyu “đổ bộ” vào Việt Nam đã nhanh chóng thu hút một thế hệ những người hâm mộ trẻ trung và cuồng nhiệt. Đây thực sự là một tín hiệu tốt về việc giao lưu văn hóa giữa các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, thật đáng buồn khi tình trạng fan hâm mộ của FC này thóa mạ các FC khác trên Youtube, Facebook, diễn đàn để tôn vinh thần tượng của mình ngày càng nhiều. Không ít bạn trẻ cuồng K-POP mất ăn mất ngủ vì thần tượng, thậm chí đòi từ bỏ bố mẹ hoặc tự vẫn nếu không được đi xem các “Oppa” biểu diễn dù mức giá rất đắt đỏ.

Một trường hợp biến tướng khác, đó là khi các bạn trẻ truy lùng Fanpage của FC nước ngoài để khiêu chiến và bình luận bằng những từ ngữ hình ảnh tiêu cực, làm ảnh hưởng đến hình ảnh của giới trẻ Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.

Không chỉ có những “thánh cuồng” kể trên, Internet phát triển còn sản sinh ra một thế hệ các bạn trẻ được mệnh danh là “anh hùng bàn phím”. Đó là những người yêu thích cuộc sống ảo, thường xuyên sử dụng nickname trên mạng xã hội để vô tư phán xét, nhận định, chỉ trích con người hoặc sự kiện xung quanh mình.

Không phải xuất đầu lộ diện nên đa số các “anh hùng bàn phím” đều có thái độ hung hăng, thậm chí sử dụng ngôn ngữ thô tục nhằm bảo vệ ý kiến của mình. Tuy nhiên, với tư duy non nớt, vốn hiểu biết còn hạn chế, đa số đều đưa ra những nhận định sai lệch, thiếu khách quan, thậm chí tiêu cực và ảnh hưởng xấu đến cộng đồng. Tất cả đã tạo nên một cái nhìn thiếu thiện cảm của xã hội về thế hệ được gọi là “tương lai của đất nước”.

Bên cạnh một bộ phân tiêu cực, phần đông giới trẻ Việt Nam vẫn kế thừa truyền thống, phát huy trí tuệ và tạo dựng được nhiều giá trị đáng trân trọng.

Gần đây nhất, kỹ sư tin học trẻ Nguyễn Hà Đông - cha đẻ của trò chơi Flappy Bird gây chú ý trong giới công nghệ thế giới đã trở thành niềm tự hào của người Việt trẻ. Khiêm tốn, đam mê và biết giá trị của mình, Hà Đông là hình mẫu đẹp để giới trẻ Việt thần tượng, ngưỡng mộ. Thành công của anh đã để lại bài học lớn về cách nuôi dưỡng ước mơ và biến nó thành hiện thực một cách chân chính.

Không chỉ thế, nhiều bạn trẻ trẻ Việt Nam ngày càng sống nhân ái, hướng thiện hơn. Sự quan tâm chia sẻ, biết sống vì mọi người khiến hình ảnh của họ đẹp lên trong mắt cộng đồng và bạn bè quốc tế. Nhiều bạn trẻ không ngại khó khăn vất vả, sẵn sàng tham gia các hoạt động vì cộng đồng như giúp đỡ những cảnh đời kém may mắn, đi thăm các em nhỏ bị di chứng của chất độc màu da cam, lập ra những quỹ từ thiện để giúp đỡ những học sinh - sinh viên nghèo hiếu học... Hiện nay, cả nước có đến hơn 4.000 câu lạc bộ tình nguyện trẻ. Hàng trăm nghìn bạn học sinh, sinh viên đã tham gia các hoạt động từ thiện từ Bắc vào Nam đã đem lại cho cuộc sống nhiều điều tốt đẹp hơn mỗi ngày.

Bên cạnh đó, nhiều người Việt trẻ luôn biết giữ gìn hình ảnh, cá tính của mình. Tính cách Việt, con người và vẻ đẹp Việt dù ở đâu cũng nổi bật với những dấu ấn riêng. Đó là những chàng trai thông minh, dũng cảm, trí tuệ; những cô gái xinh đẹp, dịu dàng trong tà áo dài và mái tóc suôn mượt, óng ả. Dù ở vị trí nào, đã đạt được thành công hay chưa, họ luôn cố gắng phấn đấu và ý thức bản thân phải biết giữ gìn bản sắc Việt.

Bình luận (0)