Hướng dẫn soạn bài Nhớ rừng - Thế Lữ

phan thị ba trang
Xem chi tiết
nguyen minh ngoc
7 tháng 4 2018 lúc 15:17

Một ngày kia, khi hai nguồn thi cảm “lòng thương người” và “tình hoài cổ” gặp nhau, giữa cảnh mưa bụi lất phất bay, hoa đào chớm nở sắc hồng, nhưng những câu đối đỏ đã dần dần vắng bóng trong ngày Tết, Vũ Đình Liên đã bất giác viết lên một kiệt tác: “Ông đồ”! Bài thơ được viết bằng nỗi cảm khái trước thời thế ấm lạnh nhân tình. Bởi vậy, hai mươi dòng thơ ngũ ngôn, không hề non lép một chữ nào. Tất cả đều ngậm ngùi trước “di tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn”. Và nhà phê bình văn học Hoài Thanh đã thật tinh tế khi nhận xét: “Bài thơ là sự gặp gỡ giữa hai nguồn thi cảm: lòng thương người và tình hoài cổ!”
Nhận định trên của Hoài Thanh đã thể hiện một cách nhìn sâu sắc về nguồn cảm hứng trong thi ca của Vũ Đình Liên. Lúc này, trên thi đàn “Thơ mới”, phần đông cáo thi sĩ đang thở than sướt mướt với tình yêu tuyệt vọng, với mối sầu cô đơn, với chuyện tình yêu đôi lứa lãng mạn. Thì Vũ Đình Liên lại không đi theo lối mòn quen thuộc ấy, với “thiên chức” của người nghệ sĩ, Vũ Đình Liên đã viết lên thi phẩm “Ông đồ” với sự gặp gỡ, giao thoa giữa hai nguồn cảm xúc: “lòng thương người” và “tình hoài cổ”. Đó là thương một lớp người tri thức Nho học bị bỏ rơi bên lề đường nơi phố vắng rêu phong “ngày xưa” hòa quyện với nỗi nhung nhớ, tiếc nuối khôn nguôi một thời vắng bóng; một thời hoàng kim, một thời vàng son đã một đi không trở lại. Nơi đó ông đồ được coi trọng hơn, được mọi người biết đến. Nhưng hai nguồn thi cảm này không những không mâu thuẫn, tách bạch nhau,… mà chúng luôn hòa hợp như một nốt nhạc chủ đạo, như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt nguồn mạch cảm xúc của bài thơ. Đọc “Ông đồ”, ta như cảm nhận được tất cả nỗi lo lắng mơ hồ, cảm nhận tâm sự bơ vơ của Vũ Đình Liên và cao hơn hết là một tình người lơn lao ôm trùm cả không gian và thời gian. Nhẹ nhàng, tinh tế và sâu lắng, nhà thơ đưa ta vào thế giới của riêng mình – nơi “lòng thương người” và “tình hoài cổ” được bắt nguồn_đó chính là trái tim nhân đạo, giàu tình yêu thương của Vũ Đình Liên.
“Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua”
Cùng với màu thắm của đào, màu đỏ của giấy, màu đen của mực tàu và sự đông vui tấp nập của phố phường, hình ảnh ông đồ đã trở nên không thể thiếu trong bức tranh khung cảnh ngày Tết.
Và ông đồ đã thành trung tâm của sự ngợi ca và chiêm ngưỡng:
“Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tai
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay”
Lúc bấy giờ, ông đồ đang được người đời trọng vọng, cần nhờ vả đến. Với tài năng của ông, họ “tấm tắc ngợi khen tài”, ba phụ âm “t” cùng xuất hiện trong một câu thơ như một tràng pháo tay giòn giã để ngợi khen sự tài hoa đó của ông. Cái tài “thảo những nét” giống như “phượng múa rồng bay” của ông dưới một bàn tay nghệ thuật khéo léo đã làm rạng danh cho nên Hán học. Cái tài của ông đã được tặng cho mọi người làm quà đón xuân, đón Tết. Nhưng dầu sao, trong tiếng cười vẫn không làm sao che giấu được nỗi ngậm ngùi. Chữ Nho vốn được xem là chữ “Thánh hiền”, chữ Nho được ông đồ viết là sự tụ hội, giao thoa giữa cái tài và cả cái tâm của người cầm bút. Vậy mà giờ đây, thứ chữ ấy chỉ cần quẳng chút tiền “ra thuê” là có!
Bút long dần được thay thế bằng bút sắt. Chữ Nho được thay thế dần bằng chữ Quốc ngữ. Trên cái trục xưa nay của cấu tứ, câu thơ như mang nỗi ngậm ngùi, ta như nếm được cái vị đắng của buồn, vị chát chua sầu:
“Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu”
Họ nay đâu? Bánh chưng xanh, thịt mỡ, dưa hành còn đây, câu đối đỏ đâu rôi! Nếp cũ đổi thay. Chữ Nho như đã trở thành hang ế không ai ưa chuộng nữa. Trong xu thế chung không thể cưỡng lại ấy, tình cảnh ông đồ trở nên ngao ngán đáng thương. Hẳn là vì “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” mà bây giờ nỗi sầu lo ủ dột lan thấm lên cả đồ vật:
“Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu”
Chúng là hình ảnh của chủ nhân hết thờ của chúng. Tàn tạ, lạc lõng, tiêu điều. Thiên hạ náo nức đón xuân, đón cả luồng gió mới do Tây học mang lại. Thành trì luân lí ngàn năm đã đổ. Người ta cứ ngóng cổ cố tìm mò ngắm trời cao đất rộng ngoài kia, tìm những cái hiện đại. Chữ mới dễ học và thực dụng, văn chương mới hấp dẫn đã cuốn họ đi xa, bỏ lại những người như ông đồ bên dòng đời cuộn chảy. Ông đồ đã trở thành người thừa trong dòng chảy nhân sinh. Cả một nỗi buồn thời thế, Vũ Đình Liên đã xây dựng một biểu tượng về một nỗi tàn phai của cả một nền văn hóa.
Ta cứ cháy, cứ đuổi theo nền văn hóa phương Tây, với những cái mới để rồi khi ngoảnh đầu nhìn lại, bóng ông đồ dần xa khuất làm ta nhớ nhung tiếc nuối:
“Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa”
Trong khổ thơ đầu, chính trong màu hoa đào mênh mang hoài cảm ông đồ xuất hiện. Ta có thể tưởng tượng sự có mặt của một cây cổ thụ ngàn năm bị bật gốc sau một cơn bão lớn như hình ảnh của ông đồ. Lúc ấy, cây đổ, ngọn gục. Từ trên chót vót của thứ bậc xã hội, ông đồ, hình bóng tượng trưng cho giai cấp “kẻ sĩ”, rơi xuống bên vệ đường, trở thành người vất vưởng, hoài nhớ giá trị cũ suy tàn, bỡ ngỡ với phong hội mới. Thì cũng với màu hoa đào bài thơ được khép lại. Thông điệp mùa xuân đã gửi đến rồi. Ông đồ đã không còn đủ kiên nhẫn để chờ đợi và ông cũng đã trở thành “ông đồ xưa”. Nhưng dường như trong tâm khảm lòng minh, hình ảnh ông đồ già không thể vắng bóng trong bức tranh xuân của Vũ Đình Liên.
Cuộc đời đổi thay. Con người cũng vì vậy mà thay đổi. Rồi những người như ông đồ bị bỏ rơi bên lề cuộc sống.
“Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giây
Ngoài trời mưa bụi bay”
ở khổ thơ này, cái lực của ngòi bút, cái tâm của một con người hợp lại đủ sức lay động những trái tim thờ ơ, vô tình với một sự chung cục, một sự chung cục thầm lặng và thương tâm. Người trong cuộc, bên phố đông, lặng nghe mình lụi tàn. Người người ngược xuôi như nước nhưng chẳng còn ai để ý đến cái bóng mờ nhạy, tàn tạ ấy. Ông đã bị lãng quên ngay cả khi còn hiện hữu. Ông chẳng qua chỉ còn là “cái di tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn.” Cái lúc “lá vàng rơi trên giấy” đã xuất hiện ba cái “tàn”: sự “tàn” úa của lá xuân rơi trên sự héo “tàn” của giấy, và tất cả đều được nhìn dưới đôi mắt của một kẻ “tàn”. Cái lúc “ngoài trời mưa bụi bay” cũng đã xuất hiện hai cơn mưa: cơn mưa ngoại cảnh hao vắng và cơn mưa tâm cảnh hắt hiu não nề…. Đúng là “văn tả ít lời mà cảnh hiện ra như vẽ, không chỉ bóng dáng ông đồ mà cả cái tiêu điều của xã hội qua mắt ông đồ” (Vũ Quần Phương). Vũ Đình Liên đã có những chi tiết thật “đắt”: nơi ông đồ là nơ bút mực, nơi trời đất là chỗ gió mưa, nơi xã hội đương thời là sự thờ ơ của người đời. Lá rơi không nghe tiếng. Mưa bụi chẳng ướt ai. Thế mà giờ đây đọc lại, ta vẫn tái tê thấm thía nỗi đau lặng lẽ của một chiếc lá vàng rơi trên giấy thẫm tàn phai. Thế mới biết sức sống của một bài thơ không chỉ ở ngôn từ. Chính tấm lòng thương cảm trân trọng, tinh tế của tác giả đã làm ấm những dòng chữ lạnh với thời gian. Thơ dường như gần máu hơn với mực. Có phải thế mà “Ồng đồ” sống được lâu trong lòng độc giả và thi ca Việt Nam?
“Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?”
Vũ Đình Liên đang sống vào cái buổi giao thời, khi xã hội Việt Nam đang có một sự rung chuyển lớn, quay mặt với cái cũ không nỡ, làm ngơ với cái mới sao đành!
Ông đồ đã cố kiên nhẫn “vẫn ngồi đấy”, nhưng năm nay ông đã không còn kiên nhẫn được nữa: “không thấy ông đồ xưa”. Ông đã cố bám lấy xã hội hiện đại, những con người chạy theo hiện đại, ta đã nhìn thấy sự cố sức của ông, đã thấy ông chới với, nhưng chúng ta không hề làm gì, để đến bây giờ quay đầu nhìn lại mới biết ông đã bị buông rơi tự bao giờ. Bóng dáng ông đâu phải là bóng dáng của một người, của một nghề, mà là bóng dáng của cả một thời đại, bóng dáng kí ức của tâm hồn ta. Ta nhớ nhung da diết khôn nguôi về một thời vàng son của một quá khứ, kỉ niệm đẹp đã mãi một đi không trở lại của một thời đại hay của chính lòng mình. Chúng ta nhìn nhau hỏi hay tự hỏi mình? Chúng ta hỏi hay nhớ nhung, hay nuối tiếc? Thi pháp này đã được Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương sử dụng tài tình. Vũ Đình Liên đã kế thừa và phát huy thi pháp này qua bài thơ mới: “Ông đồ”! Hẳn không phải ngẫu nhiên để nói về những người vừa đó của một thời cũng vừa mới qua, nhà thơ gợi ằng một chữ “hồn”. Đây knhững là cách gợi rất Việt Nam mà còn chỉ ra được một cách chính xác đến lạ lung những cái “đã qua mà không mất”, nó vẫn còn mãi.
Nén tâm nhang đã thắp – hoài niệm mênh mang. Ông đồ trở thành những người muôn năm cũ. Tất cả đều gặp nhau ở chữ “hoài”, thấm thía nỗi sầu nhân thế. Ta nao nao nhớ đến nỗi buồn của một vị thi sĩ xưa:
“Ai người trước đã qua?
Ai người sau chưa để?
Nghĩ trời đất vô cùng
Một mình tuôn giọt lệ”
Lòng chợt tri ân câu thơ chân mộc của tác giả “Ông đồ” gửi tới họa sĩ Bùi Xuân Phái:
“Người bảo tranh anh vẫn cứ sẵn buồn
Như thơ tôi vẫn cứ thương thương”
Chính “cứ thương thương” đó của nhà thơ đã tạo ra cái thần cho người ta nhớ mãi. Ngay trong thơ mới của mình, ông vẫn chạm thương thời của người. Hoài Thanh cho biết “Ông đồ” là một “nghĩa cử” của lớp trẻ tân học đối với cực học đã hết thời cũng đúng thôi.
Thơ vốn hàm súc nhưng đạt đến độ như “Ông đồ” thì thật đáng phục. Giữa cái thời lí tưởng tràn bờ, khuôn khổ lung lay, nhà thơ mới Vũ Đình Liên đã chọn cho mình thể thơ năm chữ, thả dài bốn khổ. Chỉ một trăm chữ, không cầu kì, cũng không tân kì mà “Ông đồ” ra đời từng câu, từng câu… thong thả như hoa quỳnh nở. Từng nét nhụy uốn cong xòe ra tỏa hương…buồn!? Ở đây, chữ “thương” đã quá rõ, còn chữ “hoài”…. Thì hẳn cũng xuất phát từ chữ “thương” ấy, xuất phát từ trái tim bao la nhân tình ấy:
“Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?”
Âm hưởng nốt nhạc cuối cứ mien man day dứt, khiến người nghe cứ thẫn thờ. Thời của một đời rồi sẽ qua. Ai cũng vậy, những qua đi không hẳn là đã mất tiêu, vô nghĩa. Hôm nay đã phôi pha từ hôm qua và cả ngày mai cũng sẽ từ hôm qua. Ông đồ đã trở về thế giới của ông, về với thời xa vắng. Người xưa thành ông cha, cái cũ thành di tích. Nét đẹp và sức mạnh của phương Đông ở bên trong và từ thăm thẳm. Nói đến “văn hóa”, không thể không nói đến “cội nguồn”, nói đến hôm nay không thể phủ nhận “hôm qua”. Ẩn khuất hay lan tỏa, ngàn xưa hay ngày xưa vẫn là một mảng đậm đà trong tâm hồn dân tộc Việt Nam.
Tết vẫn đến. Hoa đào vẫn nở. Dòng song vẫn trôi chảy. Năm tháng cứ qua đi, bụi thời gian sẽ dần phủ mờ lên tất cả. Chỉ có dòng đời đổi thay. Nhưng với Vũ Đình Liên, với “long thương người” và “tình hoài cổ” của mình, ông đã tự hỏi:
“Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?”
Câu thơ gợi nỗi niềm tiếc nuối khôn nguôi hay gợi long trắc ẩn nhân tình? Có lẽ là cả hai…

Bình luận (1)
nguyen minh ngoc
7 tháng 4 2018 lúc 15:17

Ông đồ rơi vào tình cảnh một nghệ sĩ hết công chúng, một cô gái hết nhan sắc. Còn duyên kể đón người đưa, Hết duyên đi sớm về trưa một mình. Ông đồ vẫn ngồi đấy mà không ai hay. Cái hiện thực ngoài đời là thế và chỉ có thế, nó là sự ế hàng. Nhưng ở thơ, cùng với cái hiện thực ấy còn là nỗi lòng tác giả nên giấy đỏ như nhạt đi và nghiên mực hóa sầu tủi, Hay nhất là cộng hưởng vào nỗi sầu thảm này là cảnh mưa phùn gió bấc. Hiện thực trong thơ là hiện thực của nỗi lòng, nỗi lòng đang vui như những năm ông đồ "đắt khách" nào có thấy gió mưa. Gió thổi lá bay, lá vàng cuối mùa rơi trên mặt giấy, nó rơi và nằm tại đấy vì mặt giấy chưa được dùng ỉến, chẳng có nhu cầu gì phải nhặt cái lá ấy đi. Cái lá bất động trên cái chỗ không phải của nó cho thấy cả một dáng bó gối bất động của ông đồ rồi nhìn mưa bụi bay. Văn tả thật ít lời mà cảnh hiện ra như vẽ, không chỉ bóng dáng ông đồ mà cả cái tiêu điều của xã hội qua mắt của ông đồ. Tác giả đã có những chi tiết thật đắt: nơi ông đồ là bút mực, nơi trời đất là gió mưa, nơi xã hội là sự thờ ơ không ai hay. Thể thơ năm chữ vốn có sức biểu hiện những chuyện dâu bể, hoài niệm, đã tỏ ra rất đắc địa, nhịp điệu khơi gợi một nỗi buồn nhẹ mà thấm. Màn mưa bụi khép lại đoạn thơ thật ảm đạm, lạnh, buồn, vắng. Như vậy cũng chỉ với tám câu, bốn mươi chữ, đủ nói hết những bước chót của một thời tàn. Sự đối chiếu chi tiết ở đoạn này tới đoạn trên: mực với mực, giấy với giấy, người với người, càng cho ta cái ấn tượng thảng thốt, xót xa của sự biến thiên.

Bình luận (1)
Nguyễn Công Tỉnh
2 tháng 4 2018 lúc 14:45

Nhớ rừng là một bài thơ tiêu biểu trong phong trào thơ mới.Thật sự, chỉ với bài thơ này,Thế Lữ đã có một chỗ đứng vững chắc trong nền thơ đang được nước nhà trào đón.Trong nhớ rừng tác giả đã khéo léo để thể hiện nỗi niềm của người con yêu có lòng nước thầm kín thông qua lời của một con hổ trong vườn bách thú, để thể hiện cuộc sông tầm thường giả dối ràng buộc của người dân đương đại.
Phải, tầm thường, giả dối, ràng buộc, đó chính là những lời hổ ta nói về cuộc sống của mình. Trong cái cũi sắt chật hẹp ấy, chú nằm dài trông ngày tháng dần qua, khinh những con ngươì nhỏ bé láo toét, dám “dương mắt bé diễu oai linh rừng thẳm”, phải “chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi” và “cặp báo chuồng bên vô tư lự”.Những con người xấu xa kia, những tửơng chú đã bị khuất phục…nhưng không nếu có dùng từ ngữ ầy thì chỉ có thể nói về thể xác của chú mà thôi đâu thể khuất phục được tâm hồn chú, bắt chú thôi nhớ về rừng, cái nơi giống hùm thiêng chú ngự trị.
Chỉ một câu nói(ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ) thì đã lột tả đươc hết những nỗi niềm của hổ. Chú nhớ những gì ư? Chú nhớ thưở tung hoành hống hách, nhớ những lần bước chân lên dõng dạc đường hoàng. Trong con mắt của vị chua tể sơn lâm kia tất cả những gì chú thấy đều chỉ là tầm thường, kẻ bề tôi.
Chú nhớ cái gì ư? Chú nhớ bộ tứ bình mỗi ngày hưởng lạc tưởng hổ không có tâm hồn thì thật là 1 sai lầm to lớn, mỗi lúc chú hóa thân vào những ngôi vị khác nhau.
Có lúc vị chúa tể sơn lâm như một thi sĩ với tâm hồn bay bổng đêm đến say mồi đứng uống những giọt sương tan bên bờ suối lãng mạn, đẹp. Có những lúc hổ ta như 1 nhà hiền triết am hiểu thế giới đứng nhìn giang sơn mình đổi mới và thấy mình to lớn lắm. Rồi quay lại thực tại, quả thực 1 vị chúa sơn lâm cũng phải có lúc trự sung sướng đúng không? Vì thế hổ đã tự thưởng cho mình những giấc ngủ được đưa vào bởi tiếng chim ca. Bức tranh cuối cùng nhuốm toàn 1 màu đỏ, màu đỏ của máu, màu đỏ của hoàng hôn ở giữa đó, 1 vị chúa tể sơn lâm đang gầm gừ giương oai thì quả thực còn gì đẹp hơn. Vẻ đẹp của buổi chiều tà, vẻ đẹp của cái giống hùm thiêng, vẻ đẹp của núi rừng, vẻ bi đát của máu hòa quyện vào nhau.
Thôi, ra khỏi đó thôi, để làm gì khi cứ nhớ mãi về quá khứ hổ ơi, quay lại đi, quay lại cái cuộc sống tù túng của mi đi, bên cạnh mi chỉ là những mô gò thấp kém, len dưới nách là dòng nước len giả suối. Có buồn không? Chán không? Nhưng nào đâu hổ bị khuất phục cung như những con người Việt Nam kiên cường bất khuất, dù 1 lúc phải chịu 2 vòng xiềng xích, cuộc sống mà không thể làm những gì mình mong muốn thì phải làm sao đây. Phải đứng lên đấu tranh chứ. Vì vậy mới có 2 bà Trưng cưỡi voi ra trận, mới có trận thãng oanh liệt ở Chi Lăng…..

Bình luận (0)
Đạt Trần
17 tháng 1 2019 lúc 21:38

Một trong những cây bút xuất sắc có mặt ngay từ lúc ban đầu là Thế Lữ. Rất nhiều tác phẩm của ông đã góp phần to lớn cho sự phát triển của Thơ Mới mà tiêu biểu nhất là tác phẩm Nhớ Rừng.

Ở trong Nhớ Rừng, Thế Lữ đã thể hiện một tâm sự u uất, chán nản và khát vọng tự do cháy bỏng tha thiết qua lời mượn của con hổ trong vườn bách thú. Đó cũng là tâm sự chung của những người Việt Nam yêu nước trong hoàn cảnh mất nước.

Trong những ngày đầu mới ra đời, phong trào Thơ Mới đã có những sự phát triển trong cả phong cách và nội dung. Trên các chặng đường phát triển, Thơ Mới đã dần giải phóng khỏi tính quy phạm chặt chẽ và hệ thống ước lệ có tính "phi ngã" của thi ca cổ điển. Các nhà thơ đã khám phá thế giới bằng chính những giác quan, những cảm xúc rất thực của mình. Đó cũng là lúc xuất hiện cái tôi rõ nét trong thơ. Ở đó là sự vươn lên của những cảm xúc mãnh liệt của con người vượt thoát khỏi thực tế khách quan. Chính vì vậy Thơ Mới có khuynh hướng thoát ly thực tại, thể hiện tâm trạng bất hoà, bất lực trước thực trạng xã hội. Qua đó, Thơ Mới cũng đã bộc lộ sự phản kháng gay gắt trước thực tại tầm thường giả dối, tù túng giam hãm ước mơ con người.

Cùng chung thái độ phản kháng ấy, Thế Lữ đã viết nên những dòng thơ đầy tâm trạng trong bài Nhớ Rừng. Mượn lời con hổ ở vườn bách thú để nói lên tâm trạng chính mình. Thế Lữ đã dựng lên một khung cảnh vừa rất thực vừa ẩn chứa những điều thầm kín sâu xa. Tất cả hình ảnh đuợc nhắc đến trong bài đều là không gian xoay quanh cuộc sống của con hổ. Thực tế là con hổ đang bị giam hãm trong một cũi sắt và nó cảm nhận cuộc sống của mình chứa đựng những u uất ngao ngán trong cảnh giam hãm tù túng, những cảnh "tầm thường giả dối" ở vườn bách thú. Chính vì thế, nó cảm thấy tiếc nhớ về quá khứ oanh liệt nơi núi rừng hùng vĩ. Đó là hai cảnh tượng hoàn toàn trái ngược nhau giữa thực tại và dĩ vãng.

Hổ vốn là loài vật được xem là chúa tể của muôn loài, nhưng nay vì sa cơ mà phải chịu sống cảnh "nhục nhằn" trong cũi sắt. Không gian cuộc sống của vị chúa tể rừng xanh đã bị thu hẹp và từ nay bị biến thành một "trò lạ mắt", một "thứ đồ chơi" trong con mắt mọi người. Đối với nó, cuộc sống bây giờ đã trở nên vô vị nhạt nhẽo bởi đang phải sống nơi không tương xứng với tư cách của một vị chúa sơn lâm.

Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt

Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua

Hổ đã cảm thấy bất lực bởi chẳng có cách nào thoát khỏi cuộc sống tù túng nên cũng đành ngao ngán nhìn thời gian trôi qua một cách vô ích. Nhưng cho dù phải ở trong hoàn cảnh nào thì kẻ thuộc "giống hùm thiêng" cũng luôn biết thân phận thực sự của mình là một vị chúa. Ông ba - mươi đã tỏ thái độ khinh mạn, coi thường trước những sự thiếu hiểu biết về sức mạnh thật sự của thiên nhiên của những con người "ngạo mạn ngẩn ngơ" chỉ biết "giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm". Chán nản làm sao cảnh phải chịu sống ngang bầy cùng với "bọn gấu dở hơi", với "cặp báo chuồng bên vô tư lự"! Làm sao chịu được cảnh sống cam chịu chấp nhận số phận của những "người bạn" đồng cảnh ngộ. Đó là nỗi buồn, nỗi uất hận dồn nén để làm nên những hờn căm chất chứa trong lòng. Mệt mỏi, ngao ngán, bất lực! Trong hoàn cảnh đáng thương ấy, hổ đã nghĩ về cuộc sống quá khứ huy hoàng của mình:

Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ

Thuở tung hoành hống hách những ngày xưa

Nhớ cảnh sơn lâm bóng cả cây già

Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi

Với khi thét khúc trường ca dữ dội...

Con hổ đã tiếc nhớ về thuở "hống hách" nơi "bóng cả cây già". Đó là nỗi nhớ đau đáu về nơi rừng thẳm. Nhớ rừng là tiếc nhớ tự do, nhớ về "thời oanh liệt", là nhớ về cái cao cả, chân thực, tự nhiên . Ở chốn nước non hùng vĩ ấy, con hổ đang ngự trị một sức mạnh giữa cuộc đời. Bản lĩnh của một vị chúa sơn lâm luôn thể hiện xứng đáng quyền lực tối cao của mình với sức mạnh phi thường dữ dội. Những gì nó cần phải làm là khiến mọi vật đều phải nể sợ thuần phục. Ở đó, con hổ đã hiện lên với tư thế hiên ngang ngạo nghễ nhưng vẫn toát lên vẻ đẹp oai phong lẫm liệt giữa núi rừng hùng vĩ:

Ta bước chân lên dõng dạc đường hoàng

Lượn tấmthân như sóng cuộn nhịp nhàng

Vờn bóng âm thầm lá gai cỏ sắc

Trong bóng tối mắt thần khi đã quắc

Là khiến cho mọi vật phải im hơi

Ta biết ta chúa tể của muôn loài

Giữa chốn thảo hoa không tên không tuổi

Vẻ đẹp thật sự của hổ là đây! Từng bước chân, từng tấm thân ,từng ánh mắt đã khơi gợi lên một vẻ vừa dũng mãnh uy nghi vừa nhẹ nhàng uyển chuyển. Trong từng hành động, loài mãnh thú kia đã cho mọi vật thấy được sức mạnh tuyệt đỉnh khiến cho tất cả phải "im hơi". Cuộc sống tự do giữa chốn rừng thẳm mãi mãi là một điều rất cao quý. Ở đó hổ thực sự được hưởng một cuộc sống tươi đẹp mà thiên nhiên đã dành cho. Đó là những thời khắc mãnh hổ đang "say mồi", đang ngắm sự đổi thay của "giang sơn", đang say giấc và đang muốn chiếm lấy riêng "phần bí mật" . Nó đã được thoải mái trong chính giang sơn của mình và khẳng định giá trị thật sự của cuộc sống với những khung cảnh lộng lẫy tươi đẹp nên thơ và cũng đầy sức quyến rũ. Nhưng bây giờ, tất cả cũng chỉ còn là những hoài niệm thuộc về quá khứ. Hổ chẳng bao giờ còn được chứng kiến những cảnh "đêm vàng bên bờ suối", được nhìn thấy cảnh "những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn", được nghe thấy tiếng chim ca, được đắm mình trong cảnh "bình minh cây xanh nắng gội", được đợi chờ "chết mảnh mặt trời" của những chiều "lênh láng máu sau rừng". Những cảnh ấy chỉ để lại trong con hổ những cảm giác tiếc nuối, ngậm ngùi trong sự xúc động mạnh mẽ, dồn dập của những câu hỏi đau đớn xót xa. Nỗi nhớ miên man tuôn trào với cảm xúc về quá khứ tươi đẹp đã khép lại giấc mơ huy hoàng trong một tiếng than thảm thiết:

Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu

Được sống lại với những ký ức tươi đẹp ở chốn núi rừng hùng vĩ, hổ chợt nhận ra sự tầm thừơng giả dối của những khung cảnh nơi nó đang sống. Trong cái nhìn ngạo nghễ của hổ là những cảnh "không đời nào thay đổi", những cảnh đơn điệu nhàm chán do con ngưới sửa sang và cố đòi "bắt chước". Chúa tể rừng xanh đã tỏ thái độ khinh miệt, chán chường trước những cảnh vật nhỏ bé thấp kém của những sự giả dối nhân tạo. Đó không phải là nơi xứng đáng để sống của một đấng thống lĩnh. Dẫu có cố gắng sửa sang thì đó cũng chỉ là những "dải nước đen giả suối chẳng thông dòng" len dưới những "mô gò thấp kém", là những "hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng" không có gì là "bí hiểm" "hoang vu". Những cảnh sống ngụy tạo ấy khiến cho hổ càng tiếc nhớ chốn "ngàn năm cao cả âm u".

Chán ghét cuộc sống thực tại, ôm niềm uất hận không nguôi, hổ khát khao một cuộc sống tự do mãnh liệt. Tất cả tâm tư tình cảm của hổ đều thuộc về nơi rừng thẳm ngàn năm âm u. Cũng qua đó, chúa sơn lâm đã gởi một lời nhắn tha thiết của mình về núi rừng. Dẫu là đang bị sa cơ nhưng hổ đã không giấu được niềm tự hào khi nói đến chốn "nước non hùng vĩ". Giang sơn ấy là nơi hổ đã có những ngày tháng tươi đẹp, thoả chí vùng vẫy trong không gian riêng biệt thênh thang. Cho dù bây giờ sẽ chẳng bao giờ được sống lại ở những nơi xưa ấy nhưng hổ vẫn không bao giờ thôi nghĩ về "giấc mộng ngàn to lớn". Vị chúa mất ngôi đã khẩn cầu để được mãi sống trong những ký ức, những hoài niệm của những vẻ đẹp một đi không trở lại:

Để hồn ta phảng phất được gần ngươi

Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi

Nỗi lòng của hổ là tâm sự của chàng thanh niên Thế Lữ mơ về cuộc sống tươi đẹp đã qua trong quá khứ. Đó cũng là tinh thần chung của hầu hết các bài thơ của Thế Lữ cũng như trong phong trào Thơ Mới, mang theo khát khao của con người muốn được sống chính là mình.

Nhớ Rừng không thể thoát ra khỏi nỗi buồn, "tâm bệnh của thời đại" bấy giờ. Nhưng bài thơ đặc sắc chính bởi vì tạo nên điểm gặp gỡ giữa sự u uất của người dân mất nước và tâm trạng bất hoà bất lực trước thực tại của thế hệ thanh niên trí thức tiểu tư sản. Qua đó khơi lên niềm khát khao tự do chính đáng.

Giàu cảm hứng lãng mạn và cảm xúc mãnh liệt, Nhớ Rừng đã lan toả một hồn thơ hối thúc và nhiều hình ảnh thơ đầy ấn tượng miêu tả vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng. Thành công của Thế Lữ là đã thể hiện một trí tuởng tượng phong phú khi mượn hình ảnh con hổ trong vườn bách thú để nói hộ cho những tâm sự kín đáo sâu sắc của mình. Qua đó diễn tả nỗi chán ghét cảnh sống tù túng, đồng thời khơi lên tình cảm yêu nước của người dân thuở ấy.

Bình luận (0)
Lê hữu khương
Xem chi tiết
Phạm Linh Phương
2 tháng 1 2018 lúc 14:18

Câu nghi vấn được dùng để hỏi.

Những từ ngữ được dùng trong câu nghi vấn là:như thế nào,thế nào,là gì,là ai,cái gì,con gì,đâu,gì...

Bình luận (0)
Sans human
3 tháng 11 2018 lúc 6:12

Câu nghi vấn được dùng để hỏi.

Những từ ngữ được dùng trong câu nghi vấn là:như thế nào,thế nào,là gì,là ai,cái gì,con gì,đâu...

CHÚC BẠN HỌC TỐThihi

Bình luận (0)
Thời Sênh
18 tháng 12 2018 lúc 19:32

Câu nghi vâns dùng để hỏi

Từ ngữ : hả, à, sao, không, thế nào, ở đâu

Bình luận (0)
Lê hữu khương
Xem chi tiết
Phạm Linh Phương
2 tháng 1 2018 lúc 14:18

đoạn trích nào vậy bn?

Bình luận (4)
Lê Dung
8 tháng 1 2018 lúc 21:05

Các câu nghi vấn: (từ nghi vấn tớ in đậm luôn nhé)

- sáng nay người ta đấm u có đau lắm không?

- thế làm sao u cứ khóc mãi mà không ăn khoai?

- hay u thương chúng con đói quá?

Bình luận (0)
Do Kyung Soo
Xem chi tiết
Hắc Hường
2 tháng 2 2018 lúc 22:00
Gửi bài tập cần làm >>Bài tập tôi đã gửi lênLời giải tôi đã gửi lênGửi chia sẻ phương pháp học tập Tìm theo Lớp học Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5 Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 + Âm nhạc + Mỹ thuật + Toán học + Vật lý + Hóa học + Ngữ văn + Tiếng Việt + Tiếng Anh + Đạo đức + Khoa học + Lịch sử + Địa lý + Sinh học + Tin học + Lập trình + Công nghệ + Thể dục + Giáo dục Công dân + Giáo dục Quốc phòng - An ninh + Ngoại ngữ khác + Khác Lớp 9 Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 Đại học Trình độ khác Tìm theo Môn học Âm nhạc Mỹ thuật Toán học Vật lý Hóa học Ngữ văn + Lớp 1 + Lớp 2 + Lớp 3 + Lớp 4 + Lớp 5 + Lớp 6 + Lớp 7 + Lớp 8 + Lớp 9 + Lớp 10 + Lớp 11 + Lớp 12 + Đại học + Trình độ khác Tiếng Việt Tiếng Anh Đạo đức Khoa học Lịch sử Địa lý Sinh học Tin học Lập trình Công nghệ Thể dục Giáo dục Công dân Giáo dục Quốc phòng - An ninh Ngoại ngữ khác Xác suất thống kê Tài chính tiền tệ Khác

== Môn học == Âm nhạc Mỹ thuật Toán học Vật lý Hóa học Ngữ văn Tiếng Việt Tiếng Anh Đạo đức Khoa học Lịch sử Địa lý Sinh học Tin học Lập trình Công nghệ Thể dục Giáo dục Công dân Giáo dục Quốc phòng - An ninh Ngoại ngữ khác Xác suất thống kê Tài chính tiền tệ Khác == Trình độ lớp == Đại học Cấp 3 (Trung học phổ thông) - Lớp 12 - Lớp 11 - Lớp 10 Cấp 2 (Trung học cơ sở) - Lớp 9 - Lớp 8 - Lớp 7 - Lớp 6 Cấp 1 (Tiểu học) - Lớp 5 - Lớp 4 - Lớp 3 - Lớp 2 - Lớp 1 Trình độ khác Gửi bài tập bạn cần làm

Bài tập | Bài tập chưa có lời giải >> | Bài tập tôi đã gửi lên >> | Phương pháp Học tập >> | Gửi bài tập >>

Em hãy phân tích khổ thơ cuối bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ

Nguyễn ngọc an
Thứ 7, ngày 25/02/2017 09:31:57
Ngữ văn - Lớp 8 | Ngữ văn | Lớp 8
5.344 lượt xem
3.9 149 sao / 38 đánh giá
5 sao - 25 đánh giá
4 sao - 3 đánh giá
3 sao - 1 đánh giá
2 sao - 0 đánh giá
1 sao - 9 đánh giá
Điểm 3.9 SAO trên tổng số 38 đánh giá
Lời giải / Bình luận (7)
Tết Mậu Tuất 2018 Thưởng tháng 1/2018 Trắc nghiệm Giới thiệu TV Bảng Xếp Hạng
Lưu ý: Bạn có thể gửi lời giải, đáp án khác nếu thấy chưa đúng!
DORAEMON +1đ điểm giá trị
Thứ 7, ngày 25/02/2017 09:52:49
Bài làm văn phân tích bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ của Nguyễn Thị Thanh Huyền - một trong 5 bài thi xuất sắc trong cuộc thi HSG toàn Thành Phố.

Thế Lữ tên đầy đủ là Nguyễn Thứ Lễ, sinh năm 1907, mất năm 1989, quê ở Bắc Ninh, được đánh giá là một trong những ngọn cờ tiên phong của trào lưu Thơ mới (1932 – 1945). Với tâm hồn dạt dào cảm xúc cùng khả năng sử dụng ngôn ngữ tài tình, ông đã góp phần quan trọng vào việc đổi mới thơ ca Việt Nam. Ngoài tuyển tập Mấy vần thơ xuất bản năm 1935, Thế Lữ còn sáng tác nhiều thể loại khác như truyện trinh thám, truyện kinh dị, truyện đường rừng, kịch… Thời kì tham gia kháng chiến chống Pháp, ông chuyển hẳn sang hoạt động sân khấu và có nhiều công lao trong việc xây dựng ngành kịch nói ở nước ta.

Tên tuổi Thế Lữ gắn liền với bài thơ Nhớ rừng được nhiều người yêu thích. Mượn lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú, tác giả đã diễn tả sâu sắc và sinh động tâm trạng uất hận, chán ghét cảnh đời tù túng, tầm thường và nhớ tiếc cuộc sống tự do trong quá khứ. Qua đó kín đáo thể hiện thái độ phủ nhận thực tại nô lệ, khát vọng tự do mãnh liệt và lòng yêu nước thầm kín, thiết tha của nhân dân ta.

Muốn hiểu hết cái hay, cái đẹp của tác phẩm, trước hết chúng ta tìm hiểu sơ qua khái niệm Thơ mới và phong trào Thơ mới.

Hai chữ Thơ mới lúc đầu dùng để gọi tên thể thơ tự do vừa xuất hiện trên thi đàn thuở ấy. Sau năm 1930, hàng loạt thi sĩ trẻ theo Tây học cùng lên tiếng phê phán thơ cũ (thơ Đường luật) là khuôn sáo, trói buộc. Họ đòi hỏi phải đổi mới hình thức thơ ca. Phong trào Thơ mới ra đời và phát triển mạnh mẽ trong khoảng mười lăm năm rồi dần dần đi vào bế tắc.

Trong Thơ mới, số bài viết theo kiểu tự do không nhiều, chủ yếu vẫn là hình thức thơ bảy chữ và lục bát. Tuy vậy, so với thơ cũ, Thơ mới phóng khoáng, tự nhiên hơn hẳn, vì nó không còn bị ràng buộc bởi những quy tắc chặt chẽ về niêm luật. Hai chữ Thơ mới sau này trở thành tên gọi của trào lưu thơ ca lãng mạn, gắn liền với những thi sĩ nổi tiếng như Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Huy Cận, Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Bích Khê, Phạm Huy Thông…

Cuộc tranh luận về Thơ mới và thơ cũ diễn ra sôi nổi, gay gắt trên báo chí đương thời. Cuối cùng, Thơ mới đã thắng, không phải bằng lí lẽ mà bằng nhiều bài thơ hay. Nhận xét về vai trò của Thế Lữ, nhà phê bình nghiên cứu văn học Hoài Thanh đã viết: "Thế Lữ không bàn về Thơ mới, không bênh vực Thơ mới, không bút chiến, không diễn thuyết. Thế Lữ chỉ lặng lẽ, chỉ điềm nhiên bước những bước vững vàng mà trong khoảnh khắc, cả hàng ngũ nhà thơ xưa phải tan vỡ. Bởi vì không có gì khiến người ta tin ở Thơ mới hơn là đọc những bài thơ mới hay". (Thi nhân Việt Nam).

Xét về vai trò, Thế Lữ không chỉ là người giương cao ngọn cờ tiên phong của Thơ mới mà còn là thi sĩ tiêu biểu nhất cho đặc điểm nghệ thuật Thơ mới chặng đầu tiên (1932 – 1935). Nhà thơ chọn bút danh Thế Lữ, ngoài việc chơi chữ (nói lái cái tên Thứ Lễ) còn có ngụ ý tự nhận mình là lữ khách lang thang trên trần thế, chỉ biết đi tìm cái đẹp muôn hình muôn vẻ của cuộc đời:

Tôi là người bộ hành phiêu lãng
Đường trần gian xuôi ngược để vui chơi
(Cây đàn muôn điệu)

Tuy tuyên ngôn như vậy nhưng trong lòng Thế Lữ vãn mang nặng nỗi buồn mất nước. Trong bài thơ Nhớ rừng, thi sĩ mượn nỗi u uất của con hổ sa cơ để diễn tả tâm trạng bi phẫn của người anh hùng chiến bại. Chiến bại nhưng vẫn đẹp, vẫn hào hùng.

Nhớ rừng viết theo thể thơ tám chữ, vần liền (hai câu liền nhau có chung vần). Vần bằng, vần trắc thay đổi nhịp nhàng, đều đặn. Đây là thể thơ được sử dụng khá rộng rãi trong Thơ mới.

Bài thơ có hai hình ảnh tương phản là vườn Bách Thảo, nơi con hổ đang bị giam cầm và chốn rừng núi đại ngàn, nơi nó tung hoành hống hách những ngày xưa. Cảnh trên là thực tại, cảnh dưới là dĩ vãng và cũng là mộng tưởng, khát khao cháy bỏng.

Cảnh ngộ bị cầm tù chính là nguyên nhân tâm trạng chất chứa đầy bi kịch của con hổ. Tính bi kịch thể hiện ở chỗ hoàn cảnh sống hoàn toàn thay đổi nhưng tính cách con hổ chẳng thể đổi thay. Nó không cam chịu cúi đầu chấp nhận hoàn cảnh bởi luôn ý thức mình là bậc chúa tể của muôn loài. Nếu chấp nhận thì nó sẽ không còn là nó. Tâm trạng uất hận, bất bình, giằng xé dữ dội của con hổ bị cầm tù là cảm xúc chủ đạo bao trùm toàn bài và thấm sâu vào từng câu, từng chữ.

Tâm trạng ấy được nhà thơ miêu tả bằng ngòi bút sắc sảo, tài hoa:

Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,
Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua,
Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,
Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm.
Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm,
Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi,
Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,
Với cặp báo chuồng bên vô tư lự.

Đoạn thơ thể hiện nỗi khổ tâm ghê gớm của chúa sơn lâm bị giam cầm lâu ngày trong một không gian bé nhỏ, ngột ngạt.

Ở câu thơ đầu, những thanh trắc đi liền nhau kết hợp với nhịp thơ chậm, ngắt quãng gợi ta liên tưởng đến một mối hờn căm kết tụ thành khối đè nặng trong lòng. Con hổ muốn hất tung tảng đá vô hình ấy nhưng bất lực, đành nằm dài trông ngày tháng dần qua. Những thanh bằng kéo dài ở câu hai phản ánh tình cảnh bó buộc và tâm trạng chán ngán tột cùng của chúa sơn lâm.

Từ chỗ là chúa tể của muôn loài được tôn thờ, sùng bái, tha hồ tung hoành chốn núi non hùng vĩ, nay sa cơ, thất thế, bị nhốt chặt trong cũi sắt, hổ cảm thấy nhục nhằn tù hãm. Chúa sơn lâm bất bình khi bị biến thành trò lạ mắt, thứ đồ chơi của lũ người nhỏ bé mà ngạo mạn, bị hạ xuống ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi, với cặp báo chuồng bên vô tư lự… là những hạng vô danh, thấp kém không đáng kể. Vùng vẫy cách nào cũng không thoát, hổ đành nằm dài với tâm trạng bất lực, buông xuôi.

Thực tại đáng buồn khiến cho hổ càng da diết nhớ thuở còn tự do vùng vẫy giữa núi cao, rừng thẳm:

Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ
Thuở tung hoành hống hách những ngày xưa.
Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già,
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi,
Với khi thốt khúc trường ca dữ dội,

Phủ nhận hiện tại phũ phàng, chúa sơn lâm chỉ còn hai hướng: hoặc trở về quá khứ, hoặc ngưỡng vọng tương lai. Hổ không thể có tương lai mà chỉ còn quá khứ. Hào quang chói lọi của quá khứ tạo nên ảo giác và ảo giác đó được trí tưởng tượng chắp cánh bay bổng tới mức tột cùng.

Chúa sơn lâm thừa hiểu dĩ vãng oanh liệt một đi không bao giờ trở lại. Bởi vậy tâm trạng của nó là vừa tự hào, vừa xen lẫn đau thương, tuyệt vọng.

Những từ ngữ đẹp đẽ nhất, gợi cảm nhất như: bóng cả, cây già, tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi, hoang vu, bí mật… được tác giả sử dụng để miêu tả khung cảnh hùng vĩ, hoang dã và sức sống mãnh liệt của chốn rừng sâu núi thẳm – giang sơn bao đời của dòng họ chúa sơn lâm. Đó là chốn ngàn năm cao cả âm u, là cảnh rừng ghê gớm không bút nào tả xiết.

Trên cái nền hoành tráng ấy, chúa sơn lâm hiện ra với dáng vẻ oai phong, đường bệ:

Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,
Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc.
Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc,
Là khiến cho mọi vật đều im hơi.
Ta biết ta chúa tể cả muôn loài,
Giữa chốn thảo hoa không tên, không tuổi.

Những hình ảnh giàu chất tạo,hình đã diễn tả sống động vẻ đẹp dũng mãnh, mềm mại, uyển chuyển và sức mạnh bên trong ghê gớm của vị chúa tể rừng xanh giữa núi rừng uy nghiêm, hùng vĩ.

Đoạn ba của bài thơ giống như một bộ tranh tứ bình lộng lẫy miêu tả phong cảnh thiên nhiên trong những thời điểm khác nhau:

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan ?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới ?
Đâu những bình minh cây xanh nấng gội,
Tiếng chim ca giấc ngũ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để chiếm lấy riêng ta phần bí mật?
Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

Bốn cảnh: những đêm vàng, những ngày mưa, những bình minh, những chiều lênh láng máu sau rừng, cảnh nào cũng tráng lệ, lần lượt hiện lên trong nỗi nhớ tiếc khôn nguôi của con hổ sa cơ.

Đó là cảnh huyền ảo, thơ mộng của những đêm vàng bên bờ suối, chúa sơn lâm say mồi đứng uống ánh trăng tan. Là những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn, chúa sơn lâm lặng ngắm giang sơn… đổi mới. Là cảnh bình minh cây xanh nắng gội chan hòa, rộn rã tiếng chim ca. Cuối cùng là cảnh những chiều lênh láng máu sau rừng thật dữ dội, bi tráng. Vị chúa tể đại ngàn đang ung dung đợi chết mảnh mặt trời gay gắt, để chiếm lấy riêng ta phần bí mật trong vũ trụ bao la. Đại từ ta lặp lại nhiều lần trong bài thơ tạo nên nhạc điệu rắn rỏi, hùng tráng của câu thơ, thể hiện khẩu khí đẩy tự tôn, tự hào của vị chúa tể muôn loài.

Nhưng dẫu huy hoàng đến đâu chăng nữa thì cũng chỉ là hào quang của dĩ vãng hiện ra trong hoài niệm. Những điệp ngữ: nào đâu, đâu những… lặp đi lặp lại nhấn mạnh sự tiếc nuối của con hổ đối với quá khứ vinh quang. Chúa sơn lâm dường như ngơ ngác, chới với trước thực tế phũ phàng mà mình đang phải chịu đựng. Giấc mơ đẹp đẽ đã khép lại trong tiếng thở dài u uất:

Than ôi, thời oanh liệt nay còn đâu?

Tuy nhân vật tự sự trong bài thơ là con hổ, xưng là Ta, (Ta sống mà…, Ta bước chân lên,Ta biết ta…) nhưng thực chất đó là "cái tôi" của nhà thơ lãng mạn bừng thức giữa xã hội tù hãm đương thời.

Đoạn bốn tả cảnh vườn Bách Thảo qua cái nhìn khinh bỉ của chúa sơn lâm. Tất cả chỉ là sự sắp đặt đơn điệu, buồn tẻ, khác xa với thế giới tự nhiên. Càng cố học đòi, bắt chước cảnh đại ngàn hoang dã thì nó lại càng lộ rõ sự tầm thường, giả dối đáng ghét:

Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu,
Ghét những cảnh không đời nào thay đổi,
Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối:
Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng;
Dải nước đen giả suối, chẳng thông dòng
Len dưới nách những mô gò thấp kém;
Dăm vừng lá hiền lành, không bí hiểm,
Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu
Của chốn ngàn năm cao cả, âm u.

Cảnh vườn bách thú nơi con hổ bị nhốt trái ngược với khung cảnh rừng sâu núi thẳm hoang vu nơi nó đã từng ngự trị. Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng là hình ảnh ẩn dụ ám chỉ thực tại của xã hội đương thời. Âm hưởng thơ tỏ rõ tâm trạng chán chường, khinh miệt của số đông thanh niên có học thức trước thực tại quẩn quanh, bế tắc của xã hội lúc bấy giờ.

Ở đoạn cuối cùng, giọng thơ da diết đã đúc kết nỗi niềm tâm sự của chúa sơn lâm:

Hỡi oai linh, cảnh nước non hùng vĩ!
Là nơi giống hầm thiêng ta ngự trị,
Nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa,
Nơi ta không còn được thấy bao giờ!
Có biết chăng trong những ngày ngao ngán,
Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớn
Để hồn ta phảng phất được gần ngươi,
Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!

Nhà thơ phản ánh rất thành công nỗi bất bình sâu sắc và niềm khao khát tự do mãnh liệt của chúa sơn lâm trước thực tại tù túng, ngột ngạt. Bút pháp khoa trương của Thế Lữ đã đạt tới độ thần diệu. Trong cảnh giam cầm, hổ chỉ còn biết gửi hồn về chốn nước non hùng vĩ, giang sơn của giống hầm thiêng ngự trị tự ngàn xưa. Bất bình với hiện tại nhưng không thể thoát khỏi xích xiềng nô lệ vị chúa tể sơn lâm đầy uy vũ ngày nào giờ đành buông xuôi, tự an ủi mình bằng những giấc mộng ngàn to lớn trong quãng đời tù túng còn lại. Một nỗi buồn tê tái thấm đẫm tâm hồn. Than ôi! Quá khứ hào hùng oanh liệt giờ chỉ còn hiện lên trong giấc mộng! Tự đáy lòng vị chúa tể rừng xanh bật thốt lên tiếng than ai oán: Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!
Tâm trạng của con hổ bị giam cầm cũng là tâm trạng chung của người dân Việt Nam đang sống trong cảnh nô lệ bị nhục nhằn tù hãm, cũng ngậm một khối căm hờn và tiếc nhớ khôn nguôi thời oanh liệt với những chiến công chống giặc ngoại xâm vẻ vang trong lịch sử. Chính vì động đến chỗ sâu thẳm của lòng người nên bài thơ vừa ra đời đã được công chúng nồng nhiệt đón nhận.

Tác giả mượn lời con hổ bị nhốt chặt trong cũi sắt để nói lên một cách đầy đủ, sâu sắc tâm trạng u uất của thế hệ thanh niên trí thức Tây học vừa thức tỉnh ý thức cá nhân, vô cùng bất mãn và khinh ghét thực tại bất công, ngột ngạt của xã hội đương thời. Họ muốn phá tung xiềng xích nô lệ để "cái tôi" tự do được khẳng định và phát triển. Nhiều người đọc bài thơ Nhớ rừng, cảm thấy tác giả đã nói giùm họ nỗi đau khổ của thân phận nô lệ. Về mặt nào đó, có thể coi đây là một bài thơ yêu nước, tiếp nối mạch thơ trữ tình yêu nước trong văn chương hợp pháp đầu thế kỉ XX.

Thế Lữ đã chọn được một hình ảnh độc đáo, thích hợp với việc thể hiện chủ đề bài thơ. Con vật oai hùng được coi là chúa tể sơn lâm, một thời oanh liệt, huy hoàng ở chốn nước non hùng vĩ nay bị giam cầm tù hãm tượng trưng cho người anh hùng chiến bại. Cảnh đại ngàn hoang vu tượng trưng cho thế giới tự do rộng lớn. Với hình ảnh chứa đựng ý nghĩa thâm thúy đó, Thế Lữ rất thuận lợi trong việc gửi gắm tâm sự của mình trước thời cuộc qua bài thơ. Ngôn ngữ thơ đạt tới độ điêu luyện, tinh tế, nhạc điệu du dương, lúc sôi nổi hào hùng, lúc trầm lắng bi thiết, thể hiện thành công nội dung tư tưởng của bài thơ.

Bài thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn, thi hứng cuồn cuộn tuôn trào dưới ngòi bút thi nhân. Đây là đặc điểm tiêu biểu của bút pháp lãng mạn và cũng là yếu tố cốt lõi làm nên sức lôi cuốn mạnh mẽ, chi phối các yếu tố nghệ thuật khác của bài thơ. Bài thơ Nhớ rừng sống mãi trong lòng người đọc. Nhắc đến Thế Lữ, người ta nhớ tới Nhở rừng. Là thi sĩ, chỉ cần điều đó cũng đủ sung sướng, hạnh phúc và mãn nguyện. edu20edu3+1 nếu thích, -1 nếu không thích
DORAEMON +1đ điểm giá trị
Thứ 7, ngày 25/02/2017 09:53:56
Dàn ý sơ lược:
a. Giải thích ý kiến:
- Hoài Thanh đề cập đến nội dung cảm xúc mãnh liệt tương ứng với một hình thức thê hiện khoáng đạt, linh hoạt.
- Từ đỏ. òng đánh giá tài nghệ của Thê Lữ trong việc “điếu khiển đội quân Việt ngữ”.

b. Chứng minh ỷ kiến của Hoài Thanh: ý kiến đó được thế hiện rò ờ những khía cạnh:
- Cảm xúc phong phú, mãnh liệt
- Sự mãnh liệt của cảm xúc thể hiện qua:
+ Giọng thơ sôi nổi, da diết và hùng tráng với nhịp điệu linh hoạt
+ Mạch thơ cuồn cuộn, dạt dào.
+ Hình ảnh thơ rực rỡ giàu tính tạo hình, biểu cảm với những so sánh và ẩn dụ táo bạo.
+ Từ ngữ phong phú được sử dụng rất ấn tượng, đắc địa.

Tóm lại, "Nhớ rừng" là một "khúc trường ca dữ dội" thế hiện tâm trạng vĩ đại của chúa sơn lâm đồng thời là một tác phẩm hội họa hoành tráng, kì vĩ làm hắn lên mặt bằng câu chữ hình tượng vị "chúa tế cả muôn loài". edu7edu3+1 nếu thích, -1 nếu không thích
Trinh Le +1đ điểm giá trị
Thứ 7, ngày 25/02/2017 09:55:52
Đoạn thơ 10 câu này là đoạn thơ hay nhất trong bài "Nhớ rừng":
"Nào đâu những đêm vùng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan.'
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt
Để ta chiếm lấy riêng phấn bí mật
- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?"

Sau nỗi nhớ một thuở vàng son, một thời oanh liệt, bỗng chúa sơn lâm chợt tỉnh mộng, trở về thực tại với cái cũi sắt, đau đớn và cay đắng vô cùng. Như một trái núi sụp đổ xuống, mãnh hổ cất lời than. Sự kết hợp giữa cảm thán với câu hỏi tu từ làm dội lên một lời thơ, một tiếng than của "hùm thiêng sa cơ'', của một kẻ phi thường thất thế. Đó cũng là tiếng thở dài của một lớp người khao khát tự do ngày ấy:

"Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?"
Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu.
Lại trở về nỗi buồn đau và nỗi nhớ "cảnh nước non hùng vĩ". Chỉ còn biết nhắn gửi thiết tha và bồn chồn:
"Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!"
Bình luận (1)
Hắc Hường
2 tháng 2 2018 lúc 22:01

Đoạn thơ 10 câu này là đoạn thơ hay nhất trong bài "Nhớ rừng":
"Nào đâu những đêm vùng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan.'
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt
Để ta chiếm lấy riêng phấn bí mật
- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?"

Sau nỗi nhớ một thuở vàng son, một thời oanh liệt, bỗng chúa sơn lâm chợt tỉnh mộng, trở về thực tại với cái cũi sắt, đau đớn và cay đắng vô cùng. Như một trái núi sụp đổ xuống, mãnh hổ cất lời than. Sự kết hợp giữa cảm thán với câu hỏi tu từ làm dội lên một lời thơ, một tiếng than của "hùm thiêng sa cơ'', của một kẻ phi thường thất thế. Đó cũng là tiếng thở dài của một lớp người khao khát tự do ngày ấy:

"Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?"
Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu.
Lại trở về nỗi buồn đau và nỗi nhớ "cảnh nước non hùng vĩ". Chỉ còn biết nhắn gửi thiết tha và bồn chồn:
"Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!"

Bình luận (0)
Nguyễn Hải Đăng
3 tháng 2 2018 lúc 19:48

mk thích nhất khổ 3:

Thế Lữ tác giả nổi tiếng trong phong trào thơ mới và được nhiều người phong tặng là “đệ nhất thi sĩ”, bài thơ Nhớ rừng của ông in trong tập “May vần thơ” xuất bản vào năm 1935 nói về sự tù túng, căm hờn, niềm khát khao được tự do của con người. Bài thơ còn toát lên bức tranh tứ bình vẻ đẹp tuyệt trần của thiên nhiên.

“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan

Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

Bình luận (0)
Nguyễn Đình Thành
Xem chi tiết
nguyen minh ngoc
5 tháng 1 2018 lúc 9:50

…Nào đầu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gọi
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu nhưng chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

Bài thơ Nhớ rừng in trong tập Mấy vần thơ, là bài thơ kiệt tác của Thế Lữ mang tính hàm nghĩa, có hình tượng tráng lệ, nhạc điệu du dương, lôi cuốn hấp dẫn.

Bài thơ thể hiện tâm trạng nhớ rừng của con hổ bị sa cơ, qua đó nói lên nỗi tủi nhục uất hận bị tù hãm và khát vọng sống tự do. Nhớ rừng gồm có năm đoạn thơ, mỗi đoạn thơ là một nét tâm trạng của chúa sơn lâm. Đây là đoạn thơ thứ ba:

Nào đâu những đêm vàng bến bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gọi
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu nhưng chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

Nằm trong cũi sắt, chúa sơn lâm sống mãi trong tình thương nỗi nhớ…. Nhớ cảnh rừng thiêng bóng cả, cây già nơi hùm thiêng từng ngự trị. Rồi nhớ đến những kỉ niệm một thời oanh liệt. Nhớ những đêm vàng bên bờ suối. Nhớ những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn…. Nhớ những chiều lênh láng máu sau rừng… Mỗi nỗi nhớ gắn liền với một cảnh vật, một sinh hoạt, một khoảnh khắc thời gian. Cấu trúc đoạn thơ là cấu trúc tứ bình mang vẻ đẹp nghệ thuật cổ điển, có ít nhiều cách tân sáng tạo.

Trước hết là nỗi nhớ khôn nguôi, nhớ suối, nhớ trăng, nhớ những đêm vàng, nhớ lúc say mồi ung dung, thỏa thích bên bờ suối:

Nào đâu những đèm vàng bến bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

Hai chữ nào đâu phiếm chỉ, hỏi một kỉ niệm đẹp đã lùi sâu vào dĩ vãng. Biết bao nhớ tiếc bâng khuâng. Thơ nên hoạ, cảnh sắc đầy màu sắc và ánh sáng. Ánh trăng chan hòa trên dòng suối, tan vào nước suối. Hổ say mồi và say trăng. Hình ảnh đêm vàng bên bờ suối là một ẩn dụ đầy mộng ảo nên thơ. Bức tranh thứ nhất trong bộ tứ bình được Thế Lữ vẽ bằng bút pháp tài hoa gợi lên hình ảnh chúa sơn lâm say mồi trong niềm vui hoan lạc giữa một đêm trăng trên bờ suối.

Bức tranh thứ hai nói lên nỗi nhớ ngẩn ngơ man mác của hể về những ngày mưa rừng. Hổ ung dung "lặng ngắm" cảnh giang sơn, nơi mình ngự trị, xúc động khi thấy giang sơn ta đổi mới. Chữ đâu lần thứ hai xuất hiện, biểu lộ nỗi lòng tiếc nuôi, ngẩn ngơ. Điệp từ ta thể hiện niềm tự hào về những kỷ niệm đẹp thuở vùng vẫy ngày xưa:

Đâu những ngày mưa chuyền bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm cảnh giang sơn ta đổi mới?

Bức tranh thứ hai gợi tả một không gian nghệ thuật hoành tráng của giang sơn chúa sơn lâm mang tầm vổc bốn phương ngàn. Kỷ niệm xưa đang mờ dần theo năm tháng, sao không nhớ, sao không nuôi tiếc?

Kỷ niệm thứ ba nói về giấc ngủ của hể trong cảnh bình minh. Vương quốc tràn ngập trong màu xanh và ánh nắng: bình minh cây xanh nắng gội. Hổ nằm ngủ trong khúc nhạc rừng tưng bừng của tiếng chim ca:

Đâu những bình minh cây xanh nấng gội
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?.

Bức tranh thứ ba đầy màu sắc và âm thanh. Có màu hồng bình minh, màu vàng nhạt của nắng sớm, màu xanh bát ngát của cây rừng. Có tiếng ca tưng bừng của đàn chim. Còn có nhạc của thơ. Các từ láy vần bình minh, tưng bừng hoà thanh với vần lưng ca ta như mở ra một không gian nghệ thuật, một cảnh sắc thơ mộng thần tiên. Điệp ngữ đâu với câu hỏi tu từ cất lên như một lời than nhớ tiếc, xót xa… kỷ niệm đẹp ngày xưa, nay còn đâu nữa!

Nhớ đêm trăng, nhớ ngày mưa, nhớ bình minh… rồi hổ nhớ lại những chiều tà trong khoảnh khắc hoàng hôn chờ đợi. Trong cảm nhận của mãnh hổ, trời chiều không đỏ rực mà là lênh láng máu sau rừng. Mặt trời không lặn mà là chết. Phút đợi chờ của chúa sơn lâm sẽ chiếm lấy riêng phần bí mật của rừng đêm, để tung hoành. Ngôn ngữ thơ tráng lệ, nghệ thuật dùng từ sắc, mạnh, giàu giá trị gợi tả. Bức tranh thứ tư của bộ tứ bình là cảnh sắc một buổi chiều dữ dội, phút đợi chờ lên đường của chúa sơn lâm. Nhớ mà xót xa nuối tiếc:

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

Quá khứ càng đẹp, càng oanh liệt bao nhiêu thì nỗi nhớ tiếc càng đau đáu bấy nhiêu. Xưa là tung hoành, là vùng vẫy. Nay là tù hãm, là nằm dài trong cũi sắt. Nuối tiếc thời oanh liệt với bao nỗi buồn đau, mãnh hổ sa cơ chỉ còn biết cất lời than:

Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

Đoạn thơ trên đây là đoạn thơ hay nhất của bài Nhớ rừng. Chúa sơn lâm đã có một quá khứ huy hoàng, oanh liệt. Nỗi nhớ tiếc xót xa của nó thể hiện khát vọng sống tự do. Ý tưởng ấy rất đẹp và giàu ý nghĩa đối với con người Việt Nam gần bảy mươi năm về trước khi phải sống tủi nhục trong vòng nô lệ lầm than. Ý tưởng ấy mở ra nhiều liên tưởng và lay tỉnh.

Bài thơ Nhớ rừng có giá trị nghệ thuật đặc sắc. Ngôn ngữ thơ giàu hình tượng, màu sắc và âm thanh. Nhạc điệu du dương, trầm bổng. Từ ngữ được sử dụng sắc sảo. Đặc biệt các điệp ngữ đâu những, còn đâu, hay các câu hỏi tu từ và cảm thán đem đến bao ám ảnh mênh mang.

Cũng là cấu trúc tứ bình nhưng bút pháp của Thế Lữ có nhiều sáng tạo đổi mới. Đâu chỉ có từ mùa (xuân, hạ, thu, đông), tứ hữu (trúc, mai, lan, cúc), tứ linh (long, lân, quy, phượng),… Bức tranh tứ bình trong Nhớ rừng rất đa dạng, sinh động. Có thời gian nghệ thuật: đêm trăng, ngày mưa bình minh và chiều tà. Có không gian nghệ thuật: suối và trăng, giang sơn và bốn phương ngàn, cây xanh nắng gội và tiếng chim ca, sau rừng và mảnh mặt trời gay gắt. Có tâm trạng nghệ thuật, bao trùm là nỗi nhớ, nuối tiếc một thời oanh liệt xa xưa. Hổ lúc thì say mồi đứng uống ảnh trăng tan bên bờ suối, lúc thì trầm tư lặng ngắm giang sơn qua màn mưa rừng, có lúc nằm ngủ trong tiếng chim ca bình minh, lại có lúc đợi chờ mặt trời lặn để chiếm lấy riêng phần bí mật của rừng đêm. Qua đó, ta càng thấy rõ đoạn thơ với bức tranh tứ bình được thể hiện bằng một bút pháp nghệ thuật điêu luyện, độc đáo.

Bình luận (0)
Bích Ngọc Huỳnh
5 tháng 1 2018 lúc 12:21

Nào đầu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gọi
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu nhưng chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

Bài thơ Nhớ rừng in trong tập Mấy vần thơ, là bài thơ kiệt tác của Thế Lữ mang tính hàm nghĩa, có hình tượng tráng lệ, nhạc điệu du dương, lôi cuốn hấp dẫn.

Bài thơ thể hiện tâm trạng nhớ rừng của con hổ bị sa cơ, qua đó nói lên nỗi tủi nhục uất hận bị tù hãm và khát vọng sống tự do. Nhớ rừng gồm có năm đoạn thơ, mỗi đoạn thơ là một nét tâm trạng của chúa sơn lâm. Đây là đoạn thơ thứ ba:

Nào đâu những đêm vàng bến bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gọi
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu nhưng chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

Nằm trong cũi sắt, chúa sơn lâm sống mãi trong tình thương nỗi nhớ…. Nhớ cảnh rừng thiêng bóng cả, cây già nơi hùm thiêng từng ngự trị. Rồi nhớ đến những kỉ niệm một thời oanh liệt. Nhớ những đêm vàng bên bờ suối. Nhớ những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn…. Nhớ những chiều lênh láng máu sau rừng… Mỗi nỗi nhớ gắn liền với một cảnh vật, một sinh hoạt, một khoảnh khắc thời gian. Cấu trúc đoạn thơ là cấu trúc tứ bình mang vẻ đẹp nghệ thuật cổ điển, có ít nhiều cách tân sáng tạo.

Trước hết là nỗi nhớ khôn nguôi, nhớ suối, nhớ trăng, nhớ những đêm vàng, nhớ lúc say mồi ung dung, thỏa thích bên bờ suối:

Nào đâu những đèm vàng bến bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

Hai chữ nào đâu phiếm chỉ, hỏi một kỉ niệm đẹp đã lùi sâu vào dĩ vãng. Biết bao nhớ tiếc bâng khuâng. Thơ nên hoạ, cảnh sắc đầy màu sắc và ánh sáng. Ánh trăng chan hòa trên dòng suối, tan vào nước suối. Hổ say mồi và say trăng. Hình ảnh đêm vàng bên bờ suối là một ẩn dụ đầy mộng ảo nên thơ. Bức tranh thứ nhất trong bộ tứ bình được Thế Lữ vẽ bằng bút pháp tài hoa gợi lên hình ảnh chúa sơn lâm say mồi trong niềm vui hoan lạc giữa một đêm trăng trên bờ suối.

Bức tranh thứ hai nói lên nỗi nhớ ngẩn ngơ man mác của hể về những ngày mưa rừng. Hổ ung dung "lặng ngắm" cảnh giang sơn, nơi mình ngự trị, xúc động khi thấy giang sơn ta đổi mới. Chữ đâu lần thứ hai xuất hiện, biểu lộ nỗi lòng tiếc nuôi, ngẩn ngơ. Điệp từ ta thể hiện niềm tự hào về những kỷ niệm đẹp thuở vùng vẫy ngày xưa:

Đâu những ngày mưa chuyền bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm cảnh giang sơn ta đổi mới?

Bức tranh thứ hai gợi tả một không gian nghệ thuật hoành tráng của giang sơn chúa sơn lâm mang tầm vổc bốn phương ngàn. Kỷ niệm xưa đang mờ dần theo năm tháng, sao không nhớ, sao không nuôi tiếc?

Kỷ niệm thứ ba nói về giấc ngủ của hể trong cảnh bình minh. Vương quốc tràn ngập trong màu xanh và ánh nắng: bình minh cây xanh nắng gội. Hổ nằm ngủ trong khúc nhạc rừng tưng bừng của tiếng chim ca:

Đâu những bình minh cây xanh nấng gội
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?.

Bức tranh thứ ba đầy màu sắc và âm thanh. Có màu hồng bình minh, màu vàng nhạt của nắng sớm, màu xanh bát ngát của cây rừng. Có tiếng ca tưng bừng của đàn chim. Còn có nhạc của thơ. Các từ láy vần bình minh, tưng bừng hoà thanh với vần lưng ca ta như mở ra một không gian nghệ thuật, một cảnh sắc thơ mộng thần tiên. Điệp ngữ đâu với câu hỏi tu từ cất lên như một lời than nhớ tiếc, xót xa… kỷ niệm đẹp ngày xưa, nay còn đâu nữa!

Nhớ đêm trăng, nhớ ngày mưa, nhớ bình minh… rồi hổ nhớ lại những chiều tà trong khoảnh khắc hoàng hôn chờ đợi. Trong cảm nhận của mãnh hổ, trời chiều không đỏ rực mà là lênh láng máu sau rừng. Mặt trời không lặn mà là chết. Phút đợi chờ của chúa sơn lâm sẽ chiếm lấy riêng phần bí mật của rừng đêm, để tung hoành. Ngôn ngữ thơ tráng lệ, nghệ thuật dùng từ sắc, mạnh, giàu giá trị gợi tả. Bức tranh thứ tư của bộ tứ bình là cảnh sắc một buổi chiều dữ dội, phút đợi chờ lên đường của chúa sơn lâm. Nhớ mà xót xa nuối tiếc:

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

Quá khứ càng đẹp, càng oanh liệt bao nhiêu thì nỗi nhớ tiếc càng đau đáu bấy nhiêu. Xưa là tung hoành, là vùng vẫy. Nay là tù hãm, là nằm dài trong cũi sắt. Nuối tiếc thời oanh liệt với bao nỗi buồn đau, mãnh hổ sa cơ chỉ còn biết cất lời than:

Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

Đoạn thơ trên đây là đoạn thơ hay nhất của bài Nhớ rừng. Chúa sơn lâm đã có một quá khứ huy hoàng, oanh liệt. Nỗi nhớ tiếc xót xa của nó thể hiện khát vọng sống tự do. Ý tưởng ấy rất đẹp và giàu ý nghĩa đối với con người Việt Nam gần bảy mươi năm về trước khi phải sống tủi nhục trong vòng nô lệ lầm than. Ý tưởng ấy mở ra nhiều liên tưởng và lay tỉnh.

Bài thơ Nhớ rừng có giá trị nghệ thuật đặc sắc. Ngôn ngữ thơ giàu hình tượng, màu sắc và âm thanh. Nhạc điệu du dương, trầm bổng. Từ ngữ được sử dụng sắc sảo. Đặc biệt các điệp ngữ đâu những, còn đâu, hay các câu hỏi tu từ và cảm thán đem đến bao ám ảnh mênh mang.

Cũng là cấu trúc tứ bình nhưng bút pháp của Thế Lữ có nhiều sáng tạo đổi mới. Đâu chỉ có từ mùa (xuân, hạ, thu, đông), tứ hữu (trúc, mai, lan, cúc), tứ linh (long, lân, quy, phượng),… Bức tranh tứ bình trong Nhớ rừng rất đa dạng, sinh động. Có thời gian nghệ thuật: đêm trăng, ngày mưa bình minh và chiều tà. Có không gian nghệ thuật: suối và trăng, giang sơn và bốn phương ngàn, cây xanh nắng gội và tiếng chim ca, sau rừng và mảnh mặt trời gay gắt. Có tâm trạng nghệ thuật, bao trùm là nỗi nhớ, nuối tiếc một thời oanh liệt xa xưa. Hổ lúc thì say mồi đứng uống ảnh trăng tan bên bờ suối, lúc thì trầm tư lặng ngắm giang sơn qua màn mưa rừng, có lúc nằm ngủ trong tiếng chim ca bình minh, lại có lúc đợi chờ mặt trời lặn để chiếm lấy riêng phần bí mật của rừng đêm. Qua đó, ta càng thấy rõ đoạn thơ với bức tranh tứ bình được thể hiện bằng một bút pháp nghệ thuật điêu luyện, độc đáo.

Bình luận (0)
Nguyễn Hải Đăng
5 tháng 1 2018 lúc 12:37

“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
……………………………………………………
Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu ?”
Nằm trong cũi sắt, chúa sơn lâm “sống mãi trong tình thương nỗi nhớ”…Nhớ cảnh rừng thiêng “bóng cả, cây già” nơi hùm thiêng từng ngự trị, rồi nhớ đến kỉ niệm cuả một thời oanh liệt, nhớ “những đêm vàng bên bờ suối”, nhớ những “ngày mưa chuyển bốn phương ngàn…”, nhớ “những bình minh cây xanh nắmg gội”…. nhớ “những chiều lênh láng máu sau rừng”. Mỗi nỗi nhớ gắn liền với một cảnh vật, một sinh hoạt, một khoảng khắc thời gian. Cấu trúc đoạn thơ là cấu trúc tứ bình mang vẻ đẹp nghệ thuật cổ điển có ít nhiều cách tân sáng tạo.
Trước hết là nỗi nhớ khôn nguôi, nhớ suối, nhớ trăng, nhớ những đêm vàng, nhớ lúc say mồi ung dung thỏa thích bên bờ suối:
“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mỗi đứng uống ánh trăng tan ?”
Hai chữ “nào đâu” phiếm chỉ, hỏi một kỉ niệm đep. Đã lùi vào quá vãng, biết bao nhớ tiếc bâng khuâng. Thơ nên họa, cảnh sắc đầy màu sắc và ánh sáng. Ánh trang chan hòa trên dòng suối tan vào nước suối. Hổ say mồi và say trăng. Hình ảnh đêm vàng bên bờ suối là một ẩn dụ đầy mộng ảo nên thơ. Bức tranh thứ nhất trong bộ tứ bình được Thế Lữ vẽ bằng bút pháp tài hoa gợi lên hình ảnh chúa sơn lâm say mồi trong niềm vui hoan lạc giữa một đêm trăng bên bờ suối.
Bức tranh thứ hai nói lên nỗi nhớ ngẩn ngơ man mác của hổ về những ngày mưa rừng. Hổ ung dung lặng ngắm cảnh giang san nơi mình ngự trị, xúc động cảm thấy giang san đổi mới. Chữ “đâu” lần thứ hai xuất hiện, biểu lộ nỗi lòng tiếc nuối, ngẩn ngơ. Điệp từ “ta” thể hiện niềm tự hào về những kỉ niệm đẹp thuở vùng vẫy ngày xưa:
“Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới”
Bức tranh thứ hai gợi tả một không gian nghệ thuật hoành tráng của giang san chúa sơn lâm mang tầm vóc “bốn phương ngàn”. Kỉ niệm xưa đang mờ dần theo năm tháng, sao không ngẩn ngơ sao không nuối tiếc?
Kỉ niệm thứ ba là giấc ngủ của hổ trong cảnh bình minh. Vương quốc tràn ngập trong màu xanh và ánh nắng: “Bình minh cây xanh nắng gội” hổ nằm ngủ trong khúc nhạc rừng tưng bừng của tiếng chim ca:
“Đâu những bình minh cây xanh nắng gội
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng ?”
Bức tranh này đầy màu sắc và âm thanh. Có màu hồng của bình minh, màu vàng nhạt của nắng sớm, màu xanh bát ngát cảu cây rừng, có tiếng ca tưng bững của đàn chim. Còn có nhạc của thơ. Các điệp thanh “bình-minh” “tưng-bừng”hòa thanh với vần lưng “ca-ta”như mở ra một không gian nghệ thuật, một cảnh sắc thơ mộng đầu tiên, điệp từ “đâu”với câu hỏi tu từ cất lên như một lới than nhớ tiếc xót xa kỉ niệm đẹp với ngày xưa, nhớ ngày mưa, nhớ bình minh…, rồi hổ nhớ những chiều tà trong khoảnh khắc hoàng hôn chờ đợi. Trong cảm nhận của mãnh hổ trời chiều không đỏ rực mà “lênh láng máu sau rưng”. Mặt trời không lặn mà “chết”. Phút chờ đợi của chúa sơn lâm trong khoảnh khắc chiều tàn và hoàng hôn thật dữ dội. Chúa sơn lâm sẽ chiếm lấy riêng phần bí mật của rừng đêm để tung hoành. Ngôn ngữ thơ tráng lệ, nghệ thuật dùng từ sắc, mạnh giàu giá trị gợi tả. Bức tranh thứ tư của bộ tứ bình là cảnh sắc một buổi chiều dữ dội, phút chờ đợi “lên đường” của chúa sơn lâm. Nhớ mà xót xa nuối tiếc:
“Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?”
Quá khứ càng đẹp, càng oanh liệt bao nhiêu thì nỗi nhớ tiếc càng đau dáu bấy nhiêu. Xưa là “tung hoành”là “vùng vẫy” nay là “tù hãm” là “nằm dài” trong cũi sắt. Nuối tiếc thời oanh liệt với bao nuối tiếc buồn đau, mãnh hổ sa cơ chỉ còn biết cất lời than:
“Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu?”
Đoạn thơ trên là đoạn thơ hay nhất của bài “Nhớ rưng”. Chúa sơn lâm đã có một quá khứ huy hoàng oanh liệt. Nỗi xót xa tiếc nhớ của nó thể hiện khát vọng sống tự do. Ý tưởng ấy rất đẹp và giàu ý nghĩa đối với con người VN gần tám mươi về trước khi phải sống tủi nhục trong vòng nô lệ lầm than. Ý tưởng ấy mở ra nhiều liên tưởng và lay tỉnh.
Bài thơ “Nhớ rừng” có giá trị nghệ thuật đặc sắc. Ngôn ngữ thơ giàu hình tượng, màu sắc và âm thanh. Nhạc điệu du dương, trầm bổng. Từ ngữ được sử dụng sắc sảo, đích đáng. Đặc biệt các điệp ngữ “đâu những” “còn đâu” “ta”, các câu hỏi tu từ và câu cảm thán đem đến bao hình ảnh mênh mang.
Cũng là cấu trúc tứ bình nhưng bút pháp của Thế Lữ có nhiều sáng tạo đổi mới. Đâu chỉ có tứ mùa “xuân, hạ, thu, đông”; từ hữu “trúc, mai, lan, cúc”; tứ linh “long, lân, qui, phượng”.v.v…Bức tranh tứ bình trong “Nhớ rừng” rất đa dạng sinh động. Có thời gian nghệ thuật: đêm trăng, ngày mưa, bình minh và chiều tà. Có không gian nghệ thuật: suối và trăng, giang san và bốn phương ngàn, cây xanh nắng gội và tiếng chim ca, sau rừng và mảnh mặt trời gay gắt, có tâm trạng nghệ thuật, bao trùm là nỗi nhớ nuối tiếc của một thời oanh liệt thời xa xưa. Hổ lúc thì say mồi đứng uống ánh trăng ta bên bờ suối lúc thì trầm tư lặng ngắm cảnh giang san qua màn mưa rừng. Có lúc nằm ngủ trong tiếng chim ca bình minh, lại có lúc đợi chờ mặt trời lặn để chiếm lấy riêng phần bí mật của rừng đêm. Qua đó ta càng thấy rõ đoạn thơ với bức tranh tứ bình được thể hiện bằng bút pháp nghệ thuật điêu luyện độc đáo.
Thơ đích thực để lại dấu ấn tâm hồn nghệ sĩ. Đoạn thơ trên đây đã để lại dấu ấn tâm hồn Thế Lữ tám mươi năm về trước – một hồn thơ lãng mạn tuyệt đẹp.Một niềm khao khát tự do cháy bỏng tâm hồn.

Bình luận (0)
Nguyễn Phương Thảo
Xem chi tiết
nguyen minh ngoc
3 tháng 1 2018 lúc 19:39

Nhớ rừng là một bài thơ nổi tiếng của phong trào Thơ mới. Nó cũng là một bài in được dấu ấn đậm và bền trong nhiều thế hệ bạn đọc – Tác giả của nó – thi sĩ Thế Lữ, là một nhà thơ tài năng, người có công đầu trong phong trào Thơ mới. Có thể nói ông đã nhập thân hoàn toàn vào hình tượng con hổ trong bài, mượn con hổ để bộc lộ tâm sự của một thanh niên trí thức trước cuộc đời tù túng, nô lệ.

Một khía cạnh rõ nét của tâm sự ấy, là nỗi “tủi nhục” vì hiện trạng của thân phận:

Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm,
Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi,
Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,
Với cặp báo chuồng bên vổ, tư lự.

Nỗi tủi nhục đến cao độ, chuyển thành phẫn uất, căm hờn. Bị mất tự do trong “cũi sắt”, đành thúc thủ bất lực “nằm dài trông ngày tháng dần qua”, lại còn bị “10 người kia”, tác giả muôn ám chỉ ai đây? Phải chăng bọn thực dân người nước ngoài xa lạ nhào cợt, khinh thường:

Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm

Xưa kia ta từng là “chúa tể của muôn loài”, “oai linh” ta ngự trị cả núi cao rừng sâu. Nay bị nhốt củi, cùng thân phận “làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi” bị coi cá mè một lứa với bầy gâu dở hơi, cặp báo nông nổi! Nhục nhã, uất hận biết bao!

Cùng với “niềm uất hận ngàn thâu” ấy, là thái độ khinh ghét. Và khinh ghét cũng đến cao độ như căm hờn, con hổ này không có gì lưng chừng, nửa vời cả. Nó ghét tất cả những cảnh tượng môi trường xung quánh, từ:

Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối.

Cho đến:

Dải nước đen giả suối, chẳng thông dòng

Len dưới nách những mô gò thấp kém.

Nó khinh ghét tất cả cái môi trường áp đặt giả tạo mà “1Q người kia” đã thiết kế bày đặt ra. Nó nhận ra tất cả chỉ là trò nhái lại, là lôi “học đòi” cái môi trường sống đích thực của nó xưa kia, cái “cảnh sơn lâm bóng cả, cây già – với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi” mà nó không thể nào quên được, mà nó mãi mãi nhớ thương. Phải chăng tâm sự con hổ ở đây, một lần nữa lại phản chiếu tâm sự của chàng thanh niên Nguyễn Thế Lữ – người từng có thời hoạt động trong một “hội kín” yêu nước? Cái tâm sự bất bình, phủ định thứ văn minh “Tây Tàu nhố nhăng” đang thay thế cho những “vẻ hoang vu” của “bóng cả cây già” “những đêm vàng bên bờ suối”, “những bình minh cây xanh nắng gội”… một cách hình dung, gợi nhớ đến những giá về văn hóa cổ truyền của Tổ quốc?

Nhưng có lẽ luồng tâm sự xuyên suốt, điều canh cánh thường xuyên hơn cả trong lòng con hổ là nỗi nhớ – một nỗi nhớ vừa da diết xót xa, vừa mênh mang hoành tráng. Đó là nỗi “nhớ rừng” cao cả, thiêng liêng, đúng như đầu đề bài thơ xác định. Ta dễ dàng nhận thấy hai đoạn thơ tả nỗi nhớ này tập trung, đậm đặc nhất – đoạn thứ hai và thứ ba trong bài — là hai đoạn có nhiều cảnh sắc huy hoàng hấp dẫn nhất, có nhạc điệu lôi cuốn say mê nhất. Nhớ làm sao bóng dáng xưa kia của ta “bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng, lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng” giữa “sơn lâm bóng cả, cây già – với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét nộ”, đẹp đẽ, uy nghi, hùng tráng biết bao! Nhớ làm sao.

… những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mơi đứng uống ánh trăng tan?
… những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

Ta lặng ngẩm cảnh giang sơn ta đổi mới?
… những bình minh cây xanh nắng gọi,
Tiếng chim ca, giấc ngủ ta tưng bừng?

Những kỉ niệm mới lộng lẫy, hùng vĩ, nên thơ nên nhạc biết bao!

Có thể nổi Thế Lữ đã chứa chất vào lời con hổ trong vườn thú này tâm sự của các thế hệ cùng lứa với nhà thơ. Và cũng không riêng gì một thế hệ. Ai là người Việt Nam còn chút lòng yêu nước, còn biết nghĩ, mà chẳng cảm nhận xót xa nỗi hờn mất nước? Ai đã từng đọc qua lịch sử dân tộc, có ít nhiều ý thức về nền “văn hiến” đã lâu “của đất nước, mà chẳng ngán ngẩm với thứ văn minh hào nhoáng pha tạp thời thực dân? Người Việt Nam chưa mất gốc nào mà chẳng ủ ấp hi vọng được “thênh thang (…) vùng vẫy”, được “ngự trị” trên “nước non hùng vĩ” của mình, tương tự chú hổ vườn thú kia vẫn không nguôi “giấc mộng vàng to lớn” của nó.

Bình luận (0)
Thời Sênh
16 tháng 1 2019 lúc 13:00

Có thể nổi Thế Lữ đã chứa chất vào lời con hổ trong vườn thú này tâm sự của các thế hệ cùng lứa với nhà thơ. Và cũng không riêng gì một thế hệ. Ai là người Việt Nam còn chút lòng yêu nước, còn biết nghĩ, mà chẳng cảm nhận xót xa nỗi hờn mất nước? Ai đã từng đọc qua lịch sử dân tộc, có ít nhiều ý thức về nền “văn hiến” đã lâu “của đất nước, mà chẳng ngán ngẩm với thứ văn minh hào nhoáng pha tạp thời thực dân? Người Việt Nam chưa mất gốc nào mà chẳng ủ ấp hi vọng được “thênh thang (…) vùng vẫy”, được “ngự trị” trên “nước non hùng vĩ” của mình, tương tự chú hổ vườn thú kia vẫn không nguôi “giấc mộng vàng to lớn” của nó.

Bình luận (0)
Đỗ Ngọc Diệp
Xem chi tiết
nguyen minh ngoc
23 tháng 1 2018 lúc 20:01

Nhớ rừng mượn lời con hổ bị giam cầm trong vườn thú để bộc lộ tâm sự của chính tác giả Thế Lữ. Toàn bài thơ xoay quanh tâm sự của con hổ.

- Sự chán ghét thực tại tầm thường, giả dốì được thể hiện thông qua hình ảnh vườn bách thú nơi con hổ bị nhốt. Đó là cảnh tù túng (cũi sắt), nhàm tẻ (những cảnh không đời nào thay đổi), cảnh nhân tạo do bàn tay con người sửa sang (hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng) tầm thường, giả dối, học đòi bắt chước vẻ hoang vu của chốn núi rừng (dải nước đen giả suối, mô gò thấp kém, vừng lá hiền lành, không bí hiểm,..).

- Niềm khao khát tự do một cách mãnh liệt được thể hiện thông qua sự hồi tưởng của con hổ về núi rừng oai nghiêm (đối lập với cảnh rừng bách thú tầm thường. Núi rừng chứa đựng nhiều bí ẩn: hang tối, thảo hoa không tên không tuổi, rừng sâu bí mật,... những âm thanh dữ dội, man dại: gió gào ngàn, nguồn thét núi,... cảnh vật rực rỡ: những đêm vàng bên bờ suối, những ngày mưa chuyển bôn phương ngàn, những bình minh cây xanh nắng gội, những chiều lênh láng máu sau rừng với tiếng chim ca giấc ngủ...

- Hình ảnh chúa sơn lâm hiện lên rất uy nghi, lẫm liệt ngự trị tối cao trong vương quốc của chính mình. Đại từ xưng hô T’a đầy quyền uy, kiêu hảnh tôn thêm tư thê vị chúa sơn lâm. Tác giả sử dụng nhiều động từ, tính từ mạnh để khắc họa sự hùng tráng của núi rừng và tư thế uy nghi của con hổ: tung hoành, hống hách, gào, hét, dữ dội, dõng dạc, cuộn, quắc,...

- Tâm trạng con hố thế hiện bất hòa với thực tại tầm thường, bó buộc, giam hãm (gặm một khối căm hờn trong củi sắt, bị nhục nhàn tù hãm), khao khát vươn lên cái cao cả, tự do, phi thường không chấp nhận thực tại vô nghĩa (tiếc nhớ khôn nguôi thời oanh liệt).

Tâm trạng của con hổ cũng chính là tâm sự của tác giả, là một cách khẳng định cái Tôi cá nhân của con người. Cảnh vườn bách thú tầm thường, giả dốĩ và tù túng dưới con mắt hổ chính là thực tại xã hội dưới con mắt của những tâm hồn lãng mạn. Thái độ căm ghét của con hổ đối với vườn bách thú chính là thái độ của con người đối với xã hội đương thời. Bài thơ đã chạm đến những gì nhạy bén nhất của một xã hội đang sông trong cảnh nô lệ, tù túng nhưng không nguôi nhớ về quá khứ vàng son với những chiến công hiển hách của cha ông.

- Như vậy bài thơ chính là tâm sự yêu nước thám kín được gửi gắm qua hình tượng con hổ.

Bình luận (1)
Hà Thị Thu
Xem chi tiết
nguyen minh ngoc
3 tháng 1 2018 lúc 15:18



Nhà thơ Thế Lữ sinh năm 1907 mất năm 1989, tên khai sinh là Nguyễn Thứ Lễ, sinh tại ấp Thái Hà, Hà Nội. Quê quán: làng Phù Đổng, huyện Tiên Du (nay là Tiên Sơn), tỉnh Bắc Ninh.Thuở nhỏ, Thế Lữ học ở Hải Phòng. Năm 1929, học xong bậc Thành chung, ông vào học Trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương, sau đó một năm (1930), ông bỏ học. Năm 1932, Thế Lữ bắt đầu tham gia Tựlực văn đoàn và là một trong những cây bút chủ lực của báo Phong hoá, Ngày nay. Năm 1937, ông bắt đầu hoạt động sân khấu, làm diễn viên, đạo diễn, lưu diễn tại các tỉnh miền Trung... và có hoài bão xây dựng nền sân khâu dân tộc. Cách mạng tháng Tám, ông hào hứng chào đón cách mạng, và lên Việt Bắc tham gia kháng chiến.Tác giả đã xuất bản: Mấy vần thơ (thơ, 1935); Vàng và máu (truyện, 1934); Bên đường Thiên lôi (truyện, 1936),... Ngoài ra Thế Lữ viết nhiều kịch bản: Cụ Đạo sư ông (kịch, 1946); Đoàn biệt động (1947); Đợi chờ (1949); Tin chiến thắng Nghĩa Lộ (1952); Thế Lữ cũng là dịch giả của nhiều vở kịch của sếch-xpia, Gơ-tơ, Sin-le và Pô-gô-đin,...Thế Lữ là một trong những nhà thơ hàng đầu của phong trào Thơ mới. Bài Nhớ rừng đă gắn liền với tên tuổi của ông. Nói đến Thế Lữ không thể không nói đến Nhớ rừng.Sự xuất hiện của phong trào Thơ mới những năm đầu thế kỉ XX đã tạo ra sự bùng nổ mãnh liệt, một cuộc cách mạng thật sự trong địa hạt văn chương, nhất là thơ. Những thể thơ cũ (tiêu biểu từ thơ Đường luật) với khuôn khổ cứng nhắc, niêm luật gò bó đã không dung chứa nổi, không còn phù hợp với những tư tưởng, cảm xúc dào dạt, mới mẻ, lúc nào cũng chỉ chực tung phá. Đổi mới thể thơ, đổi mới hình thức câu thơ, các nhà thơ mới đồng thời đưa vào đó những dòng cảm xúc dạt dào, mạnh mẽ, tựa như những dòng nham thạnh bỏng đang tuôn chảy tràn trề. Nhớ rừng là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho trào lưu mới này.

Bình luận (0)
Ham Học Hỏi
4 tháng 1 2018 lúc 20:05

Nhớ Rừng không thể thoát ra khỏi nỗi buồn, "tâm bệnh của thời đại" bấy giờ. Nhưng bài thơ đặc sắc chính bởi vì tạo nên điểm gặp gỡ giữa sự u uất của người dân mất nước và tâm trạng bất hoà bất lực trước thực tại của thế hệ thanh niên trí thức tiểu tư sản. Qua đó khơi lên niềm khát khao tự do chính đáng.Giàu cảm hứng lãng mạn và cảm xúc mãnh liệt, Nhớ Rừng đã lan toả một hồn thơ hối thúc và nhiều hình ảnh thơ đầy ấn tượng miêu tả vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng. Thành công của Thế Lữ là đã thể hiện một trí tuởng tượng phong phú khi mượn hình ảnh con hổ trong vườn bách thú để nói hộ cho những tâm sự kín đáo sâu sắc của mình. Qua đó diễn tả nỗi chán ghét cảnh sống tù túng, đồng thời khơi lên tình cảm yêu nước của người dân thuở ấy.

Bình luận (0)
Đạt Trần
4 tháng 1 2018 lúc 20:37

Nhớ Rừng không thể thoát ra khỏi nỗi buồn, "tâm bệnh của thời đại" bấy giờ. Nhưng bài thơ đặc sắc chính bởi vì tạo nên điểm gặp gỡ giữa sự u uất của người dân mất nước và tâm trạng bất hoà bất lực trước thực tại của thế hệ thanh niên trí thức tiểu tư sản. Qua đó khơi lên niềm khát khao tự do chính đáng.Giàu cảm hứng lãng mạn và cảm xúc mãnh liệt, Nhớ Rừng đã lan toả một hồn thơ hối thúc và nhiều hình ảnh thơ đầy ấn tượng miêu tả vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng. Thành công của Thế Lữ là đã thể hiện một trí tuởng tượng phong phú khi mượn hình ảnh con hổ trong vườn bách thú để nói hộ cho những tâm sự kín đáo sâu sắc của mình. Qua đó diễn tả nỗi chán ghét cảnh sống tù túng, đồng thời khơi lên tình cảm yêu nước của người dân thuở ấy.

Bình luận (0)
Nguyễn Nhật Tiên Tiên
Xem chi tiết
Thảo Phương
4 tháng 1 2018 lúc 14:25

*Theo em khi viết một đoạn văn thuyết minh, cần:

+ Xác định đề tài: Thuyết minh về đối tượng nào ?

+Sắp xếp ý: Cần trình bày các ý theo trình tự nào cho phù hợp với đối tượng thuyết minh, đạt được mục đích thuyết minh, giúp người tiếp nhận dễ dàng nắm được nội dung thuyết minh?

Bình luận (2)