Hướng dẫn soạn bài Hịch tướng sĩ - Trần Quốc Tuấn

xuanbuu
Xem chi tiết
Nguyễn Thu Phương
Xem chi tiết
Nguyễn Thu Phương
4 tháng 5 2016 lúc 17:30

mọi người giúp mình với

 

Bình luận (0)
Nguyễn Thu Hằng
4 tháng 5 2016 lúc 18:19

Trong sách nó gợi ý đó bạn

Bình luận (0)
Anhxtanh Nguyễn
Xem chi tiết
Quang Vinh
22 tháng 2 2017 lúc 20:12

Tác phẩm vừa là bài hịch, vừa là bài tựa cuốn Binh thư yếu lược do Trần Quôc Tuấn soạn thảo để huấn luyện tướng sĩ trước khi quân Nguyên xâm lược nước ta lần thứ II. Tố cáo tội ác của giặc, bằng những lời lẽ đau xót ẩn dụ, nhưng cụ thể, xem chúng như loài cầm thú, cú diều, dê chó, hổ đói. Lên án thói khinh mạn, hống hách băng những từ ngữ giàu hình ảnh: “đi lại nghênh ngang”, “uốn lưỡi cú u", “sỉ nhục triều đình” Trần Quốc Tuấn đã thấu suốt dã tâm của giặc, nhân thức được hiểm hoạ của đất nước, nguyên nhân và nguy cơ của sự bại vong. Đoạn văn liêu biểu cho tinh thần cảnh giác của dân tộc.




Bình luận (0)
Lương Tuấn Dương
23 tháng 2 2017 lúc 21:00

Phần ghi nhớ trong sgk ấy bạn.

Bình luận (0)
Huỳnh Khiêm
10 tháng 5 2018 lúc 21:15

Trước sự chủ quan, không lo tập luyện của tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn dẫn ra những dẫn chứng về sự trung thành của các vị tướng thời trước với chủ tướng của mình, đồng thời nêu lên tội ác của quân giặc để khích lệ tướng sĩ phải luyện tập để bảo vệ đất nước. Trần Quốc Tuấn cũng phân tích được những việc làm sai trái của các tướng sĩ, sau đó đưa ra định hướng cho các tướng sĩ đó là phải chăm chỉ học tập theo cuốn Binh thư yếu lược để bảo vệ đất nước.

Bình luận (0)
Pi Chan
Xem chi tiết
Lê Thị Ngọc Bích
9 tháng 3 2017 lúc 13:29

Bạn tham khảo Hịch học trò trên mạng nha

Bình luận (0)
Tien Pham
8 tháng 5 2017 lúc 21:57
Sau m ột năm l ên ngôi, Lí Thái T ổ đ ã d ời đô từ Hoa L ư ra Đ ại La, sau đổi t ên là Thăng Long do có hi ện t ư ợng thấy “Rồng bay l ên” khi thuy ền nh à vua ra t ới Đại La. M ở đầu “Chiếu dời đô”, Lí Công Uẩn đ ã vi ện dẫn sử sách Trung Quốc về nh ững cuộc d ời đô: “B àn Canh năm l ần dời đô”, “Th ành Vương c ũng ba lần dời đô”. Những cuộc dời đô này đâu ph ải l à tùy ti ện m à phù h ợp với mệnh trời, với l òng dân đ ể tính kế muôn đời cho con cháu. Nói tóm l ại l à nhà vua ổn định t ư tư ởng cho các t ư ớng sĩ tr ư ớc khi dời đô. Từ đó, nh à vua có ý phê phán nhà Đinh và nhà Lê không noi theo d ấu cũ của nh à Thương mà c ứ y ên đô ở Hoa L ư. Ti ếp theo, nh à vua kh ẳng định v à ca ng ợi Đại La l à “th ắng địa” của đất n ư ớc Việt. Lí Thái T ổ n êu cao v ị trí địa lí của Đại La “ở v ào nơi trung tâm tr ời đất... đ ã đúng ngôi Nam B ắc Đông Tây”. Địa thế của Đại La rất h ùng v ĩ bao la: “Đ ư ợc cái thế rồng cuộn hổ ngồi”, “l ại tiện h ư ớng nh ìn sông d ựa núi”, “Địa thế rộng m à b ằng, cao m à thoáng”. T ừ ca ngợi, mi êu t ả đất Đại La, tác giả “Chiếu dời đô” đánh giá Đại La l à “Ch ốn hội tụ tr ọng yếu của bốn ph ương đ ất n ư ớc”, l à “kinh đô b ậc nhất của đế v ương muôn đ ời”. Như v ậy Lí Thái Tổ có một tầm nh ìn r ất đúng đắn, sâu sắc về đất Đại La - Thăng Long. V ề ng h ệ thuật: Chiếu dời đô có sức thuyết phục lớn do nh à vua ch ỉ ra sự cần thiết phải d ời đô. Lời ban bố mệnh lệnh lại đ ư ợc b ày t ỏ nỗi l òng qua đ ốithoại, trao đổi của một áng văn bi ến ngẫu sinh động d ào d ạt. “Chi ếu dời đô” có lời văn trau chuốt, gi àu hình ảnh và nh ờ những vế đối rất chỉnh m à l ời văn gây ấn t ư ợng sâu sắc v ào lòng ng ư ời. Đ ọc “Chiếu dời đô" ta thấy th êm tin yêu đ ất n ư ớc có những n ơi v ừa gi àu đ ẹp, vừa thể hi ện niềm hi vọng cho mai sau. Ng ày nay, m ỗi lần đọc “Chiếu dời đô” ta c àng thêm t ự hào v ề ông cha mình sáng su ốt đ ã l ấy Thăng Long l àm kinh đô. V ề việc chọn đất v à d ời đô c ủa Lí Thái Tổ đ ã ph ản ánh ý chí độc lập tự c ư ờng dân tộc. V ì t ừ đó đến nay qua nhi ều thay đổi v à thăng tr ầm, Lăng Long vẫn l à m ột mảnh đất ng ày m ột sầm uất, lớn
Bình luận (0)
Việt Chỉ Thế Thôi
1 tháng 4 2018 lúc 21:11
https://i.imgur.com/Jnc17ms.jpg
Bình luận (0)
Hải Thiên
13 tháng 4 2018 lúc 7:48

nêu nội dung và nghệ thuật của bài hịch tướng sĩ

Bình luận (0)
Phương Uyên
Xem chi tiết
Ngô Thị Thu Trang
31 tháng 1 2018 lúc 21:14

Cảm nghĩ của em về bài Thuế máu của Nguyễn Ái Quốc

Nguyễn Ái Quốc là một vị lãnh tụ vĩ đại, một con người tiêu biểu cho lòng yêu nước, như chính cái tên của Người. Tác phẩm “bản án chế độ thực dân Pháp” được Người viết trong thời gian hoạt động cách mạng tại Pháp là một đòn chí mạng giáng vào chủ nghĩa thực dân. Trong đó, phần I, “chiến tranh và người bản xứ” ở chương “thuế máu”, đã vạch rõ bộ mặt thật sự của quan cai trị Pháp với người bản xứ
“Thuế Máu” là chương đầu tiên của tác phẩm. Trong chương này, tác giả chủ yếu là nói lên sự tàn bạo bất nhân của các quan cai trị cầm quyền Pháp. Từ khi đặt ách cai trị lên đất nước ta, thực dân Pháp đã đưa ra hàng trăm thứ thuế ngặt nghèo để bóc lột dân Việt Nam. Nhưng thứ thuế mà độc ác nhất, bất cứ quốc gia bị đô hộ nào cũng lên án đó là “Thuế Máu”, là phải trả thuế bằng máu, hay có nghĩa là bắt buộc dân bản xứ phải đi lính, làm tiên phong trong các trận đánh của nước Mẹ, chịu chết thay cho các cấp chỉ huy, cho người Pháp. Vì thế, dùng từ “Thuế Máu” để đặt tên cho nhan đề của chương I, Nguyễn Ái Quốc đã nêu bật lên sự dã man của thực dân Pháp đối với đồng bào ta.
Trong phần “chiến tranh và người bàn xứ”, tác giả đã khái quát lên được bản chất đểu giả của bọn thực dân Pháp. Trước chiến tranh, chúng chỉ xem người bản xứ chúng ta là những tên An-nam-mít bẩn thỉu, chỉ biết làm cu li, kéo xe tay và giỏi ăn đòn của các quan cầm quyền. Ấy vậy mà khi chiến tranh xảy ra, những người bản xứ lại được yêu quí, được xem như những đứa “con yêu”, “bạn hiền”, những người bình thường bỗng dưng trở thành “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”. Nhưng thực chất thì chúng có yêu qu‎í gì dân ta đâu, chúng chỉ tìm mọi thủ đoạn lừa bịp, xảo quyệt để bắt buộc dân ta đi lính. Và chắc hẳn các bạn đã biết số phận của họ ra sao rồi! Để trả giá cho những “vinh dự” ấy họ phải rời bỏ quê hương của mình, đi làm bia đỡ đạn cho lính của nước mẹ, được vào cung cấm của vua Thổ, “lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế của các cấp chỉ huy và lấy xương mình chạm nên những chiếc gậy của các ngày thống chế”. Không những thế, họ còn được xuống bảo vệ các loại thủy quái sau khi được chứng kiến trò bắn ngư lôi. Chịu những cái chết vô nghĩa, tàn khốc, bi thảm. Đó là cái giá của người bản xứ phải trả cho cuộc sống nô lệ, cho những người tự xưng là “khai phá văn minh” đất nước họ. Nguyễn Ái Quốc đã dùng những con số biết nói rất cụ thể, cho ta thấy có rất nhiều người một đi không trở về: “tổng cộng có bảy mươi vạn người bản xứ đã đặt chân lên đất Pháp, và trong số ấy, tám vạn người không bao giờ còn trông thấy mặt trời trên quê hương đất nước mình nữa.”
Khi viết tác phẩm, Người đã những thủ pháp nghệ thuật đặc sắc, hàng loạt mĩ từ, có tác dụng mỉa mai, châm biếm được sử dụng như: “con yêu”, “bạn hiền”, “chiến tranh vui tươi”, “lập tức”..., nhằm vạch trần bộ mặt xảo trá, lật lọng của bọn thực dân Pháp. Chỉ ra rõ ràng thái độ của bọn cai trị đã thay đổi mau chóng như thế nào khi chiến tranh xảy ra với “Mẫu quốc” và mục đích của chúng chỉ là muốn lợi dụng xương máu của đồng bào ta mà thôi! Không chỉ vậy, Người còn rất linh hoạt trong việc kết hợp các phép đối lập, miêu tả, những giọng văn chua cay, thêm phần bình luận giúp người người đọc thấy rõ sự nham hiểm của chế độ thực dân Pháp đối với người bản xứ.

Bình luận (0)
Ngô Thị Thu Trang
31 tháng 1 2018 lúc 21:12

Hịch tướng sĩ

Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn không chỉ là một vị chủ tướng tài ba, uy phong lẫm liệt, văn tài võ lược thời nhà Trần, người có công lao hàng đầu trong đại thắng ba lần chống quân Nguyên- Mông, mang lại chiến thắng vẻ vang cho dân tộc mà ông còn là một nhà chính trị, một nhà văn chính luận xuất sắc với những lập luận sắc bén, hùng hồn. Sự mạnh mẽ, đanh thép nhưng không kém phần sâu sắc của văn chương chính luận Trần Quốc Tuấn được thể hiện rõ nét thông qua tác phẩm “Dụ chư tì tướng hịch văn” hay còn được gọi với một tên khác, đó là “Hịch tướng sĩ”.

Mở đầu tác phẩm, Trần Quốc Tuấn đã kể lại những tấm gương lớn về lòng yêu nước, trung quân “ Kỉ Tín đem mình chết thay, cứu thoát cho Cao Đế; Do Vu chìa lưng chịu giáo, che chở cho Chiêu Vương; Dự Nhượng nuốt than để báo thù cho chủ…” Đây đều là những nhân vật nổi tiếng về sự anh dũng, về tấm lòng trung quân ở Trung Quốc. Đưa ra những luận cứ này là cách để Trần Quốc Tuấn nhấn mạnh vào tình hình cấp bách của thời thế, vào sự cần thiết của sức mạnh toàn dân để chống lại móng ngựa của lũ quân xâm lược. Tác giả đã trình bày một cách mạnh mẽ, sự phẫn nộ về những hành vi ngông cuồng của lũ giặc: “Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà xỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thỏa lòng tham khôn cùng”.

Những hành động ngông cuồng, ức hiếp, bóc lột dân ta một cách trắng trợn khiến dân ta gặp bao lầm than, đau khổ. Nếu vẫn cứ tiếp tục nhẫn nhịn thì cũng chỉ làm cho lũ giặc thêm ngông cuồng, tàn nhẫn: “ Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi tai vạ về sau”. Là một vị chủ tướng có trách nhiệm song, cũng là một người dân yêu nước, thương dân nên khi chứng kiến những hành động ngông nghênh, coi thường của lũ giặc, Trần Quốc Tuấn đã trăn trở, suy nghĩ đêm ngày. Đồng thờ cũng ấp ủ mối hận to lớn với lũ giặc và quyết tâm muốn tiêu diệt hết quân cướp nước ấy: “ Ta thường đến bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, ăn gan, uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa thì ta cũng vui lòng”

Trần Quốc Tuấn đã sử dụng hàng loạt các động từ mạnh như “xả thịt”, “lột da”, “ăn gan”, “uống máu” để thể hiện sự căm phẫn, uất hận đối với lũ giặc cướp nước. Và để đánh đuổi được lũ giặc ra khỏi bờ cõi thì tác giả cũng sẵn sàng hi sinh tất cả, thậm chí cả tính mạng của mình. Qua đó ta thấy được lòng yêu nước, sự quyết tâm, trách nhiệm cùng chí khí ngút trời của vị chủ tướng tài năng. Sau khi thể hiện sự quyết tâm của mình thì Trần Quốc Tuấn đã phê phán những hành vi, thái độ chưa đúng của tướng sĩ: “Nay các ngươi nhìn thấy chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn. Làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức; nghe nhạc thái thường để đãi yến ngụy sứ mà không biết căm. Hoặc lấy việc chọi gà làm vui đùa, hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển….”

Sự phê bình đối với quân lính ở đây của Trần Quốc Tuấn không phải nhằm mục đích đề cao mình, hạ thấp binh lính mà đó là những lời tâm sự rất chân thành của vị chủ tướng, chỉ ra cái sai để chấn chỉnh, chỉ ra cái sai để mà sốc lại tinh thần, nghĩa khí của một dân tộc yêu hòa bình. Không chỉ nói về lẽ phải- trái, đúng- sai mà Trần Quốc Tuấn còn chỉ ra cái hậu quả mà nếu “khuất mắt trông coi” với những hành động của lũ giặc: “ Chẳng những thái ấp của ta không còn, mà bổng lộc của các ngươi cũng mất; chẳng những gia quyến của ta bị tan mà vợ con của các ngươi cũng khốn; chẳng những xã tắc tổ tông ta bị giày xéo mà phần mộ cha mẹ các ngươi cũng bị quật lên”. Những lời lẽ của tác giả sắc bén mà động đến được lòng tự tôn dân tộc, khơi dậy được ý chí chiến đấu của những người lính.

Trần Quốc Tuấn nói với những binh lính của mình không phải là giọng điệu của một người chủ với lính mà thân thiết, gần gũi như những người có chung cảnh ngộ: “Các ngươi ở cùng ta coi giữ binh quyền đã lâu ngày, …lúc trận mạc xông pha thì cùng nhau sống chết, lúc ở nhà nhàn hạ thì cùng nhau vui cười.”

Như vậy, bằng những lập luận chặt chẽ, giọng điệu mạnh mẽ, đanh thép, Trần Quốc Tuấn không chỉ vạch ra được tội ác của quân giặc,lòng căm thù, ý chí quyết tâm đánh đuổi giặc ra khỏi bờ cõi của mình. Mà thông qua những lời tâm sự chân thành, gần gũi mà cũng đầy rứt khoát với những người lính, Trần Quốc Tuấn đã khơi dậy thành công tinh thần, ý chí đánh đuổi giặc, bảo vệ dân tộc, giống nòi ở những người lính. Có lẽ cái ý chí ấy, tinh thần ấy của toàn dân tộc đã mang lại những chiến thắng vẻ vang của ba lần đại phá quân Nguyên Mông.

Bình luận (1)
Thien Nguyen
23 tháng 4 2020 lúc 21:29

Trần Quốc Tuấn là anh hùng dân tộc có công lớn trong cuộc kháng chiến chống giặc Mông. Bài hịch ra đời trước khi cuộc chiến chống quân Nguyên nổ ra lần thứ hai tại nước Nam. Qua bài hịch chúng ta thấy được hình tượng anh hùng Trần Quốc Tuấn gan dạ, yêu nước thương dân hơn cả tính mạng của mình. Đồng thời thấy được tinh thần mang đậm hào khí của quân và dân ta.

Trần Quốc Tuấn hiện lên là một người yêu nước và thương dân nồng nàn cháy bỏng. Tình yêu đó được thể hiện qua sự trằn trọc, suy nghĩ và ý chí muốn đánh đuổi quân xâm lược để mang lại chủ quyền, độc lập cho dân tộc ta. Khi nhìn thấy những tội ác của quân giặc phơi bày trên đất nước ta, ông đã đanh thép và nghiêm giọng "ngó thấy sứ giặc đi nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem than dê cho mà bắt nạt tể phụ". Với câu chữ sắc bén, mạnh mẽ và dứt khoát, Trần Quốc Tuấn đã vạch mặt sự độc ác, gian trá của quân giặc cũng như sự mê muội của triều đình. Hành động của quân giặc đã khiến cho Trần Quốc Tuấn căm phần, dồn nén cảm xúc vào bên trong.

Trần Quốc Tuấn còn lấy một loạt dẫn chứng về tội ác tàn bạo, những hành động vô liêm sỉ của bọn quân giặc mà thêm căm phẫn "thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi mua ngọc lụa, để thỏa lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vưng mà thu bạc vàng, để vơ vét của dân". Những hành động vô liêm sỉ và tàn bạo, trơ trẽn đó đã khiến cho nhân dân và tướng sĩ căm phẫn đến cực độ. Trần Quốc Tuấn đã khéo léo gợi nên lòng căm thù và phẫn uất đối với nhân dân, tăng thêm ý chí chiến đấu của nhân dân.

Người đọc sẽ nhận ra nỗi lo lắng, trằn trọc của Trần Quốc Tuấn khi thấy cảnh đất nước lâm vào nước mất, nhà tan đến đau lòng "Ta thường đến bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa". Một con người khiến người khác ngưỡng mộ và khâm phục vì tình yêu nước và thương nhà đến mãnh liệt như vậy. Ông nguyện vì dân vì nước để sống và cống hiến hết mình.

Với những câu thơ đau lòng nhưng đanh thép Trần Quốc Tuấn đã bộc lộ sự cống hiến hết mình "dẫu cho trăm thây phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui". Ông đã căm phẫn đến cực độ, có thể hi sinh chính bản thân mình để dành lại độc lập cho dân tộc, đem lại hòa bình và ấm no nhất.

Tình yêu thương của ông dành cho nhân dân cho quân sĩ được bộc lộ một cách sâu sắc ở trong bài Hịch "không có mặc thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho cơm, quan nhỏ thì ta thăng chức, lương ít thì ta cấp bổng, đi thủy thì cho thuyền, đi bộ thì ta cho ngựa". Tấm lòng của ông thật đáng ngưỡng mộ, một con người gần gũi và chân tình.

Bên cạnh tình yêu của mình dành cho quân và dân thì ông cũng hết sức căm phẫn khi có những người chỉ biết hưởng thụ, không biết cống hiến "thấy nước nhục mà không biết lo, thấy chủ nhục mà không biết thẹn, làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức". Ông đã gay gắt phê bình những tư tưởng sai lầm, lệch lạc đi ngược lại với ý muốn của dân tộc.

Ông luôn nêu cao tinh thần và ước muốn của nhân dân ta. Sống và cống hiến hết mình cho đất nước chính là lý tưởng sống của con người cao cả, vĩ đại ấy.

Hịch tướng sĩ được viết theo thể hịch đã truyền tải được nội dung cũng như ý chí của tác giả. Giọng thơ mạnh mẽ, đanh thép, hào hùng, căm phẫn đến cực độ đã khơi gợi tinh thần yêu nước cũng như ý chiến chiến đấu quyết liệt nhất. Trần Quốc Tuấn đã khiến cho người đọc thấy khâm phục trước tấm long đối với nước với dân.

Bình luận (0)
Hoàng Anh Tuấn
Xem chi tiết
Lộ Mạn Mạn
26 tháng 1 2018 lúc 12:58

Câu a: Tội ác và sự ngang ngược của kẻ thù:

- Kẻ thù tham lam tàn bạo: đòi ngọc lụa, hạch sách bạc vàng, vét kiệt của kho có hạn, hung hãn như hổ đói. Kẻ thì ngang ngược đi lại nghênh ngang ngoài đường, bắt nạt tể phụ.

- Những hình tượng ẩn dụ "lưỡi cú diều", "thân dê chó" để chỉ sứ Nguyên cho thấy nỗi căm giận và lòng khinh bỉ giặc của Hưng Đạo Vương. Đồng thời, đặt những hình tượng đó trong thế tương quan "lưỡi cú diều", "xỉ mắng triều đình", "thân dê chó", "bắt nạt tể phụ". Trần Quốc Tuấn đã chỉ ra nỗi nhục lớn của mọi người khi chủ quyền đất nước bị xâm phạm.

Đoạn văn tố cáo tội ác giặc đã khơi gợi được lòng căm thù giặc, khích lệ tinh thần yêu nước bất khuất, ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của tướng sĩ.

Câu b: Lòng yêu nước căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn thể hiện qua:

+ Hành động: quên ăn, mất ngủ, đau đớn đến thắt tim, thắt ruột.

+ Thái độ: uất ức, căm tức khi chưa trả thù, sẵn sàng hy sinh để rửa mối nhục cho đất nước.

Câu văn giàu tâm huyết của người viết khi nói về tinh thần sẵn sàng hi sinh để rửa mối nhục cho đất nước: "Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng".

Câu c:

Sau khi nêu mới ân tình giữa chủ soái và tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn phê phán những hành động sai của tướng sĩ, đồng thời khẳng định những hành động nên làm nhằm thức tỉnh sự tự ý thức, trách nhiệm, tự nhìn nhận lại mình để điều chỉnh suy nghĩ cũng như hành động của tướng sĩ.

Khi phê phán hay khẳng định, tác giả đều tập trung vào vấn đề đề cao tinh thần cảnh giác, chăm lo rèn luyện để chiến thắng kẻ thù xâm lược. Bởi vì, bài hịch này dù trực tiếp là nhằm khích lệ tiến sĩ học tập cuốn Binh thư yếu lược do chính Trần Quốc Tuấn biên soạn, nhưng mục đích cao nhất chính là kêu gọi tinh thần yêu nước quyết chiến quyết thắng với ngoại xâm.

Câu d: Đặc sắc nghệ thuật:

- Giọng văn khi bi thiết nghẹ ngào, lúc sục sôi hùng hồn, khi mỉa mai chế giễu, khi nghiêm khắc như xỉ mắng, lại có lúc ra lệnh dứt khoát.

- Kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén.

- Sử dụng kiểu câu nguyên nhân - kết quả.

- Biện pháp tu từ: so sánh, điệp từ ngữ, điệp ý tăng tiến, phóng đại ...

- Sử dụng những hình tượng nghệ thuật gợi cảm, dễ hiểu.

Bình luận (2)
siddharth sukla
8 tháng 2 2018 lúc 21:44

Câu a: Tội ác và sự ngang ngược của kẻ thù:

- Kẻ thù tham lam tàn bạo: đòi ngọc lụa, hạch sách bạc vàng, vét kiệt của kho có hạn, hung hãn như hổ đói. Kẻ thì ngang ngược đi lại nghênh ngang ngoài đường, bắt nạt tể phụ.

- Những hình tượng ẩn dụ "lưỡi cú diều", "thân dê chó" để chỉ sứ Nguyên cho thấy nỗi căm giận và lòng khinh bỉ giặc của Hưng Đạo Vương. Đồng thời, đặt những hình tượng đó trong thế tương quan "lưỡi cú diều", "xỉ mắng triều đình", "thân dê chó", "bắt nạt tể phụ". Trần Quốc Tuấn đã chỉ ra nỗi nhục lớn của mọi người khi chủ quyền đất nước bị xâm phạm.

Đoạn văn tố cáo tội ác giặc đã khơi gợi được lòng căm thù giặc, khích lệ tinh thần yêu nước bất khuất, ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của tướng sĩ.

Câu b: Lòng yêu nước căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn thể hiện qua:

+ Hành động: quên ăn, mất ngủ, đau đớn đến thắt tim, thắt ruột.

+ Thái độ: uất ức, căm tức khi chưa trả thù, sẵn sàng hy sinh để rửa mối nhục cho đất nước.

Câu văn giàu tâm huyết của người viết khi nói về tinh thần sẵn sàng hi sinh để rửa mối nhục cho đất nước: "Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng".

Câu c:

Sau khi nêu mới ân tình giữa chủ soái và tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn phê phán những hành động sai của tướng sĩ, đồng thời khẳng định những hành động nên làm nhằm thức tỉnh sự tự ý thức, trách nhiệm, tự nhìn nhận lại mình để điều chỉnh suy nghĩ cũng như hành động của tướng sĩ.

Khi phê phán hay khẳng định, tác giả đều tập trung vào vấn đề đề cao tinh thần cảnh giác, chăm lo rèn luyện để chiến thắng kẻ thù xâm lược. Bởi vì, bài hịch này dù trực tiếp là nhằm khích lệ tiến sĩ học tập cuốn Binh thư yếu lược do chính Trần Quốc Tuấn biên soạn, nhưng mục đích cao nhất chính là kêu gọi tinh thần yêu nước quyết chiến quyết thắng với ngoại xâm.

Câu d: Đặc sắc nghệ thuật:

- Giọng văn khi bi thiết nghẹ ngào, lúc sục sôi hùng hồn, khi mỉa mai chế giễu, khi nghiêm khắc như xỉ mắng, lại có lúc ra lệnh dứt khoát.

- Kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén.

- Sử dụng kiểu câu nguyên nhân - kết quả.

- Biện pháp tu từ: so sánh, điệp từ ngữ, điệp ý tăng tiến, phóng đại ...

- Sử dụng những hình tượng nghệ thuật gợi cảm, dễ hiểu.

Bình luận (0)
Nga Phạm
10 tháng 2 2018 lúc 14:12

Câu a: Tội ác và sự ngang ngược của kẻ thù:

- Kẻ thù tham lam tàn bạo: đòi ngọc lụa, hạch sách bạc vàng, vét kiệt của kho có hạn, hung hãn như hổ đói. Kẻ thì ngang ngược đi lại nghênh ngang ngoài đường, bắt nạt tể phụ.

- Những hình tượng ẩn dụ "lưỡi cú diều", "thân dê chó" để chỉ sứ Nguyên cho thấy nỗi căm giận và lòng khinh bỉ giặc của Hưng Đạo Vương. Đồng thời, đặt những hình tượng đó trong thế tương quan "lưỡi cú diều", "xỉ mắng triều đình", "thân dê chó", "bắt nạt tể phụ". Trần Quốc Tuấn đã chỉ ra nỗi nhục lớn của mọi người khi chủ quyền đất nước bị xâm phạm.

Đoạn văn tố cáo tội ác giặc đã khơi gợi được lòng căm thù giặc, khích lệ tinh thần yêu nước bất khuất, ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của tướng sĩ.

Câu b: Lòng yêu nước căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn thể hiện qua:

+ Hành động: quên ăn, mất ngủ, đau đớn đến thắt tim, thắt ruột.

+ Thái độ: uất ức, căm tức khi chưa trả thù, sẵn sàng hy sinh để rửa mối nhục cho đất nước.

Câu văn giàu tâm huyết của người viết khi nói về tinh thần sẵn sàng hi sinh để rửa mối nhục cho đất nước: "Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng".

Câu c:

Sau khi nêu mới ân tình giữa chủ soái và tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn phê phán những hành động sai của tướng sĩ, đồng thời khẳng định những hành động nên làm nhằm thức tỉnh sự tự ý thức, trách nhiệm, tự nhìn nhận lại mình để điều chỉnh suy nghĩ cũng như hành động của tướng sĩ.

Khi phê phán hay khẳng định, tác giả đều tập trung vào vấn đề đề cao tinh thần cảnh giác, chăm lo rèn luyện để chiến thắng kẻ thù xâm lược. Bởi vì, bài hịch này dù trực tiếp là nhằm khích lệ tiến sĩ học tập cuốn Binh thư yếu lược do chính Trần Quốc Tuấn biên soạn, nhưng mục đích cao nhất chính là kêu gọi tinh thần yêu nước quyết chiến quyết thắng với ngoại xâm.

Câu d: Đặc sắc nghệ thuật:

- Giọng văn khi bi thiết nghẹ ngào, lúc sục sôi hùng hồn, khi mỉa mai chế giễu, khi nghiêm khắc như xỉ mắng, lại có lúc ra lệnh dứt khoát.

- Kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén.

- Sử dụng kiểu câu nguyên nhân - kết quả.

- Biện pháp tu từ: so sánh, điệp từ ngữ, điệp ý tăng tiến, phóng đại ...

- Sử dụng những hình tượng nghệ thuật gợi cảm, dễ hiểu.

Bình luận (0)
Nguyễnn Thuyy Trânn
Xem chi tiết
Huong San
30 tháng 1 2018 lúc 21:02

Bạn có thể ghi rõ câu hỏi ko? Mình học sách cũ nên ko biết

Bình luận (0)
Huỳnh Thúy Quỳnh
31 tháng 1 2018 lúc 20:40

a)Những chi tiết nào miêu tả sự ngang ngược và tội ác của giặc?

b)Lòng yêu nước,căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn thể hiện qua những chi tiết nào?Nhận xét về tinh thần yêu nước của Trần Quốc Tuấn thể hiện qua bài Hịch tướng sĩ.

c)Trần Quốc Tuấn phê phán những hành động sai trái gì của tướng sĩ,đồng thời khẳng định những việc đúng nên làm là gì?

d)Ngoài nét đặc sắc về giọng điệu,Hịch tướng sĩ còn có những thành công nào khác về nghệ thuật?Chỉ rõ một số thành công đó.(cách lập luận,sử dụng dẫn chứng,hình ảnh,từ ngữ,...)

Tl Bên dưới mik chỉ biết làm mấy câu này thôi

Bình luận (0)
Huỳnh Thúy Quỳnh
31 tháng 1 2018 lúc 20:40

Câu a: Tội ác và sự ngang ngược của kẻ thù:

- Kẻ thù tham lam tàn bạo: đòi ngọc lụa, hạch sách bạc vàng, vét kiệt của kho có hạn, hung hãn như hổ đói. Kẻ thì ngang ngược đi lại nghênh ngang ngoài đường, bắt nạt tể phụ.

- Những hình tượng ẩn dụ "lưỡi cú diều", "thân dê chó" để chỉ sứ Nguyên cho thấy nỗi căm giận và lòng khinh bỉ giặc của Hưng Đạo Vương. Đồng thời, đặt những hình tượng đó trong thế tương quan "lưỡi cú diều", "xỉ mắng triều đình", "thân dê chó", "bắt nạt tể phụ". Trần Quốc Tuấn đã chỉ ra nỗi nhục lớn của mọi người khi chủ quyền đất nước bị xâm phạm.

Đoạn văn tố cáo tội ác giặc đã khơi gợi được lòng căm thù giặc, khích lệ tinh thần yêu nước bất khuất, ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của tướng sĩ.

Câu b: Lòng yêu nước căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn thể hiện qua:

+ Hành động: quên ăn, mất ngủ, đau đớn đến thắt tim, thắt ruột.

+ Thái độ: uất ức, căm tức khi chưa trả thù, sẵn sàng hy sinh để rửa mối nhục cho đất nước.

Câu văn giàu tâm huyết của người viết khi nói về tinh thần sẵn sàng hi sinh để rửa mối nhục cho đất nước: "Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng".

Câu c:

Sau khi nêu mới ân tình giữa chủ soái và tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn phê phán những hành động sai của tướng sĩ, đồng thời khẳng định những hành động nên làm nhằm thức tỉnh sự tự ý thức, trách nhiệm, tự nhìn nhận lại mình để điều chỉnh suy nghĩ cũng như hành động của tướng sĩ.

Khi phê phán hay khẳng định, tác giả đều tập trung vào vấn đề đề cao tinh thần cảnh giác, chăm lo rèn luyện để chiến thắng kẻ thù xâm lược. Bởi vì, bài hịch này dù trực tiếp là nhằm khích lệ tiến sĩ học tập cuốn Binh thư yếu lược do chính Trần Quốc Tuấn biên soạn, nhưng mục đích cao nhất chính là kêu gọi tinh thần yêu nước quyết chiến quyết thắng với ngoại xâm.

Câu d: Đặc sắc nghệ thuật:

- Giọng văn khi bi thiết nghẹ ngào, lúc sục sôi hùng hồn, khi mỉa mai chế giễu, khi nghiêm khắc như xỉ mắng, lại có lúc ra lệnh dứt khoát.

- Kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén.

- Sử dụng kiểu câu nguyên nhân - kết quả.

- Biện pháp tu từ: so sánh, điệp từ ngữ, điệp ý tăng tiến, phóng đại ...

- Sử dụng những hình tượng nghệ thuật gợi cảm, dễ hiểu. :D

Bình luận (0)
Bảo Lê Huỳnh Quốc
Xem chi tiết
hoàng thị diệu thương
21 tháng 2 2018 lúc 21:09

Tóm tắt th nhé.Kẻ bảng dài lắm

*tâm tình chân thật
vd nay ta ..... tức là kẻ nghịch thù
*phê phán bọn bán rẻ đất nc ko có lòng trung thành
*khuyên bảo ng dân cần có ý trí quyết tâm quyết thắng kẻ thù xâm lược

Bình luận (2)
Ngô Thanh Nhi
Xem chi tiết