Viết một đoạn văn ngắn về đề tài tự chọn có sử dụng so sánh ngang bằng và không ngang bằng
Viết một đoạn văn ngắn về đề tài tự chọn có sử dụng so sánh ngang bằng và không ngang bằng
Đó là hình ảnh hành phượng vĩ dưới sân trường em ào một ngày hè tươi sáng. Và có lẽ đây là loài cây gắn bó với em nhiều nhất.Hàng phượng vĩ không biết trồng từ bao giờ ? Bao nhiêu tuổi ? Em đoán rằng hàng cây có từ lâu lắm. Những gốc cây khá to, hai cánh tay người lớn ôm mới xuể. Tán lá xum xuê, một màu xanh thẫm. Những chiếc lá già dang rộng bàn tay đón nắng. Đứng trên tầng hai của đầu dãy phòng học nhìn xuống sân trong hàng cây rõ hẳn. Những tán lá như chiếc ô to tiếp nối che mát cả sân trường. Cành phượng uyển chuyển, lung linh những chùm hoa đỏ thắm. Mỗi bông hoa như ngọn đèn đỏ rực thắp trong lùm cây xanh thẫm. Nhưng phượng ở đây không chỉ một đóa, không chỉ một cành mà phượng nở hàng loạt tạo nên một khoảng trời rực đỏ, một khoảng không gian chỉ mỗi màu hoa phượng. Gặp làn gió nhẹ thoảng qua, hoa phương lắc lư như đàn bướm đỏ rập rờn trong vòm lá xanh mơn mởn. Thỉnh thoảng,những đóa hoa lìa cành ngập ngừng bay dưới gốc sân trường. Trên cành cây cao, chim chóc đua nhau chuyền cành, hình như chúng cũng ngợp mắt trước màu hoa phượng. Những chú ve ẩn trong vòm lá kêu ra rả như muốn nói với chúng em rằng: Hè đến rồi, hè đến rồi đấy các bạn ạ!! Lúc ấy lòng em thật bâng khuâng. Có lúc em thầm hỏi: Hàng cây ơi! Các bạn có từ bao giờ mà nay đẹp đến thế? Hoa khẽ gật gù những chiếc râu nhỏ mang theo bao túi phấn, rồi chúng thầm thì trò chuyện cùng em. Phượng vẫn nở, ve vẫn cứ kêu suốt cả ngày hè. Tiếng ve kêu rộn rã như dàn đồng ca mùa hạ.Hình ảnh hàng phượng vĩ và tiếng ve kêu đã giúp cho em thêm yêu mái trường, thầy cô, bạn bè. Tuy được nghỉ hè, vui thú trên quê hương nhưng em vẫn nhớ mãi hàng cây dưới sân trường. Nơi đó có biết bao nhiêu kỉ niệm thời ấu thơ. Rồi đây, chúng em sẽ lên lớp mới, học trường mới, sẽ xa mái trường cùng hàng cây phượng vĩ thân yêu. Nhưng tất cả sẽ còn mái đối với chúng em, còn mãi với bao thế hệ, chia sẽ ngoọtbui2 những ngày mới tươi thắm!
TÔI CẦN ĐOẠN VĂN TỪ 3-5 CÂU THÔI
Viết một đoạn văn ngắn tả Dế Mèn có sử dụng phép so sánh
Những sinh hoạt đời thường, cách đấu tranh sinh tồn của Dế Mèn bình dị mà ấm áp bời lòng nhân hậu và ý chí dấn thân, cái xấu trở nên tốt đẹp hơn, thánh thiện hơn. Qua hình ảnh Dế Mèn, người đọc như được thấy chính mình, nỗi ước vọng khát khao trong cuộc sống; yêu thích, muốn mong được tìm hiểu nhiều điều mới mẻ. Và đó cũng là niềm tha thiết được đi, được bơi, được thỏa chí tang bồng thoát khỏi cái vỏ bọc an nhiên, làm kiềm hãm sự phát triển, đa dạng của vẻ đẹp muôn màu cuộc sống. Đi cũng là học – Hỡi các bạn học sinh của tôi ơi, mình cũng sẽ đồng hành cùng Dế Mèn tìm đến chân trời bao la của trí tuệ để được đổi thay tính cách và số phận. Chỉ thay đổi được hoàn cảnh khi biết ước mơ và hành động. Chắc chắn Dế Mèn mãi mãi là người bạn định hướng thủy chung của thế hệ tuổi thơ Việt Nam và thế giới.
Đoạn văn ngắn miêu tả Dế Mèn trong truyện Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài
Dế Mèn có một ngoại hình cường tráng. Với đôi càng mẫm bóng, những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt, đôi cánh... bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi, lại thêm đầu... to ra và nổi từng tảng rất bướng, hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lười liềm máy làm việc..., Dế Mèn thật ra dáng con nhà võ. Oai phong hơn, Dế Mèn còn có sợi râu... dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Dương dương tự đắc, chú ta đi đứng oai vệ, luôn tranh thủ mọi cơ hội để thể hiện mình. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, chú ta “co cẳng lên đạp phanh phách vào các ngọn cỏ” hay chốc chốc lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu. Tự cho mình là nhất, chú không ngần ngại cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm (quát các chị Cào Cào, đá anh Gọng Vó,...).
Tham khảo nha bạn!!!!!!!!!!!!!!
Dế Mèn có một ngoại hình cường tráng như 1 lực sĩ khỏe khoắn. Với đôi càng mẫm bóng, những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt, đôi cánh... bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi, lại thêm đầu... to ra và nổi từng tảng rất bướng, hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lười liềm máy làm việc..., Dế Mèn thật ra dáng con nhà võ. Oai phong hơn, Dế Mèn còn có sợi râu... dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Dương dương tự đắc, chú ta đi đứng oai vệ, luôn tranh thủ mọi cơ hội để thể hiện mình. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, chú ta “co cẳng lên đạp phanh phách vào các ngọn cỏ” hay chốc chốc lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu. Tự cho mình là nhất, chú không ngần ngại cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm (quát các chị Cào Cào, đá anh Gọng Vó,...).
Các bn cho mk một câu so sánh vật với người đc ko
KO CHÉP MẠNG NHA
Cây tre thẳng đứng như người lính bảo vệ Tổ Quốc.
Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.
Câu mình giúp bạn là;Ngôi nhà như trẻ nhỏ
Chúc bạn học tốt !!!
Tìm các phép so sánh trong bài vượt thác và nêu mô hình
các bạn ơi giúp mik nha...............
Phép so sánh nè:
+Thuyền rẽ sóng nước băng băng...lướt cho nhanh để về cho kịp
+Núi cao như đột ngột hiện ra chắn ngang trước mặt
+Những đông tác thả sào rút sào...nhanh như cắt
+Dượng Hương Thư như 1 pho tượng đồng đúc
+Cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào...Trường Sơn oai linh hùng vĩ
+Dọc sườn núi những cây to mọc giữa những bụi rậm...vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước
HẾT ÙI ĐÓ
tìm phép so sánh thì tôi không biết . Nhưng nêu mô hình thì tôi biết :
Mô hình đầy đủ của một phép so sánh là:
- Vế A
-Vế B
-Từ ngữ chỉ phương diện so sánh
-Từ ngữ chỉ ý so sánh
không biết có phải câu bạn cần không . bye hihihi
giúp mk soạn bài so sánh với
Soạn bài So Sánh – ngữ văn lớp 6
KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG
1./ So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng tính gợi hình, gợi cảm cho lời văn.
Ví dụ: Trẻ em như húp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan. (HỒ Chí Minh)
=> Trẻ em được so sánh với búp trên cành.
Trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận (Đoàn Giỏi).
=> Rừng đước được so sánh với hai dãy trường thành vô tận.
2./ Mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh gồm:
Vế A (nêu tên sự vật, sự việc được so sánh);
Vế B (nêu tến sự vật, sự việc dùng để so sánh với sự vật, sự việc ở hai vế A);
Từ ngữ chỉ phương diện so sánh;
Từ ngữ chỉ ý so sánh (gọi tắt là từ so sánh).
Có thể thấy mô hình cấu tạo đó trong bảng dưới đây:
Vế A
(sự vật được so sánh)
Phương diện so sánh Từ so sánh VếB
(sự vật dùng để so sánh)
(…) Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận
3. Nhưng trong thực tế, mô hình cấu tạo nói trên có thể biến dổi ít nhiều: – Các từ ngữ chỉ phương diện so sánh và chỉ ý so sánh có thể được lược bớt.
Ví dụ: Trường Sơn: chí lớn ông cha
Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào
(Lê Anh Xuân)
– Vế B có thể được đảo lên trước vế A cùng với từ so sánh.
Ví dụ: Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất (Thép Mới).
RÈN KĨ NĂNG GIẢI BÀI TẬP SGK
Bài tập 1: Yêu cầu của bài tập nẩy là tìm thêm ví dụ về so sánh đồng loại và so sánh khác loại. Các em cần căn cứ vào mẫu gợi ý trong SGK để tìm ví dụ cho đúng. .
a) So sánh đồng loại:
So sánh người với người: Cụ Hồ là vị cha chung Là sao Bắc Đẩu, là vừng Thái Dương (Ca dao)
So sánh vật với vật: Hè đến, hoa phượng như thép lửa trèn sân trường.
b) So sánh khác loại
So sánh vật với người: Lá liễu dài như một nét mi (Xuân Diệu). / Mẹ già như chuối chín cây (Ca dao).
So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng: Ôi lòng Bác vậy, cứ thương ta Thương cuộc đời chung, thương cỏ hoa Chỉ biết quên mình cho hết thảy Như dòng sông chảy, nặng phù sa. (Tố Hữu)
Bài tập 2: Viết tiếp vế B để tạo thành phép so sánh:
Khỏe như voi
Đen như than
Trắng như vôi
Cao như núi Bài tập 3.
Bài Bài học đường đời đầu tiên:
Những ngọn cỏ gãy rạp y như có nhát dao vừa lia qua.
Hai cái răng đen nhanh nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.
Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện.
Đã thanh niên rồi mà cánh ngắn cũn đến giữa lưng, hở cả mạn sườn như người cởi trần mặc áo gi-lê.
Mỏ Cốc như cái dùi sắt, chọc xuyên cả đất.
Bài Sông nước Cà Mau:
Càng đổ gần về về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện.
Ớ đó tụ tập không biết cơ man nào là bọ mắt, đen như hạt vừng, chúng cứ bay theo thuyền từng bầy như đám mây nhỏ.
Cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu trắng.
Trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
Bài tập 4: Các bạn chú ý đọc to đoạn từ Dòng sông Năm Căn mênh mông đến khói sóng ban mai.
Câu 1: Tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh.
a. Trẻ em như búp trên cành.
b. Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
Câu 2:
- Trẻ em được so sánh với búp trên cành. Bởi vì búp trên cành nhỏ nhoi, tươi non và cần được chăm sóc. Và trẻ em là thế hệ nhỏ của đất nước, cần được chăm sóc, cần được học tập.
- Rừng đước có thể so sánh với hai dãy trường thành vô tận. Vì rừng đước và dãy trường thành đều có nét giống nhau ở chỗ: dựng lên cao, thẳng đứng, dài dặc, …
Câu 3:
Trong câu văn của Tạ Duy Anh, so sánh để phân biệt đặc điểm khác nhau giữa các sự vật, sự việc. So sánh kiểu này không phải là phép so sánh – biện pháp tu từ.
II. Cấu tạo của phép so sánhCâu 1: Điền các ví dụ trên.
Câu 2: Nêu thêm một số từ so sánh
(1) Từ hô ứng: Bao nhiêu sợi bún, bấy nhiêu sợi tình
(2) Từ là: Tre là cánh tay của người nông dân
(3) Từ tựa thể: Miệng cười tựa thể hoa cau.
Câu 3: Cấu tạo của phép so sánh ở những câu dưới đặc biệt ở chỗ:
a. Dùng dấu hai chấm (:) để thay cho từ so sánh.
b. Đảo vị trí của hai vế. Ví dụ "Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất phục".
III. Luyện tậpCâu 1:
a. So sánh đồng loại
- So sánh người với người:
Cô giáo như mẹ hiền.
- So sánh vật với vật:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa. (Hồ Chí Minh)
b. So sánh khác loại
- So sánh vật với người:
Cá nước bơi hàng đàn đen trũ nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa đầu sóng trắng.
- So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng:
Công cha như núi ngất trời. Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông. hoặc: Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng. (Trần Đăng Khoa)
Câu 2: Viết tiếp:
- Khỏe như voi
- Đen như than
- Trắng như tuyết
- Cao như núi
Câu 3:
- Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện.
- Càng đổ dẫn về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện.
--> Tương tự, bạn tìm thêm một vài câu khác nhé.
quan sát cây trúc,hãy viết một đoạn văn ó sử dụng liên tưởng, tưởng tượng, so sánh và nhận xét.
bạn lên mạng có đấy,vào diễn đàn học mai,tìm bài tả cây tre ế,tre với trúc cũng giống nhau mà,chỉ là không paste được chứ không tớ tải luôn lên cho rồi!
viết một đoạn văn khoảnh 10 câu về mẹ trong đó chú ý sử dụng liên tưởng, tưởng tượng, so sánh và nhận xét.
Với tôi, mẹ là một điều gì đó rất thiêng liêng cao cả mà tôi không thể nói ra được.Trong nhà, ai cũng quý mẹ. Mẹ là người rất tốt bụng và cũng rất biết ăn nói. Mẹ tôi có làn đa hơi sạm nắng và khuôn mặt có nhiều nét khắc khổ. Tuy nhiên, mẹ tôi luôn làm điều tốt và dành hết tình cảm cho các con. Điều đó thì tôi biết rất rõ. Mặc dù tôi có làm điều sai trái, không nghe lời mẹ nhưng mẹ chưa bao giờ phải đùng đến roi để dạy chúng tôi. Lời nói của mẹ tuy nhẹ nhàng nhưng lại có sức tác động rất lớn đến tôi. Nhiều lúc tôi lại tự hỏi: Mẹ là gì? Tạo sao lại có mẹ ở trên đời? Câu hỏi vu vơ ấy giờ thì đã có câu trả lời. Mẹ chính là người đã sinh ra chúng tôi. Mẹ có ở trên đời là để có thể dành hết tình cảm cho chúng tôi, để nuôi dạy chúng tôi, để làm cho chúng tôi có thể vui vẻ và để an ủi chúng tôi mỗi khi buồn. Hiểu như vậy cũng chưa hoàn toàn đầy đủ về khái niệm mẹ. Với tôi, mẹ rất thiêng liêng, cao cả mà không ai có thể so sánh được.Tôi vốn là một đứa trẻ nghịch ngợm, thường làm mẹ phải buồn lòng vì những trò nghịch ngợm nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò. Dần dần, tôi cũng thấm thìa những lời mẹ dạy bảo và trở thành một học sinh ngoan.Mẹ là một người phụ nữ tuyệt vời mà tôi đã từng biết.
Viết đoạn văn 10 câu ( chủ đề tự do ) có sử dụng phép so sánh, nhân hóa, hoán dụ
Đông về trải những cái lạnh rét buốt lên các sinh , động , thực vật và cả loài người chúng tôi
Xuân có được bao lâu mà đông lại đến nhanh thế ,làm động vật cứ nhàm chán mà ngủ ngày , thực vật ũ rũ như sắp tàn ,dàn mẫu đơn nhà tôi yếu ớt rụng lá bên bờ dậu sau vườn .Chim chóc đâu ko thấy hát líu lo hòa dàn đồng ca mà lại núp sau mái ấm riêng chả thèm đi đâu với bè bạn ,bươm bướm nằm lì trong những nhành hoa ấm ,ong dự trữ lương thực cả 1 lọ mật cho mùa đông ,còn người chúng tôi bị ảnh hưởng bởi đông ghê gớm ,chúng tôi không phải sinh vật biến nhiệt nên nào có chịu được cái khắc nghiệt của đông, mấy lớp áo mà vẫn run cầm cập ,đông đến ai cũng thật nhát ,động vật ko thèm đếm xỉa mọi thứ và con người cũng vậy ,cái thú của mùa đông là sự ấm áp. còn gì bằng khi cho ta quấn chăn cả một ngày mùa đông ,nó còn hơn cả mùi vị của bánh kem đang chảy trong miệng ,còn hơn cả các thú lạ hằng ngày .Đông đến ,mọi vật vùi mình trong giấc ngủ ,chỉ có con người là làm việc triền miên .Đó là lý do tại sao con người giỏi hơn động vật .
Có sinh vật diệu kỳ nào trên trái đất vượt qua cái lạnh ngoài con người chúng ta ? những sinh vật giỏi nhất ,thông minh nhất trong giới sinh vật là chúng ta ,vì thế chúng ta được coi là động vật vượt hơn lớp thú có tên là con người
ĐỘNG VẬT---> NHÀM CHÁN : NHÂN HÓA
THỰC VẬT ---> Ũ RŨ : NHÂN HÓA
THỰC VẬT Ủ RŨ NHƯ SẮP TÀN : SO SÁNH
MẪU ĐƠN ---> YẾU ỚT : NHÂN HÓA
BƯƠM BƯỚM ----> NẰM LÌ
ONG ----> DỰ TRỮ MẬT
Hình ảnh nụ hoa đào chớm nở, hoa mai đâm chồi hay những cành quất trĩu quả trên khắp nẻo đường, con phố báo hiệu một không khí xuân căng tràn đang về. Những bài hát về mùa xuân tựa như những dòng chảy nhỏ ca lên khúc yêu thương về một mùa mới, về khoảnh khắc giao cảm mãnh liệt trong tâm hồn mỗi người Việt.Mùa xuân cũng chính là khoảng thời gian có khí hậu ôn hòa nhất trong năm, la thời điểm hồi sinh của muôn loài sau một mùa đông giá lạnh. Mỗi con người ai cũng có mùa xuân sinh tươi hồn nhiên, nhưng phải biết nắm bắt, "mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất" nếu không biết trân trọng khoảnh khắc quý hiếm đó của cuộc đời mà vội vàng cảm nhận hưởng thụ nó, thì cũng uổng cuộc đời.Tháng giêng ngon như cặp môi hồng, một mùa xuân ngọt ngào , không thể nào cưỡng chế được,cái vẻ đẹp , hương sắc ngắn ngủi của nó.
1) Đặc câu: đặt ít nhất 2 câu trong đó có sử dụng từ so sánh .
2) Viết một đoạn văn ngắn khoảng 5 câu vói chủ đề tự chọn trong đó có sử dụng ít nhất 3 từ so sánh
các bn giúp mik nha
1. Hoa cao hơn Trang. (từ so sánh: hơn)
Mặt trời xuống biển như hòn lửa. (từ so sánh: như)
2. Càng ra xa bến cảng, cảnh dòng sông càng thanh bình và êm đềm. Mặt sông uốn lượn như một tấm vải lụa trải dài đến xa tít chân trời, vắng bóng tàu thuyền nên sông cũng ít sóng đi, chỉ nghe soàn soạt vài tiếng sóng vỗ bờ. Những cụm lục bình đâu rồi nhỉ? Có lẽ chúng thấy mình quá nhỏ bé trước cảnh sông nước bao la nên đã trốn đi. Mặt trời đã chiếu những tia nắng gay gắt, mặt sông lấp lánh như được dát muôn ngàn viên pha lê. Ô kìa, những chiếc thuyền đánh cá, chở hàng buôn bán lặng lẽ đậu giữa dòng sông như đang ngẫm nghĩ điều gì đó. Bến cảng đã thưa dần, thấp thoáng đây đó những ngôi nhà cao tầng trong làn sương mờ mờ ảo ảo. Bên kia, nhà cũng ít lại, những vườn cây trái xanh um chạy dài ven bờ sông. Gió lùa qua lá cây xào xạc, tràn xuống mặt nước mát rượi. Đứng trước sông nước mênh mông, em thấy lòng mình nhẹ lân lân làm sao!
1) Đặt câu: đặt ít nhất 2 câu trong đó có sử dụng từ so sánh .
\(\Rightarrow\)
> Đôi mắt ấy long lanh như những viên pha lê thi nhau toả sáng trên bầu trời đen.
> Tiếng trống trường vang lên , báo hiệu giờ ra chơi đã đến , từng họ sinh chạy ùa ra sân như đàn ong vỡ tổ .
Ngôi trường em đang học là trường trung học cơ sở Nguyễn Huệ. Ngôi trường có ba dãy phòng học hình chữ U, rộng rãi, thoáng mát. Rải rác khắp sân trường có những cây bàng xanh tươi, vừa che bóng mát vừa tạo mảng xanh cho ngôi trường. Dọc dãy hành lang có những hàng ghế đá để chúng em ngồi đọc sách, báo trong giờ ra chơi. Phía sau ngôi trường có khoảng sân rất rộng, để chúng em vui chơi thỏa thích. Em rất quý ngôi trường này và em xem nó như ngôi nhà thứ hai của mình
Viết đoạn văn từ 5 đến 10 dòng tả văn miêu tả " LỚP HỌC CỦA EM"
Lớp học của em nằm ở tầng 1 của trường, lớp học của em được trang trí với nhiều tranh ảnh xinh xắn và các câu khẩu hiệu ở trên tường.
Lớp học của em có 4 dãy bàn ghế, được sắp xếp rất ngay ngắn, phía trên là bảng đen và bên trái là bàn của cô giáo. Kế bên bàn của cô giáo là tủ đựng dụng cụ học tập cho chúng em. Chúng em rất thích mỗi khi được cô mở tủ để lấy dụng cụ học tập minh họa cho bài học của chúng em. Vì bài học được minh họa rất sinh động với tranh ảnh, đôi khi là câu chuyện được cô làm bằng hình ảnh được chiếu trên bảng.
Em rất yêu lớp em, yêu cô giáo, yêu các bạn của em vì chúng em học cùng nhau đã 4 năm. Em yêu cô giáo vì cô thường làm dụng cụ học tập rất đẹp khiến em luôn dễ nhớ mỗi khi học bài.
Mỗi ngày, khi bước vào lớp học của mình, em đều có một cảm giác thật thân quen, gần gũi. Em gắn bó với lớp học của em đã gần một năm nay.
Lớp em nằm ở dãy lầu hai vì chúng em đã lớn, có thể di chuyển nhanh chóng khi lên xuống sân trường mỗi ngày. Nhờ lớp ở giữa dãy nên chúng em lên xuống hai bên cầu thang, bên nào cũng thuận tiện. Diện tích lớp tương đối rộng, chúng em có thể ngồi và di chuyển một cách thoải mái. Tường được quét vôi màu xanh lơ trông thật dịu mắt. Chúng em cố gắng giữ cho bức tường sạch sẽ. Vì thế có bạn nào viết vẽ bậy lên tường, chúng em đều kịp thời nhắc nhở. cửa lớp được làm bằng gỗ, sơn màu xanh dương, mỗi khi ra về bạn tổ trưởng không quên khép nó lại.
Bước vào lớp là ta thấy ngay bục giảng. Bục giảng được xây cao bằng xi măng, bên ngoài được tô lớp đá mài màu xanh lá cây. Góc trong của bục giảng được xây to hơn thành hình chữ L để đặt bàn giáo viên ở đó. Vì vậy ngồi trên bàn, cô giáo có thể quan sát rõ học sinh cả lớp. Phía trên bục giảng là một tấm bảng đen lớn được chia làm ba phần, ở giữa cô dạy bài mới, bên trái ôn bài cũ và bên phải là cô dặn dò bài chuẩn bị kì tới. Tấm bảng đen rất mịn, khi cô viết thì những dòng chữ bằng phấn hiện ra thật rõ ràng, đẹp dẽ. Cạnh bảng phía dưới có một cái gờ nhô ra đùng để phấn, giẻ lau và hứng bụi phấn rớt xuống dó. Trên cái bục giảng này, chúng em thường xuyên lên quét dọn, lau chùi và làm bài tập.
Bàn ghế ở phòng học được kê làm bốn dãy. Mỗi dãy có sáu cái bản, mỗi bàn ngồi được hai học sinh. Bàn ghế được ốp mi-ca màu vàng có vân trắng, trông thật đẹp mắt. Ghế được đóng dính vào bàn trông rất gọn. Phía trên bảng đen, nơi cao nhất là ảnh chân dung Bác Hồ. Dưới một chút là dòng chữ in màu đỏ “Tiên học lễ hậu học văn". Nơi góc bảng bên phải có một ô vuông nhỏ ghi tên lớp, số bạn hiện diện, vắng mặt mỗi ngày. Bức tường cuối lớp được trang trí bởi dòng chữ: “Thầy dạy tốt, trò học tốt" cũng bằng màu đỏ. Kế đỏ là tấm bảng danh dự được lớp em trang trí bông hoa, màu sắc rất đẹp. Tên của năm bạn học giỏi nhất lớp theo từng tháng điểm sẽ được trang trọng ghi lên đó. Gần bên là bản tin ghi thống báo hoạt động của lớp. Dưới góc lớp có thùng rác, chổi và ki hốt rác.
Vì chăm giữ vệ sinh nên lớp em từ ngoài vào trong luôn sạch sẽ. Chúng em luôn nhớ câu “Nhà sạch thì mát” đã từng được học. Cô giáo từng khen chúng em về vấn đề này. Em coi lớp như ngôi nhà của mình. Mỗi lần bước vào lớp, em lại có một cảm giác ấm áp, thân quen như gặp lại người bạn thân thiết cùng học tập, vui chơi suốt một năm học.
Vừa qua, cô Hiệu trưởng đã nêu một chủ đề "Lớp học là nhà của em". Trong thời gian qua lớp học là nơi mà em yêu thích nhất. Lớp học cũng chính là nơi mà em được đến để học tập tiếp thu những kiến thức bổ ích. Vì vậy em luôn xem đó là ngôi nhà nhỏ. Lớp em là lớp 5/3. trường Nguyễn Bỉnh Khiêm.Lớp em nằm ở lầu ba của trường. Tuy lớp nhỏ nhưng được sắp xếp đồ đạc rất gọn gàng, ngăn nắp. Cửa ra vào được sơn màu kem, sáng sủa. Phòng của chúng em luôn thoáng mát nhờ trường trồng rất nhiều cây xanh. Trong lớp, những chậu hoa nhỏ xinh xắn được xếp ngay ngắn. Dãy bàn ghế ngay ngắn, thẳng tắp luôn sạch sẽ nhờ bàn tay của cô bảo mẫu lao chùi mỗi ngày. Trước mặt chúng em là bác bảng xanh to lớn. Bức ảnh Bác Hồ được treo ngay ngắn trên bức tường được quét sơn màu hồng nhạt. Lớp em rất đẹp mắt nhờ sự khéo léo của cô và các bạn đã trang trí làm lớp học trở nên sinh động hơn. Cô giáo em như người mẹ hiền thứ hai. Cô luôn dạy cho chúng em những kiến thức bổ ích. Cô giúp chúng em học tập tốt hơn và yêu kiến thức mà chúng em đã được học. Chúng em ở lớp luôn đoàn kết, thương yêu và đùm bọc lẫn nhau. Chúng em luôn chia sẽ với nhau những niềm vui, nỗi buồn với nhau, giúp đỡ nhau học tập thật tốt. Các bạn như anh em ruột thịt của nhau. Lớp học như một ngôi nhà, một gia đình ấm áp. Vào ngày cuối tuần các bạn phân công nhau trực nhật để lớp của chúng em luôn sạch đẹp. Những buồn vui của bạn bè, kỷ niệm của tuổi học trò. Hình ảnh của lớp học là hình ảnh mà chúng em yêu quý nhất. Chúng em luôn giữ gìn lớp học sạch, đẹp. Những giờ học trên lớp, cô giáo luôn tạo cho chúng em những tiết học vui tươi sinh động, giúp cho chúng em hiểu bài hơn.Em rất yêu lớp học của em. Hình ảnh lớp học sẽ in sâu vào kí ức tuổi học trò trong lòng của mỗi người. Dù mai này có rời xa mái trường, xa ngôi nhà nhỏ em vẫn sẽ luôn nhớ về nó.