C1: Nêu biện pháp phòng bệnh sốt rét, kiết lị?
C2: Trình bày đặc điểm giúp giun đũa thích nghi với môi trường sống kí sinh?
C3: Vì sao nước ta tỉ lệ mắc giun đũa cao?
C4: Nêu các đại diện(tên) thuộc ngành giun dẹp, giun tròn, giun đốt?
~~~~~~~~~~ Hết ~~~~~~~~~~
Mọi ng giúp mik nha, sáng ngày kia mình nộp rồi ( các bạn làm đầy đủ, chi tiết nha) , mik GẤP lắm !!
C1: Nêu biện pháp phòng bệnh sốt rét, kiết lị?
* Cách phòng chống bệnh sốt rét ở nước ta:
- Ăn, ở sạch sẽ ngăn nắp.
- Thường xuyên vệ sinh môi trường, phát quang cây cỏ quanh nhà (từ 50 - 100m).
- Dùng hương xua muỗi, đốt lá cây xông khói, dùng kem xua muỗi vào buổi tối.
- Dùng hóa chất diệt muỗi phun trên tường .
- Ngủ trong màn tẩm hóa chất diệt muỗi.
* Phòng ngừa bệnh kiết lỵ
- Rửa sạch tay trước khi ăn, ăn chín, uống sôi.
- Rửa sạch rau sống, thức ăn cần đậy kỹ tránh ruồi nhặng.
- Vệ sinh phân, rác, quản lý việc dùng phân trong nông nghiệp.
- Ðặc biệt nơi sống tập thể và người phục vụ ăn uống, cấp dưỡng, nuôi dạy trẻ phải sạch sẽ.
- Ðiều trị người lành mang bào nang.
C2: Trình bày đặc điểm giúp giun đũa thích nghi với môi trường sống kí sinh?
Giun đũa có đặc điểm thích nghi với đời sống kí sinh ở ruột non người:
+Cơ thể dài thuôn nhọn 2 đầu, có vỏ cuticun bao bọc bảo vệ cơ thể tránh tác dụng của dịch tiêu hóa ở ruột người,
+Hầu phát triển => dinh dưỡng khỏe.
+ Đẻ nhiều trứng (200.000 trứng/ngày), có khả năng phát tán rộng.
C3: Vì sao nước ta tỉ lệ mắc giun đũa cao?
Việt nam ta hay là ăn rau sống ,và rất nhiều vùng còn uống nước lã chưa đun sôi.
C4: Nêu các đại diện(tên) thuộc ngành giun dẹp, giun tròn, giun đốt?
- Giun dẹp: Sán lông, sán lá gan, sán lá máu, sán bã trầu, sán dây.
- Giun tròn: Giun đũa, giun kim, giun móc câu, giun rễ lúa.
- Giun đốt: Giun đất, giun đỏ, đỉa, rươi.