Đốt cháy hoàn toàn 5,6g sắt trong oxi
a, viết phương trình phản ứng xảy ra
b, tính thể tích oxi ở điều kiện tiêu chuẩn tham gia phản ứng
Đốt cháy hoàn toàn 5,6g sắt trong oxi
a, viết phương trình phản ứng xảy ra
b, tính thể tích oxi ở điều kiện tiêu chuẩn tham gia phản ứng
a) \(3Fe+2O_2\underrightarrow{t^o}Fe_3O_4\)
\(n_{Fe}=\dfrac{5,6}{56}=0,1\left(mol\right)\)
\(\Leftrightarrow n_{O_2}=\dfrac{2}{3}\left(mol\right)\)
\(\Leftrightarrow V_{O_2}=22,4.\dfrac{2}{3}\approx14,93\left(l\right)\)
Cho các chất: C,Mg,Al,H2,C2H6.Viêt phương trình hoá học của phản ứng giữa các chất với oxi và cho biết phản ứng nào là phản ứng hoá hợp
Pt: C + O2 --to--> CO2 (Phản ứng hóa hợp)
.....2Mg + O2 --to--> 2MgO (Phản ứng hóa hợp)
......4Al + 3O2 --to--> 2Al2O3 (Phản ứng hóa hợp)
......2H2 + O2 --to--> 2H2O (Phản ứng hóa hợp)
......C2H6 + \(\dfrac{7}{2}\)O2 --to--> 2CO2 + 3H2O
Câu 1 : Một oxit của sắt có thành phần phần trăm là 70 % , phân tử khối của oxit = 160 đvc , xác định công thức hóa học .
Câu 2: oxit của một n tố có hóa trị V chứa 43, 66 % n tố đó . xác định công thức hóa học.
Câu 3 ; oxit Y của một n tố có hóa trị III , chứa 17,29 % oxi . xác định công thức hóa học .
Câu 4 : một oxit của S trong đó % S chiếm 50 % . một oxit = 64 đvc. xác định công thức hóa học.
Câu 1 :
Gọi công thức của oxit đó là MxOy
Ta có Mx/(Mx + 16y) = 70/100
Mà Mx + 16y = 160 => Mx = (70/100).160 = 112g => M = 112/x
Với x = 2 => M = 56 (Fe)
x = 2 => y = (160 - 56.2)/16 = 3
Vậy oxit kim loại có công thức là Fe2O3 (Sắt (III) oxit)
* Nói thêm một chút tại sao x = 2 : cái này do mình làm tắt đó thôi, chứ đúng ra phải biện luận thế này nè :
M = 112/x
x = 1 => M = 112 (loại)
x = 2 => M = 56 (Fe)
x = 3 => M = 37,3 (loại)
** Thực ra M = 112 là kim loại Cd (cađimi) nhưng chương trình lớp 8 không xét kim loại này, hơn nữa Cd có hóa trị II
*** Trong chương trình lớp 8 thì chỉ cần biện luận tới x = 3 là có thể kết luận được rồi
Trong 1 bình kín có thể tích 5,6l chứa đầy khí (đktc)và 1,55g photpho.Đốt photpho cho phản ứng xảy ra hoàn toàn sau phản ứng đưa bình về nhiệt độ ban đầu
a) Tính khối lượng chất có trong bình sau phản ứng
b) áp suất trong bình hay giảm và bằng bao nhiêu lần so với áp suất ban đầu
nP=1,55/31=0,05(mol)
nkk=5,6/22,4=0,25(mol)
=>nO2=0,25.1/5=0,05(mol)
pt:
4P+5O2--->2P2O5
4___5
0,05__0,05
Ta có; 0,05/4>0,05/5
=>P dư
mP dư=0,01.31=0,31(g)
mP2O5=0,02.142=2,84(g)
1) lập PTHH và cho biết loại phản ứng
a) P + O2 ---> ?
b) KClO3 ---> ? + ? ( to )
c) HgO ---> ? + ? ( to )
d) Ca + O2 ---> ?
2) nêu hiện tượng và viết PTHH khi đốt cháy sắt trong bình khí oxi
3) viết CTHH của các chất sau
a) chì (II) oxit b) sắt từ oxit
c) đinitơ pentaoxit d) lưu huỳnh trioxit
1) lập PTHH và cho biết loại phản ứng
a) 4P + 5O2 ---> 2P2O5
b) 2KClO3 ---> 2KCl + 3O2 ( to )
c) 2HgO ---> 2Hg + O2 ( to )
d) 2Ca + O2 ---> 2CaO
2)
Hiện tượng: Thanh sắt cháy sáng chói như pháo hoa do sắt cháy mãnh liệt trong oxi, sau khi cháy cho oxit sắt màu nâu
PTHH: 3Fe + 2O2 ---> Fe3O4
3) viết CTHH của các chất sau
a) chì (II) oxit : PbO
b) sắt từ oxit: Fe3O4
c) đinitơ pentaoxit: N2O5
d) lưu huỳnh trioxit: SO3
1)
a) 4P + 5O2 --to--> 2P2O5 (Phản ứng hóa hợp)
b) 2KClO3 --to--> 2KCl + 3O2 (Phản ứng phân hủy)
c) 2HgO --to--> 2Hg + O2 (Phản ứng phân hủy)
d) 2Ca + O2 --to--> 2CaO (Phản ứng hóa hợp)
2)
Hiện tượng: Fe cháy trong oxi không ngọn lửa, không khói nhưng phát sáng chói tạo ra các hạt màu nâu là sắt từ oxit (Fe3O4)
Pt: 3Fe + 2O2 --to--> Fe3O4
3)
a) 2Pb + O2 --to--> 2PbO
b) 3Fe + 2O2 --to--> Fe3O4
c) 4N + 5O2 --to,V2O5--> 2N2O5
d) 2SO2 + O2 --to,V2O5--> 2SO3
hóa trị của oxi là mấy
Tìm những bài tập về lượng chất dư
(Có lời giải chi tiết)
Help me
Ai tìm được càng nhiều thì mk sẽ kêu gọi những bạn bè của mk tick đúng cho
Làm cả bài tập vật lí mà mk đã đăng nữa nhé.
Xong trước 6 giờ sáng mai nhé
Đang cần gấp
Bài 1
Sắt tác dụng với dung dịch CuSO4 theo phương trình:
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Nếu cho 11,2 g sắt vào 40 g CuSO4. Tính khối lượng Cu thu được sau phản ứng.
Bài 2
Cho sắt tác dụng với dd axit H2SO4 theo sơ đồ sau:
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
Có 22,4 g sắt tác dụng với 24,5 g H2SO4. Tính:
a) Thể tích khí H2 thu được ở đktc.
b) Khối lượng các chất còn lại sau phản ứng.
Bài 3
Người ta cho 26 g kẽm tác dụng với 49 g H2SO4, sau phản ứng thu được muối ZnSO4, khí hidro và chất còn dư.
a) Viết phương trình phản ứng.
b) Tính thể tích (đktc) khí hidro sinh ra.
c) Tính khối lượng các chất còn lại sau phản ứng.
Bài 4
Theo sơ đồ: CuO + HCl → CuCl2 + H2O
Nếu cho 4 gam CuO tác dụng với 2,92 g HCl.
a) Cân bằng PTHH.
b) Tính khối lượng các chất còn lại sau phản ứng.
bạn nè~!
Nhôm cahy1 trong oxi tạo ra nhôm oxit Al2O3. Khi đốt 54g nhôm trong oxit dư thì tạo ra số mol Al2O3 là bao nhiêu?
nAl = \(\frac{5,4}{27}= 0,2\) mol
Pt: 4Al + 3O2 --to--> 2Al2O3
...0,2 mol-------------> 0,1 mol
Vậy khi đốt 54g nhôm trong oxit dư thì tạo ra 0,1 mol Al2O3
Đốt cháy nhôm trong bình khí oxi thu được 4,08g nhôm oxit
a) viết PTHH
b) tính VO2 ( đktc )
c) tính Vkk
d) tính mAl
e) để có được oxi cho phản ứng trên, người ta dùng KClO3 ( Kali clorat ) đem phân huỷ ở nhiệt độ cao. Tính khối lượng KClO3 cần dùng
a,PTHH : 4Al + 3O2 → 2Al2O3 (1)
Theo bài ra ta có:
nAl2O3= mAl2O3/ MAl2O3= 4,08 / 102 = 0,04 mol
Theo pthh (1) và bài ta có:
b) nO2= 3/2 . nAl2O3 = 3/2 . 0,04 = 0,06 mol
⇒ VO2= nO2 . 22,4 = 0,06 . 22,4 = 1,344 (lit)
c,Mặt khác ta có: VO2= 1/5.Vkk ⇒Vkk= 5.VO2= 5. 1,344 = 6,72 (lit)
d) nAl = 2. nAl2O3= 2. 0,04 = 0,08 mol
⇒ mAl= nAl . MAl= 0,08 . 27 = 2,16 g
e,Ta có pthh: 2KClO3 ----to MnO2-----> 2KCl + 3O2 (2)
Theo câu b ta có : nO2= 0,06 mol
Theo pthh 2 và câu b ta có:
nKClO3= 2/3 . nO2 = 2/3 . 0,06 = 0,04 mol
⇒ mKClO3 = nKClO3 . MKClO3 = 0,04 . 122,5 = 4,9 g
Vậy: VO2 = 1,344 l
Vkk = 6,72 l
mAl = 2,16 g
mKClO3 = 4,9 g
Nhớ tick nha~
a) nAl2O3 = \(\frac{4,08}{102}=0,04\) mol
Pt: 4Al + .3O2 --to--> 2Al2O3
0,08 mol<-0,06 mol.<--0,04 mol
b) VO2 = 0,06 . 22,4 = 1,344 (lít)
c) VO2 = 0,2Vkk
=> Vkk = \(\frac{VO2}{0,2}=\frac{1,344}{0,2}=6,72\) (lít)
d) Pt: 2KClO3 --to--> 2KCl + 3O2
.........0,04 mol<---------------0,06 mol
mKClO3 = 0,04 . 122,5 = 4,9 (g)
Bài 1
a, Từ hóa chất cho sẵn sau : Fe , H2O với các thiết bị cần thiết đầy đủ Hãy lm thế nào để có thể thực hiện được sự biến đổi sau Fe->Fe3O4->Fe
b,bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các gói bột : vôi sống magie oxit, điphotpho penta oxit, natriclorua, natri oxit
Bài 2 Nung hoàn toàn 15,15g chất rắn A thu được chất rắn B và 1,68 l khí oxi(đktc).Trong hợp chất B có thành phần % khối lượng các nguyên tố 37,65% oxi, 16,47% nitở còn lại là kali. Xác định CTHH của B và A biết rằng CT đơn giản của A, B
Bài 1:
a) - Điện phân nước:
2H2O --đp--> 2H2 + O2
Pt: 3Fe + 2O2 --to--> Fe3O4
......Fe3O4 + 4H2 --to--> 3Fe + 4H2O
b) - Trích mỗi chất một ít làm mẫu thử
- Cho nước vào các mẫu thử
+ Các mẫu tan gồm: CaO, P2O5, NaCl, Na2O
..............CaO + H2O --> Ca(OH)2
...............P2O5 + 3H2O --> 2H3PO4
...............Na2O + H2O --> 2NaOH
+ Mẫu không tan: MgO
- Nhúng quỳ tím vào các dd:
+ Mẫu làm quỳ tím chuyển sang màu xanh: Ca(OH)2, NaOH chất ban đầu là CaO, Na2O
+ Mẫu làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ: H3PO4 chất ban đầu là P2O5
+ Mẫu không làm đổi màu quỳ tím là NaCl
- Dẫn CO2 từ từ vào 2 dd làm quỳ tím chuyển sang màu xanh
+ Mẫu xuất hiện kết tủa là Ca(OH)2 chất ban đầu là CaO
............Ca(OH)2 + CO2 --> CaCO3 + H2O
+ Mẫu còn lại là NaOH chất ban đầu là Na2O
............2NaOH + CO2 --> Na2CO3 + H2O
Bài 2:
A---t*--->B+O2
nO2=1,68/22,4=0,075(mol)
=>mO2=0,075.32=2,4(g)
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:
mA=mB+mO2
=>mB=mA-mO2=15,15-2,4=12,75(g)
=>mO=12,75.37,65%=4,8(g)=>nO=4,8/16=0,3(mol)
mN=12,75.16,47%=2,1(g)=>nN=2,1/14=0,15(mol)
mK=12,75-4,8-2,1=5,85(g)=>nK=5,85/39=0,15(mol)
Gọi CTHH của B là :KaNbOc
Ta có: a:b:c=nK:nN:nO=0,15:0,15:0,3=1:1:2
===>CTĐG: KNO2
Gọi CTHH của A là: KxNyOz
Định luật bảo toàn nguyên tố:
mO2=4,8+2,4=7,2(g)
=>nO2=0,45(mol)
nN=0,15(mol)
nK=0,15(mol)
Ta có: x:y:z=nK:nN:nO=0,15:0,15:0,45=1:1:3
===>CTHH của A: KNO3