Ôn tập học kì I

Anh Lê Phương
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Linh
8 tháng 2 2017 lúc 13:04

Các loài động vật tham gia vào quá trình sản xuất nông nghiệp là:

- Trâu, bò giúp kéo xe, kéo bừa.

- Ngan, gà, vịt lấy thịt, trứng cho nguồn lợi kinh tế cao.

- Dê, cừu cho sữa, lông.

...................................

Chúc bạn học tốt!!!!!!!!!!!!!

Bình luận (0)
Trần Quang Hưng
7 tháng 2 2017 lúc 20:52

Các loài đv tham gia vào quá trình sản xuất nông nghiệp là Trâu, bò, lợn , gà, vịt, cừu, đề, ngân,....

Bình luận (0)
anh nguyet
6 tháng 4 2019 lúc 17:12

1)+trâu.

2)+ ngựa.

3)+ Voi.

4)+ lạc đà.

5)+ lừa.

Bình luận (0)
Anh Lê Phương
Xem chi tiết
Phạm Phương Thảo
Xem chi tiết
Ba Thị Bích Vân
11 tháng 2 2017 lúc 11:24

Động vật có xương sống hay còn gọi là Ngành Dây sống gồm những động vật có miệng thứ sinh và có những đặc điêm sau:

Có một trục chống đỡ đàn hồi chạy dọc lưng là dây sống ở nhóm thấp hoặc xương sống ở nhóm cao, giữ cho cơ thể có hình dạng ổn định.

Có hệ thần kinh tập trung phía trên dây sống thành ống thần kinh trung ương, phía đầu phình thành não bộ, phía sau là tủy sống.

Có phần đầu của ống tiêu hóa là hầu có thủng các khe mang làm nhiệm vụ hô hấp ở nhóm nguyên thủy, ở nhóm cao là các lá mang. Nhóm động vật cao mang chỉ tồn tại ở giai đoạn phôi.

Có đuôi sau hậu môn, là phần kéo dài của dây sống và cơ thân, có chức năng vận chuyển và điều chỉnh thăng bằng.

ĐỘNG VẬT KHÔNG CÓ XƯƠNG SỐNG
Động vật không có xương sống được gọi chung là loại động vật thân mềm (điển hình là giun) sống chủ yếu trong môi trường nước (ngoại trừ một số loài như Giun - sống trong môi trường đât...) có cấu tạo cơ thể là tập hợp các tế bào (không có xương - thân mềm) ban đầu cơ thể chuyển hóa từ động vật nguyên sinh rồi dần tới giáp xác, da gai, cơ thể của chúng có thể có lớp vỏ chống thấm nước.
Hệ thần kinh của chúng tiến hóa dần từ dạng thần kinh mạng lưới giống như ở thủy tức,rồi đến dạng chuỗi hạch, dạng bậc thang kép như ở giun đốt, chân khớp hay thân mềm.

Bình luận (0)
Anh Lê Phương
Xem chi tiết
Bánh Gấu
6 tháng 2 2017 lúc 20:40

Nếu đó là dơi thì

Vai trò của nó là

+Giúp cây thụ phấn

+Giúp cây phát tán hạt

biết nhiêu thôi

Bình luận (0)
Vũ Thị Nhung
6 tháng 2 2017 lúc 20:51

vai trò của dơi:

Ăn sâu bọ phá hoại mùa màng

Giúp thụ phấn cho hoa

Giúp phát tán hạt cây

=> Dơi cần thiết cho sinh thái

Bình luận (2)
Vũ Thị Nhung
6 tháng 2 2017 lúc 20:36

bạn ơi ghi có dấu đc hông

Bình luận (5)
Huỳnh Thế Vũ
Xem chi tiết
Anh Triêt
10 tháng 1 2017 lúc 20:12

1. Hô hấp là:

- Hô hấp là quá trình: cung cấp khí oxi và loại khí CO2 trong tế bào khỏi cơ thể
- Quá trình hô hấp gồm 3 giai đoạn chính:
+ Sự thở
+ Sự trao đổi khí ở phổi
+ Sự trao đổi khí ở tế bào.

Ý nghĩa:

Tạo ra năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động sống của cây,nhả ra khí cacbônic hút khí ôxi để điều hòa lượng chất cacbônic và ôxi trong không khí.

2. Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là:

Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là hiện tượng hình thành cá thể mới từ một bộ phận của cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá).

VD:

_ Thân bò : rau má, bèo cái, lục bình, ...

_ Thân rễ : gừng, cỏ chỉ, cỏ gấu, cỏ tranh, cỏ mật, ...

_ Rễ củ : khoai lang, ...

_ Thân củ : khoai tây, ...

_ Lá : lá thuốc bỏng, lá sống đời, lá cây hoa đá, ..

Bình luận (0)
oOo Chibi oOo
10 tháng 1 2017 lúc 20:53

- Hô hấp là quá trình cây lấy khí O2 để phân giải chất hữu cơ , sản sinh ra năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động sống , đồng thời thải ra khí CO2 và hơi nước .

- Ý nghĩa của hô hấp : tạo ra năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động sống của cây , nhả ra khí Co2 hút khí O2 để điều hoà lượng chất Co2 và O2 trong không khí .

- Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên : là hiện tượng hình thành cá thể mới từ một phần cơ quan sinh dưỡng ( rễ , thân , lá ) . Ví dụ : thân bò , thân rễ , thân củ ...

- Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên do người gồm 4 hình thức chính : giâm cành , chiết cành , ghép cây và nhân giống vô tính trong ống nghiệm . Ví dụ : giâm cành sắn xuống đất , sau đó một thời gian cành sắn sẽ phát triển thành cây mới ; chiết 1 cành cam , sau 1 thời gian sẽ ra rễ và cắt đem trồng thành cây mới ; ghép cành 1 cây nào đó , rồi mắt đó sẽ tiếp tục phát triển ; nhân giống vô tính là tạo ra nhiều cây từ 1 mô .

Bình luận (0)
Ngô Tấn Đạt
11 tháng 1 2017 lúc 8:02

- Hô hấp là quá trình cây lấy khí O_2 để phân giải chất hữu cơ ; sản sinh ra năng lượng cần thiết cho mọi hđ sống ; đồng thời thải ra khí CO2 và hơi nước

- Ý nghĩa : tạo ra nặng lượng cung cấp cho mọi hđ sống của cây ; nhả ra khí CO2 hút khi O2 để điều hòa lượng chất CO2 và O2 trong không khí

- SSSD tự nhiên : là h tượng thành cá thể mới từ một phần cơ quản sinh dưỡng ( R;T;L)

SSSD TN ; do người gồm 4 hình thức chính : giâm cành ; chiết cành ; ghép cây và nhân giống vô tính trong ống nghiệm

Chúc bạn học tốt !!

Bình luận (0)
Lê Cao Anh Kiệt
Xem chi tiết
Lê Thiên Anh
10 tháng 1 2017 lúc 21:55

1/Lá bắt mồi, lá vảy, lá biến thành gai, tua cuốn, lá dự trữ, tay móc. Chức năng: Lá của một số loại cây biến đổi hình thái thích hợp với chức năng khác trong những hoàn cảnh khác nhau.

2/Hô hấp là cây lấy khí oxi để phân giải chất hữu cơ sản ra năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động sống, đồng thời thải ra khí cacbonic và hơi nước.

- Hô hấp có ý nghĩa quan trọng là vì hô hấp sản ra năng lượng cần cho mọi hoạt động sống của cây.

3/Giâm cành(mía, khoai lang, rau muống,...), chiết cành(cam, chanh, bưởi,...), ghép cây(khế,cam, chanh, hoa hồng,...), nhân giống vô tính trong ống nghiệm(khoai tây, các loại hoa, cây lấy gỗ,...)

4/Hoa gồm đài hoa, tràng hoa, nhị và nhụy.

Chức năng:

Đài hoa: bảo vệ nhị và nhụy.

Tràng hoa: thu hút côn trùng, bảo vệ nhị và nhụy hoa.

Nhị:có nhiều hạt phấn mang tế bào sinh dục đực.

Nhụy: có bầu chứa noãn, mang tế bào sinh dục cái.

Do đó nhị và nhụy là bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa.


Bình luận (1)
Nguyễn Thị Thùy Dương
20 tháng 1 2017 lúc 12:37

Mình sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này

1.Có 5 loại lá biến dạng gồm :

+ Lá biến thành gai

Chức năng : làm giảm sự thoát hơi nước

+ Lá biến thành tua cuốn hoặc tay móc

Chức năng : giúp cây leo lên

+ Lá dự trữ

Chức năng : chứa chất dự trữ

+ Lá vảy

Chức năng : che chở cho chồi của thân rễ

+ Lá bắt mồi

Chức năng : bắt và tiêu hóa mồi

* Chức năng chung : lá của một số loại cây đã biến đổi hình thái thích hợp với các chức năng khác nhau trong những hoàn cảnh khác nhau

2. Khái niệm về hô hấp :

- Hô hấp là quá trình cây lấy oxi để phân giải các chất hữu cơ ,sản ra năng lượng cần cho các hoạt động sống ,đồng thời thải ra khí cacbonic và hơi nước

* Ý nghĩa của hô hấp : tạo ra năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cây

3. Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên do người gồm :

+ Giâm cành

VD : cành sắn (mì) ,mía ,khoai lang ,rau muống ,dâm bụt ,rau ngót...

+ Chiết cành

VD : chanh ,bưởi , na ,cà phê ,quýt...

+ Ghép cây

VD : cam ,bưởi ,khế ,chanh ,sầu riêng...

+ Nhân giống vô tính trong ống nghiệm

VD : khoai tây ,các loại hoa ,các cây lấy gỗ...

4. Hoa gồm có :

+ Đài hoa : bảo vệ nhị và nhụy

+ Tràng hoa : thu hút côn trùng ,bảo vệ nhị và nhụy hoa

+ Nhị hoa : cơ quan sinh sản của hoa

+ Nhụy hoa : cơ quan sinh sản của hoa

Chúc bạn học ngày càng giỏi !

Đừng quên chọn câu trả lời của mình nha !

Bình luận (0)
Thiên sứ của tình yêu
Xem chi tiết
Anh Triêt
5 tháng 1 2017 lúc 19:58

Nhiều loại cỏ dại (như cỏ tranh, cỏ gấu...) có khả năng sinh sản bằng thân rễ, chỉ cần một mảnh thân rễ có thể mọc chồi, ra rễ và phát triển thành cây mới rất nhanh. Vì vậy, muốn tiêu diệt các loại cỏ này phải nhặt bỏ được toàn bộ phần thân rễ ngầm ở dưới đất.

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
5 tháng 1 2017 lúc 21:43

Có rất nhiều loại cỏ dại có khả năng sinh sản bằng thân rễ như cây cỏ tranh, cỏ dây, cỏ gà, cỏ mần trầu, cỏ đuôi phụng, cỏ bợ, ....
Muốn diệt cỏ dại hiện nay có rất nhiều cách như: nhổ thủ công bằng tay (sẽ nhổ được cả thân và rễ nhưng tốn thời gian và rất tốn công), cuốc lật úp cỏ xuống và đè đất lên (phần cỏ bị lật úp sẽ thiếu ánh sáng, không quang hợp được và chết đi. Tuy nhiên cách này không có tác dụng gì trong việc tiêu diệt nhóm cỏ sinh sản bằng thân rễ như chúng ta vừa đề cập đến), phun thuốc cỏ (các loại thuốc diệt cỏ hiện nay thường tác động vào quá trình quang hợp của cỏ dại, nó làm gián đoạn một trong những phản ứng trong chu trình quang hợp dẫn đến phá hỏng cả chu trình đó, khi đó cây không quang hợp được nữa và chết), .......

Bình luận (0)
lê viết quyền
6 tháng 1 2017 lúc 10:19

- cỏ gà , cỏ mần trầu , cỏ bợ

- muốn diệt trừ tận gốc thì phải thuốc diệt cỏ ra bỏ vào bình lấy bình phun vào gốc của cỏ

Bình luận (0)
Thiên sứ của tình yêu
Xem chi tiết
Anh Triêt
5 tháng 1 2017 lúc 19:58

Củ khoai tây là một phần của thân cây nằm trong đất, phình to thành củ chứa chất dinh dưỡng dự trữ. Nếu quan sát thật kĩ, ta sẽ thấy trên củ khoai có những vảy nhỏ che chồi non rất nhỏ ở bên trong. Để một thời gian sau, những chồi non nhỏ đó sẽ phát triển thành mầm, mỗi mầm nếu đem trồng có thể phát triển thành một củ khoai tây mới. Như vậy, khoai tây sinh sản sinh dưỡng bằng thân củ.

Bình luận (0)
Hoang Hung Quan
5 tháng 1 2017 lúc 19:56

Củ khoai tây là một phần của thân cây nằm trong đất, phình to thành củ chứa chất dinh dưỡng dự trữ. Nếu quan sát thật kĩ, ta sẽ thấy trên củ khoai có những vảy nhỏ che chồi non rất nhỏ ở bên trong. Để một thời gian sau, những chồi non nhỏ đó sẽ phát triển thành mầm, mỗi mầm nếu đem trồng có thể phát triển thành một củ khoai tây mới. Như vậy, khoai tây sinh sản sinh dưỡng bằng thân củ.

Bình luận (0)
Nguyễn Ngọc
Xem chi tiết
Video Music #DKN
1 tháng 1 2017 lúc 0:02

Câu 1: Đặc điểm bên ngoài của lá:

- Lá gồm: cuống và phiến, trên phiến có nhiều gân lá

-Phiến lá có màu lục, dạng bản dẹt, hình dạng và kích thước khác nhau, giúp lá hứng được nhiều ánh sáng.

-Có 3 kiểu gân lá: hình mạng, song song, hình cung

-Có 2 nhóm lá chính: lá đơn và lá kép

Lá trên cây xếp so le nhau giúp lá nhận được nhiều ánh sáng

Câu 2: Các hình thức sinh sản sinh dưỡng do người là:

-Giâm cành: là cắt một đoạn cành có đủ mắt, chồi cắm xuống đất ẩm cho cành đó bén rễ, phát triển thành cây mới. (VD: phúc lộc thọ, sắn, dâm bụt...)

-Chiết cành: là làm cho cành ra rễ ngay trên cây rồi mới cắt đem trồng thành cây mới (VD: bưởi, cam,...)

-Ghép cây: là dùng một bộ phận sinh dưỡng ( mắt ghép, chồi ghép, cành ghép) của một cây khác ( gốc ghép) cho tiếp tục phát triển. (VD: bưởi, nhãn,...)

Câu 3: Sơ đồ hô hấp:

Chất hữu cơ + Khí ôxi \(\rightarrow\) Năng lượng + Khí cacbonic + Hơi nước

Tất cả các cơ quan của cây đều tham gia hô hấp.

Câu 4: Các loại lá biến dạng như :

-Lá biến thành gai: giảm sự thoát hơi nước ( VD: xương rồng,...)

-Lá biến thành tua cuốn, tay móc: móc vào trụ bám, giúp cây leo lên (VD: cây đậu hà lan, cành mây,...)

-Lá biến thành vảy: che chở cho thân rễ (VD: Cây dong ta,..)

-Lá bắt mồi: lá biến thành cơ quan bắt và tiêu hoá mồi (VD: cây bèo đất, nắp ấm,...)

Câu 5: Những hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là:

-Sinh sản bằng thân bò (VD: cây rau má,..)

-Sinh sản bằng thân rễ (VD: cây gừng,..)

-Sinh sản bằng rễ củ (VD: khoai lang,...)

-Sinh sản bằng lá (VD: lá thuốc bỏng,...)

CHÚC BẠN HỌC TỐT thanghoa

Bình luận (0)
Trần Thị Mỹ Bình
2 tháng 1 2017 lúc 21:44

Câu 1: Đặc điểm bên ngoài: Lá gồm có phiến và cuống, trên phiến có nhiều gân, phiến lá màu lục, dạng bản dẹt, là phần rộng nhất của lá, giúp lá nhận được nhiều ánh sáng.

- Có 3 kiểu gân lá: song song(lúa,tre), hình mạng(lá gai, dâu), hình cung(địa liền).

- Có 3 kiểu xếp lá trên thân: mọc đối(ổi, dừa cạn), mọc cách(dâu, mồng tơi), mọc vòng(dây huỳnh)

- Có 2 nhóm lá chính: lá đơn(dâu, mồng tơi), lá kép(hoa hồng, phượng)

Câu 2: Hình thức sinh sản sinh dưỡng do người:

- Giâm cành: Là cắt một đoạn cành có đủ mắt, chồi cắm xuống đất ẩm cho cành đó bén rễ, phát triển thành cây mới.

- Chiết cành: Là làm cho cành ra rễ ngay trên cây rồi mới cắt đem trồng thành cây mới.

- Ghép cây: Là dùng một bộ phận sinh dưỡng(mắt ghép, chồi ghép, cành ghép) của một cây gắn vào một cây khác ( gốc ghép ) cho tiếp tục phát triển.

Nhân giống vô tính trong ống nghiệm: Là phương pháp tạo rất nhiều cây mới từ một mô.

Câu 3: Sơ đồ hô hấp:

Chất hữu cơ + Khí ôxi --------> Năng lượng + Khí các-bô-níc + Hơi nước

- Tất cả các cơ quan của cây đều tham gia hô hấp

Câu 4: Các loại lá biến dạng:

- Lá bắt mồi: Bắt sâu bọ. VD: Cây nắp ấm, cây bèo đất,...

- Lá biến thành gai: Giảm sự thoát hơi nước. VD: Xương rồng

- Tua cuốn: Giúp cây leo, bám, quấn. VD: Lá đậu Hà Lan

- Tay móc: Giúp cây leo lên cao. VD: Lá mây

- Lá vảy: Bảo vệ mầm thân, mầm lá. VD: Củ dong ta

- Lá dự trữ: Dự trữ chất hữu cơ. VD: Củ hành

Câu 5: Các hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là:

- Sinh sản bằng thân bò: rau má, rau muống,...

- Sinh sản bằng thân rễ: cây dong ta, riềng, nghệ, gừng,...

- Sinh sản bằng thân củ: khoai tây,...

- Sinh sản bằng lá: Lá thuốc bỏng,...

Bình luận (0)
Anh Triêt
31 tháng 12 2016 lúc 20:42

Câu 1. Lá có những đặc điểm bên ngoài và cách sắp xếp trên cây như thế nào giúp nó nhận được nhiều ánh sáng?

Trả lời:

Phiến lá có dạng bản dẹt, có màu lục, là phần rộng nhất của lá. Lá xếp trên cây theo 3 kiểu, lá trên các mấu thân xếp so le nhau.

Bình luận (0)
Hợp Trần
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
12 tháng 12 2016 lúc 1:03

Chương I:

Câu 1:

Cấu tạo tế bào cơ bản giống nhau gồm:
-Vách tế bào: làm cho tế bào có hình dạng nhất định.
-Màng sinh chất bao bọc ngoài chất tế bào.
-Chất tế bào là chất keo lỏng, trong chứa các bào quan như lục lạp (chứa chất diệp lục ở tế bào thịt lá),…
Tại đây diễn ra các hoạt động sống cơ bản của tế bào:
-Nhân: thường chỉ có một nhân, cấu tạo phức tạp, có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.

Câu 2: Trả lời:

Giúp cây sinh trưởng và phát triển.
-Ngoài ra tế bào còn có không bào: chứa dịch tế bào.
 

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
11 tháng 12 2016 lúc 22:17

c1 : 1. Cấu tạo tế bào cơ bản gồm:
-Vách tế bào: làm cho tế bào có hình dạng nhất định.
-Màng sinh chất bao bọc ngoài chất tế bào.
-Chất tế bào là chất keo lỏng, trong chứa các bào quan như lục lạp (chứa chất diệp lục ở tế bào thịt lá),…
Tại đây diễn ra các hoạt động sống cơ bản của tế bào:
-Nhân: thường chỉ có một nhân, cấu tạo phức tạp, có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
-Ngoài ra tế bào còn có không bào: chứa dịch tế bào.

 

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
11 tháng 12 2016 lúc 22:18

c1 : 2 .Giúp cây sinh trưởng và phát triển.

Bình luận (0)