Nội dung lý thuyết
- Bắc Trung Bộ là vùng lãnh thổ kéo dài trên nhiều vĩ độ, Từ dãy Tam Điệp đến dãy Bạch Mã, diện tích 51513 km2, bao gồm 6 tỉnh (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế).
- Nằm giữa hai vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và miền Trung, phía Tây giáp Lào, phía Đông hướng ra biển Đông. Vị trí của vùng giống như cầu nối giữa Bắc và Nam của đất nước, giữa Lào với biển Đông .
- Nằm trên trục giao thông xuyên Việt (quốc lộ 1A và đường sắt Thống Nhất ) có nhiều tuyến đường ngang Đông – Tây từ cảng biển đến nước bạn Lào như đường số 7, số 8, số 9 .
→ Vị trí thuận lợi cho việc giao lưu giữa các địa phương trong nước và quốc tế, trước hết là với thủ đô Hà Nội, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào .
- Phía Tây là vùng núi và gò đồi thuộc dải Trường Sơn Bắc, tiếp đến là dải đồng bằng nhỏ hẹp ở giữa và cuối cùng dải cát, cồn cát ven biển
- Lãnh thổ hẹp ngang, địa hình bị chia cắt phức tạp bởi các con sông và dãy núi đâm ngang ra biển .
- Khó khăn: địa hình phức tạp bị chia cắt, hẹp ngang, kéo dài .
Đại bộ phận lãnh thổ là đồi núi, sườn Đông hướng ra biển có độ dốc lớn .
Đồng bằng nhỏ hẹp bị chia cắt
Sông suối dốc, chảy xiết thường gây lũ lụt
Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm nhưng khắc nghiệt nhất so với các vùng trong nước, mùa đông ít lạnh mưa nhiều, mùa hạ khô nóng, lắm thiên tai như bão, lũ lụt, gió phơn Tây Nam, hạn hán
- Vùng có một số tài nguyên quan trọng: rừng, khoáng sản, biển , du lịch …phân bố khác biệt giữa bắc và nam dãy Hoành Sơn.
- Đất có 3 loại chính:
+ Đất pheralit ở miền núi và trung du thuận lợi để trồng cây công nghiệp, cây ăn quả
+ Đất phù sa bồi tụ ven sông hoặc các đồng bằng ven biển trồng cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày (lạc)
+ Đất cát ven biển giá trị sản xuất kém
- Rừng: có trữ lượng khá lớn đặc biệt là các rừng tre, nứa ,… do đó nghề rừng khá phát triển .
- Biển: vùng có bờ biển dài gần 700 km với 23 cửa sông trong đó một số cửa sông lớn đã xây dựng cảng, nhiều bãi tắm đẹp, nhiều đầm phá để nuôi trồng thuỷ sản.
Bãi biển Sầm Sơn - Thanh Hóa.
- Vùng biển có thềm lục địa rộng có nhiều khoáng sản và nhiều đảo .
+ Khoáng sản: khá phong phú và đa dạng tập trung chủ yếu ở phía Bắc Hoành Sơn, gồm các loại: Đá vôi (Thanh Hoá), Sắt (Hà Tĩnh), cát thuỷ tinh (Quảng Bình, Quảng Trị, Huế ), titan (Hà Tĩnh), Thiếc ( Quỳ Hợp)…→phát triển ngành công nghiệp khai khoáng.
+ Du lịch: có nhiều di sản thế giới như Phong Nha - Kẻ Bàng, Cố Đô Huế, nhã nhạc Cung đình Huế.
* Khó khăn
- Diện tích rừng bị khai thác quá mức, tàn phá nhiều.
- Tài nguyên biển đang cạn kiệt
- Khoáng sản: một số nơi có trữ lượng nhỏ.
- Bắc Trung Bộ là địa bàn cư trú của 25 dân tộc, người Kinh sống chủ yếu ở đồng bằng ven biển, còn vùng núi gò đồi phía Tây là địa bàn cư trú của các dân tộc ít ngưởi chủ yếu là Thái, Mường, Tày, Mông, Bru - Vân Kiều ,…
Bảng số liệu một số tiêu chí về dân cư, xã hội của vùng Bắc Trung Bộ
Tiêu chí | Đơn vị | Năm | Bắc Trung Bộ | Cả nước |
Mật độ dân số | Người/km2 | 2014 | 202 | 274 |
Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên | % | 2014 | 1,10 | 1,03 |
Tỉ lệ hộ nghèo | % | 2014 | 9,26 | 5,97 |
Thu nhập bình quân đầu nguời/tháng | Nghìn đồng | 2012 | 1344,8 | 1999,8 |
Tỉ lệ nguời lớn biết chữ | % | 2009 | 95,2 | 94,0 |
Tuổi thọ trung bình | Năm | 2009 | 71,6 | 72,8 |
Tỉ lệ dân số thành thị | % | 2014 | 19,8 | 33,1 |
Tuy cuộc sống còn nhiều khó khăn tuy nhiên đồng bào miền trung vẫn luôn nỗ lực chịu thương chịu khó vươn vên trong cuộc sống.
- Bắc Trung Bộ là địa bàn có nhiều khu di tích lịch sử, văn hoá và di sản thế giới (cố đô Huế, quê Bác, Phong Nha - Kẻ Bàng)
Bắc Trung Bộ là cầu nối giữa các vùng lãnh thổ phía bắc và phía nam đất nước, giữa nước ta với Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào. Trong vùng có một số tài nguyên quan trọng : rừng, khoảng sản, biển. Đây là địa bàn cư trú của 25 dân tộc, đời sống còn nhiều khó khăn.