Hướng dẫn soạn bài Sơn Tinh, Thủy Tinh

Hồ Trúc
Xem chi tiết
Nguyễn Thế Bảo
13 tháng 5 2016 lúc 19:17

Bạn tham khảo tại Câu hỏi của Nguyễn Thị Thu Trang - Học và thi online với HOC24

Chúc bạn học tốt!hihi

Bình luận (0)
tiểu thư họ nguyễn
13 tháng 5 2016 lúc 20:00

mk mè ghi ra dài lắm bn ak vừa mớighi đề xong

Bình luận (0)
Nguyễn Ngọc Huyền
9 tháng 7 2016 lúc 11:14

Neu viet ra thi dai lam bn chep mang nha

Bình luận (0)
Awayuki Himeno
Xem chi tiết
Nguyễn Võ Hà Trang
24 tháng 6 2016 lúc 7:49

Ta là Sơn Tinh, vị thần cai quản núi Tản Viên hùng vĩ. Hôm nay ngồi ngắm cảnh Phong Châu xanh tươi trù phú với những cánh đồng bát ngát, những vườn cây hoa trái tỏa hương ngào ngạt ta bỗng bồi hồi nhớ lại câu chuyện năm xưa…

Hồi đó, vua Hùng thứ mười tám có một cô con gái tên là Mị Nương xinh đẹp nết na. Vua rất thương con nên muốn kén cho nàng một tấm chồng xứng đáng.

Được tin vua mở hội kén rể, ta nhanh chóng cưỡi bạch hổ đến thành Phong Châu xin cầu hôn công chúa. 

Khi ta bước chân vào cung điện thì cùng lúc đó cũng có một vị thần đến cầu hôn. Vị thần này cưỡi trên một con rồng uy nghi. Vua truyền ta và vị thần đó vào. Vị thần đó xưng là Thủy Tinh và xin đươc trổ tài trước. Thủy Tinh hô mưa, gọi gió, làm giông bão, sấm chớp nổi đùng đùng, cây cối nghiêng ngả. Vua Hùng và các vị Lạc hầu có vẻ khiếp sợ. Đến lượt ta trổ tài, ta vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi và hiện ra những cánh đồng bát ngát, những khu vườn sai trĩu quả.

Vua Hùng băn khoăn không biết chọn ai bèn gọi các Lạc hầu vào bàn bạc. Một lúc sau vua ra bảo ta và Thủy Tinh: Các thần đều ngang tài ngang sức, trẫm không biết chọn ai cả, vậy ngày mai ai mang sính lễ đến trước ta sẽ gả con gái cho. Ta và Thủy Tinh hỏi sính lỗ cần những gi, vua bảo: Một trăm ván cơm nếp, một trăm nẹp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngưa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.

 

Mờ sáng tinh mơ ngày hôm sau, khi ánh bình minh của một ngày mới chưa xuất hiện, khi bầu trời còn chìm trong màn sương huyền ảo thì ta và đoàn tùy tùng đã hối hả lên đường. Khi đến thì Thủy Tinh vẫn chưa tới, ta dâng sính lễ cho vua Hùng và vui mừng được rước Mị Nương về núi.

Đạng đi chợt ta thấy mây đen ùn ùn kéo tới. Gió mạnh quật những cành cây đổ ngổn ngang. Chớp loang loáng như những con rắn trắng trên nền trời đen kịt. Sấm đùng đùng như muốn làm nổ tung trời đất. Trong giông tố ta thấy Thủy Tinh hiện ra. Thủy Tinh cười rồng đen, theo sau là một đoàn thủy quái nhe răng gào rú. Thủy Tinh dâng nước lên cuồn cuộn thành những cột sóng lớn làm ngập nhà cửa, ruộng vườn. Ta biết Thủy Tinh muốn đòi cướp Mị Nương.

Nhìn cảnh dân kéo nhau chạy lên núi lòng ta đau đởn vô cùng. Ta gọi hổ vằn, gọi xám, gấu nâu đến giúp sức chống lại Thủy Tinh. Ta dùng phép bốc từng quả đồi, dời từng quả núi dựng thành đất ngăn dòng nước lũ đang ào ào ập đến. Nước dâng cao bao nhiêu thì núi cao lên bấy nhiêu. Quân của ta và Thủy Tinh giao chiến hàng tháng trời mà vẫn không phân thắng bại. 

Dần dần sức của quân Thủy Tinh suy kiệt mà đoàn quân của ta vẫn vững vàng. Cuối cùng Thủy Tinh đuối sức nên phải rút quân về.

Sau đó, ta lại dùng phép làm cho cây cối nghiêng ngả đứng thẳng lại. Những cánh đồng trở lại xanh tươi. Nắng vàng trải khắp thành Phong Châu.

Từ đó, hằng năm Thủy Tinh vẫn dâng nước lên đòi cướp Mị Nương nhưng năm nào cũng thua ta.

Bây giờ Thủy Tinh càng ngày càng có vẻ ghê gớm hơn xưa, nhưng ta tin rằng các con cháu của vua Hùng sẽ cùng ta tiếp tục trừng trị hắn, bảo vệ cuộc sống cho dân lành…

 

Bình luận (5)
Nguyễn Võ Hà Trang
24 tháng 6 2016 lúc 7:52

theo mình Mị nương có chứng kiến cuộc chiến này

hình ảnh minh họa

Bình luận (0)
Phương Trâm
23 tháng 6 2016 lúc 20:52

Thô chịu thuaa

Bình luận (0)
phan thị hương giang
Xem chi tiết
Kẹo dẻo
9 tháng 7 2016 lúc 7:11

Truyền thuyết “Sơn Tinh – Thủy Tinh” là câu chuyện xoay quanh hai nhân vật chính, đó là Sơn Tinh, tức là thần núi và Thủy Tinh- thần nước. Các tác giả dân gian đã thể hiện được ý niệm của mình thông qua việc xây dựng tình huống truyện độc đáo, đặt hai nhân vật có nguồn gốc thần kì này vào một hoàn cảnh thú vị, đó là đi hỏi vợ. Và mọi mâu thuẫn cũng bắt nguồn từ việc hỏi vợ này, bởi cả hai đều tài giỏi, có thể nói là “ngang tài ngang sức” nhưng một người lấy được vợ vì mang sính lễ đến trước, còn người mang sính lễ đến sau không lấy được vợ mà mang lòng thù hận, gây ra một trận chiến lớn nhằm mục đích “cướp vợ”. Và cuộc chiến này cũng chính là cuộc chiến của nhân dân Việt Nam xưa với thiên tai, thời tiết bất thường.

Truyền thuyết không chỉ là nơi các tác giả dân gian gửi gắm những khát vọng về những lẽ công bằng, về những mẫu hình lí tưởng của người anh hùng dân tộc chống ngoại xâm, người anh hùng văn hóa. Truyền thuyết còn là nơi mà các tác giả dân gian giải thích các truyền thống, các phong tục tập quán cũng như những đặc điểm tự nhiên trong cuộc sống. Truyền thuyết “Sơn Tinh- Thủy Tinh” là một câu chuyện như thế, qua câu chuyện về Sơn Tinh và Thủy Tinh, các tác giả đã lí giải cho thế hệ hậu thế cũng như cho các độc giả về hiện tượng lũ lụt, cũng như qua đó thể hiện được sức mạnh cũng như khát vọng của người dân trong cuộc chiến với thiên tai, thời tiết.

Không chỉ những vấn đề về tự nhiên mà truyền thuyết này còn thể hiện được những đặc trưng về văn hóa của dân tộc ta dưới thời các vua Hùng, đó là tục thách cưới. Các nội dung này được đan cài vào nhau tạo ra cho câu chuyện một sự hấp dẫn đến lạ kì. Phong tục văn hóa và truyền thống chinh phục tự nhiên của người Việt được thể hiện một cách tài tình, khéo léo trong một câu chuyện có dung lượng tương đối ngắn này, chưa tìm hiểu tác phẩm mà chỉ nhìn ở phần hình thức thôi ta cũng thấy được sự tài năng của các tác giả dân gian xưa.

Sự xuất hiện của Sơn Tinh và Thủy Tinh gắn liền với một sự kiện, đó là lễ kén rể của vua Hùng “ Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết dịu hiền….muốn kén cho một người chồng thật xứng đáng”. Có lẽ ngay phần mở đầu, các tác giả đã lí giải phần nào nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến sau này của Sơn Tinh và Thủy Tinh, bởi công chúa Mị Nương là một người xinh đẹp, dịu hiền. Đây chính là mẫu người lí tưởng để lấy về làm vợ. Chẳng những thế mà ngay sau khi vua Hùng thông báo kén rể thì ngay lập tức có hai chàng trai đến cầu hôn. Cả hai người này đều có tài, mang những sức mạnh kì lạ mà người thường không thể làm được.

Sơn Tinh là người ở vùng Tản Viên, có tài lạ “vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi”, còn Thủy Tinh là người đến từ miền biển, xét về tài năng thì không hề thua kém Sơn Tinh “ gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về”. Cũng chính vì sự ngang tài ngang sức, cân xứng về tài năng này mà vua Hùng vô cùng “băn khoăn”, không biết lựa chọn ai, từ chối ai vì ai cũng đều xứng đáng với vai trò là người con rể của Hùng Vương, chồng của cồng chúa Mị Nương. Và cuối cùng, để lựa chọn ra một người xứng đáng nhất, Hùng Vương đã ra một lời giao hẹn, đó là những lễ vật để cầu hôn, nếu ai mang đến sớm nhất thì có thể cưới Mị Nương về làm vợ.

Lễ vật mà Hùng Vương đưa ra gồm “ Một trăm ván cơm nếp, một trăm tệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi”. Chi tiết sính lễ này cũng thể hiện được phong tục thách cưới của người Việt ta xưa kia, theo đó thì những chàng trai khi muốn lấy cô gái về làm vợ thì phải làm theo những vật thách cưới mà bố mẹ cô gái yêu cầu. Đây là một truyền thống xa xưa, mang đặc trưng cho văn hóa Việt Nam. Và trong “cuộc chiến” để lấy được Mị Nương, Sơn Tinh đã là người chiến thắng, vì ngay sáng sớm ngày hôm sau thì chàng đã mang đầy đủ lễ vật đến trước, rước Mị Nương về núi. Thủy Tinh đến sau, vì không lấy được vợ mà đùng đùng nổi giận, đem quân đi cướp lại Mị Nương.

Thủy Tinh “hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Thủy Tinh”. Để đáp trả những hành động khiêu chiến của Thủy Tinh, Sơn Tinh không hề nao núng, chàng “dùng phép lạ bốc từng quả núi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ”. Cuộc chiến diễn ra vô cùng ác liệt khi “nước sông dâng lên bao nhiêu đồi núi cao lên bấy nhiêu”, hai bên đánh nhau ròng rã đến mấy tháng. Một lần nữa chiến thắng đã thuộc về Sơn Tinh “Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã kiệt”.

Sơn Tinh Thủy Tinh là câu chuyện mà các tác giả dân gian lí giải hiện tượng lũ lụt hàng năm “ Oán nặng, thù sâu, hàng năm Thủy Tinh làm mưa gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh”. Vì là nước nông nghiệp nên dân ta vô cùng coi trọng những yếu tố về thời tiết. Và muốn sản xuất thì dân ta đã tìm mọi cách để khắc phục tự nhiên, chinh phục tự nhiên. Trong câu chuyện này thể hiện được rõ nét khát vọng chinh phục, khát vọng chiến thắng tự nhiên đó “…Nhưng năm nào cũng vậy, Thần nước đánh mỏi mệt, chan schee vẫn không thắng nổi thần Núi, đàn rút quân về”. Như vậy nên có thể nói hình ảnh của Sơn Tinh chính là biểu tượng cho sức mạnh và khát vọng của nhân dân trong chinh phục tự nhiên.

Bình luận (0)
phan thị hương giang
9 tháng 7 2016 lúc 18:09

bn co the tra loi do hon dc k

 

Bình luận (2)
phan thị hương giang
10 tháng 7 2016 lúc 21:29

Lạc đề

 

Bình luận (0)
phan thị hương giang
Xem chi tiết
Anh Tuan Vo
11 tháng 7 2016 lúc 18:06

Bài văn sơn tinh thủy tinh gợi cho chúng ta biết phải biết chống lại lũ lụt và thiên tai. Giảm sự tác động trực tiếp đến môi trường, bảo vệ môi trường. 

Bình luận (0)
Nguyễn Thu Hà
13 tháng 7 2016 lúc 20:26

Sao không có đề bài vậy bạn ucche

Bình luận (0)
phan thị hương giang
13 tháng 7 2016 lúc 20:30

may bi do the la an loan len xong no ra the

 

Bình luận (1)
cong chua toc may
13 tháng 7 2016 lúc 20:56

Sao bạn ko đăng đề bài lên?

Bình luận (0)
phan thị hương giang
Xem chi tiết
Võ Thạch Đức Tín
14 tháng 7 2016 lúc 10:09

Ta là Sơn Tinh, vị thần cai quản núi Tản Viên hùng vĩ. Hôm nay ngồi ngắm cảnh Phong Châu xanh tươi trù phú với những cánh đồng bát ngát, những vườn cây hoa trái tỏa hương ngào ngạt ta bỗng bồi hồi nhớ lại câu chuyện năm xưa…

Hồi đó, vua Hùng thứ mười tám có một cô con gái tên là Mị Nương xinh đẹp nết na. Vua rất thương con nên muốn kén cho nàng một tấm chồng xứng đáng.

Được tin vua mở hội kén rể, ta nhanh chóng cưỡi bạch hổ đến thành Phong Châu xin cầu hôn công chúa. 

Khi ta bước chân vào cung điện thì cùng lúc đó cũng có một vị thần đến cầu hôn. Vị thần này cưỡi trên một con rồng uy nghi. Vua truyền ta và vị thần đó vào. Vị thần đó xưng là Thủy Tinh và xin đươc trổ tài trước. Thủy Tinh hô mưa, gọi gió, làm giông bão, sấm chớp nổi đùng đùng, cây cối nghiêng ngả. Vua Hùng và các vị Lạc hầu có vẻ khiếp sợ. Đến lượt ta trổ tài, ta vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi và hiện ra những cánh đồng bát ngát, những khu vườn sai trĩu quả.

Vua Hùng băn khoăn không biết chọn ai bèn gọi các Lạc hầu vào bàn bạc. Một lúc sau vua ra bảo ta và Thủy Tinh: Các thần đều ngang tài ngang sức, trẫm không biết chọn ai cả, vậy ngày mai ai mang sính lễ đến trước ta sẽ gả con gái cho. Ta và Thủy Tinh hỏi sính lỗ cần những gi, vua bảo: Một trăm ván cơm nếp, một trăm nẹp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngưa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.

 

Mờ sáng tinh mơ ngày hôm sau, khi ánh bình minh của một ngày mới chưa xuất hiện, khi bầu trời còn chìm trong màn sương huyền ảo thì ta và đoàn tùy tùng đã hối hả lên đường. Khi đến thì Thủy Tinh vẫn chưa tới, ta dâng sính lễ cho vua Hùng và vui mừng được rước Mị Nương về núi.

Đạng đi chợt ta thấy mây đen ùn ùn kéo tới. Gió mạnh quật những cành cây đổ ngổn ngang. Chớp loang loáng như những con rắn trắng trên nền trời đen kịt. Sấm đùng đùng như muốn làm nổ tung trời đất. Trong giông tố ta thấy Thủy Tinh hiện ra. Thủy Tinh cười rồng đen, theo sau là một đoàn thủy quái nhe răng gào rú. Thủy Tinh dâng nước lên cuồn cuộn thành những cột sóng lớn làm ngập nhà cửa, ruộng vườn. Ta biết Thủy Tinh muốn đòi cướp Mị Nương.

Nhìn cảnh dân kéo nhau chạy lên núi lòng ta đau đởn vô cùng. Ta gọi hổ vằn, gọi xám, gấu nâu đến giúp sức chống lại Thủy Tinh. Ta dùng phép bốc từng quả đồi, dời từng quả núi dựng thành đất ngăn dòng nước lũ đang ào ào ập đến. Nước dâng cao bao nhiêu thì núi cao lên bấy nhiêu. Quân của ta và Thủy Tinh giao chiến hàng tháng trời mà vẫn không phân thắng bại. 

Dần dần sức của quân Thủy Tinh suy kiệt mà đoàn quân của ta vẫn vững vàng. Cuối cùng Thủy Tinh đuối sức nên phải rút quân về.

Sau đó, ta lại dùng phép làm cho cây cối nghiêng ngả đứng thẳng lại. Những cánh đồng trở lại xanh tươi. Nắng vàng trải khắp thành Phong Châu.

Từ đó, hằng năm Thủy Tinh vẫn dâng nước lên đòi cướp Mị Nương nhưng năm nào cũng thua ta.

Bây giờ Thủy Tinh càng ngày càng có vẻ ghê gớm hơn xưa, nhưng ta tin rằng các con cháu của vua Hùng sẽ cùng ta tiếp tục trừng trị hắn, bảo vệ cuộc sống cho dân lành…

Bình luận (7)
Nguyen Dieu Thao Ly
26 tháng 8 2016 lúc 19:40

Sơn Tinh ta đây ngự trị ở núi Tản Viên, ta có nhiều phép thần kì; biến đất bằng thành núi cao, dời đồi về bãi.

Nhân một chuyến du ngoạn, ta nhìn thấy một người con gái rất xinh đẹp, ăn mặc lộng lẫy, dáng điệu kiều diễm. Bầy tôi của ta cho biết đó là Mị Nương, con gái Hùng Vương thứ 18. Trong lòng ta thầm yêu mến, nhớ nhung nàng.

May thay vừa đúng lúc vua Hùng kén rể có tài cho xứng với sắc, sự nết na của Mị Nương. Ta xin ra mắt. Đúng lúc đó Thủy Tinh - vị thần nước cũng tài ba không kém ta, xin ra mắt vua, trổ tài để cưới Mị Nương. Xem ra chàng không chịu thua ta, mà ta thì nhất quyết không thể nhường chàng.

Vua Hùng khó nghĩ vì cả hai đều tài giỏi, mà vua chỉ có một công chúa. Sau nhiều ngày bàn với các lạc hầu, vua quyết định: Ngày mai, ai đem đồ sính lễ đến trước, vua sẽ gả Mị Nương cho. Ta là Sơn Tinh xin được biết lễ vật. Vua dạy: “Trăm ván cơm nếp, trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi”.

Nghe vua phán xong, ta thở phào nhẹ nhõm. Các thứ sính lễ đều là sản vật ở rừng. Hẳn là vua muốn cho ta thắng cuộc đây!

Hôm sau, trời chưa sáng rõ, ta đã nhanh chân đem lễ vật dâng vua. Đúng lời hứa, vua cho ta đem Mị Nương về làm vợ. Thủy Tinh uất ức vì đến chậm, đem quân đuổi đánh ta đòi cướp Mị Nương. Nhưng ta đâu chịu thua. Thủy Tinh giận dữ dâng nước, ta dâng núi cao lên. Trận chiến cứ vậy, rất khốc liệt.

Sau này, hằng năm vào khoảng tháng bảy tháng tám âm lịch, Thủy Tinh vẫn không nguôi giận, làm mưa làm gió, dâng nước dọa ta, nhưng vẫn không làm ta lo sợ, có điều nó gây hại cho dân lành không nhỏ.

Bình luận (2)
Trịnh Ánh Ngọc
22 tháng 5 2017 lúc 16:05

Nàng biết không cách đây đã lâu, vào thời vua Hùng Vương thứ XVII, vua có một người con gái tên là Mị Nương nổi tiếng là xinh đẹp nết na. Đó chính là nàng.

Khi nàng đến tuổi lấy chồng Hùng Vương đã truyền tin kén rể. Tin loan truyền đi khắp nơi một cách nhanh chóng.

Tất cả các chàng trai tới đều đến để xin cầu hôn nàng . Nhưng vua chẳng vừa ý ai cả. Ta liền chọn một ngày đẹp trời đến xin cầu hôn. Hôm đó, ta tưởng như chỉ có mình ta nhưng lại có một người nữa đã đến trước ta, người này tên là Thuỷ Tinh. Tài của hắn là: gọi gió, gió đến, hô mưa, mưa về. Nhưng tài của ta cũng không kém. Ta vẫy tay về phía đông thì mọc lên cồn cát, vẫy tay về phía tây thì mọc lên những dãy núi đồi. Vua Hùng băn khoăn không biết chọn ai bèn mời các Lạc hầu vào bàn bạc và phán:

- Cả hai người đều ngang sức, ngang tài và đều vừa ý ta, nhưng ta chi có một đứa con gái mà thôi. Cho nên ngày mai, hễ ai đem sính lễ đến trước thì ta gả con gái cho.

Sính lễ gồm: Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.

Sáng hôm sau, khi trời vừa tờ mờ sáng ta đã đến trước và đem đầy đủ lễ vật. Sau đó ta được rước nàng về núi. Thuỷ Tinh đến sau không lấy được nàng nên tức giận sai quân đuổi theo đánh ta hòng cướp lấy nàng. Trận đấu giữa ta và hắn rất quyết liệt. Hắn hô mưa, gọi gió, lẩm thành giông bão rung chuyển đất trời, nước dâng cao mãi tràn ngập cả nhà cửa, ruộng nương. Nước lên đến lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu lúc bấy giờ nổi lềnh trên một biển nước.

Sau đó ta mới dùng phép bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi để ngăn chặn dòng nước. Thuỷ Tinh dâng nước cao bao nhiêu thì ta lại biến phép cho đồi núi cao bấy nhiêu. Cuộc đọ sức giữa ta và hắn kéo dài mấy tháng liền. Sau đó Thuỷ Tinh thua cuộc đành rút quân về. Từ đó trở đi cứ hằng năm hắn lại làm mưa gió, bão lụt để đánh ta. Lần nào cũng thua cuộc nhưng có lẽ mối thù xưa mà hắn không thể nào quên được nên hàng năm hắn vẫn thường làm giông bão, dâng nước làm các dòng sông lũ lớn để báo thù ta.

Mình suy nghĩ ra chỉ có như thế này thôi. Mong bạn thông cảm và cho mình một tick

Bình luận (7)
Thu Trang Trần
Xem chi tiết
Lê Nguyên Hạo
18 tháng 7 2016 lúc 20:52
1. Tóm tắt:Hùng Vương thứ mười tám kén rể cho Mị Nương. Một hôm, cả Sơn Tinh (thần Núi) và Thủy Tinh (thần Nước) cùng đến cầu hôn. Trước hai chàng trai tài giỏi khác thường, vua bèn ra điều kiện: hôm sau, ai đem sính lễ đến trước sẽ cho cưới Mị Nương. Sơn Tinh đến trước, và rước được Mị Nương về núi. Thủy Tinh đến sau, đùng đùng nổi giận, dâng nước đánh Sơn Tinh. Sơn Tinh thắng, Thủy Tinh đành rút quân.2. Bố cụcTừ đấy, cứ hằng năm, Thủy Tinh vẫn gây ra mưa gió, bão lụt để trả thù Sơn Tinh.Đoạn một (từ đầu đến "mỗi thứ một đôi"): Vua Hùng thứ mười tám ra điều kiện kén rể. Đoạn hai (tiếp theo đến "thần Nước đành rút quân"): Cuộc giao tranh cầu hôn giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh, kết quả Sơn Tinh thắng. Đoạn ba (phần còn lại): Cuộc trả thù hằng năm với Sơn Tinh và những thất bại của Thủy Tinh.3. Trả lời câu hỏi :1. Tóm tắt:Hùng Vương thứ mười tám kén rể cho Mị Nương. Một hôm, cả Sơn Tinh (thần Núi) và Thủy Tinh (thần Nước) cùng đến cầu hôn. Trước hai chàng trai tài giỏi khác thường, vua bèn ra điều kiện: hôm sau, ai đem sính lễ đến trước sẽ cho cưới Mị Nương. Sơn Tinh đến trước, và rước được Mị Nương về núi. Thủy Tinh đến sau, đùng đùng nổi giận, dâng nước đánh Sơn Tinh. Sơn Tinh thắng, Thủy Tinh đành rút quân.Từ đấy, cứ hằng năm, Thủy Tinh vẫn gây ra mưa gió, bão lụt để trả thù Sơn Tinh.2. Lời kể:- Đoạn 1 và đoạn 3: Giọng kể chậm;- Đoạn 2: Giọng sôi nổi, mạnh mẽ miêu tả cuộc giao tranh cầu hôn giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh.3. Từ truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh có thể thấy chủ trương xây dựng, củng cố đê điều, nghiêm cấm nạn phá rừng, đồng thời trồng thêm hàng triệu héc-ta rừng của Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay là hoàn toàn đúng đắn. Nó là một giải pháp phòng chống lũ lụt hữu hiệu rút ra từ kinh nghiệm ngàn đời của dân tộc chúng ta. Vì thế, mỗi chúng ta rất nên hưởng ứng và tán thành chủ trương đúng đắn này.4*. Hãy viết tên một số truyện kể dân gian liên quan đến thời đại các vua Hùng?Gợi ý: Có thể kể các truyện sau: Hùng Vương chọn đất đóng đô, Thành Phong Châu, Con voi bất nghĩa, Vua Hùng dạy dân cấy lúa, Vua Hùng trồng kê tra lúa, Vua Hùng đi săn, Chử Đồng Tử, Người anh hùng làng Dóng,…
Bình luận (1)
Adorable Angel
19 tháng 7 2016 lúc 15:33

Mk biết nhưng ghi mõi tay lắmhaha

Bình luận (1)
ngô ngọc linh
21 tháng 9 2016 lúc 7:14

mình cũng làm bài này rồi như viết mỏi tay lắm

Bình luận (0)
Lê Anh Zippo
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Quỳnh Nhi
7 tháng 8 2016 lúc 21:03

Mở sách giáo khoa tập 1 trang 31 mà tra

 

Bình luận (0)
Nguyen Dieu Thao Ly
26 tháng 8 2016 lúc 19:37

– Thuỷ Tinh: Tượng trương cho mưa to bão lụt ghê gớm hàng năm, cho thiên tai khắc nghiệt, hung dữ.

– Sơn Tinh: Tượng trưng cho lực lượng cư dân Việt cổ đắp đe chống lũ lụt, ước mơ chiến thắng thiên tai.

Bình luận (0)
Chau Ngo
28 tháng 8 2016 lúc 15:38

biet nhung ghi moi tay lam 

 

 

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Quỳnh Nhi
Xem chi tiết
Nguyen Anh Dung
8 tháng 8 2016 lúc 15:35

open your book

Bình luận (0)
Lightning Farron
7 tháng 8 2016 lúc 20:56

mở sách xem phần ghi nhớ

Bình luận (3)
Jiyoen Phạm
8 tháng 8 2016 lúc 9:35

Truyen noi ve hien tuong moi truong thien nhien. Do thien tai cua cau chuyen mo phong thi nguoi dan dang phai ganh chiu rat nhieu thiet hai do lu lut gay ra!

Bình luận (1)
cung nhan ma{22/11-21/11...
Xem chi tiết
Nguyen Dieu Thao Ly
26 tháng 8 2016 lúc 19:44

Nhân vật Sơn Tinh:

- Vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi.

- Vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi.

- Dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng lũ.

- Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu.

Nhân vật Thủy Tinh:

- Gọi gió, gió đến.

- Hô mưa, mưa về.

- Hô mây gọi gió làm thành dòng bão uy chuyển cả đất trời.

 

Bình luận (2)
Lê Nguyễn Ngọc Nhi
14 tháng 9 2016 lúc 21:20

  Những chi tiết tưởng tượng kì ảo trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh là:

    

- Nhân vật Sơn Tinh: "vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi". Sơn Tinh có thể "dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành luỹ đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu". Đây là nhân vật tượng trưng cho khát vọng và khả năng khắc phục thiên tai của nhân dân ta thời xưa.– Nhân vật Thủy Tinh: "gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về"; có thể "hô mưa, gọi gió làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời". Đây là nhân vật tượng trưng cho mưa bão, lũ lụt thiên tai uy hiếp cuộc sống của con người.
Bình luận (0)