Hướng dẫn soạn bài Bài ca nhà tranh bị gió thu phá

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Lê Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Lê Phương Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Linh
5 tháng 11 2017 lúc 13:22
So sánh cụm từ "ta với ta" trong bài thơ Bạn đến chơi nhà và Qua đèo Ngang
Bác đến chơi đây ta với ta (Bạn đến chơi nhà - Nguyễn Khuyến)

Một mảnh tình riêng ta với ta (Qua đèo Ngang - Bà Huyện Thanh Quan)

Giống nhau: Đều kết thúc bằng cụm từ ta với ta, đều trực tiếp thể hiện cảm xúc, tâm trạng của chủ thể trữ tình
Khác nhau:
- Trong bài bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến:
+ Ta: Tác giả (Nguyễn Khuyến)
+ Ta: Khách (bạn)
=> Quan hệ gắn bó hòa hợp. Chỉ 2 người, nhưng thể hiện sự đồng nhất trọn vẹn giữa chủ và khách.
- trong bài qua đèo ngang của bà huyệt thanh quan:
+ Ta: Đều chỉ tác giả (Bà Huyện Thanh Quan)
=> Tâm trạng buồn, cô đơn. Chỉ 1 người, 1 tâm trạng
Cụm từ ta với ta:
+ Bà Huyện Thanh Quan: Một mình đối diện với chính mình biểu lộ sâu sắc và thấm thía sự cô đơn của tác giả trước khung cảnh thiên nhiên trời đất mênh mông hoang vắng nơi xứ lạ
+ Nguyễn Khuyến: Tôi với bác là chúng ta với nhau, thể hiện một tình bạn gắn bó keo sơn vừa kín đáo bộc lộ một chút tự hào chân chính về tình bạn ấy. Ta với ta trong thơ Nguyễn Khuyến là sự gặp gỡ giao lưu của một đôi bạn tri âm tri kỉ.
Giống: Cụm từ ta với ta đều được đặt ở vị trí cuối bài
Khác:
* Qua Đèo Ngang:
- Tuy hai mà một (tác giả đối diện với chính mình)
- Thể hiện sự nhỏ bé, thưa thớt của con người trc thiên nhiên rộng lớn, hoang sơ, heo hút chốn Đèo Ngang
* Bạn đến chơi nhà:
- Tuy một mà hai (Chủ và khách)
- Thể hiện tình bạn đậm đà thắm thiết. Đó như một tiếng cười xòa và tiếng reo vui khi bạn đến nhà chơi
Nguyễn Linh
5 tháng 11 2017 lúc 13:23

Trong bài “Qua Đèo Ngang” cụm từ “ta với ta” biểu hiện nổi cô đơn sâu sắc của nhà thơ,mang một nỗi niềm riêng, “ Một mảnh tình riêng” giữa cảnh trời cao đất rộng,trước thiên nhiên hoang sơ ,vắng vẻ . “Ta” ở đây chỉ cùng một người,chỉ chủ thể .Còn”ta với ta”trong câu thơ của Nguyễn Khuyến là sự đồng cảm, đồng điệu của hai người bạn. “Ta”Trong câu thơ này là mình cũng là bạn.

Đạt Trần
5 tháng 11 2017 lúc 13:47

Trong bài “Qua Đèo Ngang” cụm từ “ta với ta” biểu hiện nổi cô đơn sâu sắc của nhà
thơ,mang một nỗi niềm riêng, “ Một mảnh tình riêng” giữa cảnh trời cao đất rộng,trước
thiên nhiên hoang sơ ,vắng vẻ . “Ta” ở đây chỉ cùng một người,chỉ chủ thể .Còn”ta với
ta”trong câu thơ của Nguyễn Khuyến là sự đồng cảm, đồng điệu của hai người bạn.
“Ta”Trong câu thơ này là mình cũng là bạn.
giong nhau : đều kết thúc bằng cụm từ ta với ta, đều trực tiếp thể hiện cảm xúc,tâm trạng của chủ thể trữ tình
khác nhau :
-trong bài bạn đến chơi nhà của nguyễn khuyến :
+ ta : tác giả ( nguyễn khuyến )
+ ta : khách (bạn)
=> quan hệ gắn bó hòa hợp. chỉ 2 người, nhưng thể hiện sự đồng nhất trọn vẹn giữa chủ và khách.

-trong bài qua đèo ngang của bà huyệt thanh quan:

+ ta : đều chỉ tác giả (bà huyện thanh quan)
=> tâm trạng buồn, cô đơn.chỉ 1 người,1 tâm trạng

Thân Thị Tuyết Ngân
Xem chi tiết
lê huân
1 tháng 11 2018 lúc 22:16

Nhà thơ kể lại diễn biến sự việc bằng giọng điệu ngậm ngùi, chua xót. Bất chấp sự ngăn cản, van xin của ông lão già yếu, lũ trẻ trong thôn xóm hùa nhau cướp giật những tấm tranh ấy rồi chạy tuốt vào lũy tre đầu làng. Không làm gì được, không còn hơi sức để mà kêu gào, nhà thơ đành ngậm ngùi, ấm ức chống gậy quay về nhà, đứng trước căn nhà bị tốc mái tan hoang. Đằng sau sự mất mát ấy về vật chất là nỗi đau khổ về tinh thần. Cuộc sống cơ cực đã biến những đúa trẻ thành những đứa bé hư đốn, không biết thương cảm là gì!

Nguyễn Thanh Tùng
Xem chi tiết
ngan
10 tháng 11 2017 lúc 19:24

cau nay kho quabucminh

Lê Ngọc Hà
5 tháng 12 2017 lúc 21:34

a)ĐP được mệnh danh là thi thánh đời đường Trung Quốc nên những tác phẩm ông để lại còn nguyên giá trị đến ngày nay.Thế nên khi có dịp đến thăm bảo tàng thì các nhà khoa hoc Việt Nam rất thích thú khi đọc lại thơ thi thánh -ĐP.Khi đọc những bài thơ này chúng ta thấy ĐP có tầm nhìn xa trông rộng với một tâm sáng ngời ,lo cho cuộc sống của muôn dân.Đó là ngôi nhà chung.Ngày nay cả thế giới đang sống trong ngôi nhà chung cùng nhau xây dựng.

b)Cậu tự làm nhé

Lê Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Thảo Nguyên
16 tháng 11 2017 lúc 21:29
BÀI CA NHÀ TRANH BỊ GIÓ THU PHÁ (Mao ốc vị thu phong sở phá ca) Đỗ Phủ I. VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM 1. Tác giả Đỗ Phủ (712 - 770) là nhà thơ nổi tiếng đời Đường Trung Quốc. Đỗ Phủ quê ở tỉnh Hà Nam. Ông từng là quan trong một thời gian ngắn nhưng gần như suốt đời ông phải sống trong đau khổ và bệnh tật. Sống phải thời loạn lạc, Đỗ Phủ đã phải phiêu dạt đi rất nhiều nơi, rồi ông được bạn bè, người thân giúp đỡ dựng được ngôi nhà bên cạnh khe Cán Hoa (phía tây thành đô). Nhưng buồn thay, vừa chuyển đến ngôi nhà mới được mấy tháng thì căn nhà đã bị gió phá nát. Bài thơ này ra đời trong hoàn cảnh ấy. 2. Tác phẩm Đây là bài thơ được viết theo lối cổ thể (tương đối tự do về vần, luật, đối). Bằng bút pháp hiện thực sắc sảo cũng như tinh thần nhân đạo cao cả, bài thơ đã có ảnh hưởng khá sâu rộng đến thơ ca trung Quốc thời sau. II. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. a) Bài thơ gồm bốn phần: - Phần 1 (khổ thứ nhất): tác giả tả lại cảnh gió thu cướp mất lớp tranh của ngôi nhà. - Phần 2 (khổ 2): kể lại cảnh trẻ con lấy nốt lớp tranh đã bị gió thổi tung. - Phần 3 (khổ 3): tả lại nỗi khổ của gia đình trong đêm mưa. - Phần 4 (khổ 4): ước mơ cao cả của nhà thơ. b) Bài thơ có ba đoạn mỗi đoạn chứa năm câu (đây là hiện tượng hiếm thấy trong thơ ca cổ Trung Quốc, bởi thường số câu trong mỗi đoạn là nhịp chẵn). Riêng khổ ba dài hơn, gồm 8 câu, diễn tả nổi khổ cực vô hạn của nhà thơ. Đến khổ 4, các câu trong đoạn lại đều là những câu dài hơn các phần khác, có lẽ để diễn đạt những tâm tư, tình cảm và khát vọng cao đẹp và hũng vĩ của nhà thơ. Việc bố trí sắp xếp các câu, các đoạn như vừa phân tích ở trên chứng tỏ Đỗ Phủ là người không quá câu nệ về hình thức trong sáng tác. Ông có thể chủ động thay đổi số câu, số chữ, cách gieo vần,… cốt là để phục vụ tốt nội dung diễn đạt. 2. Các phương thức biểu đạt trong từng đoạn thơ:
Phương thức biểu đạt Miêu tả Tư sự Biểu cảm trực tiếp Miêu tả - tự sự Miêu tả - biểu cảm Tự sự – biểu cảm Tự sự – miêu tả - biểu cảm
Phần 1 x
Phần 2 x
Phần 3 x
Phần 4 x
3. Nỗi khổ của nhà thơ được đề cập trong phần hai, đặc biệt là trong phần ba của bài thơ. Nó gồm cả nỗi khổ về vật chất và tinh thần, là nỗi khổ của cá nhân nhưng cũng là nỗi khổ của cả một xã hội, một thời đại. - Ở phần thứ nhất, đằng sau sự mất mát về vật chất là nỗi đớn đau về mặt tinh thần (khi tác giả chứng kiến cảnh trẻ con cướp những tấn tranh – cuộc sống cùng cực quá đã làm thay đổi tính cách trẻ thơ). - Ở phần ba, nỗi khổ của cả gia đình trong đêm mưa được nhà thơ miêu tả một cách chi tiết và cặn kẽ. Đêm tối mù mịt, nhà dột, chăn nát,… cơm mưa kéo dài suốt đêm không dứt càng làm cho nỗi khổ thêm chồng chất. Bao nhiêu nỗi khổ ào ạt đến với nhà thơ nhưng ở trong hoàn cảnh ấy, sự lo lắng của nhà thơ không phải chỉ hướng đến gia đình, người thi sĩ còn trăn trở về cuộc đời, về thời thế nhiều hơn. 4. Giả sử nếu không có phần thơ cuối, chúng ta vẫn có một bài thơ hay, có giá trị biểu cảm cao. Bởi nó vẫn nói lên được nỗi thống khổ thực sự của con người trước sự tàn phá của thiên nhiên, cũng như vẫn nói lên được sự âu lo của nhà thơ trước việc đời (lo lắng về nhân cách của lũ trẻ). Tuy nhiên nhờ có năm dòng thơ cuối mà nỗi đau của một người mới trở thành tấm gương phản chiếu nỗi đau của muôn người, muôn nhà. Hơn thế, nó còn cho thấy tư tưởng nhân văn cao đẹp của nhà thơ (khi đặt nỗi đau chung của đất nước, của muôn người lên trên nỗi đau riêng). Khổ thơ cuối chứa chan lòng vị tha nhân đạo. Ước mơ của nhà thơ tuy ảo tưởng nhưng rất đẹp, bởi có bắt nguồn từ khát khao về một cuộc sống bình yên, hạnh phúc, ấm no. III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG 1. Cánh đọc Với ba đoạn thơ đầu, tác giả chủ yếu sử dụng phương thức tự sự và miêu tả, khi đọc cần chú ý những chi tiết miêu tả nỗi khổ: tranh bị gió cuốn, trẻ cướp mất tranh, cả nhà ngủ trong cảnh giột nát... Đến khổ thơ cuối đọc cao giọng hơn, thể hiện được khát vọng cao cả của tác giả. 2. Có thể tóm tắt đoạn văn như sau: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá thể hiện nỗi thống khổ của bản thân Đỗ Phủ, đồng thời cũng là nỗi khổ của bao kẻ sĩ nghèo trong thiên hạ. Có lẽ vì thế, nó sẽ mãi còn đủ sức lay động niềm trắc ẩn của độc giả cho tới mai sau.
Shinichi Nguyen
Xem chi tiết
Phương Thảo
19 tháng 11 2016 lúc 5:03

Đỗ Phủ là một trong những nhà thơ hiện thực vĩ đại của văn học Trung Hoa với những sáng tác chạm sâu vào trái tim người đọc. Thơ ông là những bức tranh sinh động, chân thực về xã hội phong kiến, về những mảnh đời cơ cực và về những khát khao có cuộc sống bình dị nhất. Ông hiểu và thấu nỗi đau của muôn kiếp vì chính bản thân mình cũng đã trải qua. “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” được sáng tác khi ông đã nếm trải biết bao nhiêu cay đắng ở đời, phản ánh được hiện thực khốc liệt và tình yêu thương đồng loại của Đỗ Phủ.

Những năm tháng Đỗ Phủ phải sống trong cảnh nghèo khó, cơ cực. Cuộc sống gia đình ông túng thiếu, sông trong một mái nhà tranh bên cạnh khe Cán Hoa phía Tây Thành Đô.

Những ngày mưa mùa thu gió lùa đã khiến cho mái nhà tốc mái. Có lẽ đây chính là cảm hứng, cũng chính là hiện thực để cho ông viết lên những dòng thơ này.

Nguyễn Lê Thảo Nguyên
16 tháng 11 2017 lúc 21:30

Tháng tám giữ thu trời bắt đầu chuyển lạnh. Căn nhà ba gian vừa được dựng của nhà thơ Đỗ Phủ. Từ ngày thôi làm quan, ông đưa già đình về đây, xa chốn triều đình

Suốt mấy năm trời, thi sĩ mắc bệnh vì bệnh tật của bản thân và sự nghèo đói của gia đình. Sống trong cảnh đói không cơm, đau không thuốc ông yếu đi nhiều lắm. Vào một buổi bỗng dưng mây đen ùn ùn kéo đến, gió nổi lên cuồn cuộn. Cây cối gãy cành, rụng lá. Cơn lốc xoáy dữ dội tung mái tranh, tốc nóc bay xa. Ba tấm tranh bay sang bên kia sông. Có tấm treo ngọn rừng, có tấm rơi xuống muơng gần nhà. Trẻ con trong thôn cuớp giật ba tấm tranh ngay truớc mắt ông. Trẻ con cướp tranh chạy tuốt vào luỹ tre đầu làng. Ông môi khô miệng cháy gào, nhưng không lấy đuợc. Ông quay về nhà mà lòng ấm ức và buồn cho mình già yếu, bất lực. Lát sau gió lặng đêm ập xuống tối đen như mực. Đến đêm, trời lại đổ mưa. Mưa rơi xuống ngôi nhà. Cả nhà ông nằm chăn đêm củ rác

Từ hiện thực đau khổ cùng ấy đã vút lên ước mơ cao cả, chan chứa lòng vị tha nhân đạo. Ông chấp nhận cái khổ của mìnhcầu mong cho mọi nguời thoát khổ, đuợc sống hạnh phúc

Tưởng tượng ra căn nhà rộng muôn ngàn gian trong lòng ông một chút vui. Ngoài kia trời vẩn mưa, gió thu lạnh lẻo

Nguyễn Lê Thảo Nguyên
16 tháng 11 2017 lúc 21:32

Mùa thu năm ấy, gió thổi dữ dội. Căn nhà của ta mới dựng được vài tháng bị gió cuốn tung. Cái thì bay sang sông rãi khắp bờ. Cái thì bị cuốn treo trên ngọn cây ở cánh rừng xa. Cái thì bị cuốn xuống rãnh mương đầy nước.
Lũ trẻ ở thôn nam thấy ta già yếu nên thi nhau chạy ra cướp giật mà ta chẳng làm gì được. Chỉ một loáng, tất cả các mảnh tranh bị chúng lấy sạch, chạy tuốt vào lũy tre. Mặc cho ta gào thét khan cả cổ,đành phải chống gậy quay về với bao nỗi ấm ức.
Đến lúc gió không thổi nữa thì mây đen kéo đến, trời đen như mực. Mưa ào ào trút xuống, trong nhà không có chỗ nào không dột, chiếc mền cũ mỏng tanh không đủ ấm, lại bị con đạp rách. Mưa ngoài trời cứ tiếp tục rơi, rơi mãi chẳng dứt. Ta từ lúc hoạn nạn đến giờ vốn chẳng ngủ được, lại thêm bây giờ trời lạnh,mưa ướt lại càng khó ngủ.
Ta chỉ mong sao có một ngôi nhà rộng muôn ngàn gian, để cho tất cả những kẻ nghèo, dân chúng lầm than trong thiên hạ đều có chỗ nương thân, sung sướng. Than ôi! Nhưng đến bao giờ mới có được. Có như vậy thì riêng một nhà ta, một mình ta chịu chết rét ta cũng thấy vui.

Haruma Miura
Xem chi tiết
Thảo Phương
4 tháng 11 2016 lúc 11:57
Bài ca: Vì đây là bài thơ, là tiếng lòng cao đẹp của tác giả muốn cất cao tiếng hát về con người, khích lệ con người vượt lên mọi nỗi đau khổ của cuộc đời hiện tại để hướng tới 1 tương lai tươi sáng. Đỗ Phủ đích thực là nhà thơ hiện thực mang tâm hồn lãng mạn cao quí, xứng đáng được người đời tôn là bậc “Thi thánh”.  
kudo shinichi
Xem chi tiết
Đàm Bảo Long
Xem chi tiết
Phương Thảo
12 tháng 11 2016 lúc 13:32

Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
- Vận thơ linh hoạt, sinh động
- Bút pháp hiện thực
2. Nội dung:
- Nỗi khổ của bản thân nhà thơ khi căn nhà bị gió thu phá
- Vượt lên trên bất hạnh cá nhân, bộc lộ khát vọng cao cả, tấm lòng vị tha vì muôn người của bậc thi thánh.
- Phê phán hiện thực đen tối, bất công của xã hội hiện thực đương thời.

trần thị xuân mai
18 tháng 11 2016 lúc 12:02

bài bài ca nhà tranh bị gió thu phá kết hợp với nhiều phương thức biểu đạt, Đỗ Phủ đã thể hiện 1 cách sinh động nỗi khổ của bản thân vì căn nhà tranh bị gió thu phá nát. Điều đáng quý hơn là vượt lên nỗi bất hạnh cá nhân, nhà thơ đã bộc lộ khác vọng cao cả: ước sao có được ngôi nhà vững chắc hơn để che chở cho tất cả mọi người nghèo trong thiên hạ.

hiha

Trương Nhật Linh
Xem chi tiết
Kuroba Kaito
22 tháng 10 2017 lúc 22:22

batngobucminhucchekhocroigianroi

Đào Lê Anh Thư
30 tháng 10 2017 lúc 11:45

Miêu tả (kết hợp với tự sự)

Kagome
5 tháng 12 2019 lúc 19:16

Phép đối, miêu tả, tự sự, điệp từ

Khách vãng lai đã xóa