bảng 2 đặc điểm chung của ngành giun đốt
bảng 2 đặc điểm chung của ngành giun đốt
MK KG KẺ BẢNG ĐƯỢC NÊN VIẾT KIỂU KHÁC NHA PN:
1-giun đất,giun đỏ,đỉa,rươi
2-kg có đại diện nào
3-giun đất,giun đỏ,đỉa,rươi
4-giun đất,giun đỏ,đỉa,rươi
5-giun đất,giun đỏ,đỉa,rươi
6-giun đất,đỉa ,rươi
7-kg có đại diện nào
8-giun đất,giun đỏ,đỉa,rươi
9-giun đất,giun đỏ,đỉa,rươi
thông cảm nhé
Câu 1 : Hãy kể thêm tên , đặc điểm cấu tạo , lối sống của một số loài giun đốt khác gặp ở địa phương.
Câu 2 : Để giúp nhận biết đại diện ngành Giun đốt ở ngoài thiên nhiên cần dựa vào đặc điểm cơ bản nào ?
Câu 3 : Vai trò thực tiễn của các loài giun đốt ở địa phương em ?
.....Giúp ..... mik.... ik.... !!!
Câu 1. Hãy kể thêm tên một số giun đốt khác mà em biết.
Giun ống, giun ít tơ ở ao hồ, đỉa, giun đỏ, bông thùa, giun mang trùm, rươi (ở vùng nước lợ), vắt (ở rừng)...
Câu 2: Để giúp nhận biết các đại diện ngành Giun đốt ở thiên nhiên cần dựa vào những đặc điểm cơ bản nào?
- Cơ thể phân đốt, đối xứng hai bên, có thể xoang.
- Hệ tiêu hóa hình ống, phân hóa.
- Di chuyển nhờ chi bên, tơ hay hệ cơ trên thành cơ thể.
- Hô hấp bằng da hay bằng mang.
Câu 3: Vai trò thực tiễn của giun đốt gặp ở địa phương em?
- Giun đất cày xới đất làm cho đất tơi xốp, có vai trò quan trọng đối với cây trồng và cây cối trong tự nhiên. Chúng còn là thức ăn tốt cho các loại gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng).
- Một số loài giun đốt biển (giun nhiều tơ, rọm, sá sùng...) là thức ăn cho một số động vật nước như cá.
- Giun đỏ là thức ăn của cá cảnh.
- Tuy nhiên, có một số loài như đỉa, vắt là vật kí sinh gây hại cho động vật.
Câu 1.
+Tên: Giun ống, giun ít tơ ở ao hồ, đỉa, giun đỏ, bông thùa, giun mang trùm, rươi (ở vùng nước lợ), vắt (ở rừng)...
+đặc điểm: - Cơ thể phân đốt, đối xứng hai bên, có thể xoang.
- Hệ tiêu hóa hình ống, phân hóa.
- Di chuyển nhờ chi bên, tơ hay hệ cơ trên thành cơ thể.
- Hô hấp bằng da hay bằng mang.
+ Vai trò thực tiễn:- Giun đất cày xới đất làm cho đất tơi xốp, có vai trò quan trọng đối với cây trồng và cây cối trong tự nhiên. Chúng còn là thức ăn tốt cho các loại gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng).
- Một số loài giun đốt biển (giun nhiều tơ, rọm, sá sùng...) là thức ăn cho một số động vật nước như cá.
- Giun đỏ là thức ăn của cá cảnh.
- Tuy nhiên, có một số loài như đỉa, vắt là vật kí sinh gây hại cho động vật.
*Một số giun đốt khác:
1.Giun đỏ: Sống thành búi ở cống, rãnh, đầu cắm xuống bùn, làm thức ăn cho cá.
2.Đĩa: Kí sinh ngoài, cơ thể phân đốt, bơi kiểu lượn sóng, giác bám khỏe, hút chất dinh dưỡng nhanh và nhiều
3.Rươi: Sống ở môi trường nước lợ, chi bên có tơ phát triển, cơ thể phân đốt là thức ăn của người và cá
*Đặc điểm chung:
- Cơ thể dài phân đốt
- Có thể xoang
- Hô hấp qua da hoặc mang
- Hệ tuần hoàn kín, máu màu đỏ
- Hệ tiêu hóa phân hóa
- Hệ thần kinh dạng chuỗi thạch và giác quan phát triển
- Di chuyển nhờ chi bên, tơ hoặc thành cơ thể
*Vai trò:
- Lợi ích:
+ Làm thức ăn cho người và động vật
+ Làm đất tơi xốp và màu mở
- Tác hại:
+ Hút máu người và động vật
➜ Gây bệnh
1. Trình bày các đặc điễm của trùng roi, tập đoàn trùng roi, so sánh trùng roi với thực vật.
2. Trình bày các đặc điểm của sứa, hải quỳ, san hô
3. Nêu đặc điểm chung của nghành ruột khoang, kể tên các đại diện thường gặp, san hô có lợi hay có hại? Hãy chứng minh.
4. Nêu một số giun đốt, giun tròn.
5. Đặc điểm tiến hóa của giun tròn so với giun dẹp
6. Vì sao trời mưa giun đất phải chui lên mặt đất.
7. Cách phòng, trị bệnh gium kim? Nguyrn6 nhân mắc bệnh giun kim? Đặc điểm cấu tạo và tác hại của sán lá gan.
8. so sánh hệ tiêu hóa của giun đũa và sán lá gan.
9. phân biệt giun tròn với giun đốt
10. Đặc điểm giúp giun đũa chui vào ống mật, tác hại và biện háp phòng tránh bệnh sán lá gan.
P/s:Các bạn trả lời được câu nào thì trả lời, mong mọi người giúp đỡ
Câu 1:
+ Đặc điểm của trùng roi xanh
- Cơ thể là 1 tế bào kích thước hiển vu
- Có hình thoi, đuôi nhọn, đầu tù và có 1 roi dài
-Di chuyển nhờ roi xoáy vào nước
- Cấu tạo gồm: nhân, chất nguyên sinh có chứa hạt diệp lục, các hạt dự trữ, điểm mắt nằm cạnh gốc roi, ko bào co bóp
- dinh dưỡng: tự dưỡng và dị dưỡng
- Sinh sản: vô tính bằng hình thức phân đôi cơ thể
+ Tập đoàn trùng roi xanh: gồm nhiều tế bào có roi liên kết với nhau tạo thành, nhưng vẫn chỉ là 1 nhóm động vật đơn bào vì mỗi tế bào vẫn vận động và dinh dưỡng độc lập
+ So sánh trùng roi xanh và thực vật
- Giống:
+ đều có cấu tạo từ tế bào
+ đều chứa nhân, chất nguyên sinh và lục lạp
+ Đều có khả năng tự dưỡng
- Khác
Trùng roi xanh | Thực vật |
- Có khả năng dị dưỡng - Có ko bào co bóp, có roi |
- Ko có khả năng dị dưỡng - ko có ko bào co bóp và roi
|
Câu 2: đặc điểm của sứa, hải quỳ, san hô
+ Sứa: thích nghi với đời sống bơi lội
- Cơ thể hình dù, có nhiều đặc điểm cấu tạo giống với thủy tức
- Miệng ở dưới có tua miệng
- Di chuyển nhờ co bóp dù
- Ăn động vật nhỏ, bắt mồi nhờ tua miệng
+ Hải quỳ
- Cơ thể hình trụ, có nhiều tua miệng xếp đối xứng nhau và có màu rực rỡ như cánh hoa
- Sống bám vào bờ đá, ăn động vật nhỏ
+ San hô
- Khi sinh sản mọc chồi, cơ thể con ko tách cơ thể mẹ mà dính với cơ thể mẹ, tạo nên tập đoàn san hô, có ruột thông với nhau
Câu 3: em xem trong phần ghi nhớ của bài 10 có nha!
Câu 4:
- 1 số giun đốt: giun đất, đỉa, rươi, giun đỏ, vắt ...
- 1 số giun tròn: giun đũa, giun kim, giun móc câu, giun rễ lúa ...
Câu 5: Đặc điểm tiến hóa của giun tròn so với giun dẹp
- Cơ thể đã bắt đầu có khoang chính thức
- Ống tiêu hóa phân hóa thành các bộ phận khác nhau
Câu 6:
- Trời mưa giun đất phải chui lên mặt đất vì: giun hô hấp qua da, khi trời mưa đất bị ngập úng nước ko có oxi cho giun hô hấp nên giun phải chui lên mặt đất lấy oxi hô hấp
Vì sao máu giun màu đỏ
A vì máu mang sắc tó đỏ
C Vì máu mang sắc tố chứ sắt
D cả A và c
Vì sao giun có màu đỏ
A. Vì máu mang sắc tố đỏ
C Vì máu mang sắc tố chứa sắt
D Cả A và C
Đáp án đúng: D
Nêu những đặc điểm của giun đũa thik nghi với đời sống kí sinh😝???? Nêu tác hại của giun đũa vs sức khỏe con người và các biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người??? Kíu mik vs Save me, help me, có tiền công 😁😁😁😁
Giun đũa có đặc điểm thích nghi với đời sống kí sinh ở ruột non người:
+Cơ thể dài thuôn nhọn 2 đầu, có vỏ cuticun bao bọc cơ thể bảo vệ cơ thể tránh tác dụng của dịch tiêu hóa ở ruột người,
+Hầu phát triển --> dinh dưỡng khỏe.
+ đẻ nhiều trứng (200.000 trứng/ngày), có khả năng phát tán rộng.
Tác hại :
Chúng lấy chất dinh dường cua người, gây tắc ruột, tắc ống mật và tiết độc tố gây hại cho người. Nếu có người mắc bệnh thì có thể coi đó là “ổ truyền bệnh cho cộng đồng”. Vì từ người đó sẽ có rất nhiều trứng giun thải ra ngoài môi trường và có nhiều cơ hội (qua ăn rau sống, không rứa tay trước khi ăn,...) đi vào người khác.Biện pháp phòng chống :
Ăn ở sạch sẽ, không ăn rau sống chưa qua tiệt trùng, không uống nước lã, rửa tay trước khi ăn. Thức ăn phải đế trong lồng bàn, vệ sinh sạch sò (tay, chân và đồ dùng trong nhà không để bụi bám vào), trừ diệt ruồi nhặng, xây hô xí phải bảo đảm vệ sinh một cách khoa học (hò xí tự hoại hoặc 2 ngăn,..)-đặc điểm của giun đũa thik nghi với đời sống kí sinh
+Cơ thể dài thuôn nhọn 2 đầu, có vỏ cuticun bao bọc cơ thể bảo vệ cơ thể tránh tác dụng của dịch tiêu hóa ở ruột người,-tác hại của giun đũa vs sức khỏe con người :gây đau bụng,gây tắc ruột và tắc ống mật
-biện pháp phòng chống:
+rửa tay sạch sẽ trước và sau khi ăn,sau khi đi ra ngoài,đi vệ sinh
+uống thuốc tẩy giun định kì
+xây hố xí,nhà tiêu 1 cách khoa hk,đảm bảo vệ sinh sạch sẽ
+ăn uống sạch sẽ,kg ăn đồ ăn sống chưa qua khử trùng và rửa sạch;kg ăn đồ ăn bán ngoài đường
+kg bỏ tay vào miệng
Câu nữa nè: lợi ích của giun đất đối với sản xuất nông nghiệp như thế nào? Vì sao khi trời mưa nhiều giun lại chui lên mặt đất?kaka biết r hỏi chơi thoy
-lợi ích của giun đất;
+làm đất tơi xốp-->cây trồng phát triển,sinh trưởng tốt,cho năng suấu cao
+ủ chất hưũ cơ
+xử lí chất thải công nghiệp
- Giun đất cũng giống như những sinh vật khác là hít thở bằng không khí.Dù nó sống ở dưới đất nhưng ở dưới đó cũng có một lượng không khí đủ để cho giun đất hít thở.Khi trời mưa,đất thấm ướt nước mưa khiến cho lượng không khí giảm đáng kể khiến giun đất không thể thở được nên mới phải ngoi lên mặt đất để thở.
C1: Nêu biện pháp phòng bệnh sốt rét, kiết lị?
C2: Trình bày đặc điểm giúp giun đũa thích nghi với môi trường sống kí sinh?
C3: Vì sao nước ta tỉ lệ mắc giun đũa cao?
C4: Nêu các đại diện(tên) thuộc ngành giun dẹp, giun tròn, giun đốt?
~~~~~~~~~~ Hết ~~~~~~~~~~
Mọi ng giúp mik nha, sáng ngày kia mình nộp rồi ( các bạn làm đầy đủ, chi tiết nha) , mik GẤP lắm !!
C1: Nêu biện pháp phòng bệnh sốt rét, kiết lị?
* Cách phòng chống bệnh sốt rét ở nước ta:
- Ăn, ở sạch sẽ ngăn nắp.
- Thường xuyên vệ sinh môi trường, phát quang cây cỏ quanh nhà (từ 50 - 100m).
- Dùng hương xua muỗi, đốt lá cây xông khói, dùng kem xua muỗi vào buổi tối.
- Dùng hóa chất diệt muỗi phun trên tường .
- Ngủ trong màn tẩm hóa chất diệt muỗi.
* Phòng ngừa bệnh kiết lỵ
- Rửa sạch tay trước khi ăn, ăn chín, uống sôi.
- Rửa sạch rau sống, thức ăn cần đậy kỹ tránh ruồi nhặng.
- Vệ sinh phân, rác, quản lý việc dùng phân trong nông nghiệp.
- Ðặc biệt nơi sống tập thể và người phục vụ ăn uống, cấp dưỡng, nuôi dạy trẻ phải sạch sẽ.
- Ðiều trị người lành mang bào nang.
C2: Trình bày đặc điểm giúp giun đũa thích nghi với môi trường sống kí sinh?
Giun đũa có đặc điểm thích nghi với đời sống kí sinh ở ruột non người:
+Cơ thể dài thuôn nhọn 2 đầu, có vỏ cuticun bao bọc bảo vệ cơ thể tránh tác dụng của dịch tiêu hóa ở ruột người,
+Hầu phát triển => dinh dưỡng khỏe.
+ Đẻ nhiều trứng (200.000 trứng/ngày), có khả năng phát tán rộng.
C3: Vì sao nước ta tỉ lệ mắc giun đũa cao?
Việt nam ta hay là ăn rau sống ,và rất nhiều vùng còn uống nước lã chưa đun sôi.
C4: Nêu các đại diện(tên) thuộc ngành giun dẹp, giun tròn, giun đốt?
- Giun dẹp: Sán lông, sán lá gan, sán lá máu, sán bã trầu, sán dây.
- Giun tròn: Giun đũa, giun kim, giun móc câu, giun rễ lúa.
- Giun đốt: Giun đất, giun đỏ, đỉa, rươi.
Cho biet hoat dong song cua giun dot thuong gap
*Các hoạt động sống:
- Di chuyển:
+ Cơ thể phình duỗi xen kẻ
+ Vòng tơ làm chỗ dựa -> kéo cơ thể về một phía từ trái qua phải.
- Dinh dưỡng
+ Giun đất ăn vụn thực vật và mùn đất.
+ Sự trao đổi khí được thực hiện qua da.
- Sinh sản
+ Giun đất lưỡng tính, khi sinh sản chúng ghép đôi.
+ Trứng được thụ tinh phát triển trong kén.
Kể tên các đại diện thuộc ngành giun tròn?
Mội số đại diện ngành giun tròn : Giun đũa, giun móc, giun kim...
Một số đại diện ngành giun tròn: Giun đũa, giun moc, giun kim, ...
Thói quen nào ở trẻ em giúp giun kim khép kín vòng đời?
Giun kim đẻ trứng ở cửa hậu môn của trẻ em vì ở đó thoáng khí. Vì ngứa ngáy trẻ em đưa tay ra gãy và do thói quen mút tay, liền đưa luôn trứng vào miệng tạo cho vòng đời của giun kim được khép kín
Vào ban đêm, khi giun cái tìm đến hậu môn để ** trứng gây ngứa ngáy theo thói quen trẻ em sẽ lấy tay gãi vào chỗ ngứa rồi đưa lên miệng khi đó trứng giun sẽ dính vào móng tay rồi vào miệng, vì vậy giun kim khép kín được vòng đời.
Do thói quen chơi bẩn ở trẻ và hay mút tay vào miệng từ đó giun kim theo tay bẩn rồi vào trong cơ thể tạo cho vòng đời của giun kim được khép kín.