Hướng dẫn soạn bài Sông nước Cà Mau

Cao Thanh Phương
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
18 tháng 1 2017 lúc 13:32

Trong văn bản Sông nước Cà Mau, dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Đoàn Giỏi, cả vùng sông nước Cà Mau hiện lên thật sinh động. Cảnh vật biến hoá, màu sắc biến hoá: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... Những dòng sông, kênh, rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn nữa hiện lên vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa dạt dào sức sống, cảnh xa lạ mà vẫn gợi bao yêu mến, nhớ thương. Thiên nhiên Cà Mau bao la, hào phóng; con người Cà Mau mộc mạc, hồn hậu, dễ thương. Đọc những trang văn của Đoàn Giỏi, ta có cảm giác như đang đi giữa sông nước Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, đến chơi chợ Năm Căn, dừng lại, bước lên những ngôi nhà bè và mua một vài món quà lưu niệm. Cảm giác được chu du giữa cả một miền sông nước như thế mới thú vị biết bao!

Bình luận (0)
Tran Ngoc Hoa
18 tháng 1 2017 lúc 14:06

Cảnh sông nước Cà Mau có vẻ đẹp rất rộng lớn , hùng vĩ , đầy sức sống hoang dã . Không gian mênh mông , có nhiều cây cối , sông ,rạch chằn chịt , được phủ kín bởi 1 màu xanh ( màu xanh bạt ngàn của trời , nước , cây lá )đầy bí ẩn và hấp dẫn . Những âm thanh rì rào bất tận của lá và tiếng sóng . Chợ ở nơi đây là hình ảnh cuộc sống đông vui , tấp nập , trù phú , màu sắc độc đáo ở vùng đất tận cùng phía Nam Tổ quốc .

Bình luận (0)
Hảii Trangg
6 tháng 4 2017 lúc 14:51

Cảnh sắc của Việt Nam quê hương ta vô cùng tươi đẹp, đó là vẻ đẹp của non sông gấm vóc, ở mỗi thành phố, mỗi tỉnh thành lại có những vẻ đẹp đa dạng khác nhau, mang đặc trưng của vùng quê ấy. Là vùng đất nằm ở vị trí cuối cùng của mảnh đất hình chữ S, vùng sông nước Cà Mau không chỉ là một vùng địa lí của đất nước mà nó còn là một cảnh quan tươi sắc thu hút nhiều ngòi bút của thi nhân viết về nơi đây. Tiêu biểu lên trong số đó chính là tác phẩm “Sông nước Cà Mau” của nhà văn Đoàn Giỏi. Đây là tác phẩm viết về cảnh tượng tươi đẹp và hùng vĩ của sông nước Cà Mau, đồng thời cũng thể hiện được tình cảm của tác giả Đoàn Giỏi dành cho nơi đây.

“Sông nước Cà Mau” nằm ở chương mười tám của tập truyện “Đất rừng phương Nam”của nhà văn Đoàn Giỏi. Trước hết nhà văn đã thể hiện được một ấn tượng khái quát của mình về vùng sông nước cà Mau, đó là càng đổ dần về hướng Cà Mau thì khung cảnh xung quanh được điểm tô bởi màu xanh của sắc lá, đó là những tán lá xanh ven bờ sông tạo ra một bức tranh hài hòa về màu sắc với màu nước sông cũng như màu sắc của bầu trời. Những sắc xanh của tán lá còn gợi cho người đọc liên tưởng đến sự sống tươi đẹp vùng sông nước. Ta có thể nhận thấy vị trí mà nhà văn Đoàn Giỏi quan sát đó chính là trên dòng sông, có lẽ nhà thơ đang thưởng ngoạn cảnh đẹp trên một con thuyền.

Bởi chỉ có ở vị trí giữa của dòng sông thì nhà văn mới có thể đón nhận trọn vẹn cảnh sắc xung quanh như vậy. Sau khi phác họa những nét khái quát về khung cảnh xung quanh thì nhà văn đi vào miêu tả những địa danh cụ thể của Cà Mau, cụ thể ở đây chính là dòng Năm Căn rộng lớn, mênh mông mà cũng không kém phần hùng vĩ, mang lại cho con người cảm giác choáng ngợp về tầm mắt. Các chi tiết thể hiện được sự hùng vĩ, mênh mông của dòng sông và rừng đó chính là “nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác”, “con sông rộng hơn một ngàn thước”, “Cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên ngụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng”.

Sau đó con thuyền của nhà văn đến chợ nổi Năm Căn, đây là nơi các thuyền chở đầy những loại hoa quả, hàng hóa để trao đổi, buôn bán. Đây cũng là một đặc trưng tiêu biểu của người dân vùng sông nước Nam Bộ. Sông Năm Căn được miêu tả với một không gian rộng lớn, con sông này rộng đến “hàng ngàn thước”, nước ở con sông này cũng dòi dào, đặc biệt nước ở các con kênh, con rạch khác đổ vào ầm ầm như thác nước. Trong văn bản “Sông nước Cà Mau” thì sự đông vui, nhộn nhịp của chợ nổi Năm Căn thể hiện thông qua những chi tiết rất sống động, chân thực.

Đó chính là sự tấp nập, nhộn nhịp của những “túp lều lá đơn sơ”, của những “căn nhà gạch hai tầng”, “những đống gỗ cao như núi”, “những cột đáy”, “thuyền chài”, “thuyền lưới”…Sự độc đáo chỉ có ở chợ nổi vùng sông nước, đó chính là chợ họp luôn trên sông, những con thuyền chở đầy ăm ắp những loại hàng hóa, những người chủ thuyền chỉ cần đỡ sát thuyền lại với nhau là có thể trao đổi, mua bán hàng hóa từ tiêu dùng đến ẩm thực. Hơn nữa, Năm Căn còn là nơi tập trung những người bán vải, bán rượu đến từ nhiều nơi khác nhau, có nhiều giọng nói cũng như trang phục khác nhau làm nên nét độc đáo của những khu chợ nổi này.

Không những rộng lớn, hùng vĩ là nơi bắt nguồn của nhiều con kênh,con rạch khác mà sông Năm Căn còn rất đa dạng và phông phú bởi nguồn thủy sản dồi dào “cá bơi hàng đàn” hình ảnh những con cá này thể hiện được sự giàu có hải sản của các con sông nhưng đồng thời nó cũng thể hiện được vẻ đẹp thơ mộng, êm ả của chốn sông nước mênh mông, bát ngát này. Đó cũng chính là sự hòa hợp giữa thiên nhiên đất trời, các loại sinh vật, cảnh vật xung quanh cũng như hoạt động sống, hoạt động lao động của con người vùng sông nước.

Không chỉ miêu tả sông nước mà nhà văn Đoàn Giỏi còn đi vào miêu tả những cánh rừng dựng lên cao ngất như những “dãy trường thành vô tận”, đó là những khu rừng nguyên sinh vừa mang nét hoang sơ vừa mang nét huyền bí thu hút người xem, người nhìn. Ta có thể thấy ở đây nhà văn đã vô cùng tinh tế trong cảm nhận cũng như trong miêu tả lại cảnh sắc của vùng sông nước Cà Mau, theo hành trình xuôi dòng Năm Căn, nhà văn đã miêu tả tuần tự những cảnh sắc cũng như sự vật mà mình cảm nhận được nên ta thấy ở trong những trang văn này cảm xúc rất đỗi chân thực của nhà thơ.

Như vậy, tác phẩm “Sông nước Cà Mau”của nhà văn Đoàn Giỏi đã gởi ra cho người đọc một bức tranh toàn cảnh về vùng sông nước Cà Mau, thông qua bức tranh ấy độc giả có thể cảm nhận được một cách trọn vẹn không gian hùng vĩ, cảnh sắc thiên nhiên cũng như không gian náo nức, nhộn nhịp nơi chợ nổi. Cách tái hiện của nhà văn vô cùng độc đáo, xuôi theo cuộc hành trình cũng như xuôi theo mạch cảm xúc trữ tình của nhà văn.

Bn Cao Thanh Phương hãy tự chọn lọc các ý chính, hay nhất để làm thành một đoạn văn nhé!!!!

Bình luận (0)
nguyenthithuhang
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hải
16 tháng 1 2017 lúc 20:24

trẻ em với búp trên cành

rừng đước với hai dãy trường thành vô tận

chí lớn ông cha với trường sơn

lòng mẹ bao la sóng trào với cửu long

Bình luận (0)
Nguyễn Đinh Huyền Mai
16 tháng 1 2017 lúc 20:46

Trẻ em với búp trên cành

Rừng đước với hai dãy trường thành vô tận

Chí lớn ông cha với Trường Sơn

Lòng mẹ bao la sóng trào với Cửu Long

Bình luận (11)
Hoàng Trang Thùy
18 tháng 1 2017 lúc 19:25

đồ đáng ghét

Bình luận (4)
Nguyen Nguyen
Xem chi tiết
Vũ Mỹ Lệ
17 tháng 1 2018 lúc 22:03

Cách lựa chọn từ ngữ, chi tiết để miêu tả giúp người đọc dễ hiểu, dễ hình dung đặc điểm của sự vật hoặc hiện tượng cần miêu tả một cách chi tiết nhất.

Bình luận (0)
Ok Tròn
Xem chi tiết
Phạm Thị Gia Hân
18 tháng 1 2018 lúc 20:16

văn bản được tác giả miêu tả đẹp, rộng lớn,hùng vĩ, đầy sức sống; Chợ Năm Căn tấp nập, trù phú độc đáo.hàng hóa phong phú.miêu tả từ bao quát đến cụ thể, lựa chọn từ ngữ gợi hình, sử dụng hiệu quả các phép tu từ.

nhận xét ;sau khi đọc xong Văn ban5r, một đoạn trích từ tác phẩm Đát rừng phương nam của Đoàn Giỏi, em nhận thấy rằng đất mũi cà mau có vẻ đệp rộng lớn, hùng vĩ và đầy sức sống hoang dã

Bình luận (1)
Nguyễn Duy Khang
7 tháng 1 2018 lúc 10:38

Cách miêu tả phong phú, độc đáo, miêu tả những cảnh đẹp của sông.

Cách quan sát trực tiếp với sông để dễ miêu tả.

Bình luận (0)
Nguyễn Tuấn Anh
Xem chi tiết
trần Thị Lê Na
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
17 tháng 1 2017 lúc 18:52
SÔNG NƯỚC CÀ MAU (Đoàn Giỏi) I. VỀ TÁC GIẢ Đoàn Giỏi (1925-1989) là tên khai sinh, ngoài ra nhà văn còn có các bút danh: Nguyễn Hoài, Nguyễn Phú Lễ, Huyền Tư; quê quán: Châu Thành, Tiền Giang. Trong những năm chống thực dân Pháp, Đoàn Giỏi công tác trong ngành an ninh rồi làm công tác thông tin, văn nghệ. Tập kết ra Bắc, từ năm 1955 ông chuyển sang làm công tác sáng tác và biên tập sách báo. Đoàn Giỏi là Uỷ viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam các khoá I, II, III. Tác phẩm đã xuất bản: Người Nam thà chết không hàng (kịch thơ, 1947), Khí hùng đất nước (kí, 1948), Những dòng chữ máu Nam Kì 1940 (kí, 1948), Đường về gia hương(truyện, 1948), Chiến sĩ Tháp Mười (kịch thơ, 1949), Giữ vững niềm tin (thơ, 1954), Trần Văn Ơn (truyện kí, 1955), Cá bống mú (truyện, 1956), Ngọn tầm vông (truyện kí, 1956), Đất rừng phương Nam (truyện, 1957), Hoa hướng dương (truyện ngắn, 1960), Cuộc truy tìm kho vũ khí (truyện, 1962), Những chuyện lạ về cá (biên khảo, 1981), Tê giác giữa ngàn xanh (biên khảo, 1982). II. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Bài văn miêu tả sông nước vùng Cà Mau ở cực nam của Tổ quốc. Trình tự miêu tả thể hiện trong bài văn là: bắt đầu từ cảm tưởng chung, thông qua sự quan sát thiên nhiên Cà Mau - tác giả đi đến những nét đặc tả kênh rạch, sông ngòi và nét độc đáo của cảnh chợ Năm Căn họp trên mặt nước. Theo trình tự miêu tả như trên, có thể thấy bố cục của bài văn gồm ba đoạn: - Đoạn 1 (Từ đầu đến "lặng lẽ một màu xanh đơn điệu"): Cảm tưởng chung về thiên nhiên Cà Mau. - Đoạn 2 (Tiếp theo đến "khói sóng ban mai"): Đặc tả kênh, rạch Cà Mau và con sông Năm Căn rộng lớn. - Đoạn 3 (Còn lại): Đặc tả cảnh chợ Năm Căn. Đọc bài văn, có thể hình dung vị trí của người miêu tả là ngôi thứ nhất "tôi" (ngồi trên thuyền) - tức người chứng kiến và cảm nhận quang cảnh sông nước Cà Mau. Vị trí ấy rất thuận lợi cho việc quan sát và miêu tả vì những hình ảnh và suy nghĩ được thể hiện trực tiếp bằng con mắt của "người trong cuộc". Với vị trí quan sát của người trên thuyền, các hình ảnh miêu tả được hiện ra trong bài văn như một cuốn phim thật sinh động: nhiều màu sắc, cảnh trí đan cài và giàu cảm xúc. 2. Trong đoạn văn (từ đầu đến "lặng lẽ một màu xanh đơn điệu") tác giả đã diễn tả ấn tượng ban đầu bao trùm về vùng sông nước Cà Mau. ấn tượng ấy là ấn tượng choáng ngợp (thể hiện qua các từ ngữ có tính cường điệu: kênh rạch càng bủa giăng chi chít, trên thì... dưới thì... chung quanh... cũng chỉ...). ấn tượng ấy được cảm nhận qua thị giác, thính giác và vị giác - đặc biệt là cảm giác đơn điệu về màu xanh và ...tiếng rì rào bất tận... của rừng, của sóng. ấn tượng ấy được thể hiện qua các câu văn dài ngắn xen kẽ, biến hoá linh hoạt: vừa tả vừa kể, tạo ra một mạch văn trữ tình lôi cuốn. 3. Qua đoạn văn tác giả nói về cách đặt tên cho các vùng đất, con kênh ở vùng Cà Mau cho thấy: các địa danh ở đây được đặt tên rất giản dị, gần gũi với thiên nhiên. Cách đặt tên như thế cũng thể hiện đặc điểm của thiên nhiên vùng Cà Mau. 4. Trong đoạn văn từ "Thuyền chúng tôi chèo thoát qua đến sương mù và khói sóng ban mai": + Những chi tiết thể hiện sự rộng lớn, hùng vĩ của dòng sông và rừng đước: - Nước ầm ầm đổ ra biển nagỳ đêm như thác - Con sông rộng hơn ngàn thước - Cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. + Trong câu "Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn" có các động từ: thoát qua, đổ ra, xuôi về chỉ cùng một hoạt động của con thuyền. Nếu thay đổi trình tự những động từ ấy trong câu thì sẽ không thể hiện được các trạng thái hoạt động rất phong phú của con thuyền trong các hoàn cảnh khác nhau. Trong câu này, tác giả sử dụng từ ngữ rất chính xác và tinh tế, bởi vì: - thoát qua: diễn đạt sự khó khăn mà con thuyền vừa phải vượt. - đổ ra: chỉ trạng thái con thuyền từ sông nhỏ đến với dòng sông lớn, - xuôi về: diễn tả trạng thái nhẹ nhàng của con thuyền xuôi theo dòng nước. + Những từ miêu tả màu sắc của rừng đước: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ. Qua những từ đó, vừa thấy được khả năng quan sát và phân biệt các sắc độ của tác giả rất tinh tế, đồng thời cũng thấy được sự phát triển mạnh mẽ không ngừng của loài đước. 5. Trong bài văn, sự tấp nập, đông vui, trù phú và độc đáo của chợ vùng Cà Mau được thể hiện qua những chi tiết, hình ảnh đặc sắc của cảnh chợ Năm Căn: - Sự tấp nập, đông vui, trù phú: túp lều lá thô sơ, những ngôi nhà gạch hai tầng, những đống gỗ cao như núi, những cột đáy, thuyền chài, thuyền lưới, những bến vận hà nhộn nhịp, những lò than hầm gỗ, những ngôi nhà bè ban đêm ánh đèn măng-sông chiếu rực,... - Sự độc đáo của chợ Năm Căn: chợ họp ngay trên sông, chỉ cần cập thuyền lại với nhau là có thể mua bán đủ thứ tiêu dùng và ẩm thực. Đây còn là nơi hội tụ đông vui của những người bán vải, bán rượu đến từ nhiều vùng, có nhiều giọng nói, trang phục khác nhau... 6. Qua cách miêu tả từ xa đến gần, từ khái quát đến cụ thể, tả xen kể... cùng với việc sử dụng các từ ngữ gợi cảm tinh tế của tác giả, có thể cảm nhận được vẻ đẹp trù phú của vùng sông nước Cà Mau. Đó là một nơi có khung cảnh thiên nhiên hoang dã và hùng vĩ - nơi có những dòng sông rộng lớn và rừng đước bạt ngàn; đồng thời đó cũng là nơi có cảnh chợ Năm Căn đặc sắc, tấp nập đông vui. III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG 1. Tóm tắt Bài văn miêu tả cảnh quan thiên nhiên, sông nước vùng Cà Mau, mảnh đất tận cùng phía nam của Tổ quốc. Cảnh thiên nhiên ở đây thật rộng lớn, hoang dã và hùng vĩ, đặt biệt là những dòng sông và rừng đước. Cảnh chợ Năm Căn là hình ảnh trù phú, độc đáo, tấp nập về sinh hoạt của con người ở vùng đất ấy. 2. Cách đọc Đoạn văn được viết chủ yếu theo lối miêu tả (tả cảnh, tả người, tả cảnh sinh hoạt). Những đoạn tả cảnh vật cần đọc chậm rãi. Hãy hình dung mình đang ngồi trên con thuyền của tác giả, chầm chậm lướt qua các kênh, rạch, những cảnh vật ở hai bên bờ sông. Đoạn tả cảnh chợ Năm Căn tấp nập, đông vui có thể đọc nhanh hơn, diễn tả không khí sôi động với những âm thanh náo nức, những màu sắc sặc sỡ ở nơi này. 3. Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về vùng Cà Mau qua bài Sông nước Cà Mau đã học. Gợi ý: Tham khảo đoạn văn sau. Dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Đoàn Giỏi, cả vùng Cà Mau hiện lên thật là sinh động. Cảnh vật biến hoá, màu sắc biến hoá. Những dòng sông, kênh, rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn nữa hiện lên vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa dạt dào sức sống, cảnh xa lạ mà vẫn gợi bao yêu mến, nhớ thương. Thiên nhiên Cà Mau bao la, hào phóng; con người Cà Mau mộc mạc, hồn hậu, dễ thương. Đọc những trang văn của Đoàn Giỏi, ta có cảm giác như đang đi giữa sông nước Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, đến chơi chợ Năm Căn, dừng lại, bước lên những ngôi nhà bè xem và mua một vài món quà lưu niệm. Ôi! Cái cảm giác được chu du giữa cả một miền sông nước như thế mới thú vị biết bao. 4. Kể tên một vài con sông ở quê hương em hoặc địa phương mà em đang ở, giới thiệu vắn tắt về một trong những con sông ấy. Gợi ý: - Tuỳ từng miền địa lí, học sinh tự kể những con sông của quê mình. - Khi viết đoạn giới thiệu về một con sông, cần chú ý chỉ ra những nét đặc trưng riêng của con sông quê mình (cảnh vật, những sinh hoạt thường nhật trên sông,…).
Bình luận (2)
nguyen kieu trang
17 tháng 1 2017 lúc 20:28

Bài văn được chia thành 3 đoạn

Đoạn 1 từ đầu đến đơn điệu

Nội dung đoạn 1 là : tả chung về thiên nhiên Cà Mau

Đoạn 2 từ khi qua Chà Là đến khói sóng ban mai

Nội dung đoạn 2 là : tả kênh rạch Cà Mau và con sông Năm Căn rộng lớn

Đoạn 3 từ cho Năm Căn đến hết

Nội dung đoạn 3 là : tả cảnh chợ Năm Căn

Bình luận (0)
Võ Thị Ngọc Khánh
28 tháng 12 2018 lúc 19:48

I. VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM

1. Tác giả

Đoàn Giỏi (1925-1989) là tên khai sinh, ngoài ra nhà văn còn có các bút danh: Nguyễn Hoài, Nguyễn Phú Lễ, Huyền Tư; quê quán: Châu Thành, Tiền Giang.

Trong những năm chống thực dân Pháp, Đoàn Giỏi công tác trong ngành an ninh rồi làm công tác thông tin, văn nghệ. Tập kết ra Bắc, từ năm 1955 ông chuyển sang làm công tác sáng tác và biên tập sách báo. Đoàn Giỏi là Uỷ viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam các khoá I, II, III.

Tác phẩm đã xuất bản: Người Nam thà chết không hàng (kịch thơ, 1947), Khí hùng đất nước (kí, 1948),Những dòng chữ máu Nam Kì 1940 (kí, 1948), Đường về gia hương (truyện, 1948), Chiến sĩ Tháp Mười(kịch thơ, 1949), Giữ vững niềm tin (thơ, 1954), Trần Văn Ơn (truyện kí, 1955), Cá bống mú (truyện, 1956), Ngọn tầm vông (truyện kí, 1956), Đất rừng phương Nam (truyện, 1957), Hoa hướng dương (truyện ngắn, 1960), Cuộc truy tìm kho vũ khí (truyện, 1962), Những chuyện lạ về cá (biên khảo, 1981), Tê giác giữa ngàn xanh (biên khảo, 1982).

2. Tóm tắt tác phẩm Sông nước Cà Mau

Bài văn miêu tả cảnh quan thiên nhiên, sông nước vùng Cà Mau, mảnh đất tận cùng phía nam của Tổ quốc. Cảnh thiên nhiên ở đây thật rộng lớn, hoang dã và hùng vĩ, đặt biệt là những dòng sông và rừng đước. Cảnh chợ Năm Căn là hình ảnh trù phú, độc đáo, tấp nập về sinh hoạt của con người ở vùng đất ấy.

II. TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK

1. Bài văn sông nước Cà Mau miêu tả cảnh gì? Theo trình tự như thế nào? Dựa vào trình tự ấy em hãy tìm bố cục của bài văn.

Em hãy hình dung vị trí quan sát của người miêu tả. Vị trí ấy có thuận lợi gì trong việc quan sát và miêu tả.

Trả lời:

a) Bài văn miêu tả về cảnh quan sông nước vùng Cà Mau ở cực Nam Tổ quốc. Trình tự miêu tả trong bài đi từ những ấn tượng chung về thiên nhiên vùng đất Cà Mau, rồi tập trung miêu tả, thuyết minh về các kênh rạch, sông ngòi với cảnh vật hai bên bờ, cuối cùng là cảnh chợ Năm Căn họp ngay trên mặt sông.

b) Bài văn chia thành ba đoạn:

- Đoạn 1 : từ đầu đến “ lặng lẽ một màu xanh đơn điệu" - Những ấn tượng chung ban đầu về thiên nhiên Cà Mau.

- Đoạn 2: tiếp theo đến “ khói sóng ban mai" - Nói về các kênh rạch ở vùng Cà Mau và tập trung miêu tả con sông Năm Căn rộng lớn.

- Đoạn 3: còn lại: cảnh chợ Năm Căn đông vui, trù phú và nhiều màu sắc độc đáo.

c) Vị trí quan sát của người miêu tả là ở trên thuyền. Vị trí ấy giúp người miêu tả có thể miêu tả lần lượt về các con sông, kênh rạch và cảnh vật hai bên bờ, có thể dừng lại miêu tả kĩ hoặc lướt qua.

2. Trong đoạn văn (từ đầu đến lặng lẽ một màu xanh đơn điệu) tác giả diễn tả ấn tượng ban đầu bao trùm về sông nước vùng Cà Mau. Ấn tượng ấy như thế nào và được cảm nhận qua những giác quan nào?

Trả lời:

Những ấn tượng ban đầu của tác giả:

+ Kênh rạch bủa giăng chi chít như mạng nhện

+ Tất cả đều màu xanh

+ Âm thanh rì rào bất tận

+ Lặng lẽ một màu xanh đơn điệu

⟹ Cảm nhận bằng mọi giác quan, đặc biệt là cảm giác đơn điệu về màu xanh, về sự bất tận của rừng qua những câu kể và tả.

⟹ Sự choáng ngợp, thích thú của tác giả trước cảnh tượng thiên nhiên “lặng lẽ một màu xanh” của Cà Mau.

3. Qua đoạn văn nói về cách đặt tên cho các dòng sông, con kênh ở vùng Cà Mau, em có nhận xét gì về các địa danh ấy? Những địa danh này gợi ra đặc điểm gì về thiên nhiên vùng Cà Mau?

Trả lời:

Cách đặt tên cho các dòng sông, con kênh không phải bằng những danh từ mĩ lệ, mà cứ theo đặc điểm riêng biệt của nó mà tạo thành tên: Chà Là, Cái Keo, Bảy Háp, Múi Giầm, Ba Khía ... góp phần làm nên màu sắc địa phương không thể trộn lẫn với các vùng sông nước khác.

Cách đặt tên như vậy đã cho thấy thiên nhiên ở đây còn rất tự nhiên, hoang dã, phong phú; con người sống rất gần với thiên nhiên.

4. Đọc đoạn văn từ “Thuyền chúng tôi chèo thoát qua" đến "sương mù và khói sóng ban mai" và trả lời các câu hỏi:

a) Tìm những chi tiết thể hiện sự rộng lớn, hùng vĩ của dòng sông và rừng đước.

b) Trong câu “ Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông cửa lớn, xuôi về Năm Căn ” có những động từ nào chỉ cùng một hoạt động của con thuyền? Nếu thay đổi trình tự những động từ ấy trong câu thì có ảnh hưởng gì đến nội dung được diễn đạt không? Nhận xét về sự chính xác và tinh tế trong cách dùng từ của tác giả ở câu này?

c) Tìm trong đoạn văn những từ miêu tả màu sắc của rừng đước và nhận xét về cách miêu tả màu sắc của tác giả.

Trả lời:

a) Những chi tiết thể hiện sự rộng lớn, hùng vĩ của dòng sông, rừng đước:

- Con sông rộng hơn ngàn thước;

- Nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác;

- Cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng bạc trắng;

- Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.

b) Các động từ có trong câu: thoát, qua, đổ ra, xuôi về. Không thể thay đổi trình tự các động từ trong câu vì như thế sẽ làm sai lạc nội dung, đặc biệt là sự diễn tả trạng thái hoạt động của con thuyền trong mỗi khung cảnh.

+ Thoát qua: con thuyền vượt qua một nơi khó khăn, nguy hiểm;

+ Đổ ra: con thuyền từ con kênh nhỏ ra dòng sông lớn;

+ Xuôi về: con thuyền nhẹ nhàng xuôi theo dòng nước ở nơi dòng sống êm ả.

c) Những từ miêu tả màu sắc của rừng đước: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ. Những từ ngữ ấy chỉ cùng một màu xanh đã miêu tả các lớp cây đước từ non đến già.

5. Những chi tiết, hình ảnh nào về chợ Năm Căn thể hiện được sự tấp nập, đông vui, trù phú và độc đáo của chợ vùng Cà Mau?

Trả lời:

Những chi tiết thể hiện sự đông vui, tấp nập của chợ Năm Căn.

- Chợ chủ yếu họp ngay trên sông nước với những nhà bè như những khu phố nổi và những con thuyền bán hàng len lỏi mọi nơi, có thể mua mọi thứ mà không cần bước ra khỏi thuyền.

- Sự đa dạng về màu sắc, trang phục, tiếng nói của người bán hàng thuộc nhiều dân tộc: người Hoa, Miên, người Chà Châu Giang...

6. Qua bài văn này, em cảm nhận được gì về vùng Cà Mau cực Nam của Tổ quốc?

Trả lời:

Qua cách miêu tả của tác giả, với việc sử dụng các từ ngữ tinh tế, gợi cảm, có thể cảm nhận được vẻ đẹp trù phú của vùng sông nước Cà Mau. Đó là vùng đất hoang dã, hùng vĩ với không gian sông nước mênh mông, những rừng đước bạt ngàn và có cảnh con người sinh sống tấp nập, đông vui, chân chất.

LUYỆN TẬP

1. Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về vùng Cà Mau qua bài Sông nước Cà Mau đã học.

Đất rừng Phương Nam là một tác phẩm rất hay viết cho thiếu nhi của nhà văn Đoàn Giỏi. Đọc đoạn trích Sông nước Cà Mau trích trong tác phẩm này ta bị hấp dẫn bởi vẻ đẹp, nét riêng đặc biệt của kênh rạch, sông ngòi “bủa giăng chi chit như mạng nhện”, của một điệu xanh như thế. Dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Đoàn Giỏi, cả vùng Cà Mau hiện lên thật là sinh động, cảnh vật biến hoá, màu sắc biến hoá. Những dòng sông, kênh, rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn nữa hiện lên vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa dạt dào sức sống, cảnh xa lạ mà vẫn gợi bao yêu mến, làớ thương. Thiên nhiên Cà Mau bao la, hào phóng; con người Cà Mau mộc mạc, hiền hậu, dễ thương. Đọc những trang văn của Đoàn Giỏi, ta có cảm giác như đang giữa sông nước Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, đến chơi chợ Năm Căn, ngược lại, bước lên những ngôi nhà bè xem và mua một vài món quà lưu niệm. Đọc đoạn trích Sông nước Cà Mau hẳn trong mỗi chúng ta thêm hiểu, thêm yêu đất và người nơi đây. Và bạn, cũng như tôi ấp ủ một ước muốn: được đặt chân lên mảnh đất ấy, được theo thuyền xuôi dòng Năm Căn và chắc hẳn sẽ ghé chợ Năm Căn để tự mình cảm nhận một nét rất riêng trong sinh hoạt của vùng sòng nước.

2. Kể tên một vài con sông ở quê hương em hoặc địa phương mà em đang ở, giới thiệu vắn tắt về một trong những con sông ấy.

Sông Hồng

Con sông Hồng chảy qua quê hương em, giữa các bãi mía, bờ dâu xanh ngắt. Mặt sông thường đỏ như màu gạch non nên mới mang tên là sông Hồng. Dòng sông đẹp như một dải lụa đào vắt ngang lên tấm áo màu xanh của đồng bằng Bắc Bộ.

Bình luận (0)
Phạm Minh Hiền Tạ
Xem chi tiết
Như Quỳnh Nguyễn
Xem chi tiết
Trần Quang Hưng
17 tháng 1 2017 lúc 20:10

Tham khảo nha

Mùa đông là mùa của những cái rét thấu xương thấu thịt và quê hương chính là nơi để em có thể sống và là khoảng không gian em cảm thấy ấm áp hơn nhiều so với những vùng đất khác, hình ảnh của quê hương em trong mùa đông giá lạnh cũng có những ấn tượng rất mạnh mẽ trong mỗi con người.

Mùa đông khiến cho con người có cảm giác lạnh lẽo và cô đơn, chính vì vậy mỗi người luôn luôn mong muốn trở về với gia đình để bơt đi cái lạnh lẽo đó, gia đình chính là nơi sởi ấm tâm hồn của họ một cách có ý nghĩa và giá trị nhất, mỗi người chúng ta đều cảm nhận được điều đó qua những cái nhìn mới mẻ và niềm tin của mỗi người dành cho đều rất chân thành và da diết. Trên quê hương em mùa đông được lộ ra rất sinh động, đó là những hình ảnh mang đậm giá trị của dân tộc, mùa đông hình ảnh những cây cối đã rụng hết lá tất cả đều trở nên tàn tạ sau mùa thu rụng lá, cảnh vật xung quanh dường như đang bị thay đổi, khác với mùa xuân là mùa của cây trái đâm chồi nảy lộc, mùa đông lại là mùa của những hình ảnh cây cối bị rụng lạ và rất xác xơ, điều đó không làm cho quê hương em nó bớt đi phần sinh động và gần gũi, tuy cảnh vật có những sự tàn phai nhưng con người nơi đây vẫn rất tran chứa tình yêu thương, những tình cảm yêu thương gắn bó đến vô bờ bến của mỗi người, những hình ảnh thể hiện những tình cảm sinh động và mang lại những hình ảnh giá trị và ý nghĩa nhất.

Mùa đông lạnh buốt làm cho mỗi người đều có cảm giác cô đơn nhưng đối với vùng quê nơi em sinh sống lại có những hình ảnh rất gần gũi và bình dị, những đứa trẻ chăn trâu trên những cánh đồng rộng lớn, những cuộc chạy nhạy vui đùa của lũ bạn đã để lại cho em những cảm nhận sâu sắc và mang nhiều ý nghĩa nhất, hình ảnh về một quê hương đậm đà giá trị và hình ảnh mạnh mẽ của những cảm xúc riêng và vô cùng khó diễn tả, cảm xúc đó thể hiện mạnh mẽ, hình ảnh rất đậm đà cảm xúc và giá trị của tất cả các con người, niềm yêu thương đó mang lại những hình ảnh cảm xúc và có niềm tin to lớn đối với con người, những hình ảnh mang đậm giá trị quê hương. Em rất có cảm xúc tốt đối với quê hương với những hình ảnh quen thuộc về cuộc sống của mình, những hình ảnh đó đã thể hiện được những tình cảm chân thành và gần gũi nhất, tình cảm của con người dành cho nhau nó là những tình cảm chân thành và có giá trị rất lớn, những hình ảnh để lại giá trị cho cuộc sống của em đó là nhìn những đám bạn vui đùa bên nhau, trong cảnh mùa đông lạnh giá.

Tình cảm đó chứa tran và đậm đà cảm xúc những tình cảm để lại những giá trị rất đặc biệt và sâu sắc dành cho con người, hình ảnh của quê hương, của những lúc lùi lụt bên cánh đồng nướng những củ khoai, củ sắn đã thể hiện được những tình cảm gắn bó và gần gũi hơn, đây là tình cảm giữa con người với con người, ngoài nó là biểu tượng đặc trưng cho lứa tuổi trẻ thơ nhưng chứa đựng trong đó là những tình cảm chưa đựng nhiều cảm xúc và có ý nghĩa nhất, tình yêu thương dành cho mỗi con người đã mang lại những giá trị cảm xúc sâu sắc và ý nghĩa lớn hơn cho cuộc đời của chúng ta. Hình ảnh quen thuộc của quê hương, những hình ảnh gắn bó gần gũi biết bao của con người đã thể hiện mạnh mẽ được điều đó và nó đã thể hiện được nhiều cảm xúc da diết.

Trên quê hương hình ảnh của những sự vật gần gũi với con người đã mang lại những cảm xúc khó phôi pha mà con người đang sống và làm việc những cảm xúc đó thể hiện những nỗi nhớ, những cảm xúc hạnh phúc và ấm áp nhất trong tâm hồn của mỗi người, giá trị của cuộc sống đem lại cho họ không chỉ dừng lại ở những hành động và cảm xúc trong tâm hồn của mỗi con người mà nó để lại nhiều giá trị ý nghĩa cho cuộc sống này. Trên quê hương của mỗi chúng ta, nó đã thể hiện những nỗi nhớ lớn lao và thực sự có giá trị ý nghĩa mạnh mẽ nhất, tình cảm chân thành và vô cùng da diết, trong khung cảnh của mùa đông lạnh giá và đan xen vào đó là tình cảm chân thành và những cảm xúc thật khó tả và để lại những ấn tượng sâu sắc và đáng nhớ nhất.

Khung cảnh thiên nhiên và vạn vật vào mùa đông đều tàn úa và không có sức sống nhưng nó chứa tran những tình yêu chân thành và mang nhiều cảm xúc đặc biệt có giá trị và ý nghĩa trong cuộc đời của mỗi con người, những giá trị to lớn mà cuộc sống này đem lại cho chúng ta, chúng ta cần trân trọng và biết yêu thương nó nhiều hơn.

Em rất thích cảm xúc và những hình ảnh gần gũi bình dị ở quê hương đây là những cảm xúc để em hiểu và thấm thoát được tình yêu mạnh mẽ của cộng đồng dân tộc.

Bình luận (2)
Lưu Hạ Vy
17 tháng 1 2017 lúc 20:12

Tạm biệt mùa thu ấm áp, trời đã chuyển sang mùa đông từ bao giờ em cũng không biết rõ chỉ cảm nhận được rằng gió mùa đông bắc thổi ngày một nhiều và cả xóm làng nơi em ở đều chìm vào trong sương mù vào những sáng sớm mùa đông.

Mùa đông – mùa của cái lạnh mà người ta có thể nói là cắt da cắt thịt, thậm chí ở nhiều nơi còn có tuyết, nước lạnh giá như đóng băng, cây cối thì không còn vẻ tươi trẻ, xanh tốt như mùa xuân và mùa hè nữa, tất cả đều cằn cỗi nghèo nàn. Cuộc sống sinh hoạt của mọi người trong xóm em nói riêng và của những người ở những vùng lạnh nói chung cũng có sự thay đổi khi thời tiết chuyển từ mùa này sang mùa kia.

Mùa đông thì mặt trời mọc muộn hơn so với mùa hè, vì vậy việc cảm nhận rằng trời đã sáng hay chưa cũng có sự thay đổi, vào mùa hè khoảng năm giờ sáng là ta đã có thể nhìn rõ được cảnh vật, nhưng còn mùa đông thì năm giờ trời vẫn còn tối như ban đêm, và tối cũng vậy, trời sẽ nhanh tối hơn vào mùa đông.

Ta thường nghe có câu: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/ Ngày tháng mười chưa cười đã tối” là như vậy, tháng năm thuộc mùa hè và tháng mười thuộc mùa đông. Xóm em ở là một xóm nhỏ dưới chân núi, vào những sáng sớm mùa đông một làn sương mù bao phủ lấy cả xóm, mọi người thức dậy muộn hơn, chúng em cũng vậy, vào mùa đông nhà trường sẽ lùi thời gian học lại muộn hơn nên chúng em cũng không phải dậy sớm, trời lạnh thì ai muốn chui ra khỏi cái chăn ấm cơ chứ, mọi người phải mặc quần áo thật ấm, thường thì nhà em có bếp củi và mọi người cùng ngồi quay quần để sưởi ấm, ai có công việc gì hay chúng em đi học thì phải chuẩn bị đầy đủ tất, găng tay,mũ len, quần áo ấm rồi mới ra đường. Gió mùa đông bắc thổi đều đặn mang đến cảm giác tê tái da thịt, mùa đông cũng có nắng nhưng những tia nắng rất yếu ớt, và đặc biệt hay có mưa phùn.

Những cành cây trơ trọi lá, khẳng khiu, rau cỏ mùa này thường không mọc được vì lạnh quá. Mùa đông hay có những đợt rét đậm, rét hại và mọi người xem ti vi thấy rất nhiều gia súc chết vì không chịu nổi lạnh, mỗi nhà lại tìm những cách khác nhau để bảo vệ đàn gia súc nhà mình. Em hay xem dự báo thời tiết và hay thấy những nơi nhiệt độ xuống thấp quá nên có tuyết, mặc dù lạnh nhưng nhìn thật đẹp. Sau một ngày làm việc mọi người trở về nhà và quây quần bên mâm cơm thật ấm cúng.

Mùa đông thật lạnh nhưng thiếu nó thì sao còn có thể gọi là bốn mùa, có nóng thì phải có lạnh. Xuân qua thì hè tới, thu tàn rồi đến đông cứ như thế bốn mùa tuần hoàn nhau tạo nên sự đa dạng của thời tiết.

Bình luận (1)
Nguyễn Trần Thành Đạt
18 tháng 1 2017 lúc 17:15

Thế là mùa đông lại giá đã về, cái xóm nhỏ ven sông của quê hương tôi lại ẩn hiển trong khoảng không gian màu xám.

Sáng sớm, sương mù bao phủ khắp cành cây, bãi cỏ. Gió lùa hơi nước vào tận nhà, quấn lấy người đi đường. Gió thổi mây về phía cửa sông ở cuối xóm, mặt nước sông một màu lam thẫm.

Bên kia sông là bãi bồi, thấp thoáng những hàng cây khẳng khiu, trụi lá. Đâu đó, văng vẳng tiếng chim non dáo dác gọi bầy, lá vàng lác đác rơi trong gió. Những cây cổ thụ ven sông đứng trầm ngâm, lặng nhìn cảnh héo tàn của mùa đông rét buốt. Có những cây bị gãy sau những trận bão lớn, dòng nhựa trogn cây rạt rào tuôn chảy. Hơi thở của mặt đất bỗng nặng nề, hơi nước từ sông bốc lên một mùi nồng nồng của phù sa, đất mới. Trên các mái hiên của dãy nhà hướng ra sông, nước mưa đọng lại đang thổn thức, tí tách rơi, chúng như muốn hỏi sông rằng:

- Sông ơi! Sông bắt nguồn từ đâu mà nước nhiều đến thế?

Sông vẫn dạt dào tuôn chảy, nước vội vã đổ về hướng đông và cuốn theo bao đám lục bình tím ngắt. Có lẽ hoa lục bình trên dòng nước mênh mông ấy nó chẳng biết mình sẽ trôi dạt về đâu.

Bên bờ sông, mọi người nói chuyện rầm rì, họ bàn bạc cho vụ mùa sắp đến. Trên các bờ ao, các bác nông dân đang tháo nước, be bờ, có người xách thùng đi bắt cá rô rạch nước, đi bắt con cua đang lổm ngổm ven bờ … Họ bất chấp thời tiết khắc nghiệt của buổi sáng mùa đông đang bao phủ trên ruộng đồng.

Buổi trưa, thôn xóm hiện ra rõ nét hơn. Mọi người đi làm đồng về. Người và cuốc, xẻng, trâu bò lục tục dồn lên mấy con đường về làng. Cánh đồng chạy dài ven sông một màu trắng xóa. Từng thửa đất được nahf nông cày lên, đợi nắng thuận mưa hòa sẽ gieo hạt mới. Thoang thoảng trong không gian một mùi hương nước ruộng.

Chiều đông nhạt nhòa ngả xuống, khói bếp từ những ngôi nhà bay lên quyện với mây trời, cảnh vật lại ẩn hiện trong không gian màu lam sẫm. Màn tối lan dần từ dưới mặt sông, ngả dài trên bãi cát rồi đổ vào thôn xóm. Bóng tối như bức màn nhung mờ đen bao phủ dần lên cảnh vật. Màn đêm buông xuống, thôn xóm tĩnh mịch, chỉ có tiếng côn trùng rỉ rả trong lòng đất. Trên những thảm cỏ ven đường, những chú dế rón rén bước ra ăn cỏ non rồi uống sương đêm. Những ánh đom đóm chập chờn trong bức màn nhung yên ắng. Nhà nhà đều đóng cửa sớm. Gió vẫn lùa và mưa vẫn rả rich ngoài hiên.

Mùa đông đã làm cho cảnh vật quê hương tôi mang một màu đơn điệu, có vẻ héo tàn vì thời tiết khắc nghiệt, thế nhưng con người vẫn hăng say làm việc. Nhà nông vẫn chuẩn bị gieo trồng, luôn cải tạo thiên nhiên tiếp thêm sức mạnh cho cây để ươm mầm, chờ ngày vươn lên đón chào mùa xuân sắp đến. Tôi cảm thấy quê hương thật thân thiết với mình.

Bình luận (0)
Đặng Trần Minh Anh
Xem chi tiết
nguyen minh ngoc
12 tháng 1 2018 lúc 20:35

Trong văn bản Sông nước Cà Mau, dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Đoàn Giỏi, cả vùng sông nước Cà Mau hiện lên thật sinh động. Cảnh vật biến hoá, màu sắc biến hoá: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... Những dòng sông, kênh, rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn nữa hiện lên vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa dạt dào sức sống, cảnh xa lạ mà vẫn gợi bao yêu mến, nhớ thương. Thiên nhiên Cà Mau bao la, hào phóng; con người Cà Mau mộc mạc, hồn hậu, dễ thương. Đọc những trang văn của Đoàn Giỏi, ta có cảm giác như đang đi giữa sông nước Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, đến chơi chợ Năm Căn, dừng lại, bước lên những ngôi nhà bè và mua một vài món quà lưu niệm. Cảm giác được chu du giữa cả một miền sông nước như thế mới thú vị biết bao!

Bình luận (0)
Đỗ triệu Vi
Xem chi tiết
Golden Darkness
17 tháng 1 2017 lúc 21:52

Trong văn bản Sông nước Cà Mau, dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Đoàn Giỏi, cả vùng sông nước Cà Mau hiện lên thật sinh động. Cảnh vật biến hoá, màu sắc biến hoá: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... Những dòng sông, kênh, rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn nữa hiện lên vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa dạt dào sức sống, cảnh xa lạ mà vẫn gợi bao yêu mến, nhớ thương. Thiên nhiên Cà Mau bao la, hào phóng; con người Cà Mau mộc mạc, hồn hậu, dễ thương. Đọc những trang văn của Đoàn Giỏi, ta có cảm giác như đang đi giữa sông nước Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, đến chơi chợ Năm Căn, dừng lại, bước lên những ngôi nhà bè và mua một vài món quà lưu niệm. Cảm giác được chu du giữa cả một miền sông nước như thế mới thú vị biết bao!

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
17 tháng 1 2017 lúc 21:56

Bài văn Sông nước Cà Mau trích từ chương XVIII truyện Đất rừng phương Nam (1987) của nhà văn Đoản Giỏi. Đây là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của văn học thiếu nhi nước ta, được nhiều thế hệ bạn đọc nhỏ tuổi yêu thích. Tác phẩm được in lại nhiều lần, được dựng thành phim khá thành công. Bộ phim Đất Phương Nam ra đời đã chiếm được tình cảm mến mộ của công chúng. Tuy trích từ một tác phẩm truyện nhưng văn bản này có thể xem là miêu tả khá hoàn chỉnh về cảnh quan sông nước vùng Cà Mau ở cực nam của Tổ quốc.

Đoàn Giỏi miêu tả cảnh quan sông nước vùng Cà Mau theo một trình tự: bắt đầu từ những ấn tượng chung về thiên nhiên vùng đất Cà Mau, rồi tập trung miêu tả và thuyết minh về các kênh rạch, sông ngòi với cảnh vật hai bên bờ. Cuối cùng là cảnh chợ Năm Can họp ngay trên sông nước. Với trình tự tự nhiên, hợp lý những hình ảnh trong bài văn được hiện lên như trong khuôn hình của một cuốn phim, lúc lướt nhanh, lúc chậm lại, có đoạn đặc tả cận cảnh, có chỗ lùi xa bao quát toàn cảnh. Điếm nhìn để quan sát và miêu tả của người kể chuyện là “trên con thuyền” xuôi theo các kênh rạch và dừng lại ở chợ Năm Căn.

Mở đầu “cuốn phim” là đoạn văn nêu ấn tượng chung ban đầu về vùng sông nước Cà Mau. Tác giả chưa miêu tả một hình ảnh cụ thể nào mà chỉ là những hình ảnh khái quát được cảm nhận qua thị giác và thính giác của nhà văn. Đó là ấn tượng về một vùng không gian rộng lớn mênh mông với sông ngòi, kênh rạch bủa giăng chi chít như mạng nhện và tất cả được bao trùm trong màu xanh của trời của nước, và tiếng rì rào bất tận của rừng cây, của sóng và gió. “Màu xanh” đã thành một ấn tượng nổi bật: trên thì trời xanh, dưới thì nước xanh, xung quanh mình cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá tạo nên cái quang cảnh chỉ lặng lẽ một màu xanh đơn điệu. Và tiếng rì rào cũng thành một thứ âm thanh đơn điệu, triền miên ru ngủ thính giác: đó là tiếng rì rào bất tận của những khu rừng xanh bốn mùa, cùng tiếng sóng rì rào từ biển Đông và vịnh Thái lan ngày đêm khậo -ễ ngớt vọng về trong hơi gió muối….

Tiếp theo là cảnh kênh rạch vùng Cà Mau được kể lại qua những cái tên lạ và những lời giải thích thú vị: rạch Mái Giầm, kênh Bọ Mắt, kênh Ba Khía… Qua cách đặt tên, ta thấy thiên nhiên ở đây còn rất tự nhiên, hoang dã, phong phú và con người sống rất gần với thiên nhiên, nên họ giản dị, chất phác ngay từ cách đặt tên cho kênh rạch, đất đai không phải bằng những danh từ mĩ lệ, mà cứ theo đặc điểm riêng biệt của nó mà gọi thành tên.

Dòng sông Năm Căn hiện lên với một vẻ đẹp riêng: rộng lớn, hùng vĩ mà hoang dã. Cải nét rộng lớn, hùng vĩ được nhà văn tập trung miêu tả trong nhiều chi tiết gây ấn tượng: con sông mênh mông rộng lớn hàng ngàn thước, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên, hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận…. Còn cái vẻ “hoang dã” thì được vẽ lại tài tình trong cái màu xanh rừng đước hai bên sông với những mức độ, sắc thái khác nhau: Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp :rày chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ… loà nhoà ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai. Những “bậc” màu xanh ấy đã miêu tả các lớp cầy đước từ non đến già, tiếp nối nhau từ bao đời nay vẫn như thế! Nhà văn không những đã quan sát tinh tế mà còn miêu tả lại một cách tài tình bức tranh phong cảnh thiên nhiên, thể hiện qua cách dùng tính từ chỉ màu sắc. Trong cách dùng động từ cũng vậy: thuyền chúng tôi cheo thoát qua kềnh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Các động từ “thoát qua”, “đổ ra”, “xuôi về” đều chỉ hoạt động của con thuyền nhưng không thể thay đổi trình tự các động từ ấy trong câu: “thoát qua” nói con thuyền vượt qua một nơi khó khăn, nguy hiểm; “đổ ra” diễn tả con thuyền từ kênh nhỏ ra dòng sông lớn; còn “xuôi về” là lúc con thuyền nhẹ nhàng xuôi theo dòng nước êm ả trên sông Năm Căn.

Chỉ nửa trang văn mà tác giả đã làm sống lại như thật trước mắt ta cảnh sắc của cái chợ ở vùng đất cuối cùng của Tổ quốc với vẻ đẹp riêng vừa trù phú, vừa độc đáo. Sự trù phú được thể hiện qua khung cảnh rộng lớn, tấp nập, hàng hoá phong phú, thuyền bè san sát, với các chi tiết tiêu biểu: những đống gỗ cao ngất như núi, những bến vân hà nhộn nhịp dọc dài theo sông, những ngôi nhà bè ban đêm ánh đèn măng sông chiếu rực trên mặt nước mui những khu phố nổi…. Tác giả đã sử dụng thành công biện pháp liệt kê với điệp từ “những” để gây ấn tượng về sự trù phú của chợ trên sông, “những”…, rồi lại “những”… cả đoạn văn có đến 12 chữ “những”. Tuy nhiên, không chỉ trù phú, chợ Năm Căn còn có vẻ đẹp độc đáo: “một xóm chợ vùng cận biển” có cái bề thế của một trấn “anh chị rừng xanh” đứng kiêu hãnh phô trương sự trù phú của nó trên vùng đất cuối cùng của Tổ quốc. Chợ họp ngay trên sông nước với những nhà bè như những khu phố nối và những con thuyền bán hàng len lỏi mọi nơi, có thể có mọi thứ mà không cần bước ra khỏi thuyền, với sự đa dạng về màu sắc, trang phục, tiếng nói của người bán hàng thuộc nhiều dân tộc: Những người em gái Hoa kiều bán hàng xởi lởi, những người Chà Châu giang bán vải, những cụ già người Miên bán rượu, với đủ các giọng nói líu lô, đủ kiểu ăn vận sặc sỡ, đã điểm tô cho Năm Căn một màu sác độc đáo, hơn tất cả các xóm chợ vùng rừng Cà Mau.

“Cuốn phim” được khép lại sau cảnh chợ Cà Mau, nhưng lại gợi ra những suy nghĩ cho người xem. Phải chăng đó là bức tranh Sông nước Cà Mau với những vẻ đẹp riêng độc đáo của nó, tác giả không chỉ đem lại cho độc giả những hiểu biết mới, những phát hiện thú vị về vùng đất này, mà quan trọng hơn, nhà văn đã truyền cho chúng tã tình yêu đất nước để ta càng thêm yêu mảnh đất cực nam của Tồ quốc, bởi một lẽ giản dị rằng: đất nước ta, nơi nào cũng đẹp, cũng đáng yêu!



Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
18 tháng 1 2017 lúc 17:10

Em rất thích xem bộ phim Đất rừng phương Nam chiếu trên màn ảnh nhỏ. Đây là bộ phim được dàn dựng từ tác phẩm nổi tiếng của Đoàn Giỏi – một nhà văn chuyên viết về đề tài thiên nhiên và con người vùng đồng bằng miền Tây Nam Bộ thời kì chống Pháp xâm lược.

Tác phẩm Đất rừng phương Nam được sáng tác vào năm 1957, sau khi nhà văn Đoàn Giỏi tập kết ra Bắc. Tác giả đã đem đến cho người đọc những hiểu biết mới mẻ và phong phú, từ đó thêm yêu mến thiên nhiên và con người ở mảnh đất tận cùng của Tổ quốc. Đoạn văn Sông nước Cà Mau trích từ chương XVIII của tác phẩm nói trên.

Qua đoạn văn này, em nhận thấy rằng đất mũi Cà Mau có vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ và đầy sức sống hoang dã. Chợ Năm Căn là hình ảnh tiêu biểu cho cuộc sống tấp nập, trù phú, độc đáo ở vùng đất tận cùng phía Nam Tổ quốc.

Đọc đoạn văn này, em có cảm tưởng như được cùng với chú bé An (nhân vật chính của truyện) ngồi trên con thuyền len lỏi qua các kênh rạch chằng chịt như mạng nhện của rừng u Minh để rồi đổ ra sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Cả một không gian rộng lớn được bao phủ bởi một màu xanh bất tận: trên thì trời xanh, dưới thì nước xanh, chung quanh cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá.

Âm thanh đặc trưng của xứ sở này là tiếng rì rào bất tận của những khu rừng đước bạt ngàn, cùng tiếng sóng ì ầm từ biển Đông và vịnh Thái Lan ngày đêm không ngớt vọng về trong hơi gió muối…

Tên đất, tên sông ở đây thật mộc mạc, giản dị: gọi là rạch Mái Giầm vì hai bên bờ rạch mọc toàn những cây mái giầm cọng tròn xốp nhẹ, trên chỉ xòa ra độc một cái lá xanh hình chiếc bơi chèo nhỏ; gọi là kênh Bọ Mắt vì ở đó tụ tập không biết cơ man nào là bọ mắt, đen như hạt vừng, chúng cứ bay theo thuyền từng bầy như những đám mây nhỏ… Gọi là kênh Ba Khía vì ở đó hai bên bờ tập trung toàn những con ba khía, chúng bám đặc sệt quanh các gốc cây… Còn như xã Năm Căn thì nghe nói ngày xưa trên bờ sông chỉ độc có một cái lán năm gian của những người tới đốn củi hầm than dựng nên, cũng như Cà Mau là nói trại đi theo chữ “tức khơ mâu” tiếng Miên, nghĩa là “nước đen”

Hình ảnh gây ấn tượng rất mạnh cho em là hình ảnh của dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá bơi hàng đàn đen trũi, nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ… lòa nhòa ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai. Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập – nơi tập trung đặc điểm của những chợ nổi họp trên mặt sông của vùng đồng bằng miền Tây Nam Bộ. Vẫn là cái quang cảnh quen thuộc của một xóm chợ vùng rừng cận biển thuộc tỉnh Bạc Liêu, với những túp lều lá thô sơ kiểu cổ xưa nằm bên cạnh những ngôi nhà gạch văn minh hai tầng, những đống gỗ cao như núi chất dựa bờ, những cột đáy, thuyền chài, thuyền lưới, thuyền buôn dập dềnh trên sóng… Ngoài những thứ đó, chợ Năm Căn còn có một nét rất riêng mà các chợ khác không có được. Đó là cái bề thế của một trấn “anh chị rừng xanh” đứng kiêu hãnh phô phang sự trù phú của nó trên vùng đất cuối cùng của Tổ quốc. Chợ Năm Căn phong phú về hàng hóa, về các món ăn chứng tỏ Cà Mau là nơi đất lành chim đậu. Các dân tộc Việt, Hoa, Miên, Chà Châu Giang… chung sống thành một cộng đồng đoàn kết với đủ mọi giọng nói líu lo, đủ kiểu ăn vận sặc sỡ, đã điểm tô cho Năm Căn một màu sắc độc đáo, hơn tất cả các xóm chợ vùng rừng Cà Mau. Đất mũi Cà Mau đẹp như một bức tranh. Mảnh đất này đã đi vào thơ ca, nhạc họa và nổi tiếng anh dũng kiên cường trong những cuộc kháng chiến chống xâm lăng, bảo vệ Tổ quốc. Cảm ơn nhà văn Đoàn Giỏi đã cho em một chuyến du lịch đầy bất ngờ và thú vị qua những trang sách tuyệt vời của ông. Mong rằng có một dịp nào đó, em sẽ được đặt chân đến nơi mà Xuân Diệu đã hết lời ca ngợi qua những vần thơ: Mũi Cà Mau: mầm đất tươi non
Mấy trăm đời lấn luôn ra biển… Và so sánh: Tổ quốc tôi như một con tàu
Mũi thuyền xé sóng – mũi Cà Mau.
Bình luận (0)