Hướng dẫn soạn bài Hịch tướng sĩ - Trần Quốc Tuấn

Nguyễnn Thuyy Trânn

Các bạn giúp mình trả lời câu e bài 22 Hich Tương sĩ sách vnen lớp 8 ạ ! xin các bạn giúp mình

Huong San
30 tháng 1 2018 lúc 21:02

Bạn có thể ghi rõ câu hỏi ko? Mình học sách cũ nên ko biết

Bình luận (0)
Huỳnh Thúy Quỳnh
31 tháng 1 2018 lúc 20:40

a)Những chi tiết nào miêu tả sự ngang ngược và tội ác của giặc?

b)Lòng yêu nước,căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn thể hiện qua những chi tiết nào?Nhận xét về tinh thần yêu nước của Trần Quốc Tuấn thể hiện qua bài Hịch tướng sĩ.

c)Trần Quốc Tuấn phê phán những hành động sai trái gì của tướng sĩ,đồng thời khẳng định những việc đúng nên làm là gì?

d)Ngoài nét đặc sắc về giọng điệu,Hịch tướng sĩ còn có những thành công nào khác về nghệ thuật?Chỉ rõ một số thành công đó.(cách lập luận,sử dụng dẫn chứng,hình ảnh,từ ngữ,...)

Tl Bên dưới mik chỉ biết làm mấy câu này thôi

Bình luận (0)
Huỳnh Thúy Quỳnh
31 tháng 1 2018 lúc 20:40

Câu a: Tội ác và sự ngang ngược của kẻ thù:

- Kẻ thù tham lam tàn bạo: đòi ngọc lụa, hạch sách bạc vàng, vét kiệt của kho có hạn, hung hãn như hổ đói. Kẻ thì ngang ngược đi lại nghênh ngang ngoài đường, bắt nạt tể phụ.

- Những hình tượng ẩn dụ "lưỡi cú diều", "thân dê chó" để chỉ sứ Nguyên cho thấy nỗi căm giận và lòng khinh bỉ giặc của Hưng Đạo Vương. Đồng thời, đặt những hình tượng đó trong thế tương quan "lưỡi cú diều", "xỉ mắng triều đình", "thân dê chó", "bắt nạt tể phụ". Trần Quốc Tuấn đã chỉ ra nỗi nhục lớn của mọi người khi chủ quyền đất nước bị xâm phạm.

Đoạn văn tố cáo tội ác giặc đã khơi gợi được lòng căm thù giặc, khích lệ tinh thần yêu nước bất khuất, ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của tướng sĩ.

Câu b: Lòng yêu nước căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn thể hiện qua:

+ Hành động: quên ăn, mất ngủ, đau đớn đến thắt tim, thắt ruột.

+ Thái độ: uất ức, căm tức khi chưa trả thù, sẵn sàng hy sinh để rửa mối nhục cho đất nước.

Câu văn giàu tâm huyết của người viết khi nói về tinh thần sẵn sàng hi sinh để rửa mối nhục cho đất nước: "Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng".

Câu c:

Sau khi nêu mới ân tình giữa chủ soái và tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn phê phán những hành động sai của tướng sĩ, đồng thời khẳng định những hành động nên làm nhằm thức tỉnh sự tự ý thức, trách nhiệm, tự nhìn nhận lại mình để điều chỉnh suy nghĩ cũng như hành động của tướng sĩ.

Khi phê phán hay khẳng định, tác giả đều tập trung vào vấn đề đề cao tinh thần cảnh giác, chăm lo rèn luyện để chiến thắng kẻ thù xâm lược. Bởi vì, bài hịch này dù trực tiếp là nhằm khích lệ tiến sĩ học tập cuốn Binh thư yếu lược do chính Trần Quốc Tuấn biên soạn, nhưng mục đích cao nhất chính là kêu gọi tinh thần yêu nước quyết chiến quyết thắng với ngoại xâm.

Câu d: Đặc sắc nghệ thuật:

- Giọng văn khi bi thiết nghẹ ngào, lúc sục sôi hùng hồn, khi mỉa mai chế giễu, khi nghiêm khắc như xỉ mắng, lại có lúc ra lệnh dứt khoát.

- Kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén.

- Sử dụng kiểu câu nguyên nhân - kết quả.

- Biện pháp tu từ: so sánh, điệp từ ngữ, điệp ý tăng tiến, phóng đại ...

- Sử dụng những hình tượng nghệ thuật gợi cảm, dễ hiểu. :D

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Heo Pig
Xem chi tiết
Minh Đẹp zai 8/1
Xem chi tiết
ThanhNghiem
Xem chi tiết
Mai Nguyệt
Xem chi tiết
Đỗ Hà Quyên
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Đinh Cẩm Tú
Xem chi tiết
Trương Đình
Xem chi tiết
Hồ Nhật Khánh
Xem chi tiết