Hướng dẫn soạn bài Nhớ rừng - Thế Lữ

- My Galaxy :V
Xem chi tiết
Không biết tên
2 tháng 1 2019 lúc 20:29

Mình gợi ý qua loa thôi nha

Giải nghĩa

Ánh sáng riêng là gì?..............

Vì sao lại nói " Mỗi tác phẩm.... ko bao giờ nhòa đi".............

Hình ảnh con hổ, tâm trạng u uất căm hờn của con hổ trong vườn bách thú ( có thể liên hệ thêm vài câu thơ khác)

Hình ảnh người dân việt nam trong thời kì lúc đó tựa như con hổ..............

Làm nổi bật lên cái gì trong tâm hồn em...........................

Bình luận (0)
Trang Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Dương Mỹ Lệ
6 tháng 2 2017 lúc 11:24

“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan

Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới

Đâu những bình minh cây xanh nắng gội

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt”.

(Nhớ rừng - Thế Lữ)

Đoạn thơ nằm trong chuỗi hồi ức về những ngày tháng lẫm liệt chốn rừng xanh uy nghi của con hổ. Giữa cảnh núi rừng dữ dội, lộng lẫy nó là vị chúa tể độc tôn. Đoạn thơ dựng lên bốn cảnh rừng tuyệt mĩ: cảnh đêm trăng, cảnh mưa rừng, cảnh bình minh và cảnh hoàng hôn. Mỗi cảnh được thể hiện bằng hai câu thơ, câu thứ nhất tả cảnh rừng, câu thứ hai miêu tả hình ảnh con hổ trên nền thiên nhiên kì vĩ ấy.

“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan“.

“Đêm vàng” là hình ảnh ẩn dụ chỉ đêm trăng sáng mọi vật như được nhuộm vàng, ánh trăng như vàng tan chảy trong không gian. Trong đêm trăng, đứng bên bờ suối càng khiến ta cảm nhận hết được sắc màu rực rỡ của thiên nhiên. Mặt nước trong trẻo đón nhận trọn vẹn sắc vàng của trăng càng trở nên lóng lánh kì lạ. Đứng trước khung cảnh ấy, con hổ “say mồi” không chỉ bởi bữa ăn no nê mà còn bởi "uống ánh trăng tan". Đó là một hình ảnh lãng mạn, nó tưởng như mình được chiếm lĩnh trọn vẹn cái đẹp của vũ trụ. ‘

Nếu như hình, ảnh đêm trăng thanh bình bao nhiêu thì cảnh mưa rừng dữ dội bấy nhiêu:

“Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới”

Cơn mưa ngàn dữ đội, mịt mờ làm rung chuyển núi rừng, làm kinh hoàng những con thú hèn yếu. Nhưng với hổ thì khác, nó không những không sợ hãi trước uy lực của trời đất mà còn coi đó là một thú vui: “Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới”. Cái im lặng say mê trong từ “lặng ngắm” của hổ chứa đựng những sức mạnh chế ngự của một bản lĩnh vững vàng. Nó đang lấy cái tĩnh của một vị chúa tể để chế ngự cái dữ dội của rừng già đại ngàn. Hình ảnh của hổ hiện lên thật phi thường, dũng mãnh.

Câu thơ vừa căng lên đã nhanh chóng tan ra trong tiếng reo ca của cảnh bình minh:

“Đâu những bình minh cây xanh nắng gội

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng”.

Sau ngày mưa bầu trời bình minh tươi sáng hơn. Con hổ càng khẳng định được vị trí của mình. Ban đêm thì nó thức cùng vũ trụ. Ngày mưa nó “lặng ngắm” giang san. Lúc vạn vật thức dậy thì nó say sưa trong giấc ngủ. Hình ảnh của chúa sơn lâm tự do tự tại muốn gì được nấy, hổ có thể chi phối, chế ngự kẻ khác chứ không ai có thể chế ngự được mình.

Dữ dội nhất, say mê nhất là cảnh rừng thời khắc hoàng hôn:

“Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt”.

Bức tranh rừng rực rỡ trong gam màu đỏ, đó là màu của máu, màu của ánh sáng mặt trời. Khi chiều tà, ánh mặt trời chuyển sang màu đỏ rực, đó cũng là lúc mặt trời lặn xuống. Nhưng trong con mắt của hổ, thứ ánh sáng bỏng rẫy kia là máu của mặt trời và mặt trời thì đang lịm dần trong cái chết dữ dội. Hổ đang giành lấy quyền lực từ tay vũ trụ để ngự trị.

Đoạn thơ là bộ tranh tứ bình đẹp lộng lẫy. Bốn cảnh thiên nhiên, cảnh nào cũng có núi rừng hùng vĩ tráng lệ với hình ảnh con hổ uy nghi. Nhưng đau xót thay, đây chỉ là cảnh trong dĩ vãng huy hoàng, chỉ hiện ra trong nỗi nhớ. Trước mỗi cảnh thơ đều xuất hiện cụm từ “nào đâu”, “đâu những”, chúng thể hiện niềm nuối tiếc khôn nguôi, nỗi xót xa đau đớn trong lòng hổ. Giấc mơ huy hoàng khép lại trong tiếng than: "Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu".





Bình luận (0)
Nhók Bướq Bỉnh
20 tháng 1 2017 lúc 0:03

Nào đâu những đêm vàng bến bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gọi
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu nhưng chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,

Nằm trong cũi sắt, chúa sơn lâm sống mãi trong tình thương nỗi nhớ…. Nhớ cảnh rừng thiêng bóng cả, cây già nơi hùm thiêng từng ngự trị. Rồi nhớ đến những kỉ niệm một thời oanh liệt. Nhớ những đêm vàng bên bờ suối. Nhớ những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn…. Nhớ những chiều lênh láng máu sau rừng… Mỗi nỗi nhớ gắn liền với một cảnh vật, một sinh hoạt, một khoảnh khắc thời gian. Cấu trúc đoạn thơ là cấu trúc tứ bình mang vẻ đẹp nghệ thuật cổ điển, có ít nhiều cách tân sáng tạo.

Trước hết là nỗi nhớ khôn nguôi, nhớ suối, nhớ trăng, nhớ những đêm vàng, nhớ lúc say mồi ung dung, thỏa thích bên bờ suối:

Nào đâu những đèm vàng bến bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

Hai chữ nào đâu phiếm chỉ, hỏi một kỉ niệm đẹp đã lùi sâu vào dĩ vãng. Biết bao nhớ tiếc bâng khuâng. Thơ nên hoạ, cảnh sắc đầy màu sắc và ánh sáng. Ánh trăng chan hòa trên dòng suối, tan vào nước suối. Hổ say mồi và say trăng. Hình ảnh đêm vàng bên bờ suối là một ẩn dụ đầy mộng ảo nên thơ. Bức tranh thứ nhất trong bộ tứ bình được Thế Lữ vẽ bằng bút pháp tài hoa gợi lên hình ảnh chúa sơn lâm say mồi trong niềm vui hoan lạc giữa một đêm trăng trên bờ suối.

Bức tranh thứ hai nói lên nỗi nhớ ngẩn ngơ man mác của hể về những ngày mưa rừng. Hổ ung dung "lặng ngắm" cảnh giang sơn, nơi mình ngự trị, xúc động khi thấy giang sơn ta đổi mới. Chữ đâu lần thứ hai xuất hiện, biểu lộ nỗi lòng tiếc nuôi, ngẩn ngơ. Điệp từ ta thể hiện niềm tự hào về những kỷ niệm đẹp thuở vùng vẫy ngày xưa:

Đâu những ngày mưa chuyền bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm cảnh giang sơn ta đổi mới?

Bức tranh thứ hai gợi tả một không gian nghệ thuật hoành tráng của giang sơn chúa sơn lâm mang tầm vổc bốn phương ngàn. Kỷ niệm xưa đang mờ dần theo năm tháng, sao không nhớ, sao không nuôi tiếc?

Bình luận (0)
Lê Việt Anh
26 tháng 1 2017 lúc 20:21
“Thi trung hữu họa” Các cụ xưa đã nói như thế. Thế Lữ bằng chất liệu ngôn ngữ đã vẽ nên bộ tranh tứ bình về “Chúa sơn lâm” khá hoàn hảo trong bài thơ “Nhớ rừng” của mình. Bức tranh một vẽ chân dung tâm hồn hổ vào một đêm trăng đầy mơ mộng: “Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan” Cảnh có màu vàng óng ả của trăng, màu xanh trong vắt của nước suối đại ngàn, màu trắng đen mờ ảo của cỏ cây hoa lá. Hổ ta đang đứng trên bờ, say sưa ngắm nhìn cảnh vật đẹp đến say lòng ấy. Ta có cảm giác hổ say mồi thì ít mà say đắm vẻ đẹp huyền ảo của đêm trăng thì nhiều. Vũ trụ có trăng, lúc khuyết, lúc tròn, lúc lên, lúc lặn để rồi hổ ta không biết bao lần ngây ngẩt trước ánh trăng vàng tung tóe. Nhớ làm sao những đêm vàng đấy mộng mơ ấy! Và giờ đây nó càng quý vô ngần vì nó là đêm của tự do và ảo mộng. Bức tranh hai, Thế Lữ cho chúa tể rừng xanh đối diện với sự gào thét của thiên nhiên hùng vĩ vào những ngày mưa: “Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới” Mưa rừng không phải là “mưa bay như khói qua chiều”, không phải là “mưa giăng mắc cữi”, càng không phải là “mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng” mà mịt mù, dữ dội rung chuyển cả núi rừng. Thế Lữ thật tài tình khi biết lấy sự gào thét dữ dội của thiên nhiên, sự ngã nghiêng của cây cối, cảnh tuôn rơi ồn ào của ngày mưa làm phông nền cho một hổ ta điềm nhiên lặng ngắm giang sơn đổi mới của mình. Quả là bức tranh của một nghệ sĩ kỳ tài. Còn đây là một cảnh khác, tươi sáng, tưng bừng của buổi bình minh.Chúa tể rừng xanh lúc nầy đang ngon giấc: “Đâu những bình minh cây xanh nắng gội Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng” Một buổi bình minh tinh khôi rạng rỡ, chim chóc reo ca, cây cối gọi mời, mọi vật đã thức giấc đón bình minh lên. Riêng hổ ta lại ngủ, một giấc ngủ lạ đời : giấc ngủ “tưng bừng”. Hổ có giấc ngủ riêng của hổ, cảnh vật xung quanh có ồn ào, sôi động bao nhiêu càng làm cho giấc ngủ hổ thêm say, giấc mơ hổ thêm đẹp. Chỉ bằng vài nét chấm phá má cảnh có âm thanh, có màu sắc, đường nét hài hòa, sống động. Bức tranh cuối cùng tuyệt đẹp, đẹp một cách lộng lẫy và bi tráng: “Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt” Bức tranh nầy khác hẳn với ba bức tranh trên, từ màu sắc, đường nét, đến ánh sáng. Màu vàng óng ả của trăng, màu đen mờ ảo của những trận mưa rừng, cả màu hồng tươi của nắng mới đều không còn nữa thay vào đó là màu đỏ rực của máu và của ánh mặt trời sắp tắt. Hổ ta lúc nầy cũng không còn say sưa, mơ mộng như đêm nào, ngày nào mà đã hiện nguyên hình là một mãnh thú. Bên hổ, dưới chân hổ là cảnh “lênh láng máu” của những con thú yếu hèn. Ngoài xa, trên bầu trời cao rộng mênh mông ấy mặt trời cũng chỉ là một mảnh. Ta có cảm giác mặt trời cũng bé đi qua cái nhìn của hổ. Trong bức tranh, mọi vật hình như nhỏ hơn, chìm hẳn chỉ có hổ ta đứng đấy uy nghi, chễm chệ với tư thế là chúa tể của muôn loài. Chúa sơn lâm đẹp thật, một vẻ đẹp dữ dằn ghê gớm của một mãnh thú đang say mồi. Quả là một bộ tranh tứ bình hoàn hảo, với sự phối cảnh hài hòa, bố cục mỹ cảm, đường nét thanh tao, gam màu chuẩn xác. Thế Lữ đã để lại bộ tranh hổ bằng ngôn ngữ có một không hai trong lịch sử văn học. Nội dung chia sẻ: Cảm nhận về bức tranh tứ bình trong bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ

Cảm nhận về bức tranh tứ bình trong bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ “Thi trung hữu họa” Các cụ xưa đã nói như thế. Thế Lữ bằng chất liệu ngôn ngữ đã vẽ nên bộ tranh tứ bình về “Chúa sơn lâm” khá hoàn hảo trong bài thơ “Nhớ rừng” của mình. Bức tranh một vẽ chân dung tâm hồn hổ vào một đêm trăng đầy mơ mộng: “Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan” Cảnh có màu vàng óng ả của trăng, màu xanh trong vắt của nước suối đại ngàn, màu trắng đen mờ ảo của cỏ cây hoa lá. Hổ ta đang đứng trên bờ, say sưa ngắm nhìn cảnh vật đẹp đến say lòng ấy. Ta có cảm giác hổ say mồi th ì ít mà say đắm vẻ đẹp huyền ảo của đêm trăng thì nhiều. Vũ trụ có trăng, lúc khuyết, lúc tròn, lúc lên, lúc lặn để rồi hổ ta không b iết bao lần ngây ngẩt trước ánh trăng vàng tung tóe. Nhớ làm sao những đêm vàng đấy mộng mơ ấy! Và giờ đây nó càng quý vô ngần vì nó là đêm của tự do và ảo mộng. Bức tranh hai, Thế Lữ cho chúa tể rừng xanh đối diện với sự gào thét của thiên nhiên hùng vĩ vào những ngày mưa: “Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới” Mưa rừng không phải là “mưa bay như khói qua chiều”, không phải là “mưa giăng mắc cữi”, càng không phải là “mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng” mà mịt mù, dữ dội rung chuyển cả núi rừng. Thế Lữ thật tài t ình khi biết lấy sự gào thét dữ dội của thiên nhiên, sự ngã nghiêng của cây cối, cảnh tuôn rơi ồn ào của ngày mưa làm phông nền cho một hổ ta điềm nhiên lặng ngắm giang sơn đổi mới của mình. Quả là bức tranh của một nghệ sĩ kỳ tài. Còn đây là một cảnh khác, tươi sáng, tưng bừng của buổi bình minh.Chúa tể rừng xanh lúc nầy đang ngon giấc: “Đâu những bình minh cây xanh nắng gội Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng” Một buổi bình minh tinh khôi rạng rỡ, chim chóc reo ca, cây cối gọi mời, mọi vật đã thức giấc đón bình minh lên. Riêng hổ ta lại ngủ, một giấc ngủ lạ đời : giấc ngủ “tưng bừng”. Hổ có giấc ngủ riêng của hổ, cảnh vật xung quanh có ồn ào, sôi động bao nhiêu càng làm cho giấc ngủ hổ thêm say, giấc mơ hổ thêm đẹp. Chỉ bằng vài nét chấm phá má cảnh có âm thanh, có màu sắc, đường nét hài hòa, sống động. Bức tranh cuối cùng tuyệt đẹp, đẹp một cách lộng lẫy và bi tráng: “Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt” Bức tranh nầy khác hẳn với ba bức tranh trên, từ màu sắc, đường nét, đến ánh sáng. Màu vàng óng ả của trăng, màu đen mờ ảo của những trận mưa rừng, cả màu hồng tươi của nắng mới đều không còn nữa thay vào đó là màu đỏ rực của máu và của ánh mặt trời sắp tắt. Hổ ta lúc nầy cũng không còn say sưa, mơ mộng như đêm nào, ngày nào mà đã hiện nguyên hình là một mãnh thú. Bên hổ, dưới chân hổ là cảnh “lênh láng máu” của những con thú yếu hèn. Ngoài xa, trên bầu trời cao rộng mênh mông ấy mặt trời cũng chỉ là một mảnh. Ta có cảm giác mặt trời cũng bé đi qua cái nhìn của hổ. Trong bức tranh, mọi vật hình như nhỏ hơn, chìm hẳn chỉ có hổ ta đứng đấy uy nghi, chễm chệ với tư thế là chúa tể của muôn loài. Chúa sơn lâm đẹp thật, một vẻ đẹp dữ dằn ghê gớm của một mãnh thú đang say mồi. Quả là một bộ tranh tứ bình hoàn hảo, với sự phối cảnh hài hòa, bố cục mỹ cảm, đường nét thanh tao, gam màu chuẩn xác. Thế Lữ đã để lại bộ tranh hổ bằng ngôn ngữ có một không hai trong lịch sử văn học.

Bình luận (2)
Bé Bông Nguyễn
Xem chi tiết
nguyen thi vang
29 tháng 12 2017 lúc 16:51

Thế giới đang đúng trước nguy cơ thiếu nước sạch nghiêm trọng. Nước ngọt chỉ chiếm 3% tổng lượng nước trên trái đất. Lượng nước ít ỏi ấy đang ngày càng bị ô nhiễm bởi các chất thải công nghiệp. Ở các nước thứ ba, hơn một tỉ người phải uống nước bị ô nhiễm. Đến năm 2025, 2/3 dân số thế giới sẽ thiếu nước.

1 đoạn văn trên đc khai triển theo cách nào

a diễn dịch

b, quy nạp

c, song hành

d, móc xích

2 tìm câu chủ đề , từ ngữ chủ đề, câu giải thích , bổ sung trong đoạn văn trên

* Câu chủ đề là : "Thế giới đang đúng trước nguy cơ thiếu nước sạch nghiêm trọng."

* Từ ngữ chủ đề : " thiếu nước sạch nghiêm trọng"

Bình luận (0)
Thời Sênh
7 tháng 1 2019 lúc 21:01

Đọc đoạn văn thuyết minh sau và thực hiện yêu cầu:

Thế giới đang đứng trước nguy cơ thiếu nước sạch nhgiêm trọng. Nước ngọt chỉ chiếm 3% tổng lượng nước trên trái đất. Lượng nước ít ỏi ấy đang ngày càng bị ô nhiễm bởit các chất thải công nghiệp. Ở các nước thứ ba, hơn một tỉ người phải uống nước bị ô nhiễm. Đến năm 2025, 2/3 dân số thế giới sẽ thiếu nước.

( Theo Hoa học trò )

(1) Đoạn văn trên được triển khai theo cách nào? Khoanh tròn chữ cái trước phương án đúng.

A- Diễn dịch B- Quy nạp C- Song hành D- Móc xích

(2) Tìm câu chủ đề, từ ngữ chủ đề và câu giải thích, bổ sung trong đoạn văn trên.

Câu chủ đề : Thế giới đang đứng trước nguy cơ thiếu nước sạch nhgiêm trọng.

Bình luận (0)
miku hatsune
Xem chi tiết
Nguyễn Tử Đằng
11 tháng 1 2018 lúc 19:17

(1) gạch chân những câu nghi vấn trong đoạn trích trên

(2)chỉ ra các từ nghi vấn trong những câu đó

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.

Vẻ nghi ngại hiện ra sắc mặt, con bé hóm hỉnh hỏi mẹ một cách thiết tha: (1)

- Sáng ngày người ta đấm u có đau lắm không? Chị Dậu khẽ gạt nước mắt:

- Không đau con ạ !

(2)- Thế làm sao u cứ khóc mãi mà không ăn khoai?(3) Hay là u thương chúng con đói quá? (Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

a, Cac cau nghi van duoc in dam

b, Cac tu nghi van : Khong , the lam sao

Bình luận (0)
dương thành đạt
9 tháng 1 2019 lúc 10:09

(1) -Sáng ngày người ta đấm u có đau lắm không ?

- Thế làm sao u cứ khóc mãi mà không ăn khoai ? Hay là u thương chúng con đói quá ?

(2) - Kết thúc câu có dấu (?), có những từ nghi vấn : có, không, thế làm sao, quá, hay là

(3) Dùng để hỏi

(4) Câu nghi vấn dùng để hỏi. Những từ thường được dùng trong câu nghi vấn: như thế nào, thế nào, là gì, đâu, gì,...

Bình luận (0)
Bé Bông Nguyễn
Xem chi tiết
Trần Văn Quyền
28 tháng 12 2017 lúc 21:19

1)*những câu nghi vấn trong bài thơ là:

-"Ta say mồi đứng uống ánh trăng tàn?"

-"Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?"

-"Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?"

-"Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?"

-"-Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?"

-"Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối"

-"Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn"

-"Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,"

-"Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng"

2)Dấu hiệu:

- Những câu trên có dấu ? ở cuối câu

- Những câu trên có trợ từ "đâu","nào đâu"

🇻🇳🇻🇳🇻🇳🇻🇳🇻🇳🇻🇳🇻🇳🇻🇳🇻🇳See you again🇻🇳🇻🇳🇻🇳🇻🇳🇻🇳🇻🇳🇻🇳🇻🇳🇻🇳🇻🇳 🇻🇳🇻🇳🇻🇳

Bình luận (0)
Phạm Linh Phương
30 tháng 12 2017 lúc 18:02

1.Các câu nghi vấn có trong bài thơ là:

-Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

-Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?

-Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

-Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

-Than ôi!Thời oanh liệt nay còn đâu?

2.Dấu hiệu:

-Ở cuối câu có dấu chấm hỏi(?)

-Những câu trên có các trợ từ nghi vấn(nào đâu,đâu)

Bình luận (2)
Nguyễn Tử Đằng
30 tháng 12 2017 lúc 19:05

1,- Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan ?

- Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới ?

- Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng ?

- Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật ?

- Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu ?

2, - Những câu trên có dấu hỏi chấm ở cuối câu

- Những câu trên có trợ từ " đâu , nào đâu "

Bình luận (0)
Lucy Châu
Xem chi tiết
Thảo Phương
29 tháng 12 2017 lúc 17:39

1)*những câu nghi vấn trong bài thơ là:

-"Ta say mồi đứng uống ánh trăng tàn?"

-"Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?"

-"Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?"

-"Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?"

-"-Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?"

-"Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối"

-"Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn"

-"Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,"

-"Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng"

2)Dấu hiệu:

- Những câu trên có dấu ? ở cuối câu

- Những câu trên có trợ từ "đâu","nào đâu"

Bình luận (0)
Bích Ngọc Huỳnh
5 tháng 1 2018 lúc 12:23

Những câu nghi vấn trong bài thơ là:

-"Ta say mồi đứng uống ánh trăng tàn?"

-"Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?"

-"Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?"

-"Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?"

-"-Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?"

-"Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối"

-"Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn"

-"Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,"

-"Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng"

2)Dấu hiệu:

- Những câu trên có dấu ? ở cuối câu

- Những câu trên có trợ từ "đâu","nào đâu"

Bình luận (0)
Kunny Trang
Xem chi tiết
༺ℒữ༒ℬố༻
11 tháng 12 2017 lúc 19:48

có j bạn chọn lọc nha!!!

Nhớ rừng mượn lời con hổ bị giam cầm trong vườn thú để bộc lộ tâm sự của chính tác giả Thế Lữ. Toàn bài thơ xoay quanh tâm sự của con hổ.

- Sự chán ghét thực tại tầm thường, giả dốì được thể hiện thông qua hình ảnh vườn bách thú nơi con hổ bị nhốt. Đó là cảnh tù túng (cũi sắt), nhàm tẻ (những cảnh không đời nào thay đổi), cảnh nhân tạo do bàn tay con người sửa sang (hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng) tầm thường, giả dối, học đòi bắt chước vẻ hoang vu của chốn núi rừng (dải nước đen giả suối, mô gò thấp kém, vừng lá hiền lành, không bí hiểm,..).

- Niềm khao khát tự do một cách mãnh liệt được thể hiện thông qua sự hồi tưởng của con hổ về núi rừng oai nghiêm (đối lập với cảnh rừng bách thú tầm thường. Núi rừng chứa đựng nhiều bí ẩn: hang tối, thảo hoa không tên không tuổi, rừng sâu bí mật,... những âm thanh dữ dội, man dại: gió gào ngàn, nguồn thét núi,... cảnh vật rực rỡ: những đêm vàng bên bờ suối, những ngày mưa chuyển bôn phương ngàn, những bình minh cây xanh nắng gội, những chiều lênh láng máu sau rừng với tiếng chim ca giấc ngủ...

- Hình ảnh chúa sơn lâm hiện lên rất uy nghi, lẫm liệt ngự trị tối cao trong vương quốc của chính mình. Đại từ xưng hô T’a đầy quyền uy, kiêu hảnh tôn thêm tư thê vị chúa sơn lâm. Tác giả sử dụng nhiều động từ, tính từ mạnh để khắc họa sự hùng tráng của núi rừng và tư thế uy nghi của con hổ: tung hoành, hống hách, gào, hét, dữ dội, dõng dạc, cuộn, quắc,...

- Tâm trạng con hố thế hiện bất hòa với thực tại tầm thường, bó buộc, giam hãm (gặm một khối căm hờn trong củi sắt, bị nhục nhàn tù hãm), khao khát vươn lên cái cao cả, tự do, phi thường không chấp nhận thực tại vô nghĩa (tiếc nhớ khôn nguôi thời oanh liệt).

Tâm trạng của con hổ cũng chính là tâm sự của tác giả, là một cách khẳng định cái Tôi cá nhân của con người. Cảnh vườn bách thú tầm thường, giả dốĩ và tù túng dưới con mắt hổ chính là thực tại xã hội dưới con mắt của những tâm hồn lãng mạn. Thái độ căm ghét của con hổ đối với vườn bách thú chính là thái độ của con người đối với xã hội đương thời. Bài thơ đã chạm đến những gì nhạy bén nhất của một xã hội đang sông trong cảnh nô lệ, tù túng nhưng không nguôi nhớ về quá khứ vàng son với những chiến công hiển hách của cha ông.

- Như vậy bài thơ chính là tâm sự yêu nước thám kín được gửi gắm qua hình tượng con hổ.

Bình luận (0)
Bích Ngọc Huỳnh
5 tháng 1 2018 lúc 12:22

Nhớ rừng mượn lời con hổ bị giam cầm trong vườn thú để bộc lộ tâm sự của chính tác giả Thế Lữ. Toàn bài thơ xoay quanh tâm sự của con hổ.

- Sự chán ghét thực tại tầm thường, giả dốì được thể hiện thông qua hình ảnh vườn bách thú nơi con hổ bị nhốt. Đó là cảnh tù túng (cũi sắt), nhàm tẻ (những cảnh không đời nào thay đổi), cảnh nhân tạo do bàn tay con người sửa sang (hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng) tầm thường, giả dối, học đòi bắt chước vẻ hoang vu của chốn núi rừng (dải nước đen giả suối, mô gò thấp kém, vừng lá hiền lành, không bí hiểm,..).

- Niềm khao khát tự do một cách mãnh liệt được thể hiện thông qua sự hồi tưởng của con hổ về núi rừng oai nghiêm (đối lập với cảnh rừng bách thú tầm thường. Núi rừng chứa đựng nhiều bí ẩn: hang tối, thảo hoa không tên không tuổi, rừng sâu bí mật,... những âm thanh dữ dội, man dại: gió gào ngàn, nguồn thét núi,... cảnh vật rực rỡ: những đêm vàng bên bờ suối, những ngày mưa chuyển bôn phương ngàn, những bình minh cây xanh nắng gội, những chiều lênh láng máu sau rừng với tiếng chim ca giấc ngủ...

- Hình ảnh chúa sơn lâm hiện lên rất uy nghi, lẫm liệt ngự trị tối cao trong vương quốc của chính mình. Đại từ xưng hô T’a đầy quyền uy, kiêu hảnh tôn thêm tư thê vị chúa sơn lâm. Tác giả sử dụng nhiều động từ, tính từ mạnh để khắc họa sự hùng tráng của núi rừng và tư thế uy nghi của con hổ: tung hoành, hống hách, gào, hét, dữ dội, dõng dạc, cuộn, quắc,...

- Tâm trạng con hố thế hiện bất hòa với thực tại tầm thường, bó buộc, giam hãm (gặm một khối căm hờn trong củi sắt, bị nhục nhàn tù hãm), khao khát vươn lên cái cao cả, tự do, phi thường không chấp nhận thực tại vô nghĩa (tiếc nhớ khôn nguôi thời oanh liệt).

Tâm trạng của con hổ cũng chính là tâm sự của tác giả, là một cách khẳng định cái Tôi cá nhân của con người. Cảnh vườn bách thú tầm thường, giả dốĩ và tù túng dưới con mắt hổ chính là thực tại xã hội dưới con mắt của những tâm hồn lãng mạn. Thái độ căm ghét của con hổ đối với vườn bách thú chính là thái độ của con người đối với xã hội đương thời. Bài thơ đã chạm đến những gì nhạy bén nhất của một xã hội đang sông trong cảnh nô lệ, tù túng nhưng không nguôi nhớ về quá khứ vàng son với những chiến công hiển hách của cha ông.

- Như vậy bài thơ chính là tâm sự yêu nước thám kín được gửi gắm qua hình tượng con hổ.

Bình luận (0)
Ham Học Hỏi
6 tháng 1 2018 lúc 18:58
Tên tuổi Thế Lữ gắn liền với bài thơ Nhớ rừng được nhiều người yêu thích. Mượn lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú, tác giả đã diễn tả sâu sắc và sinh động tâm trạng uất hận, chán ghét cảnh đời tù túng, tầm thường và nhớ tiếc cuộc sống tự do trong quá khứ. Qua đó kín đáo thể hiện thái độ phủ nhận thực tại nô lệ, khát vọng tự do mãnh liệt và lòng yêu nước thầm kín, thiết tha của nhân dân ta.

Muốn hiểu hết cái hay, cái đẹp của tác phẩm, trước hết chúng ta tìm hiểu sơ qua khái niệm Thơ mới và phong trào Thơ mới.

Hai chữ Thơ mới lúc đầu dùng để gọi tên thể thơ tự do vừa xuất hiện trên thi đàn thuở ấy. Sau năm 1930, hàng loạt thi sĩ trẻ theo Tây học cùng lên tiếng phê phán thơ cũ (thơ Đường luật) là khuôn sáo, trói buộc. Họ đòi hỏi phải đổi mới hình thức thơ ca. Phong trào Thơ mới ra đời và phát triển mạnh mẽ trong khoảng mười lăm năm rồi dần dần đi vào bế tắc.

Trong Thơ mới, số bài viết theo kiểu tự do không nhiều, chủ yếu vẫn là hình thức thơ bảy chữ và lục bát. Tuy vậy, so với thơ cũ, Thơ mới phóng khoáng, tự nhiên hơn hẳn, vì nó không còn bị ràng buộc bởi những quy tắc chặt chẽ về niêm luật. Hai chữ Thơ mới sau này trở thành tên gọi của trào lưu thơ ca lãng mạn, gắn liền với những thi sĩ nổi tiếng như Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Huy Cận, Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Bích Khê, Phạm Huy Thông…

Cuộc tranh luận về Thơ mới và thơ cũ diễn ra sôi nổi, gay gắt trên báo chí đương thời. Cuối cùng, Thơ mới đã thắng, không phải bằng lí lẽ mà bằng nhiều bài thơ hay. Nhận xét về vai trò của Thế Lữ, nhà phê bình nghiên cứu văn học Hoài Thanh đã viết: “Thế Lữ không bàn về Thơ mới, không bênh vực Thơ mới, không bút chiến, không diễn thuyết. Thế Lữ chỉ lặng lẽ, chỉ điềm nhiên bước những bước vững vàng mà trong khoảnh khắc, cả hàng ngũ nhà thơ xưa phải tan vỡ. Bởi vì không có gì khiến người ta tin ở Thơ mới hơn là đọc những bài thơ mới hay”. (Thi nhân Việt Nam).

Xét về vai trò, Thế Lữ không chỉ là người giương cao ngọn cờ tiên phong của Thơ mới mà còn là thi sĩ tiêu biểu nhất cho đặc điểm nghệ thuật Thơ mới chặng đầu tiên (1932 – 1935). Nhà thơ chọn bút danh Thế Lữ, ngoài việc chơi chữ (nói lái cái tên Thứ Lễ) còn có ngụ ý tự nhận mình là lữ khách lang thang trên trần thế, chỉ biết đi tìm cái đẹp muôn hình muôn vẻ của cuộc đời:

Tôi là người bộ hành phiêu lãng
Đường trần gian xuôi ngược để vui chơi
(Cây đàn muôn điệu)

Tuy tuyên ngôn như vậy nhưng trong lòng Thế Lữ vãn mang nặng nỗi buồn mất nước. Trong bài thơ Nhớ rừng, thi sĩ mượn nỗi u uất của con hổ sa cơ để diễn tả tâm trạng bi phẫn của người anh hùng chiến bại. Chiến bại nhưng vẫn đẹp, vẫn hào hùng.

Nhớ rừng viết theo thể thơ tám chữ, vần liền (hai câu liền nhau có chung vần). Vần bằng, vần trắc thay đổi nhịp nhàng, đều đặn. Đây là thể thơ được sử dụng khá rộng rãi trong Thơ mới.

Bài thơ có hai hình ảnh tương phản là vườn Bách Thảo, nơi con hổ đang bị giam cầm và chốn rừng núi đại ngàn, nơi nó tung hoành hống hách những ngày xưa. Cảnh trên là thực tại, cảnh dưới là dĩ vãng và cũng là mộng tưởng, khát khao cháy bỏng.

Cảnh ngộ bị cầm tù chính là nguyên nhân tâm trạng chất chứa đầy bi kịch của con hổ. Tính bi kịch thể hiện ở chỗ hoàn cảnh sống hoàn toàn thay đổi nhưng tính cách con hổ chẳng thể đổi thay. Nó không cam chịu cúi đầu chấp nhận hoàn cảnh bởi luôn ý thức mình là bậc chúa tể của muôn loài. Nếu chấp nhận thì nó sẽ không còn là nó. Tâm trạng uất hận, bất bình, giằng xé dữ dội của con hổ bị cầm tù là cảm xúc chủ đạo bao trùm toàn bài và thấm sâu vào từng câu, từng chữ.

Tâm trạng ấy được nhà thơ miêu tả bằng ngòi bút sắc sảo, tài hoa:

Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,
Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua,
Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,
Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm.
Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm,
Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi,
Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,
Với cặp báo chuồng bên vô tư lự.

Đoạn thơ thể hiện nỗi khổ tâm ghê gớm của chúa sơn lâm bị giam cầm lâu ngày trong một không gian bé nhỏ, ngột ngạt.

Ở câu thơ đầu, những thanh trắc đi liền nhau kết hợp với nhịp thơ chậm, ngắt quãng gợi ta liên tưởng đến một mối hờn căm kết tụ thành khối đè nặng trong lòng. Con hổ muốn hất tung tảng đá vô hình ấy nhưng bất lực, đành nằm dài trông ngày tháng dần qua. Những thanh bằng kéo dài ở câu hai phản ánh tình cảnh bó buộc và tâm trạng chán ngán tột cùng của chúa sơn lâm.

Từ chỗ là chúa tể của muôn loài được tôn thờ, sùng bái, tha hồ tung hoành chốn núi non hùng vĩ, nay sa cơ, thất thế, bị nhốt chặt trong cũi sắt, hổ cảm thấy nhục nhằn tù hãm. Chúa sơn lâm bất bình khi bị biến thành trò lạ mắt, thứ đồ chơi của lũ người nhỏ bé mà ngạo mạn, bị hạ xuống ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi, với cặp báo chuồng bên vô tư lự… là những hạng vô danh, thấp kém không đáng kể. Vùng vẫy cách nào cũng không thoát, hổ đành nằm dài với tâm trạng bất lực, buông xuôi.

Thực tại đáng buồn khiến cho hổ càng da diết nhớ thuở còn tự do vùng vẫy giữa núi cao, rừng thẳm:

Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ
Thuở tung hoành hống hách những ngày xưa.
Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già,
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi,
Với khi thốt khúc trường ca dữ dội,

Phủ nhận hiện tại phũ phàng, chúa sơn lâm chỉ còn hai hướng: hoặc trở về quá khứ, hoặc ngưỡng vọng tương lai. Hổ không thể có tương lai mà chỉ còn quá khứ. Hào quang chói lọi của quá khứ tạo nên ảo giác và ảo giác đó được trí tưởng tượng chắp cánh bay bổng tới mức tột cùng.

Chúa sơn lâm thừa hiểu dĩ vãng oanh liệt một đi không bao giờ trở lại. Bởi vậy tâm trạng của nó là vừa tự hào, vừa xen lẫn đau thương, tuyệt vọng.

Những từ ngữ đẹp đẽ nhất, gợi cảm nhất như: bóng cả, cây già, tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi, hoang vu, bí mật… được tác giả sử dụng để miêu tả khung cảnh hùng vĩ, hoang dã và sức sống mãnh liệt của chốn rừng sâu núi thẳm – giang sơn bao đời của dòng họ chúa sơn lâm. Đó là chốn ngàn năm cao cả âm u, là cảnh rừng ghê gớm không bút nào tả xiết.

Trên cái nền hoành tráng ấy, chúa sơn lâm hiện ra với dáng vẻ oai phong, đường bệ:

Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,
Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc.
Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc,
Là khiến cho mọi vật đều im hơi.
Ta biết ta chúa tể cả muôn loài,
Giữa chốn thảo hoa không tên, không tuổi.

Những hình ảnh giàu chất tạo,hình đã diễn tả sống động vẻ đẹp dũng mãnh, mềm mại, uyển chuyển và sức mạnh bên trong ghê gớm của vị chúa tể rừng xanh giữa núi rừng uy nghiêm, hùng vĩ.

Đoạn ba của bài thơ giống như một bộ tranh tứ bình lộng lẫy miêu tả phong cảnh thiên nhiên trong những thời điểm khác nhau:

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan ?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới ?
Đâu những bình minh cây xanh nấng gội,
Tiếng chim ca giấc ngũ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để chiếm lấy riêng ta phần bí mật?
Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

Bốn cảnh: những đêm vàng, những ngày mưa, những bình minh, những chiều lênh láng máu sau rừng, cảnh nào cũng tráng lệ, lần lượt hiện lên trong nỗi nhớ tiếc khôn nguôi của con hổ sa cơ.

Đó là cảnh huyền ảo, thơ mộng của những đêm vàng bên bờ suối, chúa sơn lâm say mồi đứng uống ánh trăng tan. Là những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn, chúa sơn lâm lặng ngắm giang sơn… đổi mới. Là cảnh bình minh cây xanh nắng gội chan hòa, rộn rã tiếng chim ca. Cuối cùng là cảnh những chiều lênh láng máu sau rừng thật dữ dội, bi tráng. Vị chúa tể đại ngàn đang ung dung đợi chết mảnh mặt trời gay gắt, để chiếm lấy riêng ta phần bí mật trong vũ trụ bao la. Đại từ ta lặp lại nhiều lần trong bài thơ tạo nên nhạc điệu rắn rỏi, hùng tráng của câu thơ, thể hiện khẩu khí đẩy tự tôn, tự hào của vị chúa tể muôn loài.

Nhưng dẫu huy hoàng đến đâu chăng nữa thì cũng chỉ là hào quang của dĩ vãng hiện ra trong hoài niệm. Những điệp ngữ: nào đâu, đâu những… lặp đi lặp lại nhấn mạnh sự tiếc nuối của con hổ đối với quá khứ vinh quang. Chúa sơn lâm dường như ngơ ngác, chới với trước thực tế phũ phàng mà mình đang phải chịu đựng. Giấc mơ đẹp đẽ đã khép lại trong tiếng thở dài u uất:

Than ôi, thời oanh liệt nay còn đâu?

Tuy nhân vật tự sự trong bài thơ là con hổ, xưng là Ta, (Ta sống mà…, Ta bước chân lên,Ta biết ta…) nhưng thực chất đó là “cái tôi” của nhà thơ lãng mạn bừng thức giữa xã hội tù hãm đương thời.

Đoạn bốn tả cảnh vườn Bách Thảo qua cái nhìn khinh bỉ của chúa sơn lâm. Tất cả chỉ là sự sắp đặt đơn điệu, buồn tẻ, khác xa với thế giới tự nhiên. Càng cố học đòi, bắt chước cảnh đại ngàn hoang dã thì nó lại càng lộ rõ sự tầm thường, giả dối đáng ghét:

Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu,
Ghét những cảnh không đời nào thay đổi,
Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối:
Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng;
Dải nước đen giả suối, chẳng thông dòng
Len dưới nách những mô gò thấp kém;
Dăm vừng lá hiền lành, không bí hiểm,
Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu
Của chốn ngàn năm cao cả, âm u.

Cảnh vườn bách thú nơi con hổ bị nhốt trái ngược với khung cảnh rừng sâu núi thẳm hoang vu nơi nó đã từng ngự trị. Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng là hình ảnh ẩn dụ ám chỉ thực tại của xã hội đương thời. Âm hưởng thơ tỏ rõ tâm trạng chán chường, khinh miệt của số đông thanh niên có học thức trước thực tại quẩn quanh, bế tắc của xã hội lúc bấy giờ.

Ở đoạn cuối cùng, giọng thơ da diết đã đúc kết nỗi niềm tâm sự của chúa sơn lâm:

Hỡi oai linh, cảnh nước non hùng vĩ!
Là nơi giống hầm thiêng ta ngự trị,
Nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa,
Nơi ta không còn được thấy bao giờ!
Có biết chăng trong những ngày ngao ngán,
Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớn
Để hồn ta phảng phất được gần ngươi,
Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!

Nhà thơ phản ánh rất thành công nỗi bất bình sâu sắc và niềm khao khát tự do mãnh liệt của chúa sơn lâm trước thực tại tù túng, ngột ngạt. Bút pháp khoa trương của Thế Lữ đã đạt tới độ thần diệu. Trong cảnh giam cầm, hổ chỉ còn biết gửi hồn về chốn nước non hùng vĩ, giang sơn của giống hầm thiêng ngự trị tự ngàn xưa. Bất bình với hiện tại nhưng không thể thoát khỏi xích xiềng nô lệ vị chúa tể sơn lâm đầy uy vũ ngày nào giờ đành buông xuôi, tự an ủi mình bằng những giấc mộng ngàn to lớn trong quãng đời tù túng còn lại. Một nỗi buồn tê tái thấm đẫm tâm hồn. Than ôi! Quá khứ hào hùng oanh liệt giờ chỉ còn hiện lên trong giấc mộng! Tự đáy lòng vị chúa tể rừng xanh bật thốt lên tiếng than ai oán: Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!
Tâm trạng của con hổ bị giam cầm cũng là tâm trạng chung của người dân Việt Nam đang sống trong cảnh nô lệ bị nhục nhằn tù hãm, cũng ngậm một khối căm hờn và tiếc nhớ khôn nguôi thời oanh liệt với những chiến công chống giặc ngoại xâm vẻ vang trong lịch sử. Chính vì động đến chỗ sâu thẳm của lòng người nên bài thơ vừa ra đời đã được công chúng nồng nhiệt đón nhận.

Tác giả mượn lời con hổ bị nhốt chặt trong cũi sắt để nói lên một cách đầy đủ, sâu sắc tâm trạng u uất của thế hệ thanh niên trí thức Tây học vừa thức tỉnh ý thức cá nhân, vô cùng bất mãn và khinh ghét thực tại bất công, ngột ngạt của xã hội đương thời. Họ muốn phá tung xiềng xích nô lệ để “cái tôi” tự do được khẳng định và phát triển. Nhiều người đọc bài thơ Nhớ rừng, cảm thấy tác giả đã nói giùm họ nỗi đau khổ của thân phận nô lệ. Về mặt nào đó, có thể coi đây là một bài thơ yêu nước, tiếp nối mạch thơ trữ tình yêu nước trong văn chương hợp pháp đầu thế kỉ XX.

Thế Lữ đã chọn được một hình ảnh độc đáo, thích hợp với việc thể hiện chủ đề bài thơ. Con vật oai hùng được coi là chúa tể sơn lâm, một thời oanh liệt, huy hoàng ở chốn nước non hùng vĩ nay bị giam cầm tù hãm tượng trưng cho người anh hùng chiến bại. Cảnh đại ngàn hoang vu tượng trưng cho thế giới tự do rộng lớn. Với hình ảnh chứa đựng ý nghĩa thâm thúy đó, Thế Lữ rất thuận lợi trong việc gửi gắm tâm sự của mình trước thời cuộc qua bài thơ. Ngôn ngữ thơ đạt tới độ điêu luyện, tinh tế, nhạc điệu du dương, lúc sôi nổi hào hùng, lúc trầm lắng bi thiết, thể hiện thành công nội dung tư tưởng của bài thơ.

Bài thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn, thi hứng cuồn cuộn tuôn trào dưới ngòi bút thi nhân. Đây là đặc điểm tiêu biểu của bút pháp lãng mạn và cũng là yếu tố cốt lõi làm nên sức lôi cuốn mạnh mẽ, chi phối các yếu tố nghệ thuật khác của bài thơ. Bài thơ Nhớ rừng sống mãi trong lòng người đọc. Nhắc đến Thế Lữ, người ta nhớ tới Nhở rừng. Là thi sĩ, chỉ cần điều đó cũng đủ sung sướng, hạnh phúc và mãn nguyện.
Bình luận (0)
Kunny Trang
Xem chi tiết
Hoàng Thúy An
11 tháng 12 2017 lúc 19:45

Tâm sự của con hổ đa dạng. Nỗi căm hận, phẫn uất khi bị nhốt, bị xem thường, khinh thường với khung cảnh giả tạo đầy chán ghét, niềm nhớ nhung khung cảnh oai hùng khi xưa Tâm sự gần gũi với tâm sự người dân Việt Nam lúc bấy giờ: người dân Việt Nam bị giam hãm tù đày làm nô lệ, thân phận người bị mất nước đắng cay, tủi nhục và niềm nhớ nhung khung cảnh hào hùng khi xưa của ông cha ta, đồng thời cũng nung nấu ý chí vực dậy đất nước trở lại thời kỳ đầy hào hùng giống con hổ quay lại núi rừng
Bình luận (0)
Bích Ngọc Huỳnh
2 tháng 1 2018 lúc 9:38
Tâm sự của con hổ đa dạng. Nỗi căm hận, phẫn uất khi bị nhốt, bị xem thường, khinh thường với khung cảnh giả tạo đầy chán ghét, niềm nhớ nhung khung cảnh oai hùng khi xưa Tâm sự gần gũi với tâm sự người dân Việt Nam lúc bấy giờ: người dân Việt Nam bị giam hãm tù đày làm nô lệ, thân phận người bị mất nước đắng cay, tủi nhục và niềm nhớ nhung khung cảnh hào hùng khi xưa của ông cha ta, đồng thời cũng nung nấu ý chí vực dậy đất nước trở lại thời kỳ đầy hào hùng giống con hổ quay lại núi rừng
Bình luận (0)
Lô Thúy An
18 tháng 1 2018 lúc 20:19
Tâm sự của con hổ đa dạng. Nỗi căm hận, phẫn uất khi bị nhốt, bị xem thường, khinh thường với khung cảnh giả tạo đầy chán ghét, niềm nhớ nhung khung cảnh oai hùng khi xưa Tâm sự gần gũi với tâm sự người dân Việt Nam lúc bấy giờ: người dân Việt Nam bị giam hãm tù đày làm nô lệ, thân phận người bị mất nước đắng cay, tủi nhục và niềm nhớ nhung khung cảnh hào hùng khi xưa của ông cha ta, đồng thời cũng nung nấu ý chí vực dậy đất nước trở lại thời kỳ đầy hào hùng giống con hổ quay lại núi rừng
Bình luận (0)
My Lê
Xem chi tiết
Oshinkj Nguyệt
15 tháng 1 2018 lúc 9:11

:)

<3

Bình luận (0)
Lô Thúy An
18 tháng 1 2018 lúc 20:32
Tâm sự của con hổ đa dạng. Nỗi căm hận, phẫn uất khi bị nhốt, bị xem thường, khinh thường với khung cảnh giả tạo đầy chán ghét, niềm nhớ nhung khung cảnh oai hùng khi xưa Tâm sự gần gũi với tâm sự người dân Việt Nam lúc bấy giờ: người dân Việt Nam bị giam hãm tù đày làm nô lệ, thân phận người bị mất nước đắng cay, tủi nhục và niềm nhớ nhung khung cảnh hào hùng khi xưa của ông cha ta, đồng thời cũng nung nấu ý chí vực dậy đất nước trở lại thời kỳ đầy hào hùng giống con hổ quay lại núi rừng
Bình luận (0)
Đạt Trần
10 tháng 1 2019 lúc 10:29

Sự tương phản, đối lập gay gắt giữa cảnh tượng vườn bách thú, và cảnh núi rừng hùng vĩ diễn tả thấm thía nỗi nhớ tiếc da diết, đau đớn, của con hổ đối với những quá khứ huy hoàng của nó.

Tâm sự của con hổ là tâm trạng của người dân Việt Nam mất nước đang sống trong cảnh nộ lệ và tiếc nhớ khôn nguôi thời oanh liệt với những chiến công chống giặc ngoại xâm vẻ vang trong lịch sử dân tộc.

Bình luận (0)
Vu Khanh
Xem chi tiết
nguyen thi vang
7 tháng 1 2018 lúc 16:00

Tham khảo bạn nhé !

Soạn văn lớp 8

Bình luận (1)