Hướng dẫn soạn bài Con cò - Chế Lan Viên

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Trần Nguyễn Thái Hà
Xem chi tiết
nguyen minh ngoc
19 tháng 3 2018 lúc 15:03

Trong mỗi chúng ta người quan trọng nhất trong cuộc đời đó là Mẹ, mẹ đã vất vả sinh ra ta, cho ta uống những giọt sữa mát lành, ngọt ngào, và nuôi ta trưởng thành lớn khôn, dù ta có lớn đến đâu thì trong mắt mẹ ta mãi là người con bé bỏng, mẹ vẫn luôn dõi theo và lo lắng quan tâm tới ta, đúng như nhà thơ Chế Lan Viên đã viết:

”Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con”

Câu thơ mang ý nghĩa triết lý sâu sắc nhất trong bài thơ ” Con cò” của Chế Lan Viên, tác giả khẳng định tình mẹ là bao la và bất diệt. Đứng trước người mẹ kính yêu con dù lớn khôn đến đâu hay trưởng thành như thế nào đi nữa thì vẫn là đứa con bé thơ của mẹ, rất cần mẹ và luôn được yêu thương che chở rất nhiều.

Trong cuộc sống ta không thể thiếu tình mẹ vì mẹ là người đã sinh ra ta, chín tháng mẹ mang nặng đẻ đau, mẹ nuôi nấng chăm sóc dạy dỗ chúng ta mẹ mang đến cho con biết bao nhiêu điều tuyệt vời nhất, nguồn sữa trong mát, câu hát thiết tha, những nâng đỡ, chở che, những yêu thương, vỗ về. Mẹ là bến đỗ bình yên của cuộc đời con, là niềm tin, là sức mạnh nâng bước chân con trên đường đời… Công lao của mẹ như nước trong nguồn, nước biển đông vô tận, mẹ luôn là người nâng đỡ ta khi vấp ngã, bên ta khi ta buồn, tha thứ cho ta mỗi khi ta mắc lỗi .

Với những công lao to lớn như vậy mỗi chúng ta cần làm gì để đáp đền công ơn của mẹ? cuộc đời mẹ không gì vui hơn khi thấy con mình khỏe mạnh, chăm ngoan, học giỏi và hiếu thảo. Mỗi chúng ta cần rèn luyện học tập chăm ngoan để mẹ vui lòng luôn vâng lời, chăm chỉ giúp mẹ những công việc phù hợp với sức lao động của mình, đặc biệt phấn đấu học giỏi, động viên mẹ bằng những điểm 10.

Khi lớn lên công thành danh toại cũng là lúc mẹ chúng ta đứng tuổi thì chúng ta cần biết chăm sóc, nuôi dưỡng mẹ chu đáo. Khi ta biết công lao của mẹ và biết trân trọng mẹ cũng có nghĩa là ta đang trân trọng tình cảm trong gia đình, tình cha con, tình cảm ông bà, tình cảm anh chị em…. Đây là những thứ tình cảm bền vững trong đời sống, tinh thần của mỗi người. Tuy nhiên bên cạnh nhiều người biết đề cao trân trọng mẹ của mình thì còn có những người con cãi lại cha mẹ, ham chơi, làm những việc vi phạm pháp luật để mẹ lo lắng, đau lòng, rồi có những người con khi mẹ về già không lo phụng dưỡng mà chỉ biết kể công ” cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể – con nuôi cha mẹ con kể từng ngày”. Bên cạnh những người mẹ yêu thương con cái thì cũng có những người mẹ ruồng rẫy, vứt bỏ đứa con của mình đó là hành vi xấu đáng nên án.

Tóm lại câu thơ của nhà thơ Chế Lan Viên hoàn toàn đúng, mẹ là người rất quan trọng với tất cả chúng ta, chúng ta hãy biết quan tâm, chăm sóc và luôn làm cho mẹ vui, chúng ta còn đang là những học sinh thì hãy chăm chỉ học tập thật tốt, về nhà giúp đỡ bố mẹ những việc trong khả năng của mình.

Trần Anh Kiệt
13 tháng 12 2021 lúc 11:00

ioonf băm

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Trang
Xem chi tiết
B.Thị Anh Thơ
12 tháng 12 2020 lúc 19:27

Tham khảo nhé !

Nói đến tình cảm của nhân dân đối với Bác, thật là thiếu sót nếu ta không nhắc đến những bản anh hùng ca hào hùng vực dậy khí phách ca ngợi công lao của Người; những tập thơ đi cùng năm tháng như "Sáng tháng năm", "Bác ơi", " Viếng lăng Bác", .....Ngoài ra cả nước còn hân hoan tổ chứ những ngày kỉ niệm ngày lễ nhằm tỏ lòng thành kính, tin yêu vị Cha già của dân ta . Thế nhưng, bên cạnh những con người luôn sống một đời theo lý tưởng cao đẹp của Bác, còn có những con người sống trong lòng bội bạc, quên công ơn trời biển của Bác. Họ sẽ sống mà không có lý trí của Bác dẫn đường, sẽ bị mọi người chê bai khinh bỉ và cô lập giữa nhịp sống của xã hội 

Chính vì vậy mà hình bóng của người luôn sống mãi trong mỗi trái tim con người Việt Nam và tạo thành tình cảm yêu kính của nhân dân với Bác.

B.Thị Anh Thơ
12 tháng 12 2020 lúc 19:27

Tham khảo nhé !

Nói đến tình cảm của nhân dân đối với Bác, thật là thiếu sót nếu ta không nhắc đến những bản anh hùng ca hào hùng vực dậy khí phách ca ngợi công lao của Người; những tập thơ đi cùng năm tháng như "Sáng tháng năm", "Bác ơi", " Viếng lăng Bác", .....Ngoài ra cả nước còn hân hoan tổ chứ những ngày kỉ niệm ngày lễ nhằm tỏ lòng thành kính, tin yêu vị Cha già của dân ta . Thế nhưng, bên cạnh những con người luôn sống một đời theo lý tưởng cao đẹp của Bác, còn có những con người sống trong lòng bội bạc, quên công ơn trời biển của Bác. Họ sẽ sống mà không có lý trí của Bác dẫn đường, sẽ bị mọi người chê bai khinh bỉ và cô lập giữa nhịp sống của xã hội 

Chính vì vậy mà hình bóng của người luôn sống mãi trong mỗi trái tim con người Việt Nam và tạo thành tình cảm yêu kính của nhân dân với Bác.

Phuong Phuong
Xem chi tiết
Minh Nhân
7 tháng 3 2021 lúc 22:54

Em tham khảo nhé !!

 

I. Mở bài

Dẫn dắt vấn đề và giới thiệu câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn

Nhớ ơn những người đã giúp đỡ mình, hơn thế nữa, đã tạo nên thành quả cho mình được hưởng, xưa nay vốn là một truyền thống đạo lí tốt đẹp của nhân dân ta. Tục ngữ có câu "Uống nước nhớ nguồn". Ngay trong cuộc sống hôm nay, lời dạy đạo lí làm người này càng trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết.

II. Thân bài

a. Giải thích câu tục ngữ: "Uống nước nhớ nguồn".

 

- Uống nước: Thừa hưởng hoặc sử dụng thành quả lao động, đấu tranh của các thế hệ trước.

- Nguồn: Chỗ xuất phát dòng nước. Nghĩa bóng: Nguyên nhân dẫn đến, con người hoặc tập thể làm ra thành quả đó.

=> Ý nghĩa: Lời nhắc nhở khuyên nhủ của ông cha ta đối với con cháu, những ai đã, đang và sẽ thừa hưởng thành quả công lao của người đi trước.

b. Chứng minh: uống nước phải nhớ nguồn

- Trong thiên nhiên và xã hội, không có một sự vật, một thành quả nào mà không có nguồn gốc, không do công sức lao động tạo nên.

- Của cải vật chất các thứ do bàn tay người lao động làm ra. Đất nước giàu đẹp do cha ông gây dựng, gìn giữ tiếp truyền. Con cái là do các bậc cha mẹ sinh thành dưỡng dục. Vì thế, nhớ nguồn là đạo lí tất yếu.

- Lòng biết ơn là tình cảm đẹp xuất phát từ lòng trân trọng công lao những người "trồng cây" phục vụ cho biết bao người "ăn trái".

- Nói cách khác, được thừa hưởng cuộc sống tự do, thanh bình, no ấm ta phải khắc ghi công lao các anh hùng liệt sĩ.

- Uống nước nhớ nguồn là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội nhân ái đoàn kết. Lòng vô ơn, bội bạc sẽ khiến con người ích kỉ, ăn bám gia đình, xã hội.

 

- Biết ơn là hành động đẹp, một nghĩa cử đẹp mà cha ông ta đã đúc kết lại qua bao đời nay nên chúng ta cần trân trọng, giữ gìn và phát huy vẻ đẹp truyền thống đó. Biểu hiện:

+ Ghi nhớ công ơn sinh thành và nuôi dưỡng của người đã sinh ra mình (tục lệ thờ cúng tổ tiên, ngày lễ, Tết,...)

+ Ghi nhớ công ơn dạy dỗ của thầy cô (chúc mừng ngày 20/11,...)

+ Nhớ ơn những thế hệ đi trước đã bỏ công sức và trí tuệ làm cho đất nước phát triển như ngày hôm nay (ngày 27/7 tri ân các anh hùng liệt sĩ,...)

c. Rút ra bài học: 

- Nhớ nguồn trước hết là nhớ ơn cha mẹ, thầy cô những người đã sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ chúng ta thành người hữu dụng. Ngoài ra, còn phải nhớ ơn xã hội đã giúp đỡ ta.

- Phải sống sao xứng đáng, trọn nghĩa trọn tình theo đúng truyền thống đạo lí tốt đẹp của cha ông.

d. Liên hệ thực tế

- Tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc, ra sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước.

- Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình, và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa nước ngoài.

 

- Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người.

- Lên án những người có suy nghĩ, tư tưởng phá hoại những nét đẹp truyền thống đó.

III. Kết bài

- Khẳng định giá trị của câu tục ngữ trong tình hình thực tế đời sống hiện nay.

- Nêu bài học cho bản thân.

minh nguyet
7 tháng 3 2021 lúc 23:00

Tham khảo:

A, MB:

- giới thiệu câu tục ngữ: Từ bao đời nay, câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn" vẫn là câu tục ngữ được người dân VN truyền lại để dạy bảo con cháu mình từ thế hệ này sang thế hệ khác. Câu tục ngữ với kết cấu ngắn gọn, súc tích, dễ nhớ, dễ thuộc đã trở thành bài học đạo lý của mọi người dân VN về thái độ sống ân nghĩa, thủy chung, ân tình, có trước có sau

- Đối với thế hệ trẻ ngày nay, việc sống ân nghĩa, thủy chung, luôn khắc ghi những điều tốt đẹp trong quá khứ chính là một thái độ sống tròn vẹn, một đạo đức tròn vẹn

B, MB:

1. Giải thích câu tục ngữ:

- Đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" câu tục ngữ răn dạy truyền thống tốt đẹp của ông cha ta về thái độ sống ân nghĩa thủy chung, biết ơn quá khứ của con người. Đây là bài học đạo đức mà mỗi người trong cuộc sống đều cần khắc ghi và làm theo.

- câu tục ngữ có ý khuyên nhủ rằng, khi chúng ta hưởng thụ một điều gì đó tốt đẹp, chúng ta cần biết ơn và trân trọng những người có công trong việc tạo ra điều tốt đẹp đó, giống như khi hưởng thụ hoa thơm trái ngọt, uống nước thì phải nhớ đến người đã trồng và nguồn đã tạo ra chúng vậy.

- Đây thực sự là 1 truyền thống tốt đẹp vì nó mang giá trị, vẻ đẹp hồn cốt của dân tộc VN, thuộc về giá trị tinh thần, là chuẩn mực của vẻ đẹp đạo đức mà mỗi người cần trang bị cho mình.

2, Những dẫn chứng minh chứng cho việc nhân dân ta đã làm theo truyền thống ấy:

- Đối với những người có công với cách mạng,gia đình thương binh, liệt sĩ: Nhà nước luôn có chính sách hỗ trợ về mặt tài chính

- Đối với những anh hùng liệt sĩ, nhà nước luôn có những buổi thắp hương tri ân đến tượng đài, phần mộ của họ

3, Mở rộng về học sinh

- Ngày nay, cuộc sống con người được bình yên và no ấm hơn ngày xưa thì mỗi người chúng ta cần biết ơn những thế hệ cha anh đi trước đã có công trong việc gây dựng nền tảng hạnh phúc đó cho thế hệ sau. 

- Học sinh có thể tích cực tham gia vào các chương trình tri ân các anh hùng liệt sĩ, người có công cách mạng ở trường học hoặc ở địa phương

c, KB

Tóm lại, truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" chính là một trong những truyền thống tốt đẹp của nhân dân VN. Chính vì vậy, mỗi người dân đều cần học và làm theo truyền thống ấy.

Etermintrude💫
7 tháng 3 2021 lúc 22:55

I.Mở bài

Nhớ ơn những người đã giúp đỡ mình, hơn thế nữa, đã tạo nên thành quả cho mình được hưởng, xưa nay vốn là một truyền thống đạo lí tốt đẹp của nhân dân ta. Bởi vậy, tục ngữ có câu: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. 'Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng". Cũng cùng ý nghĩa trên, tục ngữ còn có câu “Uống nước nhớ nguồn".

Ngay trong cuộc sống hôm nay, lời dạy đạo lí làm người này càng trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết.

II. Thân bài

1.Giải thích: “Uống nước nhớ nguồn".

Uống nước:thừa hưởng hoặc sử dụng thành quả lao động, đấu tranh của các thế hệ trước.

Nguồn:chỗ xuất phát dòng nước. Nghĩa bóng: Nguyên nhân dẫn đến, con người hoặc tập thể làm ra thành quả đó.

Ý nghĩa:Lời nhắc nhở khuyên nhủ của ông cha ta đối với con cháu, những ai đã, đang và sẽ thừa hưởng thành quả công lao của người đi trước.

2. Tại sao uống nước phải nhớ nguồn:

- Trong thiên nhiên và xã hội, không có một sự vật, một thành quả nào mà không có nguồn gốc, không do công sức lao động tạo nên.

- Của cải vật chất các thứ do bàn tay người lao động làm ra. Đất nước giàu đẹp do cha ông gầy dựng, gìn giữ tiếp truyền. Con cái là do các bậc cha mẹ sinh thành dưỡng dục. Vì thế, nhớ nguồn là dạo lí tất yếu.

- Lòng biết ơn là tình cảm đẹp xuất phát từ lòng trân trọng công lao những người “trồng cày"phục vụ cho biết bao người “ăn trái".

Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt đẳng cay muôn phần.

Khi “bưng bát cơm đầy", ta phải biết trân trọng, nhớ ơn những ai đã “một nắng hai sương", “muôn phẩn cay đắng" để làm nên “dẻo thơm một hạt”. Nói cách khác, được thừa hưởng cuộc sống tự do, thanh bình, no ấm ta phải khắc ghi công lao các anh hùng liệt sĩ.

... Uống nước nhớ nguồn là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội thân ái đoàn kết. Lòng vô ơn, bội bạc sẽ khiến con người ích kỉ, ăn bám gia đình, xã hội.

3. Phải làm gì để “nhớ nguồn".

-Tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc, ra sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước.

- Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình, và tiếp thu cỏ chọn lọc tinh hoa nước ngoài.

- Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người.

III. Kết bài

- Khẳng định giá trị của câu tục ngữ trong tình hình thực tế đời sống hiện nay.

- Nhở nguồntrước hết là nhớ ơn cha mẹ, thầy cô những người đã sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ chúng ta thành người hữu dụng. Ngoài ra, còn phải nhớ ơn xã hội đã giúp đỡ ta.

Phải sống sao xủng dáng trọn nghĩa trọn tình theo đúng truyền thống đạo lí tốt đẹp của cha ông