Hướng dẫn soạn bài Chữa lỗi dùng từ (Tiếp theo)

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Thành Đức
Xem chi tiết
Mai Anh
9 tháng 10 2016 lúc 18:55

Từ mắc lỗi : thăm quan

Sửa lại : tham quan

Lê Thị Mỹ Linh
13 tháng 10 2016 lúc 19:39

Thăm quan -> tham quan

Vân Anh
16 tháng 10 2017 lúc 9:30

từ sai : thăm quan

sửa: tham quan

Nguyễn Thành Đức
Xem chi tiết
Hương Giang Phạm
9 tháng 10 2016 lúc 19:22

từ sai là từ BÀNG QUANG sửa lại Bàng Quan

Luchia
9 tháng 10 2016 lúc 20:50

Thái độ bàng quang của học sinh đối với hiện tượng quay cóp bài đã thành phổ biến.

bàng quang => bàn quan.

Lê Thị Mỹ Linh
13 tháng 10 2016 lúc 19:39

Bàng quang -> Bàng quan

Xubiano Le
Xem chi tiết
Nguyễn Thái Hưng
4 tháng 8 2016 lúc 13:39

Có lẽ đối với mỗi người Việt Nam, cây tre đã trở thành một phần của cuộc sống, đặc biệt với mỗi con người ra đi từ làng quê thì hình ảnh những luỹ tre xanh đã ăn sâu vào tiềm thức, do vậy dù có đi đâu đến nơi đâu họ cũng đều nhớ về luỹ tre xanh như nhớ về kỉ niệm gắn bó, thân thương nhất. Và đó chính là niềm tự hào của họ hàng nhà tre chúng tôi. Sự gắn bó, gần gũi của họ hàng nhà tre chúng tôi được thể hiện ở chỗ đi bất cứ nơi đâu, đồng bằng hay miền núi thì bạn cũng đều thấy chúng tôi nghiêng mình trên những con đường hay trong những cánh rừngbát ngát. Họ nhà tre chúng tôi rất đông đúc, nào là: Tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn rừng cả Điện Biên, rồi dang, rồi hóp và cả luỹ tre thân thuộc đầu làng… Khác với các loài cây khác, từ khi mới bắt đầu sinh ra, chúng tôi đã thể hiện sự ngay thẳng, điều đó các bạn có thể thấy ngay khi nhìn những mầm tre mọc thẳng tắp và dù trong bất cứ môi trường nào chúng tôi cũng vẫn vươn lên để sống mạnh mẽ và xanh tốt. Thân của chúng tôi thường dài nghêu nhưng mộc mạc, giản dị, thân quen. Và mỗi loại lại khoác một màu khác nhau có loài áo màu xanh, có loại màu tro, có loạilại màu vàng, nhưng tựu chung đều giản dị, dễ nhớ. Một điểm tiếp theo cho thấy sự gần gũi của chúng tôi đối với tất cả mọi người đó là chúng tôi luôn cùng con người đấu tranh cho độc lập, tự do. Chẳng thế mà từ lâu, người Việt đã ví chúng tôi với phẩm chất quật khởi của dân tộc ngàn đời. Những ngày đất nước Việt Nam còn sơ khai, chúng tôi đã giúp ông Gióng diệt lũ giặc Ân bạo tàn, đem lạihạnh phúc cho muôn dân. Rồi trong cuộc chiến chống quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, chính chúng tôi đã dìm chết bao tàu chiến của địch khiến cho chúng khiếp sợ phải thua cuộc. Thủa đất nước còn chưa có vũ khí hiện đại như bây giờ, chúng tôi là vũ khí mạnh nhất được dùng để tiêu diệt quân thù. Và trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mĩ, chúng tôi cũng tích cực tham gia kháng chiến bằng cách góp một phần bé nhỏ cơ thể mình để làm ra những cây chông nhọn hoắt sẵn sàng tiêu diệt kẻ thù. Bởi vững vàng trong chiến đấu mà họ mà tre tôi đã được phong danh hiệu anh hùng bất khuất. Khôngchỉ trong đánh giặc giữ nước, loài tre nhà chúng tôi còn rất có ích trong cuộc sống hàng ngày. Mỗi khi về thăm một thôn xóm, một bản làng nào bạn cũng sẽ thấy vòng tay của chúng tôi dang rộng, ôm trọn và toả bóng mát cho cả dân làng. Trong vòng tay của chúng tôi, những ngôi nhà trở nên mát mẻ, những chú trâu mới có bóng râm để nhởn nhơ gặp cỏ. Những trưa hè, chúng tôi thật hạnh phúc khi được ngắm những khuôn mặt trẻ thơ say nồng giấc ngủ trong tiếng võng kẽo kẹt dưới khóm tre. Hơn thế chúng tôi còn là những vật liệu để bà con dựng nhà, những ngôi nhà được làm từ tre rất mát mẻ và sạch sẽ. Dưới bóng chúng tôi là cả một nền văn hoá lâu đời đang từng ngày được nâng niu và gìn giữ. Trong đời sống sinh hoạt, chúng tôi còn làm ra những đồ dùng thân thuộc với mỗi người: đó là đôi đũa, là chiếc chõng tre, chiếc giường tre. Đối với mỗi gia đình nông dân, tre tôi là người bạn vô cùng thân thiết. Ngoài ra cây danh, nứa, một trong những họ nhà trẻ còn giúp con người chẻ lạt buộc nhà, nứa giúp cắm sào làm giàn cho bầu bí leo quấn quýt vào nhau. Tre còn gắn với tuổi già, cho họ chiếc ống điếu hút thuốc làm vui. Đối với trẻ con ở miền thôn quê thì tre còn có thể làm nên những trò chơi thú vị, bổ ích. Dưới những bãi đất rộng, được chúng tôi che hết ánh nắng oi ả của mùa hè, các bạn tha hồ chơi đùa thoả thích. Các bạn nữ còn trò gì thú vị hơn ngồi đánh chuyền với những que chắt bằng tre. Còn các bạnnam lại chạy nhảy reo hò theo tiếng sáo vi vút trên chiếc diều cũng được làm ra từ tre. Những cánhdiều đó sẽ đem ước mơ của các bạn về nơi xa.

Kẹo dẻo
4 tháng 8 2016 lúc 13:41

p, tự do. Chẳng thế mà từ lâu, người Việt đã ví chúng tôi với phẩm chất quật khởi của dân tộc ngàn đời. Những ngày đất nước Việt Nam còn sơ khai, chúng tôi đã giúp ông Gióng diệt lũ giặc Ân bạo tàn, đem lạihạnh phúc cho muôn dân. Rồi trong cuộc chiến chống quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, chính chúng tôi đã dìm chết bao tàu chiến của địch khiến cho chúng khiếp sợ phải thua cuộc. Thủa đất nước còn chưa có vũ khí hiện đại như bây giờ, chúng tôi là vũ khí mạnh nhất được dùng để tiêu diệt quân thù. Và trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mĩ, chúng tôi cũng tích cực tham gia kháng chiến bằng cách góp một phần bé nhỏ cơ thể mình để làm ra những cây chông nhọn hoắt sẵn sàng tiêu diệt kẻ thù. Bởi vững vàng trong chiến đấu mà họ mà tre tôi đã được phong danh hiệu anh hùng bất khuất. Khôngchỉ trong đánh giặc giữ nước, loài tre nhà chúng tôi còn rất có ích trong cuộc sống hàng ngày. Mỗi khi về thăm một thôn xóm, một bản làng nào bạn cũng sẽ thấy vòng tay của chúng tôi dang rộng, ôm trọn và toả bóng mát cho cả dân làng. Trong vòng tay của chúng tôi, những ngôi nhà trở nên mát mẻ, những chú trâu mới có bóng râm để nhởn nhơ gặp cỏ. Những trưa hè, chúng tôi thật hạnh phúc khi được ngắm những khuôn mặt trẻ thơ say nồng giấc ngủ trong tiếng võng kẽo kẹt dưới khóm tre. Hơn thế chúng tôi còn là những vật liệu để bà con dựng nhà, những ngôi nhà được làm từ tre rất mát mẻ và sạch sẽ. Dưới bóng chúng tôi là cả một nền văn hoá lâu đời đang từng ngày được nâng niu và gìn giữ. Trong đời sống sinh hoạt, chúng tôi còn làm ra những đồ dùng thân thuộc với mỗi người: đó là đôi đũa, làchiếc chõng tre, chiếc giường tre. Đối với mỗi gia đình nông dân, tre tôi là người bạn vô cùng thân thiết. Ngoài ra cây danh, nứa, một trong những họ nhà trẻ còn giúp con người chẻ lạt buộc nhà, nứa giúp cắm sào làm giàn cho bầu bí leo quấn quýt vào nhau. Tre còn gắn với tuổi già, cho họ chiếc ống điếu hút thuốclàm vui. Đối với trẻ con ở miền thôn quê thì tre còn có thể làm nên những trò chơi thú vị, bổ ích. Dưới những bãi đất rộng, được chúng tôi che hết ánh nắng oi ả của mùa hè, các bạn tha hồ chơi đùa thoả thích. Các bạn nữ còn trò gì thú vị hơn ngồi đánh chuyền với những que chắt bằng tre. Còn các bạnnam lại chạy nhảy reo hò theo tiếng sáo vi vút trên chiếc diều cũng được làm ra từ tre. Những cánhdiều đó sẽ đem ước mơ của các bạn về nơi xa
Kết quả hình ảnh cho cây tre

Trang Trai Lon
Xem chi tiết
nguyễn ngọc trang
Xem chi tiết
Linh Phương
9 tháng 8 2016 lúc 8:03

Những cách giải nghĩa của từ:

- Miêu tả đặc điểm sự vật. 

- Đưa ra từ đồng nghĩa.

- Trình bày khái niệm.

Ví Dụ:

 - Hèn nhát : là sợ hãi trước một vấn đề gì đấy, không dũng cảm để đối mặt và vượt qua nó.

- Giếng : là nơi chứa nước sinh hoạt hàng ngày được con người đào. Giếng thường xuất hiện  ở  làng quê.

- Rung rinh : là một sự chuyển động qua lại nhẹ nhàng, nhưng đủ để thính giác con người có thể nghe thấy.



 

Trịnh Thị Thúy Vân
9 tháng 8 2016 lúc 9:13

Những cách giải thích nghĩa của từ là :

+) Đưa ra khái niệm mà từ biểu thị

vd : Hình vuông là hình có bốn cạnh bằng nhau 

+) Đưa ra từ đồng nghĩa với từ biểu thị 

vd : Chăm chỉ : cần cù

+) Đưa ra từ trái nghĩa với từ biểu thị

vd : Can đảm : không nhút nhát 

+) Miêu tả đặc điểm của sự vật được miêu tả

vd : cặp sách là đồ dùng học tập làm bằng da hoặc nhựa , dùng để đựng đồ dùng học tập

Nguyễn Long
Xem chi tiết
Nguyễn Xuân Sáng
12 tháng 7 2016 lúc 13:24

Bài làm

Vạn vật đang chìm trong giấc ngủ, bỗng từ đằng đông, một quả cầu lửa khổng lồ từ từ nhô lên. Rồi chẳng biết từ đâu, tiếng gà gáy te te vang khắp làng trên xóm dưới. Một ngày mới bắt đầu trên quê em.

Ông mặt trời bị tiếng gà đánh thức bất ngờ nên chưa tỉnh hẳn. Ông vén tấm màn đêm, nhìn xuống trần gian bằng đôi mắt ngái ngủ, khuôn mặt tròn trĩnh, hồng hào trông thật ngộ. Cùng với sự thức tỉnh của mặt trời, vạn vật cũng bừng tỉnh giấc theo. Cây cối hả hê vươn tay đón chào ngày mới. Những giọt sương đêm còn đọng lại trên cành cây, ngọn cỏ long lanh như những hạt ngọc. Dưới ánh ban mai, chúng sáng bừng lên như những ngôi sao bé nhỏ, xinh xắn dưới trần gian. Cảnh vật dần thay đổi. Bóng tối đã bị ánh sáng đẩy lùi, phô ra vẻ đẹp của ban mai.


Khi những tia nắng đầu tiên vừa đến mặt đất, cả một không gian trong trẻo, sáng sủa đã mở ra trước mắt ta . Mặt trời lúc này đã tươi cười rạng rỡ chứ không còn uể oải, ngái ngủ nữa. Những tia nắng sớm tinh nghịch chạy đuổi nhau trên bãi cỏ còn đẫm sương đêm. Làng quê lúc này đẹp như một bức tranh nhiều màu. Trên trời, những đám mây trắng, hồng trôi lững lờ. Dưới cánh đồng, lúa đã bắt đầu ngả vàng. Những bông lúa nặng hạt, uốn cong như chiếc cần câu, ngả đầu vào nhau thầm thì trò chuyện. Gió thổi vi vu, sóng lúa rập rờn. Hương lúa thoang thoảng lan toả khắp không gian đánh thức khứu giác của những người khó tính nhất. Thỉnh thoảng có cánh cò trắng bay lượn trên không càng làm tô điểm thêm cho cảnh đẹp quê hương.


Trong làn gió nhẹ sớm mai, mặt sông lăn tăn gợn sóng. Những con sóng tinh nghịch nối đuôi nhau đùa giỡn xô vào bờ. Mấy cậu bé đồng quê đeo cái giỏ bé xinh bên mình lững thững đi dọc bờ sông tìm bắt cua còng. Khuôn mặt ánh lên niềm vui con trẻ.


Con đường làng quanh co, uốn lượn như một dải lụa khổng lồ. Hai bên đường, hàng cây nghiêm trang đứng chào ngày mới. Tiếng chim hót líu lo hoà với tiếng ve râm ran trong vòm lá tạo thành bản nhạc du dương nghe thật vui nhộn. Trên đường làng, tiếng cười nói ồn ào, náo nhiệt hẳn lên. Mấy bác nông dân đã vác cuốc ra đồng. Theo sau chân họ là mấy chú trâu chăm chỉ vừa đi vừa kêu khe khẽ “ọ ọ”. Cái mặt hớn hớn, cái đuôi phe phẩy vẻ khoái chí vì sắp được làm công việc quen thuộc hàng ngày giúp nhà nông.


Đám học trò tung tăng cắp sách tới trường. Trên vai, khăn quàng đỏ thắm tung bay. Chúng nói nói, cười cười làm rộn rã cả một đoạn đường. Mấy cô bác công nhân cũng vội vã đạp xe tới nơi làm việc. Màu áo xanh hoà với màu nắng sớm đang chan hoà khắp nơi. Tất cả đã sẵn sàng cho một ngày mới.
Yêu quê hương, em yêu những nét đẹp của quê mình. Vào thời điểm nào trong ngày, dù bình minh hay hoàng hôn cũng đều để lại ấn tượng sâu đậm trong em. Sau này, dù đi đâu, về đâu, em cũng không bao giờ quên được miền quê yêu dấu ấy.
49 66 nhé!

Kẹo dẻo
12 tháng 7 2016 lúc 13:46

                                                                      Bài1

Nghỉ hè vừa qua, em được về quê ngoại và thưởng thức một buổi bình minh rực rỡ trên quê hương yêu dấu . Buổi sớm hôm ấy thật là đẹp!Trời vừa sớm nhưng em đã thức dậy đi dạo quanh làng. Tiếng gà gáy râm ran khắp xóm. Khi trời mát mẻ,không gian thoáng đãng. Một làn gió thoảng qua làm xao động cành lá để lộ ra những hạt sương sớm longlanh. Bầu trời cao, rộng mênh mông, đây đó một vài đám mây trắng lững lờ trôi. Từ các mái bếp, những làn khói nghi ngút bay lên hoà quyện với sương sớm tạo thành những dải lụa mềm uốn lượn trên bầu trời. Ngoài đồng những bông lúa ngả đầu vào nhau thì thầm trò chuyện. Nhìn từ xa, cánh đồng trông như một tấm thảm màu xanh pha vàng trải rộng mênh mông. Đây đó trên cánh đồng lác đác một vài bác nông dân ra thăm ruộng. Từ các ngõ xóm, trên đường làng, các bà các chị gánh những gánh hàng, rau tươi su hào, cải bắp … mang ra chợ bán. Các em bé xúng xính trong những bộ quần áo sặc sỡ lon ton theo mẹ ra chợ. Những chú lợn eng éc đòi ăn, những chú kêu ăng ẳng, mọi người ý ới gọi nhau đi làm. Đằng đông, mặt trời tròn xoe, ửng hồng đang từ từ nhô lên sau bụi tre, chiếu những tia nắng ấm áp xuống mặt đất, xua tan màn sương sớm, nhuộm vàng những bông lúa làm cả xóm làng như sáng bừng lên giữa ánh bình minh. Bầu trời lúc này như trong và sáng hơn, mây trắng hiền hoà, từng đàn chim bay lượn thật là đẹp. Trên cáccành cây, những chú chim hót líu lo chào ngày mới. Ngoài đường, xe cộ đi lại nườm nượp, các bạn học sinh vui vẻ đến trường. Tất cả các màu sắc, cảnh vật, âm thanh đó như hoà quện với nhau tạo nên phong cảnh làng quê thật trù phú , tươi vui.Em rất yêu quê hương em- một làng quê thanh bình và trù phú. Em tự nhủ sẽ cố gắng học thật giỏi để maisau xây dựng quê hương ngày càng tươi đẹp ấm no hơn 
                                                                  Bài 2

Ò... Ó... 0... 0... Tiếng gà gáy sáng lảnh lót vang lên, em thức dậy trong tiếng gọi của một ngày mới bắt đầu.

Chao ôi! Quang cảnh xóm làng hiện ra trước mắt em mới đẹp làm sao! Vầng hồng ló dạng ở phương đông, sương sớm nhấp nhánh trên cành cây, kẽ lá. Làng mạc bồng bềnh trong làn sương mờ ảo. Từ những căn nhà trong xóm, ánh sáng hắt chiếu qua khung cửa sổ, những làn khói bếp bay lên, chúng hòa quyện với sương mai tựa như những dải lụa mềm mại trong không gian. Trời sáng dần, cây côi đang biến màu trong bước chuyển huyền ảo của đất trời. Ánh mặt trời bắt đầu tỏa sáng. Bụi hồng ánh sáng tràn lan khắp không gian bao phủ trên ngọn cây, mái ngói, ánh sáng chan hòa làm cho mọi vật lộ diện rõ hơn vẻ đẹp tươi tắn của mình. Ánh đèn ở các nhà loãng đi và tắt hẳn. Mặt trời dâng chầm chậm, lơ lửng giữa vũ trụ như một quả bóng bay mềm mại.

Trên con đường làng, các bác nông dân đã ra đồng làm việc, tiếng nói chuyện rì rầm, ho bàn bạc cho vụ mùa sáp đến. Trên thưa ruộng ven đê, bác nông dãn đang lom khom tháo nước, be bờ. Những dòng nước mát lành róc rách chảy vào ruộng lúa, nó tiếp thêm sức mạnh để cây lúa chống chọi được với nắng trời sẽ đổ xuông trong ngày.

Trời sáng rõ, từng đàn chim nghiêng mình chao lượn, chúng ríu rít gọi bầy rồi vút lên trên nền trời xanh thẫm. Cùng với đàn chim đáng yêu ấy, từng tốp học sinh cắp sách đến trường ai cũng râm ran trò chuyện thật vui. Xe máy, xe đạp qua lại trên đường. Các bà. các cô gánh rau đến chợ. Mọi người đều phấn khởi đón nhận một ngày mới trên quê hương.

                                                                             Bài3 

Ngày mới bắt đầu trên quê em thật đẹp, thật vui. Em yêu quê hương mình tha thiết. Em thầm mong mỗi ngày mới là một việc làm nhiều ý nghĩa đối với mỗi con người.

Tảng sáng, trời còn se lạnh. Tôi choàng tỉnh dậy ra sân tập thể dục và hít thở bầu không khí trong lành. Chà, không gian thật thoáng đãng, không khí trong lành đến tuyệt vời. Lúc này, phía đằng đông ông mặt trời vẫn còn say sưa ngủ trong chiếc chăn mỏng của màn mây. Từ những ngôi nhà có người dâỵ sớm, khói bếp bay là là quyện vào dải xương mờ như một dải lụa đào mềm mại uấn quanh làng quê. Cảnh vật lúc này còn mờ mờ ảo ảo, ấy thế mà những chú chim đã dậy từ lúc nào, hót ríu rít trên cành hòa nhịp với loa phóng thanh của hợp tác xã tạo nên một bản nhạc du dương trầm bổng đón trào một ngày mới. 

Màn đêm mờ mờ ảo ảo đang lắng dần rồi chìm vào đất, làng quê như bông bềnh, nổi giữa hơi sương. sau một một hồi đấu tranh ngái ngủ, ông mặt trời vục dậy vứt bỏ chiếc chăn với màn mây đen khổng lồ. Ánh sáng của ông làm cho những bóng điện trở nên vô duyên rủ nhau đi ngủ tiếp. Cảnh vật hiện ra rõ mồn một. Trên trời, những đám mây như đang bay nhanh hơn . Chị gió bắt đầu làm việc. Chị len lỏi vào vườn cây. Đánh thức cây và mầm xanh dậy. Cây cối sau một giấc ngủ dài vuơn vai thức dậy làm cho những hạt sương long lanh lăn nhẹ nhàng. Những nụ hoa kiêu hãnh như còn đang ngái ngủ được anh ong chị bướm đánh thức. Những ánh nắng làm cho những cánh hoa cựa mình lim dim mở mắt. 

Ngày mới ở quê tôi rất rộn ràng với nhiều hoạt động. Ngoài sân, chị mái mơ lục cục dẫn đàn con đi kiếm mồi. Lũ vịt bầu bì bạch ra ao ăn sáng. Cô mèo mướp ưỡn ẹo đi ra ngoài sân phưỡn cái bụng trắng hông sưởi nắng. Cả thôn xóm bắt đầu náo động với những âm thanh khác nhau. Tiếng trẻ con ý ới gọi nhau đến trường từ đầu làng vọng ra. Tiếng quốc xẻng leng keng của các bác nông dân ra đồng. Tiếng động cơ nổ ròn của các cô chú đi xe máy đến công ty làm việc. 

Quả là một ngày mới bắt đầu trên quê hương tôi. Càng ngắm tôi càng thấy yêu quê mình hơn. Tôi hứa sẽ học thật giỏi để mai này xây dựng quê hương đất nước thêm giầu đẹp                                                                        

Nguyễn Xuân Sáng
12 tháng 7 2016 lúc 13:41

smiles Tho bua 6

Nguyễn Long
Xem chi tiết
Kẹo dẻo
10 tháng 7 2016 lúc 9:17


Đoạn thơ bộc lộ những cảm xúc và suy nghĩ của tác giả về người mẹ. hình ảnh tóc mẹ bạc trắng vì thời gian làm cho tác giả xúc động đến nôn nao. Ý đối lập trong hai câu thơ “Lưng mẹ cứ còng xuống dần/Cho con ngày một thêm cao” như muốn bộc lộ suy nghĩ về lòng biết ơn của tác giả đối với mẹ. mẹ đem đến cho con cả cuộc đời trong lời hát, mẹ chắp cho con đôi cánh để rồi lớn lên con sẽ bay xa. Những cảm xúc và suy nghĩ của tác giả về người mẹ thật đẹp đẽ biết bao nhiêu.

Anh Tuan Vo
11 tháng 7 2016 lúc 18:22

Bài văn cho thấy đứa con rất hành hạ mẹ của nó. Nó bắt mẹ nó cõng nó để nó cao lớn rồi sau này nó phản phúc, bất hiếu, đến nỗi tóc mẹ nó bạc phơ vì quá cực nhọc. Bài thơ phản ánh sự bất hiếu của những đứa con đối với mẹ của mình.

Dương Nguyễn
14 tháng 8 2016 lúc 12:10

Tác giả là một người đầy tình cảm, và ông đã viết bài thơ về mẹ để bộc lộ cảm xúc yêu quý của mình dành cho người mẹ đáng kính. Cũng như ngày ngày ông trông thấy mẹ vất vả mà lại càng thương, càng quý. Qua từng lời thơ, ông như tỏ lòng biết ơn đối vs mẹ của mình, lòng biết ơn vô bờ bến. Ông còn muốn nói lên sự vất vả lo cho con khôn lớn của người mẹ để mọi người thấu hiểu cho nỗi lòng của người mẹ, và cảm thấy người mẹ thật cao cả, thật vĩ đại để yêu mẹ mình hơn.

trần minh thu
Xem chi tiết
Đỗ Nguyễn Như Bình
25 tháng 6 2016 lúc 10:48

Đây là giới thiệu về nhà văn Nguyễn Huy Tưởng:

Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng sinh ngày 6/5/1912, tại làng Dục Tú, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, nay là xã Dục Tú, huyện Đông Anh, Hà Nội. Cha là một ông Tú nghèo sống nhờ vợ tần tảo buôn bán. Bẩy tuổi cha mất, mẹ gửi ra Hải Phòng ở với gia đình người chị, học tiểu học ở trường Bonnal. Năm 1932, 20 tuổi, đậu bằng thành chung và cũng bắt đầu học chữ Hán. Sau ba năm vất vả tìm việc, đến 1935 thi đậu vào ngạch thư ký nhà đoan (cơ quan hải quan- tiếng Pháp: customs office). Năm 1939, cưới vợ con quan. Song song với đời sống công chức nhà đoan, Nguyễn Huy Tưởng có một sinh hoạt nội tâm phong phú, rất giàu cung bậc của người trí thức: chăm đọc sách, chịu khó tìm ý tưởng, hàng ngày viết nhật ký.

Đỗ Nguyễn Như Bình
25 tháng 6 2016 lúc 10:49

Đây là tóm tắt sự nghiệp của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng:

Năm 1930, ông tham gia các hoạt động yêu nước của thanh niên học sinh ở Hải Phòng. Năm 1935 ông làm thư ký nhà Đoan (Thuế quan) ở Hải Phòng, sau đó quay về Hà Nội. Năm 1938 ông tham gia Hội Truyền bá Quốc ngữ và phong trào hướng đạo sinh ở Hải Phòng. Năm 1943 ông gia nhập nhóm Văn hóa cứu quốc bí mật và được bầu làm Tổng thư ký Hội Truyền bá Quốc ngữ Hải Phòng. Sau đó ông tiếp tục hoạt động ở Hà Nội, Nam Định và Phúc Yên.

Tháng 6 1945, Nguyễn Huy Tưởng tham gia ban biên tập tạp chí Tiên Phong của Văn hóa cứu quốc. Tháng 8 năm đó, Nguyễn Huy Tưởng đi dự Đại hội quốc dân ở Tân Trào. Ông còn là đại biểu văn hóa cứu quốc, giúp biên tập các tờ báo Cờ giải phóng, Tiên Phong. Tiếp đó ông giữ chức vụ Tổng thư ký Ban Trung ương Vận động đời sống mới. Cách mạng Tháng Tám thành công, Nguyễn Huy Tưởng trở thành người lãnh đạo chủ chốt của Hội văn hóa cứu quốc.

Nguyễn Huy Tưởng là đại biểu Quốc hội khóa 1 năm 1946. Tháng 4 năm đó, vở kịch Bắc Sơn của ông được công diễn ở Nhà hát lớn Hà Nội đem lại thành công lớn. Tháng 7, ông được bầu là Phó thư ký Hội Văn hóa cứu quốc Việt Nam. Tháng 12 năm 1946, toàn quốc kháng chiến, ông tổ chức và đưa Đoàn văn hóa kháng chiến lên Việt Bắc. Tiếp tục hoạt động văn hóa, ông là ủy viên Thường vụ Hội Văn nghệ Việt Nam, thư ký toà soạn Tạp chí Văn nghệ và tham gia tiểu ban Văn nghệ Trung ương Đảng.

Năm 1951, ông tham gia chiến dịch biên giới. Trong hai năm 1953, 1954 ông công tác giảm tô trong cải cách ruộng đất. Sau hòa bình 1954, ông làm Uỷ viên ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa 1. Ông là người sáng lập và là giám đốc đầu tiên của Nhà xuất bản Kim Đồng.

Kẹo dẻo
26 tháng 6 2016 lúc 8:17

Nguyễn Trãi sinh năm 1380, hiệu là Ức Trai, quê ở Chi Ngại (Chí Linh, Hải Dương) sau dời về Nhị Khê (Thường Tín, Hà Tây). Cha là Nguyễn Phi Khanh, một học trò nghèo, học giỏi, đỗ thái học sinh (tiến sĩ). Mẹ là Trần Thị Thái, con Trần Nguyên Đán, một qúy tộc đời Trần. 

Lên sáu tuổi, mất mẹ, lên mười tuổi, ông ngoại qua đời, ông về ở Nhị Khê, nơi cha dạy học. Năm hai mươi tuổi, năm 1400, ông đỗ thái học sinh và hai cha con cùng ra làm quan với nhà Hồ. Năm 1407, giặc Minh cướp nước tạ Nguyễn Phi Khanh bị chúng đưa sang Trung Quốc. Nguyễn Trãi và một người em đi theo chăm sóc. Nghe lời cha khuyên , ông trở về, nhưng bị quân Minh bắt giữ. Sau đó, ông tìm theo Lê Lợi. Suốt mười năm chiến đấu, ông đã góp công lớn vào chiến thắng vẻ vang của dân tộc.

Đầu năm 1428, quét sạch quân thù, ông hăm hở bắt tay vào xây dựng lại nước nhà thì bỗng dưng bị nghi oan và bắt giam. Sau đó ông được tha, nhưng không còn được tin cậy như trước. Ông buồn, xin về Côn Sơn. Đó là vào những năm 1438 - 1440. Năm 1440, Lê Thái Tông mời ông trở lại làm việc và giao cho nhiều công việc quan trọng. Ông đang hăng hái giúp vua thì xảy ra vụ nhà vua chết đột ngột ở Trại Vải (Lệ Chi Viên, Bắc Ninh). Vốn chứa thù từ lâu đối với Nguyễn Trãi, bọn gian tà ở triều đình vu cho ông âm mưu giết vua, khép vào tội phải giết cả ba họ năm 1442. 

Nỗi oan tày trời ấy, hơn hai mươi năm sau, 1464, Lê Thánh Tông mới giải tỏa, rồi cho sưu tầm lại thơ văn ông và tìm người con trai sống sót cho làm quan. 

Nhìn chung, ở cuộc đời Nguyễn Trãi nổi lên hai điểm cơ bản sau: 

Nguyễn Trãi là bậc đại anh hùng dân tộc và là một nhân vật toàn tài hiếm có của lịch sử Việt Nam trong thời đại phong kiến. Ở Nguyễn Trãi có một nhà chính trị, một nhà quân sự, một nhà ngoại giao, một nhà văn hóa, một nhà văn, một nhà thơ tầm cỡ kiệt xuất. 

Nhưng Nguyễn Trãi cũng là một người đã phải chiụ những oan khiên thảm khốc, do xã hội cũ gây nên cũng tới mức hiếm có trong lịch sử. 

SỰ NGHIỆP THƠ VĂN: 
- Nhà văn, nhà thơ lớn: là anh hùng dân tộc, Nguyễn Trãi còn là nhà văn, nhà thơ lớn. Ông còn để lại nhiều tác phẩm có giá trị. "Quân trung từ mệnh tập" là những thư từ gửi cho các tướng giặc và những giấy tờ giao thiệp với triều đình nhà Minh, nhằm thực hiện kế "đánh vào lòng", ngày nay gọi là địch vận. "Bình Ngô đại cáo" lấy lời Lê Lợi tổng kết 10 năm chống giặc, tuyên bố trước nhân dân về chính nghĩa quốc gia, dân tộc, về qúa trình chiến đấu gian nan để đi đến chiến thắng vĩ đại cuối cùng giành lại hòa bình cho đất nước. "Lam Sơn thực lục" là cuốn sử về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. "Dư địa chí" viết về địa lý lịch sử nước ta. "Chí Linh sơn phú" nói về cuộc chiến đấu chống giặc Minh gian khổ và anh hùng. Các tác phẩm ấy đều là văn bằng chữ Hán. 

Về thơ, có hai tập: "Ức trai thi tập" bằng chữ Hán, "Quốc âm thi tập" bằng chữ Nôm, tức chữ Việt, đó là thơ cả một đời, từ lúc trẻ đến tuổi già, nhiều nhất là khoảng 10 năm tìm đường và thời gian về nghỉ ở Côn Sơn. Nội dung thấy rõ trong đó là tâm tình đối với quê hương, gia đình, với nước, với dân, với bao éo le trong cuộc đời... 

- Tình yêu quê hương gia đình: Nội dung thơ văn ông rất phong phú. Đây chỉ nói vắn tắt một vài khía cạnh. Nét đầu tiên là niềm tha thiết với thiên nhiên ở quê hương. Bắt đầu là những cái nhỏ nhặt, tưởng như không đâu, nhưng chan chứa thân thương. Rau muống, mồng tơi, râm bụt, cây chuối, cây đa, cây mía... đều thành vần điệu. Đào, liễu, tùng, trúc cao sang đứng liền bên cạnh rau muống, mồng tơi quê mùa một cách tự nhiên. Không chút gì phân biệt sang hèn. Tất cả đều được lòng ông trìu mến. Ông nói một cách trang trọng: "Hái cúc, ương lan, hương bén áo, Tìm mai, đạp nguyệt, tuyết xâm khăn", mà cũng vừa vui tươi chân chất: "Ao cạn, vớt bèo cấy muống, Trì thanh, phát cỏ ương sen". Ông phát hiện ra cái đẹp bình dị rất bất ngờ: Đêm trăng gánh nước thì gánh luôn trăng đem về ("Chè tiên nước ghín nguyệt đeo về"). Bầu trời không mây, trong suốt một màu xanh, ông thấy đó là một bầu ngọc đông lại ("Thế giới đông nên ngọc một bầu"). Thuyền bè chen nhau gối đầu lên bãi, ông nhìn thành một đám tằm lúc nhúc ("Tằm ươm lúc nhúc thuyền đầu bãi"). Con rùa, con hạc, núi, chim, mây, trăng, ông coi là con cái, là láng giềng, là anh em: "Rùa nằm, hạc lẩn nên bầy bạn, U ấp cùng ta làm cái con...", "Núi láng giềng, chim bầu bạn, Mây khách khứa, nguyệt anh tam". Có lúc, ông như hòa tan mình vào thiên nhiên đến mức dòng suối, tảng đá phủ rêu, vòm thông tán trúc như hòa nhập với ông làm một: "Côn Sơn có suối rì rầm. Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai, Côn Sơn có đá rêu phơi, Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm, Trong lèn thông mọc như nêm, Tha hồ muôn lọng ta xem chốn nằm, Trong rừng có bóng trúc râm, Giữa màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn"... (Côn Sơn ca - dịch). 

Tiếp theo là niềm tha thiết với bà con thân thuộc ở quê nhà. Thời còn giặc Minh, nhiều năm ông phải lẫn tránh khắp nơi, xa nhà, xa quê, xa bà con thân thuộc với bao nỗi buồn rầụ Đêm thu, xa nhà, bên ngọn đèn khuya, ông day dứt: :Gió thu đến, lá rụng rồi. mình vẫn lận đận quê người, Đêm mưa, bên ngọn đèn leo lét, hồn mộng cứ vẫn vơ mãi nơi đất khách" (Đêm thu đất khách - dịch). Tiết Thanh minh đến, theo tục, con cháu phải về thăm mồ mã ông bà, sửa sang, bồi đắp, thắp nén hương tưởng nhớ, cho đúng đạo làm con cháu, thế mà đã bao năm ông không về được. Ông chỉ não lòng: "Thân mình xa ngàn dặm, mồ mã ông bà ở quê không sao giẫy cỏ thắp hương, Mười năm đã qua, những nguời ruột thịt, quen thân cũ đã chẳng còn ai, Đành mượn chén rượu ép mình uống, không cho lòng cứ ngày ngày xót xa nỗi nhớ quê" (Thanh minh - dịch). 

Ông mất mẹ lúc mới lên sáu. Lòng con thương mẹ càng nồng. Ông bà ngoại, cậu, dì đều ở Côn Sơn. Quê nội nhiều đời cũng ở đó. Một lần đi thuyền về thăm, ông ôn lại bao nỗi đắng cay trong những ngày lưu lạc. Nghe sao mà tha thiết: "Mười năm rồi mình trôi dạc như cánh bèo, Đêm ngày nổi nhớ quê cứ như giày vò trong lòng, Bao lần đã gửi hồn tìm về quê cũ, Nhưng rồi đành nhỏ nước mắt thấm máu mà gội rửa trong tưởng tượng nấm mồ mẹ, mồ mã ông bà, còn xóm làng, bà con, trong lúc giặc giày xéo thì tránh sao được những hành vi bạo tàn của chúng! mà mình thì cứ đang phải thương xót suông, Trời: biết làm sao đây! Một đêm trôi qua bên gối, không cách nào nhắm mắt được" (viết trên thuyền về Côn Sơn - dịch). 

- Đời sống trong sạch, suốt đời một lòng vì nước vì dân: Trở về với nông thôn, ông yên lòng và tự hào: "Quê cũ nhà ta thiếu của nào, Rau trong nội, cá trong ao". Cấy cày là niềm vui: "Một cày một cuốc thú nhà quề, Áng chúc lan chen vãi đậu kê". Người dân bùn lấm đáng được biết ơn: "Ăn lộc đền ơn kẻ cấy cày". Cuộc sống giản dị, nghèo mà thanh: "Bữa ăn dầu có dưa muối, Áo mặc nài chi gấm là", "Hài cỏ đẹp chân đi đủng đỉnh, Áo bô quen cật vận xềnh xoàng", xa lánh chốn lợi danh nham hiểm: "Co qoe thay bấy ruột ốc, Khúc khuỷu làm chi trái hòe". Ông ca ngợi chi tiết của tùng, trúc, mai, ba cây không chịu khuất phục trước giá lạnh mùa đông và ông luôn giữ một tấm lòng trong sạch, một tấm "lòng thơm". 

Lòng thơm ấy là lòng yêu nước thương dân. Có khi ông gọi đó là "lòng trung hiếu", "lòng ưu ái". Nó suốt đời sôi nổi: "Bui có một lòng trung liễn hiếu, Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen", "Bui một tấc lòng ưu ái cũ, Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông". Nó dựa trên lý tưởng nhân nghĩa. Nhân nghĩa là một tư tưởng cao qúy xuyên thấm cuộc đời và thơ văn ông. Đối với ông, nhân nghĩa là "yên dân", "trừ bạo" hay "Trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngược". Được như vậy mới thực sự "Có nhân, có trí, có anh hùng". Nhân trí, anh hùng ấy thuộc lòng yêu nước cao cả của ông, yêu nước bằng tư tưởng, tình cảm, bằng hành động cứu nước lo dân tuyệt vời. Nói cụ thể như : "cái nhân, cái nghĩa lớn nhất là phấn đấu đến cùng chống ngoại xâm, diệt bạo tàn, vì độc lập của nước, hạnh phúc của dân". Đất nước bị ngoại xâm, nó hiện thành lòng lòng căm thù giặc cao độ và ý chí kiên trì, gang thép tiêu diệt quân thù: "Căm giặc nước thề không cùng sống", "Nếm mật nằm gai, há phải một sớm hai tối, Quên ăn vì giận, sách lược thao suy xét đã tinh". Quân giặc quét sạch rồi, nó là khát khao xây dựng một đất nước hưng thịnh, nhân dân đời đời ấm no hạnh phúc: "Xã tắc từ đây bền vững, Giang sơn từ đây đổi mới...., Muôn thởu nền thái bình vững chắc".

Nguyễn Long
Xem chi tiết
Bùi Thị Thanh Trúc
12 tháng 7 2016 lúc 16:36

Ông mặt trời tỏa nắng chói chang, làm không khí thật oi ả.Bỗng nhiên mây đen kéo đến, trời nổi giông làm cho lá rụng la tả, bụi bay mù mịt.Những đám mây lớn, nặng bao phủ cả bầu trời.Cơn gió lành lạnh thổi qua mang theo vài hạt mưa.Mưa mau dần. lẹt đẹt, xiên xẹo theo gió, hạt mưa rào rào bắn xuống lòng đường trắng xóa.Nước chảy lênh láng, chỉ ít phút đường bây giờ đã toàn là nước.Cành cây nghiêng ngả theo gió, cành to thì sà vào dây điện.Mọi người kéo nhau dạt vào hai bên đường người thì trú lại, người thì mặc áo mưa đi tiếp.Trên vỉa hè mỗi lúc một đông.Mọi người xúm xít vào với nhau để cho người khác trú.Con đường vẫn có những chiếc xe máy đi qua chắc là họ có bận việc gì thế mới không kịp dừng xe để mặc áo mưa.Mưa mỗi lúc một to, những hạt mưa nhảy nhót trên mái nhà lộp độp, lộp độp.Tia chớp lóe sáng loằng ngoằng trên bầu trời xám xịt.Tiếng sấm rèn vang khiến cho những em bé nép mình vào người mẹ.Trong nhà bỗng tối sầm lại, một cái mùi xa lạ đến khó tả.Con mèo nằm co ro trên giường, thỉnh thoảng meo meo nhìn trời mưa như sợ hãi.Mưa đến đột ngột và tạnh cũng bất ngờ.Mưa đang ào ạt, thưa dần rồi tạnh hẳn.

 

Sau cơn mưa trời lại sáng.Mặt trời ló ra những tia nắng ấm áp, nhè nhẹ xiên xuống mặt đường.Cỏ cây được tắm gội sạch sẽ.Những chiếc lá sạch bóng, xanh mát như ai vừa chùi.Chim chóc từ đâu bay ra lại hót líu lo.Mọi người ồ ạt xuống lòng đường.Mưa đem lại nước và cái mát dịu cho cây cối, con vật và mọi người để xua đi cái nắng nóng oi ả.

NgâyThơ Trongsáng Dễtinn...
Xem chi tiết
Di Lam
15 tháng 8 2016 lúc 7:44

 qua

giải thích: nếu có từ ''qua'' tkì câu này thiếu cn

cách sửa:bỏ ''qua''

Nguyễn Thành Đức
10 tháng 10 2016 lúc 18:03

từ mắc lỗi là từ qua

sửa đổi: qua => câu

Lê Thị Mỹ Linh
13 tháng 10 2016 lúc 19:41

qua => câu