Ôn tập lịch sử lớp 11

nguyen minh thu
Xem chi tiết
chu thị ánh nguyệt
9 tháng 9 2017 lúc 16:37

bạn có thể nêu rõ câu hỏi 1 chút đk ko

Bình luận (1)
nguyen minh thu
9 tháng 9 2017 lúc 14:42

mong các cậu giúp cho

Bình luận (0)
Vũ Ngọc Hòa
Xem chi tiết
Lê Thị May
11 tháng 4 2016 lúc 15:41

Chính sách đối ngoại của ba lực lượng: Liên Xô, các nước Anh, Mĩ, Pháp và chủ nghĩa phát xít trước Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939-1945).

* Chính sách đối ngoại của Liên Xô:

- Liên Xô coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nhất nên đã chủ trương hợp tác với các nước tư bản thành lập mặt trận thống nhất chống phát xít và nguy cơ chiến tranh để bảo vệ hòa bình, dân chủ cho toàn nhân loại.

- Liên Xô kiên quyết đứng về các nước Ê-ti-ô-pia, Tây Ban Nha và Trung Quốc chống xâm lược.

- Trước thái độ hai mặt của các nước Tư bản, ngày 23-8-1939, Liên Xô kí với Đức "Hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau", tạo thời hòa hoãn để tránh chiến tranh và bảo vệ quyền lợi mỗi nước.

* Chính sách đối ngoại của Anh, Pháp, Mĩ:

- Giới cầm quyền Mĩ đề ra Đạo luật trung lập (8-1935), không tham gia Hội Quốc liên và thực hiện chính sách không can thiệp vào các sự kiện xảy ra bên ngoài Châu Mĩ.

- Anh, Pháp cũng lo sợ sự bành trướng của chủ nghĩa phát xít, đồng thời vẫn thù ghét chủ nghĩa cộng sản. Vì thế, Anh, Pháp từ chối đề nghị hợp tác chóng chủ nghĩa phát xít của Liên Xô và thực hiện chính sách nhượng bộ chủ nghĩa phát xít để đổi lấy hòa bình. Ngày 29-9-1938, Anh, Pháp kí hiệp ước Muy-ních đồng ý trao vùng Xuy đét của tiệp Khắc cho Đức để đổi lấy cam kết của Hít le về việc dừng thôn tính ở Châu Âu.

- Chính sách không can thiệp của Mĩ và nhượng bộ của Anh, Pháp đã không cứu được hòa bình, mà lại khuyến khích bọn phát xít đẩy mạnh chiến tranh xâm lược.

* Chính sách đối ngoại của chủ nghĩa phát xít:

- Từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933), ba nước Đức, Italia và Nhật Bản đã đi theo đường lối gây chiến tranh chia lại thế giới. Đức và Nhật Bản rút ra khỏi Hội Quốc liên (1933) để cùng với Italia liên kết thành khối liên minh phát xít Đức - Italia - Nhật (1937), được mệnh danh là "Trục Béc-lin, Rô-ma, Tô-ky-ô" còn gọi  là phe Trục. Khối liên minh này vừa chống Quốc tế cộng sản, vừa nhằm gây chến tranh chia lại thế giới.

- Từ năm 1931-1937, Nhạt Bản mở rộng chiến tranh xâm lược Trung Quốc. Phát xít Italia xâm lược Ê-tô-ô-pia và cùng với Đức gây cuộc nội chiến ở Tây Ban Nha. Hít le đẩy mạnh chiến tranh xâm lược hướng tới mục tiêu thành lập một nước "Đại đức" bao gồm các lãnh thổ có dân Đức sinh sống ở Châu Âu. Năm 1938, Hít le thôn tính Áo, sau đó là Tiệp Khắc (1939) và chuẩn bị tân công Ba Lan.

Bình luận (0)
Trần Minh Vy
Xem chi tiết
Vũ Văn Ngọc
22 tháng 4 2016 lúc 10:10

* Ba chiến thắng tiêu biểu của Hồng quân Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)

- Chiến thắng bảo vệ Mát-xco-va (từ tháng 6-1941 đến tháng 10-1941)

+ Cuối năm 1941, quân Đức mở hai cuộc tấn công mãnh liệt vào Mat xco va hòng kết thúc chiến tranh, nhưng đã bị quân và dân Liên Xô bẻ gãy.

+ Trong mùa đông năm 1941, Hồng quân Liên xô do tướng Giu - cốp chỉ huy đã phản công đẩy lùi quân địch cách xa thủ đô hàng trăm kilomet.

Ý nghĩa: Chiến thắng Mat-xco-va đánh dấu sự thiệt hại nặng của đạo quân trung tâm, làm thất bại hoàn toàn chiến lược "Chiến tranh chớp nhoáng" của Đức.

- Chiến thắng Xta-lin-grat (từ tháng 11-1942 đến tháng 2-1943)

Trong trận Xta lin grat, Hồng quân Liên Xô đã tấn công, bao vây, chia cắt để tiêu diệt và bắt sống toàn bộ đạo quân tinh nhuệ của Đức gồm 33 vạn người do thống chế Pao-lut chỉ huy.

Ý nghĩa: Trận phản công tại Xta-lin-grat của Hồng quân Liên Xô đã tạo nên bước ngoặt xoay chuyển tình thế của Chiến tranh thế giới thứ hai: ưu thế chuyển từ phe Trục sang phe Đồng minh. Kể từ đây, Liên Xô và phe đồng minh chuyển sang tấn công trên khắp các mặt trận.

- Chiến thắng trận tấn công Béc-lin (từ 16-4 đến 2-5-1945)

+ Trận tấn công Béc lin diễn ra vô cùng ác liệt. Hồng quân Liên Xô đã đập tan sự kháng cự của một triệu quân phát xít. Ngày 30-4-1945, Hồng quân cắm cờ chiến thắng trên nóc tòa nhà Quốc hội Đức. Hít - le tự sát dưới hầm chỉ huy.

+ Ngày 2-5, Béc linh treo cờ trắng đầu hàng. Cùng ngày, quân Đức tại Italian cũng đầu hàng.

+ Ngày 9-5-1945, nước Đức kí hiệp định đầu hàng không điều kiện, chiến tranh đã chấm dứt ở Châu Âu.

Ý nghĩa: Chiến tranh Béc lin là đòn quyết định cuối cùng tiêu diệt phát xít Đức, buộc phát xít Đức phải kí hiệp định đầu hàng không điều kiện, chiến tranh chấm dứt ở Châu Âu.

Bình luận (0)
Dan Le
Xem chi tiết
Phạm Thị Thạch Thảo
28 tháng 8 2017 lúc 16:34

1 . Những điểm tương đồng:

Trước hết có thể thấy rằng ba cuộc cải cách trên đều có chung một điểm xuất phát đó là đều được tiến hành trong bối cảnh áp lực của chủ nghĩa phương Tây đang đè nặng lên toàn bộ khu vực châu Á.


Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, bọn thực dân phương Tây đua nhau đi xâm chiếm thuộc địa ở các châu lục Á, Phi, Mĩ- Latinh. Trong đó châu Á là vùng đất giàu có dồi dào về tài nguyên , nhân lực là một trung tâm tiến hành cuộc xâm lược của chúng. Thực dân phương Tây đã không ngừng mở rộng ảnh hưởng của mình tới tất các quốc gia châu Á, trong đó có Nhật Bản, Xiêm và Trung Quốc.

Bối cảnh trên đặt các quốc gia châu Á nói chung và Nhật Bản, Xiêm, Trung Quốc nói riêng đứng trước nguy cơ mất độc lập nghiêm trọng. Đứng trước áp lực nặng nề của chủ nghĩa thực dân phương Tây, cả Nhật Bản, Xiêm, Trung Quốc đều phải ký kết các hiệp ước với những điều khoản bất bình đẳng gây thiệt hại cho quốc gia, xâm phạm nghiêm trong đến lợi ích dân tộc. Xét về thời gian, các hiệp ước này đều được ký kết trong cùng một thời điểm – nửa sau thế kỷ XIX. Ở Trung Quốc triều đình Mãn Thanh phải ký hiệp ước Nam Kinh(1842) với Anh; Nhật Bản ký hiệp ước Mỹ- Nhật (1858),Nhật – Anh(1858); Xiêm ký hiệp ước Xiêm- Anh(1855), Xiêm – Pháp(1856)…Nhìn chung các hiệp ước này đều đề cập tới một số nội dung như: mở cảng biển, ưu đãi cho nước ngoài buôn bán, truyền đạo…

Các hiệp ước này đưa các nước trên bước vào hệ thống quan hệ quốc tế không phải với tư cách, vị thế của một đất nước hoàn toàn độc lập, bình đẳng mà đã lệ thuộc ở những mức độ khác nhau vào thực dân phương Tây.

2 .Điểm khác nhau:

Mức độ áp lực từ bên các nước thực dân

Với Xiêm và Trung Quốc chịu áp lực nặng nề của chủ nghĩa thực dân phương Tây, nhất là vào cuối thế kỷ XIX dường như đã không các nước này có sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải tiến hành đổi mới canh tân đất nước để bảo vệ nền độc lập quốc gia. Như vậy cuộc cải cách ở Xiêm và Trung Quốc là sự phản ứng của các quốc gia này trước áp lực và tác động từ các nước tư bản Âu-Mỹ,yếu tố khách quan đóng vai trò quan trọng đưa đến yêu cầu cấp thiết phải tiến hành cải cách.

Trong khi đó ở Nhật Bản cũng chịu nhiều áp lực từ các nước phương Tây, nhưng có thể thấy cuộc cải cách Minh trị diễn ra trước hết là do những đòi hỏi bức thiết của tình hình kinh tế, chính trị nội tại trong xã hội Nhật Bản.

Nếu bối cảnh quốc tế tạo một áp lực mạnh mẽ đưa đến những dự định cải cách ở Nhật Bản, Xiêm và Trung Quốc thì những yếu tố nội lực, cụ thể là những tiền đề về kinh tế, chính trị, xã hội ở trong nước đã quyết định sự thành –bại của các cuộc cải cách này.

Xét về tiền đề trong nước

Duy tân đất nước phải do yêu cầu lịch sử từ nội tại mỗi quốc gia. Để tiến hành công cuộc duy tân phải có điều kiện chủ quan đó chính là sự hội tụ những tiền đề về kinh tê- xã hội và tư tưởng. Sự thành bại của các cuộc duy tân, cải cách bị chi phối mạng tính quyết định ở sự hội tụ đầy đủ hay không những tiền đề đó.

Bạn tham khảo nha

Bình luận (0)
Xuyen Tran
Xem chi tiết
Đạt Trần
25 tháng 7 2017 lúc 19:17

+chính sách bóc lột khai thác của các nước đế quốc sau chiến tranh

+ảnh hưởng của cuộc cách mạng tháng 10 Nga

Bình luận (0)
Dương Linh Chi
25 tháng 7 2017 lúc 14:10

Đầu thế kỷ 20, Phan Bội Châu tổ chức phong trào Đông Du nhằm mục đích kêu gọi thanh niên người Việt ra ngoại quốc, chủ yếu là Nhật Bản, để học tập và chuẩn bị lực lượng chờ thời cơ hồi hương đấu tranh giành độc lập. Phan Châu Trinh đề xuất tư tưởng dân quyền, "tự lực khai hóa", với khẩu hiệu "khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh" để giải phóng dân tộc.

Bình luận (0)
Phạm Thị Thạch Thảo
27 tháng 7 2017 lúc 9:26

Đầu thế kỷ 20 sự kiện lịch sử nào ảnh hưởng đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước châu Á.

Trả lời:

- Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc năm 1911

- Nguyên nhân:

+ Sự mâu thuẫn....

+ Đạo luật quốc hửu hoá đường sắt...

- Diễn biến:

+ Cách mạng bùng nổ 10/10/1911...

+ Cách mạng đạt đến đỉnh cao 29/12/1911....

+ Cách mạng kết thúc 6/3/1911......

- Kết quả:

+ Lật đổ chế độ phong kiến Mãn Thanh

+ mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triễn

- Ý nghĩa:

+ Ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Á

Bình luận (0)
Xuyen Tran
Xem chi tiết
Đạt Trần
25 tháng 7 2017 lúc 19:18

Đề ko rõ

Bình luận (0)
Phạm Thị Thạch Thảo
27 tháng 7 2017 lúc 9:23

Hơi chung nha p

Bình luận (0)
Như Nguyễn
Xem chi tiết
Hiiiii~
24 tháng 7 2017 lúc 9:16

Những biểu hiện chứng tỏ đến năm 1938, nước Đức trở thành lò lửa của chiến tranh thế giới thứ 2:

- Chính quyền Hít le tăng cường các hoạt động chuẩn bị cho chiến tranh.

- Tháng 10 – 1933 nước Đức tuyên bố rút khỏi Hội Quốc liên để được tự do hành động

- Năm 1935 ban hành lệnh tổng động viên….

- Năm 1938 nước Đức trở thành một trại lính khổng lồ….. chuẩn bị tiến hành các kế hoạch gây chiến tranh xâm lược.

Chúc bạn học tốt!

Bình luận (0)
Đạt Trần
24 tháng 7 2017 lúc 14:23

Đó là:

Về chính trị: Từ năm 1933, Chính phủ Hít-le ráo riết thiết lập nền chuyên chính độc tài, công khai khủng bố các đảng phái dân chủ tiến bộ, trước hết là Đảng cộng sản Đức.

Tháng 3-1933, chính quyền phát xít vu cáo những người cộng sản đốt cháy nhà Quốc hội, đặt Đảng Cộng sản ra ngoài vòng pháp luật và bắt giam 10 vạn đảng viên cộng sản.

Năm 1934, Tổng thống Hin-đne-bua qua đời, Hít-le tuyên bố hủy bỏ Hiến pháp Vaima, tự xưng là Quốc trưởng suốt đời. Nền Cộng hòa Vaima hoàn toàn sụp đổ.

Về kinh tế, chính quyền phát xít tiến hành tổ chức nền kinh tế theo hướng tập trung, mệnh lệnh, phục vụ nhu cầu quân sự. Tháng 7-1933, Hít-le thành lập Tổng hội đồng kinh tế để điều hành hoạt động của các ngành kinh tế. Các ngành công nghiệp dần dần được phục hồi và hoạt động hết sức khẩn trương, đặc biệt là công nghiệp quân sự. Các ngành giao thông vận tải, xây dựng đường sá được tăng cường để giải quyết nạn thất nghiệp và phục vụ nhu cầu quân sự. Nền kinh tế Đức đã thoát khỏi khủng hoảng. Năm 1938, tổng sản lượng công nghiệp của Đức tăng 28% so với giai đoạn trước khủng hoảng và vượt qua một số nước tư bản châu Âu.

Về đối ngoại, chính quyền Hít-le tăng cường các hoạt động chuẩn bị chiến tranh. Tháng 10-1933, nước Đức tuyên bố rút khỏi Hội Quốc liên để được tự do hành động. Năm 1935, Hít-le ban hành lệnh tổng động viên, tuyên bố thành lập đội quân thường trực và bắt đầu triển khai các hoạt động quân sự ở châu Âu. Đến năm 1938, với đội quân 1 500 000 người cùng 30 000 xe tăng và khoảng 4 000 máy bay, nước Đức đã trở thành một trại lính khổng lồ, chuẩn bị tiến hành các kế hoạch gây chiến tranh xâm lược.

----->Nước Đức trở thành lò lửa của chiến tranh thế giới thứ 2

Tham khảo nhé!


Bình luận (0)
Như Nghĩa
Xem chi tiết
Monster Demon
1 tháng 6 2017 lúc 13:26

- Ưu điểm:
+ Phát huy cao độ lòng yêu nước, huy động sự ủng hộ của đông đảo nhân dân; tranh thủ sự giúp đỡ mọi mặt của đồng bào.
+ Biết sử dụng các phương thức tác chiến linh hoạt, khai thác sức mạnh tại chỗ, phát huy tính chủ động sáng tạo trong cách đánh, lối đánh của cuộc chiến tranh.
- Hạn chế:
+ Chưa liên kết tập họp được lực lượng dân tộc trên quy mô rộng, tạo thành phong trào trong toàn quốc.
+ Phong trào Cần Vương nổ ra lẻ tẻ, rời rạc; chưa tạo thành sự kết giữa các cuộc khởi nghĩa.Thể hiện tư duy phòng ngự bị động của ý thức hệ phong kiến: đào hào, đắp lũy, xây dựng căn cứ ở nơi cố định.

Bình luận (0)
Nguyễn Nhật Thường
Xem chi tiết
chu thị ánh nguyệt
12 tháng 5 2017 lúc 20:29

tóm tắt thôi nhé

-Năm 1858, Hải quân Pháp đổ bộ vào cảng Đà Nẵng và sau đó xâm chiếm Sài Gòn.
-Năm 1862, Tự Đức ký hiệp ước nhượng Sài Gòn và ba tỉnh lân cận miền Đông Nam bộ cho Pháp.
-Năm 1869, Pháp chiếm nốt ba tỉnh kế tiếp ở miền Tây để tạo thành một lãnh thổ thực dân Cochinchine (Nam kỳ).
-Đến năm 1885, Pháp xâm chiếm xong những phần còn lại của Việt Nam qua những cuộc chiến phức tạp ở miền Bắc.

Bình luận (0)
Đào Thị Hương Lý
Xem chi tiết
Huỳnh Thị Thu Thủy
23 tháng 2 2016 lúc 14:47

- Tháng 5-1904, tại Quảng Nam, Phan Bội Châu cùng các đồng chí của mình thành lập Duy tân hội, hội tổ chức phong trào Đông du, đưa thanh niên sang Nhật học tập trong các trường  ở Nhật Bản. Họ được học tập về khoa học cơ bản, kĩ thuật quân sự tiên tiến.

- Đầu năm 1912, tại Quảng Châu (Trung Quốc), thành lập Việt Nam Quang phục hội. Hội khẳng định tôn chỉ duy nhất là : “đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng hoà Dân quốc Việt Nam”.

- Để gây tiếng vang trong nước, thức tỉnh đồng bào, Hội đã cử người bí mật về nước để trừ khử những tên thực dân đầu sỏ, kể cả Toàn quyền An-be Xa-Rô Việt Nam Quang phục hội cũng đạt  được một số kết quả, khuấy động được dư luận trong và ngoài nước.

- Thực dân Pháp nhân đó tăng cường khủng bố, nhiều người bị bắt và giết. Ngày 24-12-1913, Phan Bội Châu bị bắt và bị giam ở Quảng Đông (Trung Quốc). Cách mạng Việt Nam trải qua những ngày khó khăn.

Bình luận (0)