Những câu hát về tình cảm gia đình

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Hoàng Trọng Nhân
Xem chi tiết
Lonely
9 tháng 9 2021 lúc 19:14

Nhắc nhở trực tiếp thường rất khó kiềm giữ được sự nóng giận.Nhắc nhở trực tiếp khó có thể bày tỏ được những tình cảm sâu sắc và tế nhị. Đồng thời khi viết thư, có thể khiến En-ri-cô có thể đọc và suy ngẫm những lời dạy bảo của chaNhắc nhở trực tiếp có thể khiến người mắc lỗi cảm thấy bị xúc phạm quá lớn vào lòng tự trọng. Từ đó có thể dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực ở đứa trẻ, khiến cho những lời nhắc nhở không phát huy được mục đích giáo dục như mong muốn.

==> Bởi vậy ông thật thông minh khi tâm sự với con qua lá thư: vừa kín đáo, tế nhị lại vừa có thể bộc lộ tình cảm sâu sắc, chân thành.

có gì sai mong bạn thông cảm

doquynhanh
10 tháng 9 2021 lúc 20:38

Người bố không nhắc nhở En-ri-cô trực tiếp mà lựa chọn cách viết thư, vì:

Nhắc nhở trực tiếp thường rất khó kiềm giữ được sự nóng giận.Nhắc nhở trực tiếp khó có thể bày tỏ được những tình cảm sâu sắc và tế nhị. Đồng thời khi viết thư, có thể khiến En-ri-cô có thể đọc và suy ngẫm những lời dạy bảo của chaNhắc nhở trực tiếp có thể khiến người mắc lỗi cảm thấy bị xúc phạm quá lớn vào lòng tự trọng. Từ đó có thể dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực ở đứa trẻ, khiến cho những lời nhắc nhở không phát huy được mục đích giáo dục như mong muốn.

==> Bởi vậy ông thật thông minh khi tâm sự với con qua lá thư: vừa kín đáo, tế nhị lại vừa có thể bộc lộ tình cảm sâu sắc, chân thành.

nguyentuanlam
Xem chi tiết
doquynhanh
10 tháng 9 2021 lúc 20:52

Câu 1:

Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi.

Câu 2:

Bài ca dao trích trong ''những câu hát về tình cảm gia đình''

Đặc điểm của ca dao là:lời thơ của dân ca.Ca dao còn bao gồm cả những bài thơ dân gian mang phong cách nghệ thuật chung vs lời thơ của dân ca.

Câu 3:

- Nội dung: tình cảm gia đình là một tình cảm thiêng liêng của mỗi người, những câu ca dao về gia đình khiến chúng ta thêm yêu, thêm trân quý tổ ấm của mình hơn.

- Nghệ thuật:

+ Thể thơ lục bát giàu nhạc điệu

+ Hình ảnh so sánh quen thuộc, dễ liên tưởng

+ Lối độc thoại đặc sắc như lời tâm tình, nhắn nhủ

+ Tình cảm gia đình được diễn tả sâu sắc trong cả bốn bài ca dao.

+Biện pháp tu từ đc sử dụng trong hai câu thơ đầu là ''so sánh''

+Tác dụng:

So sánh được sử dụng nhằm làm nổi bật lên các khía cạnh nào đó của sự vật hay sự việc cụ thể trong từng hoàn cảnh khác nhau.

Hoặc so sánh còn có thể giúp hình ảnh, hiện tượng hay sự vật đó trở nên sinh động hơn. Việc so sánh thường lấy sự cụ thể để so sánh với cái không cụ thể hoặc trừ tượng. Với cách này sẽ góp phần giúp cho người đọc, người nghe dễ dàng hình dung được rõ hơn về sự vật, sự việc đang nói đến.

Bên cạnh đó, biện pháp so sánh còn giúp cho câu nói, lời văn trở nên bay bổng và cuốn hút hơn. Vì thế mà nhiều nhà thơ, nhà văn đã sử dụng trong chính tác phẩm của mình.

Hoàng Nguyễn
Xem chi tiết
BẢO HÂN 7TA1 ĐOÀN
Xem chi tiết
minh nguyet
13 tháng 9 2021 lúc 20:29

Em tham khảo:

Cù lao chín chữ: chín chữ nói về công lao cha mẹ nuôi con vất vả nhiều bề ( cù: siêng năng, lao,: khó nhọc; chín chữ cù lao gồm: sinh: đẻ , cúc : nâng đỡ , phủ, vướt ve, cho ăn, trưởng: nuôi cho lớn, dục: dạy dỗ, cố: trông nom, đoái hoài: theo dõi tính tình mà uốn nắn. Phúc ( phú ) : che chở )

Nuộc lạt:  là một vật dụng quen thuộc dùng để buộc, được làm từ giang, tre lứa, là một mối buộc của các sợi lạt. Thường thì các mái nhà của các ngôi nhà tranh truyền thống sử dụng lạt để thắt chặt các đoạn giao cắt của lá cọ

Đoàn Mạnh Dũng
Xem chi tiết
Ngô Thị Thơm
4 tháng 10 lúc 18:41

Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về lời mẹ, trong bài chuyện cổ tích về loài người 

 

 

Ngô Thị Thơm
4 tháng 10 lúc 18:43

Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về lời mẹ trong bài chuyện cổ tích về loài người 

Ngô Thị Thơm
4 tháng 10 lúc 18:45

Hg

Hoàng Nguyễn
Xem chi tiết
OH-YEAH^^
2 tháng 9 2021 lúc 15:13

Tham khảo

Trong ca dao dân ca, lối so sánh ví von được sử dụng khá phổ biến."Chân" và "tay" là những bộ phận trên cơ thể con người không thể thiếu được, không thể tách rời nhau. Cách nói so sánh rất hay, lấy cái cụ thể để nói cái trừu tượng, lấy chân tay để nói tình cảm thân thiết gắn bó giữa anh em trong gia đình,dòng họ. Anh em cùng được sinh trong một gia đình,cùng chung bác mẹ và được nuôi dưỡng trong một tổ ấm. Anh em đâu phải người gì xa lạ, đều sống và lớn lên tình cảm gắn bó ruột thịt, họ cùng chung huyết hệ, bên nhau từ thưở ấu thơ đến lúc về nhà. Từ mối quan hệ gia đình, nhân còn nói tới nghĩa vụ của anh em đối với nhau,đó là phải hòa thuận, giúp đỡ và yêu thương nhau.

Laville Venom
15 tháng 5 2021 lúc 9:50

tham khảo 

Sáng hôm ấy, khi cô giáo đến chơi nhà, nhìn thấy Erico có hành động vô lễ đối với mẹ nên bố đã viết một bức thư gửi cho Enrico. Trong thư, bố kể về những tháng ngày thơ ấu của Enrico, về sự chăm sóc và hy sinh cao cả của mẹ dành cho Enrico. Ở đó, người bố đã thể hiện thái độ vừa nghiêm khắc phê bình vừa dịu dàng khuyên bảo, có sự xót xa, giận dữ và cả niềm mong mỏi, yêu thương. Người bố mong Enrico hiểu ra tình yêu thương của mẹ cũng như ý thức, trách nhiệm, thái độ nên có của mình dành cho mẹ. Đọc xong bức thư, Enrico đã rất xúc động và hối hận. Những dòng thư của người bố không chỉ để nhắc nhở đứa con mà còn là lời cảnh tỉnh và là bài học giáo dục cho rất nhiều người về tình mẫu tử và thái độ cần có của mọi người dành cho mẹ, dành cho sự hy sinh của mẹ.

  
Sunn
15 tháng 5 2021 lúc 9:50

TK

Khi cô giáo đến thăm, En- ri- cô đã vô tình thốt ra một lời thiếu lễ độ với mẹ. Bố En- ri- cô vô cùng tức giận và đã viết một bức thư để nghiêm khắc cảnh cáo lỗi lầm của cậu. Trong thư, bố dùng những lời lẽ vừa nghiêm khắc giận dữ vừa dịu dàng, yêu thương để dạy bảo En-ri-cô. Đặc biệt, bố còn nhấn mạnh về tình yêu thương và sự hi sinh cao cả mà mẹ dành cho En- ri- cô. Trước cách xử sự vô cùng tinh tế mà cũng nghiêm khắc của bố, En- ri- cô cảm thấy hối hận và xúc động vô cùng

Nguyễn Mai Trang
Xem chi tiết
Khinh Yên
17 tháng 7 2021 lúc 13:25

refer

 Công cha nghĩa mẹ được nói đến nhiều trong ca dao. Bài ca dao “Công cha như núi Thái Sơn” hầu như em bé nào cũng đã “uống” qua lời ru ngọt ngào của mẹ, của bà ngay từ thuở còn nằm trong nôi. Còn có bài ca dao bốn câu sau đây hầu như ai cũng nhớ cũng thuộc:

“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi

            Câu thứ nhất nói về “công cha”. Công cha đã từng được so sánh với núi Thái Sơn, ở đây công cha lại được ví với “núi ngất trời", núi hùng vĩ, núi cao chót vót ,cao đến mấy tầng mây xanh, núi chọc trời. Câu thứ hai nói về “nghĩa mẹ”’ nghĩa mẹ bao la, mênh mông, không thể nào kể xiết. Nghĩa mẹ được so sánh với  nước ở ngoài biển Đông. Nghệ thuật so sánh và đối xứng đã tạo nên hai hình ảnh kì vĩ, vừa cụ thể hóa, hình tượng hóa, vừa ca ngợi nghĩa mẹ cha với tình yêu sâu nặng. Tiếng thơ dân gian khẽ nhắc mỗi chúng ta hãy ngước lên nhìn núi cao, trời cao, hãy nhìn xa ra ngoài biển Đông, lắng tai nghe sóng reo sóng hát, thủy triều vỗ mà suy ngẫm về công cha nghĩa mẹ Thấm thía và rung động biết bao:

“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông”

           Hai câu cuối, giọng thơ cất lên thiết tha ngọt ngào. Tiếng cảm thán “con ơi !” là lời nhắn nhủ ân tình về đạo làm con phải biết "ghi lòng” tạc dạ công cha nghĩa mẹ:

“Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”

           Câu trên là một ẩn dụ, nhắc lại, nhấn mạnh công cha nghĩa mẹ như “Núi cao biển rộng mênh mông”. Câu cuối bài ca dao, nhà thơ dân gian sử dụng cụm từ Hán Việt “cù lao chín chữ” để nói lên công ơn to lớn của cha mẹ như sinh thành nuôi dưỡng, cho bú mớm nâng niu, chăm sóc dạy bảo… con cái lớn khôn nên người, trải qua nhiều bề vất vả, khó nhọc. Có cha mẹ mới có con cái. Cha lo làm ăn, vất vả khó nhọc để nuôi con. Từ bát cơm, tấm áo đến ngọn đèn, quyển sách của con là do “công cha” và “nghĩa mẹ”. Mẹ mang nặng đẻ đau, như tục ngữ đã ghi lại: “Đứa con là hạt máu cắt đôi của mẹ”. Con thơ lớn lên bằng dòng sữa tiếng ru, tiếng hát, bằng sự vỗ về, âu yếm chở che của mẹ hiền. Mẹ theo dõi, mẹ vui sướng từng ngày, từng ngày: “Ba tháng con biết lẫy, bảy thảng con biết bò, chín tháng con lò dò biết đi”… Mẹ lo lắng, tóc mẹ bạc dần… khi con thơ ốm đau bệnh tật. Bát cháo, chén thuốc cho con chứa đựng biết bao tình thương của mẹ hiền. Và cái ngày con cắp sách đến trường vào học lớp Một, mẹ cha như trẻ lại, dào dạt sống trong niềm vui hạnh phúc và hi vọng. Đó là “cù lao chín chữ", đó là công ơn to lớn trời bể của mẹ cha, mà con cái phải biết “ghi lòng”. Có hiếu thảo thì con cái mới biết “ghi lòng” công cha nghĩa mẹ. Hai tiếng “con ơi " thật thấm thía, vần thơ như thấm sâu, lắng sâu vào tâm hồn ta.

          Cái hay của bài ca dao là cách nói so sánh cụ thể, nên thơ. Cái đẹp của bài ca dao là thể hiện sự ca ngợi, nói lên lòng biết ơn công cha nghĩa mẹ vô cùng to lớn. Ý nghĩa bài ca dao vô cùng sâu sắc nó dạy chúng ta bài học về lòng hiếu thảo của đạo làm con.

Khánh Nam.....!  ( IDΣΛ...
17 tháng 7 2021 lúc 13:25

Tham Khảo:

Công cha nghĩa mẹ được nói đến nhiều trong ca dao. Bài ca dao “Công cha như núi Thái Sơn” hầu như em bé nào cũng đã “uống” qua lời ru ngọt ngào của mẹ, của bà ngay từ thuở còn nằm trong nôi. Còn có bài ca dao bốn câu sau đây hầu như ai cũng nhớ cũng thuộc:

“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi

Câu thứ nhất nói về “công cha”. Công cha đã từng được so sánh với núi Thái Sơn, ở đây công cha lại được ví với “núi ngất trời", núi hùng vĩ, núi cao chót vót ,cao đến mấy tầng mây xanh, núi chọc trời. Câu thứ hai nói về “nghĩa mẹ”’ nghĩa mẹ bao la, mênh mông, không thể nào kể xiết. Nghĩa mẹ được so sánh với nước ở ngoài biển Đông. Nghệ thuật so sánh và đối xứng đã tạo nên hai hình ảnh kì vĩ, vừa cụ thể hóa, hình tượng hóa, vừa ca ngợi nghĩa mẹ cha với tình yêu sâu nặng. Tiếng thơ dân gian khẽ nhắc mỗi chúng ta hãy ngước lên nhìn núi cao, trời cao, hãy nhìn xa ra ngoài biển Đông, lắng tai nghe sóng reo sóng hát, thủy triều vỗ mà suy ngẫm về công cha nghĩa mẹ Thấm thía và rung động biết bao:

“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông”

Hai câu cuối, giọng thơ cất lên thiết tha ngọt ngào. Tiếng cảm thán “con ơi !” là lời nhắn nhủ ân tình về đạo làm con phải biết "ghi lòng” tạc dạ công cha nghĩa mẹ:

“Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”

Câu trên là một ẩn dụ, nhắc lại, nhấn mạnh công cha nghĩa mẹ như “Núi cao biển rộng mênh mông”. Câu cuối bài ca dao, nhà thơ dân gian sử dụng cụm từ Hán Việt “cù lao chín chữ” để nói lên công ơn to lớn của cha mẹ như sinh thành nuôi dưỡng, cho bú mớm nâng niu, chăm sóc dạy bảo… con cái lớn khôn nên người, trải qua nhiều bề vất vả, khó nhọc. Có cha mẹ mới có con cái. Cha lo làm ăn, vất vả khó nhọc để nuôi con. Từ bát cơm, tấm áo đến ngọn đèn, quyển sách của con là do “công cha” và “nghĩa mẹ”. Mẹ mang nặng đẻ đau, như tục ngữ đã ghi lại: “Đứa con là hạt máu cắt đôi của mẹ”. Con thơ lớn lên bằng dòng sữa tiếng ru, tiếng hát, bằng sự vỗ về, âu yếm chở che của mẹ hiền. Mẹ theo dõi, mẹ vui sướng từng ngày, từng ngày: “Ba tháng con biết lẫy, bảy thảng con biết bò, chín tháng con lò dò biết đi”… Mẹ lo lắng, tóc mẹ bạc dần… khi con thơ ốm đau bệnh tật. Bát cháo, chén thuốc cho con chứa đựng biết bao tình thương của mẹ hiền. Và cái ngày con cắp sách đến trường vào học lớp Một, mẹ cha như trẻ lại, dào dạt sống trong niềm vui hạnh phúc và hi vọng. Đó là “cù lao chín chữ", đó là công ơn to lớn trời bể của mẹ cha, mà con cái phải biết “ghi lòng”. Có hiếu thảo thì con cái mới biết “ghi lòng” công cha nghĩa mẹ. Hai tiếng “con ơi " thật thấm thía, vần thơ như thấm sâu, lắng sâu vào tâm hồn ta.

Cái hay của bài ca dao là cách nói so sánh cụ thể, nên thơ. Cái đẹp của bài ca dao là thể hiện sự ca ngợi, nói lên lòng biết ơn công cha nghĩa mẹ vô cùng to lớn. Ý nghĩa bài ca dao vô cùng sâu sắc nó dạy chúng ta bài học về lòng hiếu thảo của đạo làm con.

Đoàn Mạnh Dũng
Xem chi tiết
Tô Hà Thu
18 tháng 8 2021 lúc 9:08

Tham khảo:

Nếu cha mẹ cho ta hình hài, nuôi dưỡng ta lớn lên, dạy dỗ ta nên người thì anh em cho ta thêm đôi cánh, cho ta thêm sức mạnh. Bài ca dao đã nhắc đến một tình thân vô cùng đáng quý – tình cảm anh em trong gia đình.

Anh em nào phải người xa

Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân

Đó là những người cùng mẹ cha sinh ra, cùng chung sống dưới một mái nhà. Điệp từ “cùng” đã nhấn mạnh nguồn gốc của anh em, một mối quan hệ vô cùng thân mật, gần gũi, thiêng liêng và cao quý, đâu phải  “người xa”. Bởi vậy, bài ca dao đã ra lời khuyên:

Yêu nhau như thể tay chân

Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy

Cách ví von của dân gian tuy giản dị nhưng có ý nghĩa vô cùng. Tay và chân là hai bộ phận trên cơ thể không thể tách rời, tay có thuận chân mới bước theo và cơ thể mới khỏe mạnh. Cơ thể ấy là gia đình, là  những người sinh thành ra ta. Sâu xa hơn là mong muốn của cha ông ta gửi qua lời nhắn nhủ: anh em trong gia đình có thân thiết, hòa thuận, tương trợ nhau như tay với chân thì cha mẹ mới có thể vui lòng. Đó là mong ước của mẹ cha nhưng cũng chính là bổn phận của kẻ làm con, luôn giữ hòa khí vui vẻ trong gia đình, báo hiệu với cha mẹ. Bài học làm người ấy tuy đơn giản nhưng thật ý nghĩa, bởi có nhiều mối quan hệ rồi sẽ phai nhạt theo thời gian nhưng tình anh em thân thiết không bao giờ thay đổi. Đã có nhiều câu ca dao sử dụng lối so sánh này:

Anh em như thể tay chân

Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần

Có hạnh phúc nào lớn lao hơn là mang đến niềm vui và hạnh phúc cho những người thân yêu bên ta? Cuộc sống ngoài kia dù gian nan, trắc trở, nhưng sau cánh cửa gia đình là tình yêu thương của những người cùng chung máu mủ, luôn yêu thương và che chở cho ta trong cuộc đời này.  Đó là một lời răn dạy ý nghĩa, sâu sắc về tình thân. Bài học ấy cũng chính là truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc ta vốn trọng tình, trọng nghĩa, hiếu thuận với cha mẹ vàanh em trong gia đình.

nguyentuanlam
Xem chi tiết