Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1918

Phạm Thị Truòng
Xem chi tiết
Shizuka
Xem chi tiết
nguyễn bích hằng
Xem chi tiết
Tính Ngô
Xem chi tiết
Edowa Conan
Xem chi tiết
Quang Vinh
24 tháng 3 2017 lúc 7:55

Nguyên nhân thất bại là do Pháp lúc này còn mạnh, nghĩa quân yếu và mỏng, cách tổ chức và chỉ đạo còn hạn chế. Ngoài ra còn do sự chênh lệch về lực lượng, vũ khí và các cuộc khởi nghĩa diễn ra còn rời rạc, chưa thống nhất với nhau nên dễ bị quân Pháp bao vây dẫn đến thất bại.

Bình luận (0)
Nguyễn Thu Hà
Xem chi tiết
Đặng Châu Anh
23 tháng 3 2017 lúc 22:25

Hiệp định Pari về Việt Nam được kí tắt giữa đại diện hai chính phủ Việt Nam dân chủ Cộng hoà và Hoa Kì ngày 23-1-1973, kí chính thức giữa bốn Bộ trưởng đại diện các chính phủ tham dự Hội nghị Pari ngày 27-1-1973. Nội dung ghi rõ :
- Hoa Kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
- Hoa Kì rút hết quân viễn chinh và quân chư hầu, phá hết các các căn cứ quân sự Mĩ, cam kết không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.
- Các bên để cho nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của họ thông qua tổng tuyển cử tự do.
- Các bên công nhận thực tế miền Nam Việt Nam có 2 chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và 3 lực lượng chính trị.
- Các bên ngừng bắn tại chỗ, trao trả cho nhau tù binh và dân thường bị bắt.

Bình luận (0)
Trần Dương
24 tháng 3 2017 lúc 18:59

Nội dung cơ bản

Nội dung hiệp ước Pa-tơ-nốt: Có nội dung cơ bản giống hiệp ước Hác-măng, chỉ sửa đổi đôi chút về ranh giới khu vực Trung kì nhằm xoa dịu dư luận và lấy lòng vua quan phong kiến bù nhìn. Ý nghĩa hiệp ước Pa-tơ-nốt:Chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tơ cách là một quốc gia độc lập, thay vào đó là chế độ thuộc địa nửa phong kiến kéo dài đến cách mạng Tháng Tám năm 1945.
Bình luận (2)
Nguyễn Minh Quân
Xem chi tiết
Aiko Mi
Xem chi tiết
Hiruyashi Kagome
19 tháng 3 2017 lúc 11:25

giống nhau:là những cuộc khởi nghĩa cùng thời, có người lãnh đạo và lực lượng 9 là nhân dân

khác nhau: phong trào yên thế không chịu sự chi phối của phong trào cần vương

lí do: phong trào yên thế phong trào đấu tranh tự phát của jai cấp nông dân để tự vệ, giữ đất giữ làng

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
19 tháng 3 2017 lúc 12:21

a. Điểm giống nhau :

+Thể hiện lòng yêu nước và ý chí đấu tranh chống thực dân Pháp để giải phóng dân tộc. +Lực lượng tham gia phong trào đấu tranh chống Pháp là đông đảo quần chúng nhân dân lao động, chủ yếu là nông dân. + Cuối cùng đều bị thất bại vì thiếu giai cấp tiên tiến lãnh đạo với đường lối cách mạng đúng đắn . b. Khác nhau :
Những điểm khác nhau Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương Khởi nghĩa Yên Thế
Lãnh đạo. -Quan lại, sĩ phu yêu nước -Những người xuất thân từ nông dân
Địa bàn hoạt đông Những địa bàn nhỏ ,hẹp, phân tán, thiếu sự lãnh đạo thống nhất Địa bàn được mở rộng, nhất là giai đoạn cuối
Lực lượng tham gia -Chủ yếu là nông dân ở các địa phương , nơi diễn ra khởi nghĩa -Nhân dân các địa phương, tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp
Thời gian tồn tại Lâu hơn tất cả các cuộc khởi nghĩa khác trong phong trào Cần vương, kể cả cuộc khởi nghĩa Hương Khê
Bình luận (0)
Lâm Linh Mai
Xem chi tiết
Kiều Oanh
Xem chi tiết
Sáng
16 tháng 3 2017 lúc 18:52

Điểm giống và khác nhau giữa hai phong trào nông dân Yên Thế và Phong trào Cần Vương

Giống nhau:

Đều là phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta.

Đều có sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân.

Đều thất bại

Khác nhau:

Lãnh đạo:

Phong trào Cần Vương: Văn thân sĩ phu yêu nước dưới ngọn cờ Cần Vương

Phong trào nông dân Yên Thế: Nông dân đứng đầu là Đề Thám

Mục tiêu:

Phong trào Cần Vương: Chống Pháp giành lại độc lập dân tộc.

PTND Yên Thế: Mong muốn xây dựng cuộc sống bình quân bình đẳng và sơ khai về kinh tế và xã hội.

Địa bàn hoạt động:

Phong trào Cần Vương: Địa bàn hoạt động rộng khắp Bắc Kì và Trung Kì

Phong trào nông dân Yên Thế: Vùng núi rừng Yên Thế của Bắc Giang.

Tính chất:

PT Cần Vương: Là phong trào đấu tranh yêu nước chống Pháp theo khuynh hướng phong kiến

Phong trào Yên THế: Là phong trào nông dân mang tính tự phát.

Phong trào Cần Vương phát triển qua hai giai đoạn và kết thúc sớm hơn PTND Yên Thế

Phong trào nông dân Yên Thế phát triển qua 3 giai đoạn và kết thúc trước khi chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra.

Nguyên nhân thất bại :

- ko liên kết phong trào cả nước

- Lãnh đạo bảo thủ, phong kiến

- Lực lượng ít

- Địa bàn hoạt động hẹp

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
16 tháng 3 2017 lúc 19:09

Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm khác so với những cuộc khởi nghĩa cùng thời :
Mục tiêu chiến đấu không phải là để khôi phục chế độ phong kiến, bảo vệ ngôi vua như các cuộc khởi nghĩa cùng thời (khởi nghĩa Yên Thế không thuộc phong trào Cần vương).
- Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa không phải là các văn thân, sĩ phu mà là những người xuất thân từ nông dân với những phẩm chất đặc biệt (tiêu biểu là Hoàng Hoa Thám) : căm thù đế quốc, phong kiến, mưu trí, dũng cảm, sáng tạo : trung thành với quyền lợi của những người cùng cảnh ngộ, hết sức thương yêu nghĩa quân.
- Lực lượng tham gia khởi nghĩa đều là những người nông dân cần cù, chất phác, yêu cuộc sống.
- Về địa bàn : khởi nghĩa Yên Thế nổ ra ở vùng trung du Bắc Kì.
- về cách đánh : nghĩa quân Yên Thế có lối đánh linh hoạt, cơ động...
- Về thời gian : cuộc khởi nghĩa tồn tại dai dẳng suốt 30 năm, gây cho địch nhiều tổn thất.
- Khởi nghĩa Yên Thế tiêu biểu cho tinh thần quật khởi của nông dân, có tác dụng làm chậm quá trình xâm lược, bình định vùng trung du và miền núi phía Bắc của thực dân Pháp.

Bình luận (0)