Hướng dẫn soạn bài Bánh chưng, bánh giầy

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Phạm Ngân Hà
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
18 tháng 8 2016 lúc 16:13

Ý nghĩa của phong tục làm bánh chưng, bánh giầy của người Việt Nam:

+ Đề cao lao động người nông ,công sức lao động chăm chỉ, cần cù và thể hiện sự quý trọng nghề nông, quý trọng sản phẩm do con người làm ra

+ Nhớ ơn công lao của chàng trai gắn liền với đồng ruộng Lang Liêu đã sáng tạo ra thứ bánh ý nghĩa này

+ Tưởng nhớ trời, đất thể hiện mối quan hệ khăng khít giữa con người với thiên nhiên trong lối sống

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh
18 tháng 8 2016 lúc 15:55

Tết Nguyên đán (Tết cả) là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống Việt Nam từ hàng ngàn đời nay. Ngày Tết là dịp để mọi người thể hiện sự ấm no hạnh phúc, là ngày gia đình sum vầy, quây quần bên nhau: gói chiếc bánh chưng, trông nồi nước luộc… hay đơn giản chỉ là ngồi với nhau trong bữa cơm gia đình ấm áp. Tết cũng là dịp để mọi người Việt Nam tưởng nhớ, tri ân tổ tiên, nguồn cội (Cúng lễ tổ tiên, Tết thanh minh…); và cũng là thời gian để giao cảm nhân sinh trong quan hệ đạo lý “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và tình nghĩa xóm làng… Bánh chưng hình vuông, màu xanh, tượng trưng trái Đất, âm. Bánh dầy hình tròn, màu trắng, tượng trưng Trời, dương, thể hiện triết lý Âm Dương, Dịch, Biện chứng Phương Đông nói chung và triết lý Vuông Tròn của Việt Nam nói riêng.

Nguyen Thi Mai
18 tháng 8 2016 lúc 16:14

+ Phong tục ấy vừa thể hiện nét đẹp trong sinh hoạt văn hoá ẩm thực của người Việt ta, vừa thể hiện ý thức tôn kính tổ tiên, tôn kính những giá trị vật chất và tinh thần của dân tộc.

+ Phong tục ấy cũng đồng thời là lời nhắn nhủ với con cháu đời nay về việc gìn giữ và phát huy những truyền thống đạo lí tốt đẹp của ông cha ta ngày trước. 

hạt đào
Xem chi tiết
LIÊN
19 tháng 8 2016 lúc 9:24
1. "Tổ tiên ta từ khi dựng nước, đã truyền được sáu đời" – lời nói của Vua Hùng xác định thời gian xảy ra câu chuyện. Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh đất nước thanh bình và nhà vua đã già. Ý định của vua trong việc chọn người nối ngôi tức phải nối được chí của vua, không nhất thiết là con trưởng. Chính vì thế, nhà vua dùng hình thức thử tài để chọn (nhân lễ Tiên vương, ai làm vừa ý vua sẽ được truyền ngôi).2. Trong số các người con của vua, chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ, vì: Mẹ chàng trước kia bị vua cha ghẻ lạnh, ốm rồi chết. So với anh em, chàng là người thiệt thòi nhất. Mặt khác, tuy là con vua, nhưng "từ khi lớn lên, ra ở riêng" chàng "chỉ chăm lo việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai" – sống cuộc sống như dân thường. Đồng thời, chàng là người hiểu được ý thần: "Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo"; đồng thời chàng có trí sáng tạo để thực hiện được ý đó: lấy gạo làm bánh để lễ Tiên vương.3. Hai thứ bánh của Lang Liêu được vua cha chọn để tế Trời, Đất, Tiên vương và Lang Liêu được chọn nối ngôi vua vì: hai thứ bánh đó thể hiện công sức lao động chăm chỉ, cần cù và thể hiện sự quý trọng nghề nông, quý trọng sản phẩm do con người làm ra; hai thứ bánh đó thể hiện ý tưởng sáng tạo sâu xa: bánh tròn tượng hình Trời, bánh vuông tượng hình Đất, với cách thức gói "các thứ thịt mỡ, đậu xanh, lá dong là tượng cầm thú, cây cỏ muôn loài" và "lá bọc ngoài, mĩ vị để trong" thể hiện mối quan hệ khăng khít giữa con người với thiên nhiên trong lối sống và trong nhận thức truyền thống của người Việt Nam; đồng thời thể hiện truyền thống đoàn kết, gắn bó và tinh thần đùm bọc nhau giữa những người dân đất Việt vốn là anh em sinh từ một bọc trứng Lạc Long - Âu Cơ.Việc vua Hùng chọn Lang Liêu nối ngôi chứng tỏ vua trọng người vừa có tài có đức vừa có lòng hiếu thảo; đồng thời qua đó cũng đề cao lao động và phẩm chất sáng tạo trong lao động của nhân dân.4. Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy có nhiều ý nghĩa, trong đó nổi bật nhất là: thông qua việc giải thích nguồn gốc sự vật (bánh chưng, bánh giầy – hai thứ bánh tiêu biểu cho truyền thống văn hoá ẩm thực của người Việt Nam trong dịp tết cổ truyền Việt Nam), truyện đề cao trí thông minh và lòng hiếu thảo của người lao động, đề cao nghề nông. Qua cách vua Hùng lựa chọn người nối ngôi là Lang Liêu, truyện còn đề cao ý thức tôn kính tổ tiên, xây dựng phong tục tập quán trên cơ sở coi trọng những giá trị sáng tạo thiêng liêng của nhân dân, ca ngợi truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc Việt Nam.
TAN
21 tháng 9 2016 lúc 8:05

ko soan bai thi gay

 

Cheval
24 tháng 11 2016 lúc 20:01

Bạn vào chỗ lý thuyết , có đó

my na mymy
Xem chi tiết
Phạm Ngọc Linh
19 tháng 6 2016 lúc 7:48

Dễ mà nhưng bây giờ mk ko tiện cho lắm.Sorybucminh

Đỗ Nguyễn Như Bình
19 tháng 6 2016 lúc 9:50

sorry 

Đỗ Nguyễn Như Bình
19 tháng 6 2016 lúc 9:50

em đang bận

Nguyễn Thị Mai Trang
Xem chi tiết
Thảo Phương
9 tháng 8 2016 lúc 13:43

Ai đã một lần đọc''Bánh chưng,bánh giầy'' sẽ không quên được chi tiết''Thần báo mộng''.Trước''bài toán''của cua cha,Lang Liêu đã nhiều đêm thao thức.Vào một đêm,Thần xuất hiện trong giấc mộng của Lang Liêu.Thần báo:''Trong trời đất không có gì quý bằng hạt gạo,hãy lấy gạo làm bánh mà dâng lễ Tiên Vương''.Đây là một chi tiết rất quen thuộc trong truyện dân gian.Các nhân vật mồ côi,bất hạnh vẫn được thần tiên giúp đỡ khi bế tắc.Chi tiết này cũng rất thú vị làm em vô cùng thích thú.Thần chỉ mách bảo về nguyên liệu mà không hướng dẫn cách làm.Thần đã tin tưởng Lang Liêu muốn chàng thể hiện tài năng,sự sáng tạo của mình.Đây là một chi tiết tưởng tượng,kì ảo,đậm màu sắc huyền thoại nhưng có ý ngĩa sâu sxa.Tại sao trong các Lang chỉ có Lang Liêu được báo mộng?Phải chăng chỉ có Lăng Liêu là người có đủ đức và tài.Chàng là người gắn bó với ruộng đồng,gần gũi với nhân dân nên chỉ có chàng là người duy nhất hiểu được ý Thần và thực hiện được lời Thần.Lời mách bảo của Thần đã đề cao nghề nông,đề cao sản phẩm lao động của người nhân dân.Thần còn thể hiện sự quý trọng giá trị của hạt lúa,hạt gạo.Người xưa đã thể hiện trí tưởng tượng phong phú,bay bổng.Bày tỏ niềm tự hào về người lao động.Em sẽ nhớ mãi hình ảnh ;;Thân báo mộng'' như nhớ về sự tích của bánh chưng bánh giầy

Lê Nguyên Hạo
9 tháng 8 2016 lúc 13:28

sgk k có

Lê Nguyên Hạo
9 tháng 8 2016 lúc 13:28

chưa đọc sao làm

trần minh thu
Xem chi tiết
Nguyễn Kim Loan
4 tháng 9 2016 lúc 8:44

Khi em bé ngã anh phải dỗ dành

Có đồ chơi đẹp cũng nhường em luôn

Nguyễn Thái Hưng
Xem chi tiết
Tình Trần Thị
18 tháng 5 2016 lúc 19:17

   Những năm em học ở bậc Tiểu học có rất nhiều giờ học đáng nhớ nhưng em không bao giờ quên giờ học cách đây một tháng. Giờ học ấy cô giáo đã đê lại trong lòng em tình cảm khó quên.

   Hôm ấy, cô giáo em mặc chiếc áo dài màu vàng rất đẹp. Mái tóc đen dài được buộc gọn trên đỉnh dầu, nhìn cô rất tươi tắn. Cô chảo cả lớp bằng một nụ cười rạng rỡ. Giờ học bắt đầu. bải giáng của cô hôm ấy diễn ra rất sôi nổi. Giọng nói cô ngọt ngào, truyền cảm. Đôi mắt cô lúc nào cũng nhìn tháng xuống lớp. Đôi mắt ấy luôn thể hiện sự cổ vũ, động viên chúng em. Cô giảng bài say sưa đến nỗi trên khuôn mặt hiền từ đã lấm tấm mồ hôi mà cô vẫn không để ý. Cô giảng bài rất dễ hiểu. Qua lời giảng ấy, em cảm nhận được cái hay, cái đẹp của mỗi bài thơ, bài văn. Những lời cô giảng em khắc sâu vào tâm trí không bao giờ quên.

   Thỉnh thoảng, cô đi lại xuống cuối lớp. xem học sinh thảo luận nhóm, xem chúng em ghi bài. Cô đến bên những bạn học yếu để gợi ý, giúp đỡ. Cô luôn đật ra những câu hỏi từ dễ đến khó để kích thích sự chủ động sáng tạo của chúng em. Cô lúc nào cũng gần gũi với học sinh, lắng nghe ý kiến cùa các bạn. Giữa giờ học căng tháng, cô kề cho chúng em nghe những mẩu chuyện rất bổ ích. Cô kể chuyện rất hấp dẫn. Bạn Hưng nghe cô kể cứ há miệng ra nghe mà không hề hay biết. Nhìn bạn, cả lớp cười ồ lên thật là vui. Một hồi trống vang lên báo hiệu giờ ra chơi. Tiết học kết thúc, nét mặt của các bạn trong lớp và cô giáo rạng rỡ niềm vui.

   Em rất yêu quý và kính trọng cô giáo của mình. Em thầm hứa sẽ cố gắng học thật giỏi đế trở thành người có ích cho đất nước như cô đã từng dạy chúng em.

tiểu thư họ nguyễn
18 tháng 5 2016 lúc 19:35

Sau giờ chào cờ đầu tuần, chủng tôi trở về lớp học. Cô giáo chủ nhiệm của lớp 5A chúng tôi đã có mặt từ lúc nào. Cô mỉm cười đáp lời chào của chúng tôi rồi ra hiệu cho cả lớp ngồi xuống. Tiết học bắt đầu.

Như thường lệ, cô nhìn khắp lớp một lượt kiểm tra xem bạn nào vắng mặt. “Chúng ta bắt đầu tiết Tập đọc nhé!” Nói xong, cô nhẹ nhàng ngồi xuống ghế, giở sổ ra gọi các bạn lên trả bài. Hôm nay, bạn nào cũng thuộc bài, cô mỉm hài lòng nét mặt rạng rỡ hẳn lên. Kì thực cô đã gần ba mươi và đã có hai em nhỏ: một em học lớp Hai và một em học lớp Mẫu giáo. Cô nhận xét và biểu dương tinh thần học tập ở nhà của chúng tôi rồi chuyển sang bài mới. Bài “Mùa hoa bưởi” một bài thơ được sáng tác theo thể thơ tự do, phù hợp với cách diễn tả tình cảm khoáng đạt và sâu lắng. Lớp tôi, ai cũng thích cô đọc thơ. Chao ôi! Giọng đọc của cô mới ngọt ngào, truyền cảm làm sao! Tôi ngồi khoanh tay, mắt chăm chú nhìn cô, cô nuốt lấy từng từ, từng chữ, từng câu thơ mượt mà. Giọng cô lúc trầm lúc, lúc bổng tha thiết như âm điệu dân ca xứ Nghệ. Đọc xong, cô yêu cầu một bạn đọc lại. Sau đó, cô tiếp tục giảng bài. Cô giảng cặn kẽ từng ý thơ, lời thơ, nhịp điệu, từ ngữ, hình ảnh, âm thanh… Cô cho chúng tôi biết sông Ngàn Phố ở nơi nào trên bản đồ, rồi cho xem tranh vẽ cảnh vườn bưởi, dòng sông Ngàn Phố với những chuyến đò đầy ắp bưởi xuôi ngược. Cô vừa giảng, vừa ghi bảng những ý chính của bài. Cái dáng cao cao, thon thả được bó gọn trong chiếc áo dài màu thanh thiên di chuyển thật nhẹ nhàng, khi thì trước mặt chúng tôi, khi thì trên bục giảng. Bàn tay cô chậm rãi từng nét, từng đòng đều tắp hiện dần lên trên tấm bảng đen thật rõ ràng. Mỗi khi gọi bạn nào lên trả lời câu hỏi, cô nhìn bạn, ánh mắt thật dịu dàng pha lẫn sự khuyến khích động viên. Cuối tiết học, bạn nào cũng đọc thật diễn cảm bài thơ và dường như ai cũng gần thuộc lòng. Cô nở một nụ cười rạng rỡ rồi nhận xét tiết học hôm nay, tuyên dương những bạn học nghiêm túc, phát biểu sôi nổi, đồng thời cô cũng nhắc nhở thêm một số bạn chưa đóng góp ý xây dựng bài hoặc còn chưa nghiêm túc, chưa tập trung, hay nhìn ra ngoài.

Cô chủ nhiệm của mình hết lòng thương yêu học sinh. Lúc nào cô cùng mong chúng mình học tốt. Cô thường nói: “Moi tiết học là một bài học quý cả về kiên thức, kĩ năng và đạo lí làm người.


 

Nuyễn Đình Hào
22 tháng 11 2017 lúc 22:40

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa”

Đó chính là những câu thơ nói về nghề giáo, nghề mà luôn được yêu quý, kính trọng. Tôi rất yêu mến các thầy cô giáo của mình, nhưng người để lại cho tôi những ấn tượng sâu sắc nhất chính là cô Kim Anh- cô giáo chủ nhiệm của chúng tôi.

Cô có mái tóc rất dài, mượt mà, đen nhánh và luôn phảng phất hương thơm. Đôi mắt cô to tròn, đen láy, vô cùng cương nghị nhưng cũng không kém phần dịu dàng. Khi chúng tôi đạt thành tích cao trong học tập, cô luôn nhìn chúng tôi với ánh mắt trìu mến. Còn mỗi khi chúng tôi mắc lỗi, đôi mắt cương nghị của cô lại đượm buồn. Đôi bàn tay cô thon dài, luôn viết ra những mạch văn giàu cảm xúc để chuyển tải bài học đến với chúng tôi. Cô còn giúp chúng tôi nhớ bài lâu hơn bằng giọng nói của mình. Giọng nói của cô thật truyền cảm, khi thì dịu dàng, ấm áp, lúc lại dí dỏm, vui tươi khiến cho chúng tôi luôn tập trung vào bài học, quên cả thời gian. Tính cách cô hiền lành, chính trực, cô luôn nghiêm túc với công việc của mình. Hàng ngày, cô rất hay vui đùa với chúng tôi nhưng khi đã vào tiết học, cô cũng rất nghiêm khắc. Với cô dạy học không chỉ là một nghề, mà còn là một niềm đam mê. Cô luôn chuẩn bị rất kỹ cho bài giảng của mình, nhiều khi cô còn sử dụng cả những đoạn clip ngắn về bài học, giúp chúng tôi có thể tiếp thu bài nhanh nhất. Dù cô đã là một giáo viên nhưng cô vẫn học, đó là sở thích của cô. Cô luôn thức đến ba, bốn giờ sáng mới đi ngủ vì sau khi soạn giáo án, cô lại tiếp tục học bài. “Học như một con đò ngược dòng vậy, các con ạ!” Lời cô nói thấm thía lòng chúng tôi.

Tôi nhớ nhất là khi cô đi thăm quan với lớp chúng tôi. Lúc ấy, trên nét mặt cũng như trong đôi mắt của cô thể hiện sự lo lắng, bồn chồn không yên. Sau đó, chúng tôi mới vỡ lẽ, ra là hôm ấy, cô có bài thi môn triết học nhưng cô đã nghỉ thi để đi cùng với lớp chúng tôi vì cô sợ rằng có vấn đề gì không hay với chúng tôi, cô sẽ ân hận cả đời.

Một kỉ niệm đáng nhớ khác là khi tôi học hè. Khi ấy, tôi khá lo sợ do tôi đã nghỉ mất hai tuần. Tôi bước vào lớp với tâm trạng lo lắng. Cô biết là tôi đã nghỉ học, cô bèn giảng lại cho tôi những chỗ tôi chưa biết, chưa hiểu, rồi nhờ bạn cho tôi mượn vở để chép bù bài. Lúc đó tôi thấy mình nhẹ nhõm, thầm cảm ơn cô và các bạn.

Quả thật, nghề giáo thật là cao quý, giống như câu ví: “Nghề giáo là người lái đò tri thức qua sông”. Đó cũng là nghề mà tôi mong ước sau này khi trưởng thành. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, tôi muốn gửi lời chúc tới cô rằng: “Con chúc cô luôn mạnh khỏe! Con yêu cô nhiều lắm!”

tân ĐẸP TRAI
Xem chi tiết
Thu Hà
1 tháng 5 2016 lúc 9:01

I. Trắc nghiệm khách quan (4 điểm, 16 câu, mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm).

Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng.

1.Văn bản“Bài học đường đời đầu tiên” được kể bằng lời của nhân vật nào?

A. Người kể chuyện

B. Chị Cốc

C. Dế Mèn

D. Dế Choắt

2. Tác giả của văn bản “Sông nước Cà Mau” là ai?

A. Tạ Duy Anh

B. Vũ Tú Nam

C. Tô Hoài

D. Đoàn Giỏi

3. Nét độc đáo của cảnh vật trong“Sông nước Cà Mau” là gì?

A. Kênh rạch bủa giăng chi chít

B. Rừng đước rộng lớn, hùng vĩ

C. Chợ nổi trên sông

D. Kết hợp cả A, B và C.

4. Điểm giống nhau giữa hai đoạn trích “Vượt thác” và “Sông nước Cà Mau” là:

A. Tả cảnh sông nước

B. Tả người lao động

C. Tả cảnh sông nước miền Trung

D. Tả cảnh vùng cực Nam của Tổ quốc.

5. Nhân vật chính trong truyện ngắn “Buổi học cuối cùng” là ai?

A. Chú bé Phrăng

B. Thầy giáo Ha – men

C. Chú bé Phrăng và thầy giáo Ha – men

D. Chú bé Phrăng, thầy giáo Ha–men, bác phó rèn Oat–tơ và cụ Hô-de.

6. Ý trả lời nào sau đây đúng nhất cho câu hỏi: Tại sao khi nhìn thầy Ha – men đứng dậy “người tái nhợt”, chú bé Phrăng lại cảm thấy “thầy vô cùng lớn lao”?

A. Vì Phrăng rất yêu quý và kính trọng thầy

B. Vì em chợt nhận ra phẩm chất cao quý của thầy

C. Vì em vừa xúc động, vừa cảm phục phẩm chất cao quý của thầy

D. Vì từ nay trở đi, Phrăng không được học thầy nữa

Đề tham khảo học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm học 2014-2015

Đề kiểm tra học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2015 trường THCS Tân Thịnh, Yên Bái

Đề thi thử học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm học 2014-2015

7. Yêú tố nào thường không có trong thể ký?

A. Sự việc

B. Lời kể

C. Người kể chuyện

D. Cốt truyện

8. Văn bản “Cây tre Việt Nam” thuộc thể loại gì?

A. Kí

B. Hồi kí

C. Truyện ngắn

D. Truyện thơ

9. Câu: “Cây tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam” có mục đích gì?

A. Định nghĩa

B. Đánh giá

C. Giới thiệu

D. Miêu tả

10. Vị ngữ câu: “Tre là cánh tay của người nông dân” có cấu tạo như thế nào?

A. là + một cụm danh từ

B. là + một cụm động từ

C. là + một cụm tính từ

D. là + một kết cấu chủ vị

11. Câu: “Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái chùa cổ kính.” thuộc loại câu đơn nào?

A. Đánh giá

B. Định nghĩa

C. Miêu tả

D. Tồn tại

12. Phó từ là những từ chuyên đi kèm với:

A. Động từ và danh từ

B. Động từ và tính từ

C. Động từ và số từ

D. Động từ và lượng từ

13. Phó từ“đã” trong cụm từ “đã từ lâu đời” có ý nghĩa gì?

A. Chỉ quan hệ thời gian

B. Chỉ sự tiếp diễn tương tự

C. Chỉ mức độ

D. Chỉ khả năng

14. Trong hai câu thơ:

Bóng Bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng

Tác giả dùng kiểu so sánh ngang bằng. Đúng hay sai ?

A. Đúng

B. Sai

15. Dòng thơ “Người Cha mái tóc bạc” đã sử dụng nghệ thuật gì?

A. So sánh

B. Nhân hoá

C. Hoán dụ

D. Ẩn dụ

16. Câu văn: “Năm 1945, với sự thành công của cách mạng Tháng Tám, đã được đổi tên thành cầu Long Biên.” mắc lỗi gì?

A. Sai về nghĩa

B. Thiếu chủ ngữ

C. Thiếu vị ngữ

D. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ

II. Tự luận (6 điểm)

Chọn một trong hai đề sau:

Đề 1. Tả một người mà em yêu thương.

Đề 2. Tả một khu vườn trong buổi sáng đẹp trời.

anh nguyet
26 tháng 4 2019 lúc 18:50

- ôn tập bài Cây tre Việt Nam.

- ôn tập bài Sông Nước Cà Mau.

- viết bài văn tả người thân của em

- Viết bài văn tả cảnh.

tân ĐẸP TRAI
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Anh
30 tháng 4 2016 lúc 9:18

Sân trường vắng lặng, chỉ nghe tiếng chim hót trên cành cây cao và tiếng lá bàng rơi xào rạc. Khi tiếng trống trường giờ ra chơi vang lên “Tùng!Tùng!Tùng” báo hiệu kết thúc một tiết học căng thẳng, cả lớp em nhốn nháo, chạy ào ra khỏi lớp như bầy ong vỡ tổ.

Vào giờ ra chơi, sân trường trở nên ồn ào và náo động. Trường em có hai dãy nhà 2 tầng và hai dãy nhà cấp bốn. Tiêng trống ra chơi vừa dứt, bài dạycô giáo chưa giảng xong nhưng các bạn học sinh đã nhốn nháo chạy ù ra khỏi sân trường. Khung cảnh đó khiến người ta liên tưởng đến bầy ong từng đàn, từng đàn từ trong chiếc tổ to đùng bay ra ồ ạt, có thể chúng đi vui chơi hoặc chúng đang đi tìm hoa hút mật.

Trên sân trường, các ban học sinh nam rượt đuổi nhanh chạy quanh sân, còn leo lên trên những thân cây cao lớn đùa nghịch nhau, hét hò ầm ĩ. Một số đám con trai thì rủ nhau ra ngoài sân cỏ rộng lớn của xã để đá bóng. Lúc vào lớp thì bạn nào cũng ướt đẫm mồ hôi và quần áo bẩn hết. Bọn con gái thì ngoan hiền hơn, chỉ ngồi tụm năm tụm bảy nói chuyện hoặc ngồi đọc truyện tranh. Bạn kia chưa đọc xong thì bạn khác đã chạy đến giật để đọc

Lớp em có nhiều nhóm con gái thích chơi trò nhảy dây, cái dây chun rất dài được buộc chắc chắn vào nhau đảm bảo không bị đứt, từng người từng người một lần lượt nhảy từ bên này sang nên kia. Chơi đến lúc nào vào lớp mới chịu thôi. Có một số bạn chơi trò chơi chuyền, ở trong cặp mang đi học có một bộ chuyên gồm 10 que và một quả cà nắm vừa bàn tay để chơi. Các bạn nữ ngồi thành từng hàng và chơi rất đều đặn, quả cà cứ thể tung hứng rất khéo léo để không rơi xuống đất.

Dưới những thân cây bàng, rễ bàng nhô lên xù xì như những con rắn nằm ngổn ngang trên mặt đất. Đó là nơi mà rất nhiều em học sinh lớp 3, 4 ngồi tết tóc cho nhau và ôn lại bài của tiết học sinh.

Chốc chốc chúng em nghe những chú chim đang đậu ở trên cành cây cao và cất tiếng hót líu lo thật vui tai. Ngọn gió từ đâu kéo đến vi vu thổi bay những chiếc lá rơi xuống mặt đất.

Vào giờ ra chơi, tiếng cười đùa vui vẻ, tiếng chạy nhảy tung  tăng và cả tiếng hét hò ầm ĩ vang vọng cả một góc sân. Đó là thời gian để các bạn học sinh giải lao, thư giãn tinh thần để bắt đầu một tiết học mới hiểu quả hơn.

Chúng em rất thích giờ ra chơi, vì được chơi những trò chơi mà mình thích, đặc biệt không phải học bài. Giờ ra chơi nào sân trường chúng em cũng vui vẻ và náo động như thế này.

Đặng Thị Cẩm Tú
30 tháng 4 2016 lúc 9:18
Tùng, tùng, tùng…, một hồi trống ngắn vang lên báo hiệu đã đến giờ ra chơi sau tiết hai. Từ các cửa lớp, học sinh ùa ra như ong vỡ tổ. Sân trường đang vắng vẻ, lặng lẽ, phút chốc đã rộn rã tiếng nói tiếng cười của mấy trăm học sinh đang tung tăng chạy nhảy. Một hồi trống dài thôi thúc, báo hiệu tiết mục thể dục giữa giờ bắt đầu. Chúng em nhanh nhẹn xếp thành hàng đúng theo vị trí quen thuộc, mỗi người cách nhau một sải tay. Theo tiếng trống, từng động tác được thực hiện nhịp nhàng đều đặn. Những tấm thân mềm mại quay trái, quay phải và bao gương mặt hồn nhiên tươi rói dưới ánh nắng mai. 

“Khỏe, khỏe!” Tiếng hô đồng thanh vang động cả sân trường làm cho mấy chú chim sâu, chim sẻ sợ hãi bay vút lên cao.Tiếp sau đó là giờ chơi của chúng em. Mỗi nhóm tìm đến một góc sân để chơi những trò quen thuộc như: nhảy dây, đuổi bắt, kéo co… Dưới gốc cây bàng già, bốn bạn nữ Thu, Ngọc, Lan, Hương đang chụm dầu vào nhau, không biết kể chuyện gì mà cùng cười rúc rích. Cách đó không xa, tốp nam lớp 6C đá cầu. Trái cầu làm bằng những vòng cao su tròn nhiều màu, ở giữa cắm mấy chiếc lông ngỗng trắng, vun vút bay đi bay lại. Tiếng bàn tán nổi lên, xen lẫn tiếng cười nói thật là vui nhộn, ổn ào nhất là đám kéo co. Mỗi bên có tới hàng chục người, người này ôm ngang lưng người khác. Đứng đầu hai bên là Nam và Đức, hai bạn đều to khỏe ngang nhau. Sau tiếng hô dõng dạc của trọng tài Hoàng, hai bên cong lưng, xoãi chân, bậm môi, ra sức kéo. Một hồi lâu vẫn chưa phân thắng bại. Bất chợt, Nam buông tay làm cho các bạn té ngửa, nằm chồng lên nhau ngổn ngang dưới đất. Những tràng vỗ tay, reo hồ vang động.Giờ chơi trôi qua nhanh chóng. Tiếng trống báo giờ vào học đã điểm. Chúng em nhanh nhẹn trở về lớp, gương mặt ai nấy đều toát lên vẻ vui tươi, rạng rỡ thật đáng yêu. Thời gian ra chơi tuy ngắn nhưng đã đem lại cho chúng em sự thoải mái về mặt thể chất và tinh thần để chúng em tiếp tục học tập được tốt hơn.

 

my na mymy
25 tháng 6 2016 lúc 18:07

hay lắmhihi

học 24h
Xem chi tiết
ncjocsnoev
14 tháng 5 2016 lúc 15:47

Mình nghĩ :

+ Là phải làm đúng nhất và nhanh nhất

+ Phải trình bày sạch đẹp , khoa học sẽ được ưu tiên hơn nhé .

ongtho
14 tháng 5 2016 lúc 16:54

Tiêu chí là: Làm đúng, trình bày đẹp, và thời gian nhanh nhất. 

Nguyễn Ngọc Huyền
9 tháng 7 2016 lúc 11:40

Lam dung

Nguyễn Thị Thùy Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Bích Châu
3 tháng 8 2016 lúc 16:19

Truyện bánh chưng bánh giầy thuộc thể loại truyện truyền thuyết.

Trong các con của Vua Hùng chỉ có mỗi Lang Liêu được thần giúp đỡ là do anh ăn ở phúc đức, hiền lành, không tranh giành đấu đá anh em và luôn chân thật.

Ý nghĩa của truyện là người tốt luôn được gặp lành phụ hộ, kẻ ác sẽ bị trừng phạt, và chỉ có sức lao động chân chính cùng với bàn tay của người lao động mới làm ra được thành quả lao động cao đẹp như thế.

Nguyễn Trần Thành Đạt
3 tháng 8 2016 lúc 16:19

Truyện bánh chưng bánh giầy thuộc thể loại truyện truyền thuyết.

Trong các con của Vua Hùng chỉ có mỗi Lang Liêu được thần giúp đỡ là do anh ăn ở phúc đức, hiền lành, không tranh giành đấu đá anh em và luôn chân thật.

Ý nghĩa của truyện là người tốt luôn được gặp lành phụ hộ, kẻ ác sẽ bị trừng phạt, và chỉ có sức lao động chân chính cùng với bàn tay của người lao động mới làm ra được thành quả lao động cao đẹp như thế.

Nguyễn Kim Thành
28 tháng 11 2016 lúc 15:16

Truyện Bánh chưng bánh giầy thuộc thể loại truyện truyền thuyết

Vì lang liêu là người thiệt thòi, lại chăm chỉ và gần dân hơn các anh khác nên được thần giúp đỡ.

Ý nghĩa của truyện: Giair thích nguồn gốc hai loại bánh. Đề cao nghề nông và sức lao động của nông dân. Ca ngợi lòng biết ơn, hiếu thảo với tổ tiên của nhân dân ta.