Hướng dẫn soạn bài So sánh

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Em gái cưng của TF GIA T...
Xem chi tiết
Phương Thảo
17 tháng 1 2017 lúc 22:26

Các hình ảnh tiêu biêu.

+ Cả người rung rinh, bóng mỡ soi gương được + Đầu to, nổi từng tảng, rất bướng +Trịnh trọng, khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu.
nguyen kieu trang
Xem chi tiết
_silverlining
17 tháng 1 2017 lúc 21:02

Tìm 5 thành ngữ có cấu trúc so sánh [ mẫu :rẻ như bèo ] .

=> - Đẹp như tiên.

- Nhanh như thỏ.

- Chậm như sên.

- Xấu như ma.

- Cứng như đá.

Đặt câu với 1 thành ngữ trong số đó

=> Cô Tấm trong truyện Tấm Cám đẹp như tiên.

Minh Thư
17 tháng 1 2017 lúc 21:05

Thành ngữ:

- Lúng túng như gà mắc tóc.

- Lừ đừ như ông từ vào đền.

- Khỏe như voi.

- Nhanh như chớp.

- Lanh chanh như hành không muối .

Đặt câu:

Anh ấy khoẻ như voi.

Chúc bạn học tốt!

Erza Scarlet
Xem chi tiết
ncjocsnoev
5 tháng 8 2016 lúc 14:42

"Anh đội viên nhìn Bác

  Càng nhìn lại càng thương

   Người cha mái tóc bạc 

   Đốt lửa cho anh nằm"

Khổ thơ trên đã được tác giả Minh Huệ sử dung biện pháp tu từ ẩn dụ ( ẩn dụ phẩm chất) để chỉ bác Hồ như người cha luôn quan tâm chăm sóc những đứa con của mình .Bốn câu thơ trên đã miêu tả rất đầy đủ tính cách , phẩm chất tốt đẹp của Bác Hồ đối với nhân dan ta - nhân dân Việt Nam và cũng là thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của anh đội viên đối với Bác Hồ . Anh như hiểu bác hơn qua một đêm không ngủ , ngồi lo lắng , chăm sóc , sưởi ấm cho anh nằm . Tình cảm của anh được thể hiệ rõ qua câu thơ:

       'Anh đội viên nhìn Bác 

      càng nhìn lại càng thương"

Không chỉ anh đội viên hiểu sâu được lỗi lòng của bác mà qua bài thơ"Đêm nay Bác không ngủ" cũng đã đồng thời thể hiện được tác giả Minh Huệ là người có tâm hồn nhạy cảm , sử dụng từ ngữ tinh tế , thấu hiểu lỗi lòng của bộ đội nhân dân và cả của Bác để tạo lên bài thơ " Đêm nay Bác không ngủ" giàu ý nghĩa , tình cảm sâu sắc đến vậy . Qua bài thơ này , đã cho ta biết được nhà thơ Minh Huệ thật là một người yêu nước , là nhà thơ giàu tình cảm sâu sắc mãi mãi được tổ quốc Việt Nam gia danh và đời đời biết ơn sâu sắc.

Linh Phương
5 tháng 8 2016 lúc 14:59

Anh đội viên nhìn Bác 
Càng nhìn lại càng thương 
Người Cha mái tóc bạc 
Đốt lửa cho anh nằm.

4 câu thơ trên được trích từ bài " Đêm nay bác không ngủ "-Minh Huệ. Bài thơ được sáng tác dựa trên sự kiện có thực  trong chiến dịch điện biên phủ cuối năm 1950.Trong câu thơ trên được tác giả sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ để nói về tình cảm của Bác, người cha máu tóc bạc quan tâm, lo lắng cho mọi người.Những cử chỉ hành động của bác thể hiện tình cảm yêu thương và biết ơn vô hạn. Từng câu thơ ấy nói lên nhân cách và con người của Bác. Nhà thơ đã cho mọi người thấy tình cảm của anh đội viên dành cho Bác cũng như tình cảm Bác dành cho anh và mọi người. Những ngày cực nhọc ấy khiến cho anh hiểu Bác hơn. 

"Người Cha mái tóc bạc 
Đốt lửa cho anh nằm"

Tấm lòng nhân hậu, tình thương của Người sâu nặng, bao la biết chừng nào! Bác lo cho chiến sĩ dân công cũng là lo cho chiến dịch, cho cuộc kháng chiến gian khổ. Tình thương ấy bao trùm lên đất trước và dân tộc. Nhân dân Việt Nam tự hào biết bao, được làm người chiến sĩ chiến đấu dưới ngọn cờ tổ quốc vinh quang của Đảng, của Bác! Không đành lòng ngủ yên  trong chăn ấm, bên bếp lửa hồng, khi những đồng đội của mình còn phải chịu bao gian khổ, anh đội viên thúc cùng bác. Dường như lúc đó những ngọn lửa hồng cũng nhảy múa reo vui và càng thêm rực sáng.

Nguyễn Phú Vinh
17 tháng 8 2016 lúc 9:00

Anh đội vieen nhìn Bác

Dien Thanh
Xem chi tiết
Lưu Hạ Vy
18 tháng 1 2017 lúc 17:36
Hướng dẫn Soạn bài: So sánh I. So sánh là gì?

Câu 1: Tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh.

a. Trẻ em như búp trên cành.

b. Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.

Câu 2:

- Trẻ em được so sánh với búp trên cành. Bởi vì búp trên cành nhỏ nhoi, tươi non và cần được chăm sóc. Và trẻ em là thế hệ nhỏ của đất nước, cần được chăm sóc, cần được học tập.

- Rừng đước có thể so sánh với hai dãy trường thành vô tận. Vì rừng đước và dãy trường thành đều có nét giống nhau ở chỗ: dựng lên cao, thẳng đứng, dài dặc, …

Câu 3:

Trong câu văn của Tạ Duy Anh, so sánh để phân biệt đặc điểm khác nhau giữa các sự vật, sự việc. So sánh kiểu này không phải là phép so sánh – biện pháp tu từ.

II. Cấu tạo của phép so sánh

Câu 1: Điền các ví dụ trên.

Soạn bài: So sánh | Soạn văn lớp 6

Câu 2: Nêu thêm một số từ so sánh

(1) Từ hô ứng: Bao nhiêu sợi bún, bấy nhiêu sợi tình

(2) Từ là: Tre là cánh tay của người nông dân

(3) Từ tựa thể: Miệng cười tựa thể hoa cau.

Câu 3: Cấu tạo của phép so sánh ở những câu dưới đặc biệt ở chỗ:

a. Dùng dấu hai chấm (:) để thay cho từ so sánh.

b. Đảo vị trí của hai vế. Ví dụ "Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất phục".

III. Luyện tập

Câu 1:

a. So sánh đồng loại

- So sánh người với người:

Cô giáo như mẹ hiền.

- So sánh vật với vật:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa. (Hồ Chí Minh)

b. So sánh khác loại

- So sánh vật với người:

Cá nước bơi hàng đàn đen trũ nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa đầu sóng trắng.

- So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng:

Công cha như núi ngất trời. Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông. hoặc: Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng. (Trần Đăng Khoa)

Câu 2: Viết tiếp:

- Khỏe như voi

- Đen như than

- Trắng như tuyết

- Cao như núi

Câu 3:

- Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện.

- Càng đổ dẫn về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện.

--> Tương tự, bạn tìm thêm một vài câu khác nhé.

Lê Thị Ngọc Ánh
Xem chi tiết
Bùi Thị Quỳnh Chi
26 tháng 7 2016 lúc 21:32

phân tích phép nhân hóa à?

 

Kẹo dẻo
27 tháng 7 2016 lúc 9:14

           Nhân hóa sương giống như mái tóc của người già.

       Hoa được nhân hóa như con người,có cảm xúc,tình thương.

                        Không biết đúng ko nữa nhưng bạn nhớ tick mk nha

nguyen thao vy
27 tháng 7 2016 lúc 12:38

phép nhân hóa chứ

Nguyễn Thị Phương Thảo
Xem chi tiết
Thảo Phương
16 tháng 8 2016 lúc 16:16

- Từ láy “ Thánh thót: gợi tả từng giọt mồ hôi liên tiếp rơi xuống, cái âm vang của từng giọt mồ hôi nghe đều đều rất rõ.

- Biện pháp so sánh,  nói quá“ mồ hôi thánh thót như mưa”,  : cụ thể hoá hình ảnh giọt mồ hôi rơi và gây ấn tượng về công việc cày đồng “ buổi ban trưa” vô cùng vất vả. khó nhọc.

- Nghệ thuật tương phản đối lập: “ dẻo thơm” >< “ đắng cay”, “ “một hạt” >< “ muôn phần”-> khẳng định công sức của người nông dân và công sức của người nông dân và giá trị của bát cơm, hạt gạo.

 => Bài ca dao “ Cày đồng đang buổi ban trưa” là lời nhắc nhở mọi người phải biết ơn người dân cày và quý trọng lúa gạo.

Lê Nguyên Hạo
16 tháng 8 2016 lúc 15:53

  Cày đồng đang buổi ban trưa 

 

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày

=> nhân hóa (dấu hiệu là như)

 

Nguyễn Hữu Thế
16 tháng 8 2016 lúc 15:53

BPTT: - So sánh: Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày 

Tác dụng: Ca dao là khúc hát tâm tình của người dân quê Việt Nam lưu truyền qua năm tháng thời gian, lan tỏa theo hương lúa đồng nội quê hương. Ngọt ngào biết bao những vần thơ dân dã ấy đã thấm sâu vào tâm hồn thơ bé mỗi chúng ta qua điệu ru của mẹ, tiếng hát của bà. Chúng ta yêu vô cùng những bài ca dao nói về công việc nhà nông “hai sương một nắng”, ca ngợi đức tính cần cù, lòng kiên nhẫn của người dân cày quê ta. Hình ảnh người trai cày sao mà đáng yêu thế: 

“Cày đồng đang buổi ban trưa 

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày. 

Hai câu đầu miêu tả cảnh cày đồng. Câu ca dao gợi lên trước mắt chúng ta hình ảnh người nông dân đang lội bù, tay cầm cày, theo sau con trâu, dưới ánh nắng “ban trưa” chang chang mùa hạ. Người và con trâu phải làm việc vô cùng vất vả. Mồ hôi luôn ra như mưa. Từ tượng thanh “thánh thót” gợi tả mồ hôi rơi xuống từng giọt… từng giọt liên tiếp, gieo vào không gian âm thanh “thánh thót”. “Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày” là hình ảnh so sánh thậm xưng gợi tả công việc cày đồng vất vả, cực nhọc không thể nói hết. “Mưa” làm cho lúa xanh tươi, cũng như “mồ hôi” đổ xuống luống cày làm cho đất đai thêm màu mỡ. Nghệ thuật so sánh “mồ hôi” với “mưa” thật là sáng tạo, làm cho người đọc, người nghe thấm thía, cảm thông với bao cực nhọc của nhà nông. Thật vậy, bà con dân cày đã đổ biết bao mồ hôi, công sức vào luống cày, sá bừa, ngày này qua ngày khác, tháng này qua tháng khác, để làm ra bông lúa, củ khoai nuôi sống xã hội. Vần ca dao đã vẽ lên một hình ảnh tuyệt đẹp về người nông dân trên cánh đồng quê hương. Đó là một con người khoẻ mạnh dẻo dai, cần mẫn và chịu khó: 

“Cày đồng đang buổi ban trưa 

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”. 

Qua đó thấy được tính tính cần cù, chịu thương chịu khó của ông cha ta đã truyền qua bao đời và đưc tính đó đã được nối tiếp bởi những người nông dân, những con người chăm chỉ làm lụng.

Dương Lan Anh
Xem chi tiết
Anh Tuan Vo
11 tháng 7 2016 lúc 19:57

Câu thơ sử dụng biện pháp so sánh một cách trực quan và đời thật, theo trực giác và tình cảm của tác giả. Câu thơ giúp ta hình dung ra được chiếc cầu cong vút như chiếc lược, sông đai như mái tóc. Câu thơ đã diễn ta sâu sắc cảnh chiếc cầu cong vút bắc qua dòng sông dài, ẩn sau trong câu thơ ấy là niềm thương yêu kiêu hãnh vì quê hương xinh đẹp của mình.

Hoặc như thế này: Hai câu thơ trên bình thường, em cũng có thể tả được. Tu từ tầm bậy tầm bạ, chẳng thấy có vần điệu.

NhungNguyễn Trang
13 tháng 7 2016 lúc 10:43

E hèm, bài tập kiểu giề mà lại lên đây hỏi bài í nhỉ limdim

LÊ PHÚC KHÁNH
12 tháng 2 2020 lúc 10:25

đúng

Khách vãng lai đã xóa
Hinamori Amu
Xem chi tiết
Ngô Thanh Hồng
17 tháng 7 2016 lúc 19:04

Cô ấy xinh như một nàng tiên vậy !!!

Adorable Angel
18 tháng 7 2016 lúc 7:20

Cô ấy xinh đẹp như một bông hoa

Phạm Minh Quân
18 tháng 7 2016 lúc 9:30

Cô ấy xinh đẹp như 1 bông hoa vì cô ấy làm bằng phim hoạt hìh

Erza Scarlet
Xem chi tiết
Linh Phương
3 tháng 8 2016 lúc 21:34

Trong đoạn thơ trên, nhà thơ Tố Hữu đã sử dụng biện pháp so sánh.

Chú bé Lượm, một chú bé “loắt choắt” với “cái xắc xinh xinh”, “cái chân thoăn thoắt”, “cái đầu nghênh nghênh”, “ca lô đội lệch”, “mồm huýt sáo vang”, khiến tác giả liên tưởng đến hình ảnh “con Chim Chích nhảy trên đường vàng”. Chim Chích là loài chim gần gũi với hình ảnh những làng quê Việt Nam. Chim Chích nhỏ nhưng nhanh nhẹn, rất đáng yêu. So sánh hình ảnh chú bé Lượm với hình ảnh con chim chích, nhà thơ đã gợi lên dáng vẻ nhỏ nhắn, hoạt bát, tinh nghịch của chú. Không chỉ vậy, đó còn là “con Chim Chích nhảy trên đường vàng”. Hình ảnh “đường vàng” gợi đến hình ảnh con đường đầy nắng vàng mà chú bé Lượm đang tiến bước. “Con đường vàng” ấy cũng chính là con đường vinh quang của cách mạng mà Lượm đang dũng cảm bước đi.

Hình ảnh chú bé Lượm trong những câu thơ trên đã được lặp lại  cuối bài thơ, đó giống như những dòng hồi ức, những dòng tưởng niệm về người đồng chí nhỏ của tác giả. Hình ảnh chú bé hồn nhiên, đáng yêu ngân vang mãi trong những dòng thơ cuối bài như một lời nhắn nhủ: Lượm sẽ còn sống mãi trong trái tim mỗi chúng ta.

Nhà thơ đã sử dụng biện pháp nghệ thuật để giúp bài thơ thêm sinh động hiểu rõ về chú bé nhỏ tuổi hi sinh về đất nước



 

Nguyễn Trần Thành Đạt
3 tháng 8 2016 lúc 21:36

cảm nghĩ:

Nói lên sự hồn nhiên, vô tư , trong sáng, nhanh nhẹn, đáng yêu của tuổi thơ, nhưng thể hiện cái sự dũng cảm khi là một em bé liên lạc, tung tăng trên cánh đồng lúa.

Em gái cưng của TF GIA T...
Xem chi tiết
Golden Darkness
17 tháng 1 2017 lúc 21:18

Trong 4 mùa, em thích nhất là mùa hè. Bầu trời trong xanh, cao vời vợi. Ánh mặt trời rực rỡ, chói chang và vàng sánh như mật ong. Cây trái trong vườn đơm quả ngọt. Những chùm phượng vĩ nở đỏ rực như thắp lửa trên cây. Các chàng nhạc sĩ ve sầu cất lên những bài ca về mùa hạ. Nghỉ hè, em đc bố mẹ cho đi nghỉ mát, thả sức vui chơi. Hè về, em còn đc về quê thăm ông bà. Chiều chiều, trên triền đê, em thả diều cùng các bạn. Hè thật vui!