Đề kiểm tra học kì I - Địa lí lớp 9

Hoàng Khánh
Xem chi tiết
Đạt Heo
Xem chi tiết
Quangquang
25 tháng 12 2020 lúc 19:17

- Địa hình: thấp, khá bằng phẳng.

- Khí hậu: Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.

- Đất:

+ Đất Feralit: ở vùng tiếp giáp với vùng TD và MNBB.

+ Đất lầy thụt: ở Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam, Bắc Ninh.

+ Đất phù sa: hầu hết các tỉnh và chiếm diện tích lớn nhất.

+ Đất phèn, đất mặn: dọc theo vịnh Bắc Bộ.

+ Đất xám trên phù sa cổ: Vĩnh Phúc, Hà Tây cũ.

- Tài nguyên khoáng sản không nhiều, một số loại khoáng sản giá trị là:

+ Mỏ đá: Hải Phòng, Ninh Bình.

+ Sét, cao lanh: Hải Dương.

+ Than nâu: Hưng Yên.

+ Khí tự nhiên: Thái Bình.

- Vùng biển phía Đông và Đông Nam có tiềm năng rất lớn.

Bình luận (0)
Viethai Truong
Xem chi tiết
MInemy Nguyễn
Xem chi tiết
Deo Ha
Xem chi tiết
Hiiiii~
10 tháng 12 2017 lúc 15:03

Trả lời:

Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ của Việt Nam gồm 7 tỉnh và thành phố: Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh (hạt nhân của vùng), Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh và Vĩnh Phúc. Đây là trung tâm kinh tế năng động và là đầu tàu kinh tế quan trọng của miền Bắc và của cả nước Việt Nam. Ưu thế lớn nhất của vùng kinh tế này là nhân lực có đào tạo tốt,trình độ cao, có điểm thi vào các trường đại học cao đẳng và tỷ lệ sinh viên trên đầu người cao nhất nước.

Bình luận (0)
Nguyễn Lê Anh Quốc
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hồng Ngọc
Xem chi tiết
Rùa Yeol
27 tháng 12 2017 lúc 20:22

+ Khai thác khoáng sản là thế mạnh của tiểu vùng Đông Bắc vì đông bắc là vùng giàu khoáng sản nhất nước ta, các khoáng sản quan trọng là:

- Than (Quảng Ninh, Thái Nguyên, Lạng Sơn)

- Sắt (Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Giang)

- Thiếc, măn gan, bô xít (Cao Bằng)

- Chì, Kẽm (Bắc Cạn)

- Apatit, đồng – vàng (Lào Cai)

- Đá vôi và đá xây dựng có ở nhiều nơi

+ Phát triển thủy điện là thế mạnh của vùng Tây Bắc vì sông Đà có trữ năng thủy điện rất lớn (khoảng 6 triệu KW, chiếm 20% nguồn thủy năng của cả nước)

Bình luận (0)
vinh nguyễn
8 tháng 2 2018 lúc 18:48

Khai thác khoáng sản là thế mạnh của vùng Đông Bắc vì hầu như toàn bộ trữ lượng khoáng sản của cả nước đều tập trung ở đây. Các mỏ khoáng sản lớn như : than ( Quảng Ninh ) , apatit ( Lào Cai)...
_ Thủy điện là thế mạnh của Tây Bắc vì đây là đầu nguồn của các con sông, có địa thế lưu vực cao và đồ sộ nhất nước ta , đia hình lắm thác nhiều ghềnh thậun lợi cho việc khai thác thủy năng của sông suối => phát triển thủy điện. Một số nhà máy thủy điện lớn như : Hòa Bình ,Thác Bà; đang được xây dựng là Sơn La , Tuyên Quang

Bình luận (0)
Otaku Việt
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
16 tháng 12 2019 lúc 13:04

a) Thuận lợi

- Vị trí địa lí:

+ Bắc Trung Bộ liền kề với Đồng bằng sông Hồng, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Đồng bằng sông Hồng trong quá trình phát triển.

+ Với một số cảng biển và các tuyến đường bộ chạy theo hướng đông - tây mở mối giao lưu với Lào và Đông Bắc Thái Lan, đã tạo điều kiện thuận lợi để Bắc Trung Bộ phát triển nền kinh tế mở.

- Về mặt tự nhiên:

+ Có dải đồng bằng ven biển: Thanh - Nghệ - Tỉnh, Bình - Trị - Thiên.

+ Đất phù sa mới tập trung ở các con sông. Đất cát biển. Đất feralit ở vùng rìa đồng bằng. Một số nơi có đất đỏ badan. Có khả năng trồng lúa, cây thực phẩm, cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày.

+ Diện tích vùng gò đồi tương đối lớn, có khả năng phát triển kinh tế vườn rừng, chăn nuôi gia súc lớn.

+ Có một số tài nguyên khoáng sản có giá trị như crômit, thiếc, sắt, đá vôi và sét làm xi măng, đá quý.

+ Rừng có diện tích tương đối lớn.

+ Các hệ thống sông Mã, Cả có giá trị lớn về thủy lợi, giao thông thủy (ở hạ lưu) và tiềm năng thủy điện.

+ Dọc ven biển có khả năng phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

+ Tài nguyên du lịch rất phong phú, nhất là về du lịch biển. Có các bãi tắm nổi tiếng như: Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên cầm, Thuận An, Lăng Cô; Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng.

- Về mặt kinh tế-xã hội:

+ Dân số đông (10,6 triệu người, chiếm 12,7% số dân cả nước, năm 2006), nguồn lao động dồi dào. Ở các thành phố lớn tập trung nhiều lao động có chuyên môn kĩ thuật.

+ Có chuỗi đô thị và các trung tâm công nghiệp ven biển (Thanh Hoá - Bỉm Sơn, Vinh, Huế).

+ Có đường sắt Thống Nhất, quốc lộ 1, các tuyến đường ngang (quốc lộ 7, 8, 9) nối với quốc lộ 1 tạo nên mối quan hệ giữa vùng ven biển - đồng bằng với vùng đồi núi phía tây và với Lào.

+ Có các di sản văn hoá thế giới: Di tích cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế.

+ Sự hình và phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, trong tương lai gần, kinh tế của vùng sẽ có bước phát triển đáng kể.

b) Khó khăn

- Tiềm năng phát triển nông nghiệp còn hạn chế, do các đồng bằng nhỏ hẹp.

- Nạn cát bay lấn đồng ruộng làng mạc (nhất là Quảng Bình); về mùa hạ có gió phơn Tây Nam khô nóng; hạn hán, bão, lụt diễn biến bất thường.

- Hậu quả của chiến tranh còn để lại, nhất là ở vùng rừng núi.

- Cơ sở hạ tầng còn nghèo.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Trần Thái Giang
Xem chi tiết
Ngọc Hnue
23 tháng 10 2018 lúc 8:42

Cà phê được trồng nhiều ở Tây Nguyên do ở đây có nhiều điều kiện thuận lợi để cây cà phê phát triển:

1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

- Địa hình với các cao nguyên xếp tầng như Kon Tum, Di Linh, Lâm Viên, Đăk Lak, Mơ Nông, Pleiku có bề mặt tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho việc hình thành vùng chuyên canh cà phê quy mô lớn.

- Đất badan chiếm diện tích lớn, là vùng có diện tích đất badan lớn nhất nước ta, lại tập trung thành vùng rộng. Loại đất này tơi xốp, giàu dinh dưỡng, tầng phong hóa dày rất thích hợp với cây cà phê.

- Khí hậu cận xích đạo nóng quanh năm, thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển cây cà phê. Khí hậu có sự phân hóa theo độ cao. Vì vậy, các cao nguyên thấp như Đăk Lak, Mơ Nông Pleiku có thể trồng cà phê vối, cà phê mít cho năng suất cao và ổn định, còn ở các cao nguyên có độ cao trên 500m, khí hậu mát mẻ thì trồng cà phê chè. Mùa khô sâu sắc từ tháng 11 đến tháng 4 thuận lợi cho phơi sấy, bảo quản sản phẩm.

- Nguồn nước trên mặt và nước ngầm phong phú là điều kiện rất quan trọng đối với cây cà phê.

2. Điều kiện kinh tế - xã hội

- Người dân có nhiều kinh nghiệm trong trồng và chế biến cà phê

- Nhu cầu cà phê trên thế giới rất lớn, đặc biệt là thị trường EU, Bắc Mĩ

- Hàng loạt chính sách đã có tác dụng thúc đẩy sản xuất cà phê:

+ Phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng trong nước

+ Đổi mới cơ chế quản lí trong nông nghiệp: giao đất, giao rừng. phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại

+ Chính sách khuyến khích phát triển cây CN, đẩy mạnh xuất khẩu

+ Chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng miền núi, trung du (trong đó có Tây Nguyên)

Chúc em học tốt!

Bình luận (0)
Ngọc Hnue
23 tháng 10 2018 lúc 8:45

Cơ cấu sử dụng lao động theo ngành ở nước ta phân theo 3 khu vực:

- Khu vực I: Nông - lâm - ngư nghiệp

- Khu vực II: Công nghiệp - xây dựng

- Khu vực III: Dịch vụ

Chúc em học tốt!

Bình luận (0)
Trần Thái Giang
Xem chi tiết
❤ARMY❤❤BTS❤❤❤❤❤
17 tháng 12 2018 lúc 17:18

Các thế mạnh kinh tế của vùng trung du và miền núi bắc bộ là:

- Về công nghiệp :

Khai thác và chế biến khoáng sản ( than , sắt , boxit , apatit , ...) và thủy điện .

- Về nông nghiệp :

+ Cây công nghiệp lâu năm : chè, quế, hồi,...

+ Dược liệu : tam thất , đương quy , đỗ trọng , thảo quả ,...

+ Rau quả cận nhiệt và ôn đới : vải thiều , đào , lê , mơ ,...

+ Chăn nuôi gia súc lớn : chủ yếu là trâu ( chiếm tỉ trọng cao nhất nước ta ) , bò , lợn phát triển ở các tỉnh trung du .

+ Nghề rừng phát triển theo hướng nông lâm kết hợp .

+ Thủy sản : nuôi tôm , cá nước ngọt ở các hồ , đầm và vùng nước mặn , nước lợ ven biển Quảng Ninh .

- Về dịch vụ :

+ Du lịch : Vịnh Hạ Long, Sapa,Hồ Ba Bể,..

Bình luận (2)