Hướng dẫn soạn bài Thầy bói xem voi

Bée Dâu
Xem chi tiết
Lưu Hạ Vy
26 tháng 10 2016 lúc 20:55

Thầy bói nói dưạ

Ăn ốc nói mò

Thấy cây mà ko thấy rừng

Chúc bn hok tốt !

Bình luận (4)
Trần Hoàng Bảo Ngọc
26 tháng 10 2016 lúc 20:56

Ăn ốc nói mò

Biết 1 mà không biết 2

 

Bình luận (0)
Phạm Thùy Linh
26 tháng 10 2016 lúc 22:54

cưỡi ngựa xem hoa

Bình luận (0)
Lê Nguyễn Diễm My
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
24 tháng 10 2016 lúc 19:22

Câu 1

* Cách xem voi của năm thầy bói

- Xem bằng tay

- Thầy sờ vào các bộ phận của con voi ( vòi, ngà, tai, chân, đuôi. )

* Thái độ của các thầy bói khi xem voi :

+ Khinh bỉ, coi thường con voi, nghĩ nó giống như cái chổi sể cùn, cái cột đình, cái quạt ...

* Thái độ của các thầy bói khi phán về voi :

- Khẳng định ý kiến của mình là đúng,

- Phủ nhận ,bác bỏ ý kiến người khác,

=> Thái độ bảo thủ , chủ quan.

Bình luận (7)
Nguyen Thi Mai
24 tháng 10 2016 lúc 19:25

Câu 2 :

* Nhận xét : Họ chỉ phán đúng một bộ phận con voi, không đúng toàn thể hình thù con voi.

* Ý nghĩa :

- Chế giễu năm ông thầy bói và nghề bói toán.

- Khuyên chúng ta: muốn hiểu biết đúng sự vật, sự việc phải xem xét chúng toàn diện.

- Cần có phương pháp xem phù hợp và dẫn đến mục đích cuối cùng.

- Biết lắng nghe ý kiến người khác; không nên chủ quan, bảo thủ.

- Không giải quyết vấn đề bằng bạo lực.

Bình luận (0)
Lê Nguyễn Diễm My
24 tháng 10 2016 lúc 19:19

giúp ik mờ, lạy lun ớ

Bình luận (0)
Đỗ Quang Anh
Xem chi tiết
Phương Trâm
17 tháng 10 2016 lúc 21:22

Truyện gì bạn? -.-

Bình luận (1)
ngô ngọc linh
18 tháng 10 2016 lúc 9:50

kể truyện gì vậy bạn Đỗ Quang Anh

Bình luận (0)
Lê Nguyễn Diễm My
24 tháng 10 2016 lúc 19:20

kỳ

Bình luận (0)
Mario DaiVy
Xem chi tiết
Phương Trâm
17 tháng 10 2016 lúc 21:10

Trong tất cả các văn bản đã học, em thích nhất là văn bản  " Thầy bói xem voi "

Bình luận (0)
Doraemon
Xem chi tiết
Love Học 24
26 tháng 5 2016 lúc 9:49

- Bài học rút ra : Muốn hiểu hết sự vật , sự việc phải xem xét chúng một cách toàn diện .

- Ý nghĩa của truyện không dừng ở mức hài hước , trào lộng để mua vui . Cao hơn thế , các tác giả dân gian muốn phê phán cái " mù " trong nhận thức của con người . Bài học bổ ích chứa đựng trong truyện chính là: Trong cuộc sống, sự vật nào, vấn đề nào bản thân chưa hiểu biết tường tận, thấu đáo thì chớ nên bày tỏ ý kiến một cách nông nổi, hồ đổ. Muốn có được một nhận xét chính xác thì phải tìm hiểu toàn diện, kĩ càng. Những hiểu biết sơ sài, nông cạn, những suy đoán chủ quan, thiếu thực tế chỉ dẫn đến nhận thức lệch lạc, sai lầm mà thôi. Ngoài ra, truyện còn ngầm chỉ trích loại người có trình độ hiểu biết thấp kém nhưng lại hay làm ra vẻ thông thái. Ý nghĩa này được gói gọn trong câu thành ngữ: “Thầy bói xem voi”.

Bình luận (0)
Phan Thùy Linh
26 tháng 5 2016 lúc 10:22
Tục ngữ có câu : “Trăm nghe không bằng một thấy. Trăm thấy không bằng một sờ”, ở đây các thầy đều đã sờ tận tay. Vậy thì còn sai vào đâu được?! Do vậy thầy nào cũng cho rằng nhận xét của mình là đúng nhất. Khổ nỗi, nó chỉ đúng với bộ phận mà mỗi thầy sờ được chứ không đúng với cả con voi. Sự vật thì chỉ có một (con voi), mà các thầy tưởng tượng ra tới năm hình dáng khác nhau xa. Điều đáng cười nhất là họ không nhận ra được bản chất của sự vật (yếu tố khách quan) mà cứ Cố Sống cố chết khẳng định nhận thức của mình mới là chân lí (chủ quan). Cả năm thầy đều chung một cách xem voi phiến diện: dùng bộ phận để khái quát toàn thể sự vật. Ý nghĩa của truyện không dừng ở mức hài hước, trào lộng để mua vui, Cao hơn thế, các tác giả dân gian muốn phê phán cái “mù” trong nhận thức của không ít người. Bài học bổ ích chứa đựng trong truyện chính là: Trong cuộc sống, sự vật nào, vấn đề nào bản thân chưa hiểu biết tường tận, thấu đáo thì chớ nên bày tỏ ý kiến một cách nông nổi, hồ đổ. Muốn có được một nhận xét chính xác thì phải tìm hiểu toàn diện, kĩ càng. Những hiểu biết sơ sài, nông cạn, những suy đoán chủ quan, thiếu thực tế chỉ dẫn đến nhận thức lệch lạc, sai lầm mà thôi. Ngoài ra, truyện còn ngầm chỉ trích loại người có trình độ hiểu biết thấp kém nhưng lại hay làm ra vẻ thông thái. Ý nghĩa này được gói gọn trong câu thành ngữ: “Thầy bói xem voi”.
Bình luận (0)