Lão Hạc

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Fhhhy
Xem chi tiết
Trịnh Ngọc Hân
8 tháng 7 2021 lúc 16:45

Câu 1:

- Chi tiết "cái chết của lão Hạc khi ăn bã chó".

Câu 2:

- Phân tích ý nghĩa của chi tiết "cái chết của lão Hạc khi ăn bã chó":

+ Là một sự chuộc lỗi ông dành cho cậu Vàng.

+ Cái chết ấy là sự chấm dứt một đời con người nhưng nó đôi khi lại là sự giải thoát cho số phận bi kịch của một đời người.

+ Cái chết ấy vừa bộc lộ rõ phẩm chất lòng tự trọng của ông, vừa thể hiện được hoàn cảnh khốn khó của người nông dân nghèo trong xã hội.

+ Thể hiện được giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực mà nhà văn muốn truyền tải.

(em phân tích theo các ý chị liệt kê nhé!)

- Nếu được chọn đặt nhan đề khác, em sẽ đặt nhan đề cho truyện là "Cái chết của lão Hạc". Vì đây là chi tiết đắt của câu chuyện, vừa gợi được nội dung, gợi được cảm giác tò mò cho độc giả "vì sao lão Hạc chết?".

Câu 3:

- Tác giả chọn nhan đề cho truyện ngắn là "Lão Hạc", bởi vì lão Hạc chính là nhân vật trung tâm của câu chuyện. Ông là hình ảnh tiêu biểu đại diện cho người nông dân hiền lành, chân chất, ngay. Thế nhưng phải chịu cảnh đói nghèo đến bần cùng của nạn sưu cao thuế nặng của thời kì nửa thực dân phong kiến. Cái tên truyện gói gọn trong hai từ nhưng vẫn đủ sức làm nổi bật, gợi sự hứng thú, tò mò về nội dung của truyện ngắn. Gợi liên tưởng về người cha già gần gũi, có số phận đau thương, bất hạnh.

tamnhu 1109
Xem chi tiết
minh nguyet
10 tháng 7 2021 lúc 22:35

3. 

Từ tượng hình: móm mém

Từ tượng thanh: hu hu

4. Cái đầu lãoCN// ngoẹo về một bênVN cái miệng móm mém của lãoCN// mếu như con nítVN. LãoCN// hu hu khócVN

Các vế trong câu ghép được nối với nhau bằng dấu câu và liên từ để miêu tả trạng thái nhân vật một cách chân thực

5. 

Tham khảo nha em:

Gía trị nhân đạo :

- Truyện đã thể hiện sự cảm thông, thương xót của nhà văn cho số phận của những người nông dân nghèo khổ, bất hạnh trong xã hội thực dân nửa phong kiến.

- Tác phẩm là tiếng nói lên án, tố cáo xã hội thực dân nửa phong kiến tàn bạo, xấu xa đã đẩy con người vào những khổ đau cùng tận của cuộc đời.

- Tác phẩm đã ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của những người nông dân lương thiện, đồng thời đề cao tình phụ tử cao quý của con người.

7. Lão Hạc cảm thấy ăn năn, buồn bã vì đã bán cậu Vàng, người bạn thân duy nhất của Lão

8. Trong tình huống đó, em cũng sẽ phải bán vì đó là con đường cuối cùng, nếu không bán, con người sẽ trở nên tha hóa do đói nghèo. Mặc dù không muốn nhưng cũng ko còn lựa chọn nào khác

Ngô Khả Áii
Xem chi tiết
minh nguyet
16 tháng 7 2021 lúc 15:20

1. Từ cảm thán: ''Chao ôi!''

Tác dụng: Bộc lộ cảm xúc của nhân vật ông giáo 

2. 

''Vợ tôiCN// không ác, nhưng thị khổ quá rồiVN 

=> Câu trần thuật ghép

 Cái bản tính tốt của người taCN// bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mấtVN  

=> Câu trần thuật đơn

4. Đoạn văn gửi đến thông điệp: Chúng ta nên cảm thông, chia sẻ, thấu hiểu cho nỗi khổ của người khác vì mỗi người đều có nỗi khổ của riêng mình

Mai Hương Hoàng Thị
Xem chi tiết
Từ Danh Tú
Xem chi tiết
minh nguyet
20 tháng 7 2021 lúc 12:11

Em tham khảo đoạn văn nhé:

Lão là 1 người giàu lòng yêu thương, sống nhân hậu và có lòng tự trọng cao. Tuy vậy nhưng lão có cuộc sống nghèo khỗ, cô đơn. Vợ lão mất sớm, con trai duy nhất thì phẫn chí bỏ đi đồn điền cao su, sống cô đơn với 1 con chó để bầu bạn, tải sản chỉ có 1 mảnh vườn và 1 ít tiền. Sau khi bán cậu Vàng - người bạn duy nhất khi về già, lão thấy hối hận, sống day dứt, dằn vătt, đau xót tột cùng. Lão Hạc là người có ý thức cao về lẽ sống nên sau khi gửi số tiền ít ỏi cho ông giáo thì lạo từ chối tất cả cái gì mà ông giáo cho. Vì là người có lòng tự trọng nên sau khi chết lão ko muốn lảm phiền tới hàng xóm,nhờ ông giáo lấy số tiền đó để làm ma chay. Mọi người trong làng ko ai hiểu nguyên nhân tại sao lão chết, chỉ có Binh Tư và ông giáo hiểu. Trong xã hội thực dân phong kiến, lão Hạc như ngọn đèn lay lắt trước gió. Qua văn bản "Lão hạc", tác giả đã cho ta thấy phẩm giá tốt đẹp và nhân cách trong sạch của lão Hạc.

Khánh Nam.....!  ( IDΣΛ...
20 tháng 7 2021 lúc 10:36

Tham Khảo:

Bạn có thể đưa những ý sau vào bài viết:
-Qua văn bản lão hạc mỗi chúng ta có thể cảm nhận được tình yêu thương con vô bờ bến của lão,lão thà ăn bả chó,kết thúc cuộc sống của mình để giành lấy sự sống cho con trai lão.Dấu chấm kết thúc cuộc đời lão là bước mở đầu cho con trai lão
-Lão hạc mang những vẻ đẹp của người nông dân trong xã hội cũ:giàu lòng tự trọng ,lão từ chối mọi sự giúp đỡ của ông giáo vì lão cũng hiểu rõ hoàn cảnh của ông giáo cũng không hơn gì mình.Lão không muốn làm phiền xóm làng
-Lão có tình yêu thương với cậu vàng-kỉ vật duy nhất mà cậu con trai để lại cho lão trước khi đi làm ở đồn điền cao su.Lão yêu thương nó như con của mình,gọi nó bằng"cậu vàng ",lão ăn gì cậu ăn nấy.Lão chọn cách chết ăn bả chó cũng có liên quan tới cậu vàng vì lão cho rằng mình đã lừa 1 ***** ,cái chết của lão như sự chuộc lỗi với cậu vàng
-Văn bản lão hạc lên án bộ mặt xủa xã hội đương thời ,tố cáo cái ác và lên tiếng thể hiện tấm lòng của người nông dân với bao nét đẹp.Qua đó ta đồng cảm với người nông dân và rút ra bài học cho bản thân trong cuộc sống hiện tại

xuân giáp bùi nguyễn
1 tháng 10 2021 lúc 19:09

Lão Hạc vốn túng thiếu nhưng không phiền lụy đến ai. Cảm thông cho cuộc sống tạm bợ củ khoai củ ráy qua ngày của lão, ông giáo ngấm ngầm giúp đỡ thì " lão từ chối tất cả.Từ chối đến mức gần như là hách dịch". Sự giúp đỡ của ông giáo chắc cũng chẳng đáng là bao, nhưng trong cảnh khốn cùng"một miếng khi đói, bằng một gói khi no" hẳn là rất đáng quý. Vậy mà lão lại từ chối. Phải chăng lão hiểu rằng nhà ông giáo cũng nghèo, hiểu rằng bà giáo không thoải mái gì. Ông giáo tốt bụng thật, nhưng lão không thể lợi dụng lòng tốt của ngơừi khác, không thể để phiền luỵ đến người khác. Lão đã từng nói với ông giáo "Để phiền cho hàng xóm, chết không nắm mắt được". Ngay đến cả đám ma của mình, lão cũng gửi tiền lại hờ bà con làm ma cho,lão thà chết chứ không chịu ăn cắp,ăn trộm của ai,không dám phạm vào tiền để dành của con một đồng nào.Qua đó,có thể thấy,Lão Hạc là một người giàu lòng tự trọng,một nhân cách sáng lên trong cảnh bần hàn.

kiểm tra giúp mik

omg 1234
Xem chi tiết
minh nguyet
24 tháng 7 2021 lúc 17:15

1. PTBD: Tự sự

2. Đoạn trích nói về cuộc trò chuyện giữa lão Hạc và ''cậu'' Vàng

3. BPTT: So sánh

Tác dụng: Cho thấy cuộc sống cô đơn, hiu quạnh của lão Hạc, cuộc sống của lão ngày cũng như đêm vì lúc nào cũng chỉ có một mình với con chó

4. Trường từ vựng: cuộc sống, con người

5. 

a, Người đó là con trai ruột của lão

b, Chỉ thời gian mà con trai lão đi, dùng để liệt kê

c, Bộc lộ sự xót xa, nhớ nhung

omg 1234
Xem chi tiết
Dang Khoa ~xh
29 tháng 7 2021 lúc 10:51

THAM KHẢO!

Vợ lão Hạc chết sớm. Con lão lại phẫn chí mà bỏ đi đồn điền cao su. Lão chỉ còn có cậu Vàng. Lão quý con chó như một người đàn bà hiếm hoi quý đứa con cầu tự. Nhưng rồi hoàn cảnh buộc lão phải bán cậu Vàng. Con chó mất đi, người nông dân khổ sở bất hạnh tột cùng kia đã đau đớn và day dứt chẳng khác nào mất đi một phần cơ thể của chính mình.

Câu chuyện xảy ra sau khi lão ốm một trận kéo dài hai tháng mười tám ngày. Trận ốm làm lão yếu đi ghê lắm! Lão không thể đi làm thuê được. Rồi lại bão, hoa màu trong vườn bị phá sạch sành sanh. Gạo thì mỗi ngày một kém. Lão đành phải dứt ruột bán cậu Vàng.

Câu chuyện tưởng như cũng chẳng có gì ghê gớm lắm. Bán một con chó đâu phải chuyện động trời động biển gì. Với người khác, câu chuyện ắt sẽ rất bình thường nhưng với lão Hạc thì không. Bởi con chó đối với lão không chỉ là một gia tài mà nó còn là một kỉ niệm, là tình thương của cha con lão. Mà với lão lúc ấy chắc chẳng có gì quan trọng hơn đứa con trai. Cậu Vàng là một kỉ vật. Chính bởi thế nên khi bán chó xong, Lão Hạc day dứt lắm. Lão muốn tìm ai để chia sẻ. Lão vội nghĩ ra và sang ngay nhà ông giáo. Gặp ông giáo “Lão cố làm ra vui vẻ. Nhưng lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậc nước”. Ngày con lão bỏ đi chưa chắc gì lão khóc vậy mà bây giờ lão đang “ép” những giọt nước mắt khó khăn của một ông lão đã đến tuổi gần đất xa trời. Có như vậy ta mới thấy lão là người tình nghĩa. Và quan trọng hơn sau những giọt nước mắt kia ta tủi thân cho lão, một con người “chẳng bao giờ có quyền giữ cho mình một cái gì”.

Và rồi sau cái vẻ mặt khổ sở kia, lão nức nở như con nít. Lão ngồi đó mà tưởng tượng ra đầy đủ và trọn vẹn cái cảnh thằng Mục và thằng Xiên bắt chó. Lúc ấy cậu Vàng nhìn lão như kêu xin rồi như oán giận. Lão kể cho ông giáo nghe tỉ mỉ và sống động như cậu Vàng là một con người thực vậy. Câu trách của cậu Vàng mà lão nghĩ ra nghe mới chua xót làm sao: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế nào mà lão đối xử với tôi như thế này à?”. Với lão Hạc, lừa bán một con chó có khác chi đã đánh mất cả một đời lương thiện: “Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó”. Có thể nói đoạn kể chuyện của lão Hạc đã chứng tỏ sự gắn bó sâu nặng của lão với kỉ vật đứa con trai. Đồng thời cũng thể hiện cái bản chất lương thiện của một lão nông dân khốn khổ.

yeuvan3000
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thu Phương
31 tháng 7 2021 lúc 14:47

Tham khảo:

 Khi hiểu lầm lão Hạc làm liều, ông giáo hơi thất vọng, cảm thấy cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn. Vì xưa nay, ông vẫn tin vào nhân cách của lão Hạc. Nhưng khi đến lúc hiểu ra đó chỉ là sự hiểu lầm. Cái chết của lão Hạc càng làm sáng tỏ thêm vẻ đẹp tâm hồn của lão. Ông giáo thấy “cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn” vì cuộc đời vẫn không làm mất đi niềm tin của ông vào bản chất lương thiện của người nông dân lao động. Ông giáo tự hứa trao lại số tiền và ba sào vườn lão đã gửi gắm cho con trai của lão.

Gà quý's toạc
Xem chi tiết

Tham khảo :

Lão Hạc là một người cha rất mực yêu thương con. Đồng cảm với nỗi phẫn chí của đứa con tội nghiệp, lão Hạc chấp nhận để con đi cao su. Làm như vậy, lão đã vì con mà ngậm ngùi chịu cảnh già cả, cô đơn, bệnh tật. Ở một mình, lão dành rất nhiều yêu thương cho con chó Vàng: gọi nó là “cậu” Vàng, ăn gì cũng cho nó ăn cùng, đau khổ, khóc lóc khi trót lừa nó để bán... Lão yêu con chó Vàng đơn thuần vì lão rất yêu loài chó ư? Không, lão yêu nó phần lớn bởi đó là kỉ vật của con trai để lại. Đặc biệt, cuối cùng lão Hạc đã chủ động tìm đến cái chết - một cái chết bi thương - cái chết bằng bả chó. Lão đã chấp nhận cái chết nghiệt ngã ấy để giữ lại cho con trai mảnh vườn đặng khi con về có vườn có đất làm ăn sinh sống. Chao ôi! Tình phụ tử ở lão Hạc thật khiến lòng ta cảm động.

htfziang
3 tháng 8 2021 lúc 8:47

Tham khảo

Một trong những cây bút viết về hiện thực trong làng văn học Việt Nam để lại nhiều ấn tượng nhất có lẽ không thể không nhắc đến Nam Cao. Ông để lại rất nhiều những áng văn chương viết về hiện thực xã hội rất có giá trị: đời thừa, chí phèo…Trong đó tiêu biểu có “Lão Hạc”. Đặc biệt nhân vật Lão Hạc để lại nhiều những nét ấn tượng khó phai trong lòng độc giả đến giờ.

Lão Hạc được tác giả Nam Cao khắc họa một cách rất sinh động, chi tiết đến chân thực. Thậm chí còn được coi là một hình tượng của người nông dân Việt Nam tiêu biểu trước Cách mạng Tháng Tám.

Tác phẩm “Lão Hạc” của Nam Cao lấy bối cảnh nông thôn Việt Nam trong những năm 1945 khi nước ta lâm vào nạn đói trầm trọng, người nông dân khốn khổ bởi chế độ một cổ hai tròng. Truyện ngắn được viết lại qua lời kể của thầy giáo Tứ một nhân vật trong truyện. Qua đó thể hiện sự tinh tế của tác giả, đồng thời thể hiện sự công bằng khách quan hơn trong cách kể về nhân vật Lão Hạc. Thông qua những lời kể mộc mạc, giản dị của Nam Cao đã khắc họa lên một bức chân dung về người nông dân gầy gò khắc khổ, nhưng hiền lành, lương thiện. Ông có một tấm lòng yêu thương con bao la vĩ đại của một người cha, tình cảm thương con vô bờ bến.

Lão Hạc có một cuộc đời bi thảm. vợ lão mất sớm, một mình lão gà trống nuôi con. Đến tuổi anh trai lấy vợ thì nhà lão nghèo quá, nhà gái thách cao nên anh con trai không lấy được vợ mà chán nản bỏ đi lên đồn điền cao su. Lão ngày ngày vò võ mong con về, chỉ biết thui thủi tâm sự với con chó Vàng- kỉ vật duy nhất cậu con trai để lại. nhưng vì hoàn cảnh quá nghèo đói mà lão phải bán đi người bạn duy nhất của lão, bán đi chỗ dựa tinh thần của lão. Cuối cùng để giữ tấm lòng trong sạch của mình, lão phải ăn bả chó tự tử, chết như một con chó. Cuộc đời lão là một cuộc đời đơn độc, quay quắt trong cái đói nghèo, bị cái đói nghèo đày dạo. Nam Cao thông qua cuộc đời nhân vật truyện mình để tố cái xã hội thực dân nửa phong kiến, dồn đẩy người nông dân tới bước đường cùng bằng tiếng nói đanh thép, nhưng không kém phần chua xót.

 

Sống trong cảnh đáng bồn vậy nhưng lão vẫn có tấm lòng vị tha, nhân hậu. Với cậu vàng lão yêu quý nó như “một bà mẹ hiếm hoi yêu quý đứa con cầu tự”. Lão cưng nựng vỗ về nó thậm chí chó nó ăn cơm như nhà giàu ăn cơm bát và hơn phần não. Lão coi nó như người bạn, ngày ngày tâm sự, trò chuyện. Còn đối với cậu con trai thì lão yêu quý gấp vạn lần. chỉ vì nghèo, không cưới được vợ cho con, làm con quẫn trí bỏ đi đồn điền cao su. Chính vì vậy mà lão dằn vặt chính bản thân, quyết chí giữ lại mảnh vườn để lúc con về mà còn có cái mà cưới vợ. Lão nói với cậu Vàng nhưng lại như nói với chính con mình. Mỗi lần lão ốm nhưng không dám động đến tiền dành dụm vì lão sợ ăn đụng vào tiền của con trai mình. Điều này làm lão khổ tâm hết sức. hành động lão gửi ông giáo mảnh vườn thể hiện mọi suy nghĩ đều hướng đến con trai, thậm chí cái chết của lão cũng vì con. Tình yêu lão dành cho con thật đặc biệt. không ồn ào, sôi nổi, không thể hiện qua hành động lời nói mà chỉ lặng lẽ yêu con trong tâm tưởng. tình yêu thương của lão con khiến chúng thật vô cùng cảm động.

Lão Hạc còn mang tấm lòng tự trọng cao quý. Lòng tự trọng với mọi người xung quanh, với con trai lão, với chính cậu Vàng, và cả chính bản thân lão. Lão nhớ ánh mắt đầy uất hận của cậu Vàng khi bị bắt trói. Lão đã rơi lệ và khổ tâm, “mếu máo như một đứa trẻ”, dằn vặt vì dám lừa một con chó vốn rất tin tưởng lão. Còn với con trai lão còn khổ tâm hơn. Đến cả trận ốm kéo dài đằng đẵng, lão cũng không dám đụng đến số tiền dành dụm, không dám bán đi mảnh vườn mà vợ chồng lão cố công kiếm để dành cho cậu con trai. Và cuối cùng, chỉ vì đói kém, ốm đau, vì sự mạt hạng của cái xã hội thối nát đã đẩy lão đến con đường tìm đến cái chết. Thế nhưng đến chết lão cũng chết đầy đau khổ, phải tự ăn bả chó, chết như một con chó không ai hay không ai rõ. Thế nhưng cái chết đó lại là minh chứng rõ nhất cho tấm lòng tự trọng cao quý của tâm hồn đó. Lão chấp nhận chọn cái chết để khỏi phải để cái đói ăn mòn lương tâm, chọn cái chết để bắt đầu một kiếp mới, chọn cái chết để bảo tròn cho tâm hồn trong sáng không vấy bẩn của lão. Thật đáng khâm phục.

Bằng ngòi bút miêu tả tâm lí, tự sự tác giả Nam Cao đã rất thành công khi xây dựng nên một nhân vật Lão Hạc điển hình cho người nông dân. Đó chính là người có tấm lòng tự trọng, có lối sống trong sạch tinh khiết, tấm lòng yêu thương con tha thiết dù cuộc sống khốn khổ, bị đày đọa khổ ải.

Từ đó khái quát lên hình tượng chung cho hình tượng người nông dân Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám tiêu biểu. Hơn hết ta còn thấy ở đó một tấm lòng yêu thương tài năng nghệ thuật của Nam Cao.



Xem thêm tại: https://doctailieu.com/cam-nhan-ve-lao-hac

Tham Khảo:

 

Một trong những cây bút viết về hiện thực trong làng văn học Việt Nam để lại nhiều ấn tượng nhất có lẽ không thể không nhắc đến Nam Cao. Ông để lại rất nhiều những áng văn chương viết về hiện thực xã hội rất có giá trị: đời thừa, chí phèo…Trong đó tiêu biểu có “Lão Hạc”. Đặc biệt nhân vật Lão Hạc để lại nhiều những nét ấn tượng khó phai trong lòng độc giả đến giờ.

 

Lão Hạc được tác giả Nam Cao khắc họa một cách rất sinh động, chi tiết đến chân thực. Thậm chí còn được coi là một hình tượng của người nông dân Việt Nam tiêu biểu trước Cách mạng Tháng Tám.

Tác phẩm “Lão Hạc” của Nam Cao lấy bối cảnh nông thôn Việt Nam trong những năm 1945 khi nước ta lâm vào nạn đói trầm trọng, người nông dân khốn khổ bởi chế độ một cổ hai tròng. Truyện ngắn được viết lại qua lời kể của thầy giáo Tứ một nhân vật trong truyện. Qua đó thể hiện sự tinh tế của tác giả, đồng thời thể hiện sự công bằng khách quan hơn trong cách kể về nhân vật Lão Hạc. Thông qua những lời kể mộc mạc, giản dị của Nam Cao đã khắc họa lên một bức chân dung về người nông dân gầy gò khắc khổ, nhưng hiền lành, lương thiện. Ông có một tấm lòng yêu thương con bao la vĩ đại của một người cha, tình cảm thương con vô bờ bến.

Lão Hạc có một cuộc đời bi thảm. vợ lão mất sớm, một mình lão gà trống nuôi con. Đến tuổi anh trai lấy vợ thì nhà lão nghèo quá, nhà gái thách cao nên anh con trai không lấy được vợ mà chán nản bỏ đi lên đồn điền cao su. Lão ngày ngày vò võ mong con về, chỉ biết thui thủi tâm sự với con chó Vàng- kỉ vật duy nhất cậu con trai để lại. nhưng vì hoàn cảnh quá nghèo đói mà lão phải bán đi người bạn duy nhất của lão, bán đi chỗ dựa tinh thần của lão. Cuối cùng để giữ tấm lòng trong sạch của mình, lão phải ăn bả chó tự tử, chết như một con chó. Cuộc đời lão là một cuộc đời đơn độc, quay quắt trong cái đói nghèo, bị cái đói nghèo đày dạo. Nam Cao thông qua cuộc đời nhân vật truyện mình để tố cái xã hội thực dân nửa phong kiến, dồn đẩy người nông dân tới bước đường cùng bằng tiếng nói đanh thép, nhưng không kém phần chua xót.

 

Sống trong cảnh đáng bồn vậy nhưng lão vẫn có tấm lòng vị tha, nhân hậu. Với cậu vàng lão yêu quý nó như “một bà mẹ hiếm hoi yêu quý đứa con cầu tự”. Lão cưng nựng vỗ về nó thậm chí chó nó ăn cơm như nhà giàu ăn cơm bát và hơn phần não. Lão coi nó như người bạn, ngày ngày tâm sự, trò chuyện. Còn đối với cậu con trai thì lão yêu quý gấp vạn lần. chỉ vì nghèo, không cưới được vợ cho con, làm con quẫn trí bỏ đi đồn điền cao su. Chính vì vậy mà lão dằn vặt chính bản thân, quyết chí giữ lại mảnh vườn để lúc con về mà còn có cái mà cưới vợ. Lão nói với cậu Vàng nhưng lại như nói với chính con mình. Mỗi lần lão ốm nhưng không dám động đến tiền dành dụm vì lão sợ ăn đụng vào tiền của con trai mình. Điều này làm lão khổ tâm hết sức. hành động lão gửi ông giáo mảnh vườn thể hiện mọi suy nghĩ đều hướng đến con trai, thậm chí cái chết của lão cũng vì con. Tình yêu lão dành cho con thật đặc biệt. không ồn ào, sôi nổi, không thể hiện qua hành động lời nói mà chỉ lặng lẽ yêu con trong tâm tưởng. tình yêu thương của lão con khiến chúng thật vô cùng cảm động.

Lão Hạc còn mang tấm lòng tự trọng cao quý. Lòng tự trọng với mọi người xung quanh, với con trai lão, với chính cậu Vàng, và cả chính bản thân lão. Lão nhớ ánh mắt đầy uất hận của cậu Vàng khi bị bắt trói. Lão đã rơi lệ và khổ tâm, “mếu máo như một đứa trẻ”, dằn vặt vì dám lừa một con chó vốn rất tin tưởng lão. Còn với con trai lão còn khổ tâm hơn. Đến cả trận ốm kéo dài đằng đẵng, lão cũng không dám đụng đến số tiền dành dụm, không dám bán đi mảnh vườn mà vợ chồng lão cố công kiếm để dành cho cậu con trai. Và cuối cùng, chỉ vì đói kém, ốm đau, vì sự mạt hạng của cái xã hội thối nát đã đẩy lão đến con đường tìm đến cái chết. Thế nhưng đến chết lão cũng chết đầy đau khổ, phải tự ăn bả chó, chết như một con chó không ai hay không ai rõ. Thế nhưng cái chết đó lại là minh chứng rõ nhất cho tấm lòng tự trọng cao quý của tâm hồn đó. Lão chấp nhận chọn cái chết để khỏi phải để cái đói ăn mòn lương tâm, chọn cái chết để bắt đầu một kiếp mới, chọn cái chết để bảo tròn cho tâm hồn trong sáng không vấy bẩn của lão. Thật đáng khâm phục.

Bằng ngòi bút miêu tả tâm lí, tự sự tác giả Nam Cao đã rất thành công khi xây dựng nên một nhân vật Lão Hạc điển hình cho người nông dân. Đó chính là người có tấm lòng tự trọng, có lối sống trong sạch tinh khiết, tấm lòng yêu thương con tha thiết dù cuộc sống khốn khổ, bị đày đọa khổ ải.

Từ đó khái quát lên hình tượng chung cho hình tượng người nông dân Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám tiêu biểu. Hơn hết ta còn thấy ở đó một tấm lòng yêu thương tài năng nghệ thuật của Nam Cao.

 

Hoàng Linh
Xem chi tiết
Buddy
5 tháng 8 2021 lúc 21:11

lão khóc vì con mình , vất vả đi đồn điền , khóng vì ko làm tròn nhiệm vụ đã bán cậu vàng là con vật coi như con lão , lão khóc cho số phận mình 

htfziang
5 tháng 8 2021 lúc 21:11

Tham khaoor

- Lão Hạc khóc, trước tiên, vì bán “cậu Vàng” lão đã mất đi chỗ dựa của tình thần — một chút an ủi cho tuổi già cô độc. Đây là tiếng khóc than thân tủi phận. Sau nữa, lão khóc vì: “[...] tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó...” — tiếng khóc của nỗi ân hận trước một việc mà mình thấy là không nên làm. Tiếng khóc cho thấy ý thức rất cao về nhân phẩm của lão Hạc. - ông giáo muốn “òa lên khóc”, trước tiên là vì thông cảm cho cảnh tình của lão Hạc. Sau nữa, đấy còn là tiếng khóc của người có cùng cảnh ngộ. Chẳng phải là ông giáo (cũng như lão Hạc phải bán con chó thân thiết) đã phải bán đi những cuốn sách gắn với kỉ niệm của một thời “đầy những say mê đẹp và cao vọng” đó sao? - Giọt nước mắt của các nhân vật ở đây đều được chắt ra từ những khổ nhục, cay cực trong cuộc đời nhưng cũng mênh mang tình thương và là biểu hiện thật đẹp đẽ của phẩm cách làm người. Đặc biệt là ông giáo. Ông không chỉ biết khóc cho mình mà còn biết khóc cho nỗi đau của kẻ khác. Trong truyện, Nam Cao đã ngậm ngùi triết lí về một lẽ đời: “Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa”. Cảnh ngộ của ông giáo cũng chẳng khác gì lão Hạc. Nhưng những khổ — nhục đó không khiến trái tim ông giáo trở nên lạnh lùng, chai sạn. Trái lại, dường như nó lại càng trở nên nhạy cảm trước nỗi đau của đồng loại. - Nước mắt, với Nam Cao, vừa là biểu tượng của khổ nhục cũng đồng thời là biểu tượng của nhân phẩm; vừa là biểu tượng của những đắng cay mà cung là biểu tượng của tình thương, của niềm trắc ẩn, của mối từ tâm. Vì lẽ ấy, nó luôn làm day dứt tâm hồn người đọc.