Hướng dẫn soạn bài Thầy bói xem voi

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Doraemon

Qua truyện ngụ ngôn " Thầy bói xem voi " ,em rút ra bài học gì cho bản thân mình ?

( Mở rộng hơn ý nghĩa trong sách giáo khoa nha ! )

 

Love Học 24
26 tháng 5 2016 lúc 9:49

- Bài học rút ra : Muốn hiểu hết sự vật , sự việc phải xem xét chúng một cách toàn diện .

- Ý nghĩa của truyện không dừng ở mức hài hước , trào lộng để mua vui . Cao hơn thế , các tác giả dân gian muốn phê phán cái " mù " trong nhận thức của con người . Bài học bổ ích chứa đựng trong truyện chính là: Trong cuộc sống, sự vật nào, vấn đề nào bản thân chưa hiểu biết tường tận, thấu đáo thì chớ nên bày tỏ ý kiến một cách nông nổi, hồ đổ. Muốn có được một nhận xét chính xác thì phải tìm hiểu toàn diện, kĩ càng. Những hiểu biết sơ sài, nông cạn, những suy đoán chủ quan, thiếu thực tế chỉ dẫn đến nhận thức lệch lạc, sai lầm mà thôi. Ngoài ra, truyện còn ngầm chỉ trích loại người có trình độ hiểu biết thấp kém nhưng lại hay làm ra vẻ thông thái. Ý nghĩa này được gói gọn trong câu thành ngữ: “Thầy bói xem voi”.

Phan Thùy Linh
26 tháng 5 2016 lúc 10:22
Tục ngữ có câu : “Trăm nghe không bằng một thấy. Trăm thấy không bằng một sờ”, ở đây các thầy đều đã sờ tận tay. Vậy thì còn sai vào đâu được?! Do vậy thầy nào cũng cho rằng nhận xét của mình là đúng nhất. Khổ nỗi, nó chỉ đúng với bộ phận mà mỗi thầy sờ được chứ không đúng với cả con voi. Sự vật thì chỉ có một (con voi), mà các thầy tưởng tượng ra tới năm hình dáng khác nhau xa. Điều đáng cười nhất là họ không nhận ra được bản chất của sự vật (yếu tố khách quan) mà cứ Cố Sống cố chết khẳng định nhận thức của mình mới là chân lí (chủ quan). Cả năm thầy đều chung một cách xem voi phiến diện: dùng bộ phận để khái quát toàn thể sự vật. Ý nghĩa của truyện không dừng ở mức hài hước, trào lộng để mua vui, Cao hơn thế, các tác giả dân gian muốn phê phán cái “mù” trong nhận thức của không ít người. Bài học bổ ích chứa đựng trong truyện chính là: Trong cuộc sống, sự vật nào, vấn đề nào bản thân chưa hiểu biết tường tận, thấu đáo thì chớ nên bày tỏ ý kiến một cách nông nổi, hồ đổ. Muốn có được một nhận xét chính xác thì phải tìm hiểu toàn diện, kĩ càng. Những hiểu biết sơ sài, nông cạn, những suy đoán chủ quan, thiếu thực tế chỉ dẫn đến nhận thức lệch lạc, sai lầm mà thôi. Ngoài ra, truyện còn ngầm chỉ trích loại người có trình độ hiểu biết thấp kém nhưng lại hay làm ra vẻ thông thái. Ý nghĩa này được gói gọn trong câu thành ngữ: “Thầy bói xem voi”.

Các câu hỏi tương tự
Trần Thị Khánh Huyền
Xem chi tiết
Lê Nguyễn Diễm My
Xem chi tiết
ngô ngọc linh
Xem chi tiết
Mario DaiVy
Xem chi tiết
Hien Nguyen
Xem chi tiết
Trương Ngọc Bảo An
Xem chi tiết
Cao Thị Phương Ly
Xem chi tiết
nguyễn đình dũng
Xem chi tiết
Thiên Lê Hoàng
Xem chi tiết