Mẹ có nhóm máu AB, có 3 người con. Người con 1 có nhóm máu AB, người con 2 có nhóm máu A, người con 3 có nhóm máu B. Hỏi người con nào có thể nhận được máu của mẹ? Vì sao?
Mẹ có nhóm máu AB, có 3 người con. Người con 1 có nhóm máu AB, người con 2 có nhóm máu A, người con 3 có nhóm máu B. Hỏi người con nào có thể nhận được máu của mẹ? Vì sao?
Khi truyền máu AB cho nhóm máu A và B sẽ bị kết dính hồng cầu dễ gây tắc mạch nên máu của mẹ chỉ có thể truyền được cho ng con thứ 3
ko ai bở máu người mẹ có kháng thể anpha và beeta nên nhóm máu a và b ko thể nhân ( gây kết dính) .
1. Nêu các giai đoạn chủ yếu của hô hấp. Ý nghĩa của quá trình hô hấp đối với cơ thể. Trình bày chức năng các cơ quan hô hấp ở người.
2. Kể tên các tác nhân có hại cho hệ hô hấp và nêu biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại.
3. Nêu các hoạt động của quá trình tiêu hoá. Vai trò tiêu hoá ở cơ thể người là gì? Đều các cơ quan trong ống tiêu hoá.
1. * Hô hấp là quá trình không ngừng cung cấp oxi cho các tế bào của cơ thể và loại cacbonic do các tế bào thải ra khỏi ơ thể .
* Qúa trình hô hấ diễn ra qua các giải đoạn :
+ ) Sự thở ( sự thông khí ở phổi ).
+ ) Sự trao đổi khí ở phổi .
+ ) Sự trao đổi khí ở tế bào .
* Các cơ quan hô hấp : Đường dẫn khí và 2 lá phổi .
2.
Câu 1: Hô hấp có liên quan như thế nào tới hoạt động sống của tế bào và cơ thể ?
Câu 2: Trình bày sự trao đổi khí ở phổi và tế bào
Câu 3: Dung tích sống là gì ? Quá trình luyện tập để tăng dung tích sống phụ thuộc vào các yếu tố nào?
Câu 4: Hút thuốc lá có hại như thế nào đối với sức khỏe?
Câu 5: Trình bày phương pháp hô hấp nhân tạo
Câu 6: Vai trò của tieu hóa đối với cơ thể là gì?
Câu 7: Nêu các tác nhân có hại trong hệ tiêu hóa ? Biện pháp và cách bảo vệ hệ tiêu hóa
Câu 1: Hô hấp có liên quan như thế nào tới hoạt động sống của tế bào và cơ thể ?
Câu hỏi của Nguyễn Như Huyền - Sinh học lớp 8 | Học trực tuyến
Câu 2: Trình bày sự trao đổi khí ở phổi và tế bào
Câu 3: Dung tích sống là gì ?
Dung tích sống là thể tích lớn nhất của lượng không khí mà một cơ thể hít vào và thở ra. Dung tích sống phụ thuộc tổng dung tích phổi và dung tích khí cặn
Quá trình luyện tập để tăng dung tích sống phụ thuộc vào các yếu tố nào?
Dung tích phổi phụ thuộc dung tích lồng ngực, mà dung tích lồng ngực phụ thuộc sự phát triển của khung xương sườn trong độ tuổi phát triển, sau độ tuổi phát triển sẽ không phát triển nữa. Dung tích khí cặn phụ thuộc vào khả năng co tối đa của các cơ thở ra, các cơ này cần luyện tập đều từ bé.Câu 4: Hút thuốc lá có hại như thế nào đối với sức khỏe?
Câu hỏi của Nguyễn Như Huyền - Sinh học lớp 8 | Học trực tuyến
câu này tương tự câu 4 trong link
Câu 5: Trình bày phương pháp hô hấp nhân tạo
1. Phương pháp hà hơi thổi ngạt
a - Đặt nạn nhân nằm ngửa,
đầu ngửa ra phía sau.
b- Bịt mũi nạn nhân bằng hai
ngón tay.
c- Hít một hơi đầy lồng ngực rồi ghé
môi sát miệng nạn nhân và thổi hết
sứcvào phổi nạn nhân.
d- Lặp lại thao tác b và c 12 – 20 lần/phút
cho đến khi sự hô hấp tự động của nạn nhân
ổn định bình thường.
Nếu tim nạn nhân đồng thời ngừng đập, có thể
vừa thổi ngạt vừa xoa bóp tim.
2. Phương pháp ấn lồng ngực
a) Đặt nạn nhân nằm ngửa, lưng kê gối mềm để đầu hơi ngửa ra phía sau.
b) Cầm hai cẳng tay và dùng sức nặng cơ thể ép vào ngực nạn nhân
c) Dang tay nạn nhân đưa về phía đầu nạn nhân.
d) Làm lại thao tác b và c 12 – 20 lần/phút, cho tới khi sự hô hấp
tự động của nạn nhân ổn định bình thường.
Câu 6: Vai trò của tieu hóa đối với cơ thể là gì?
Vai trò của tiêu hóa là biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng để cung cấp cho cơ thể người và thải bỏ các chất bã trong thức ăn.
Câu 7: Nêu các tác nhân có hại trong hệ tiêu hóa ? Biện pháp và cách bảo vệ hệ tiêu hóa
Có rất nhiều tác nhân có thể gây hại cho hệ tiêu hóa ở những mức độ khác nhau :
- Răng có thể bị hư hại khi trong thức ân, đó uống hay kem đánh răng thiếu chất canxi (Ca) và fluo (F). hoặc do vi khuẩn lên men nơi vết thức ăn còn dính lại tạo ra môi trường axit làm hỏng lớp men răng và ngà răng.
- Dạ dày và tá tràng có thể bị viêm loét bởi hoạt động của vi khuẩn Helicobacter pylori kí sinh ở lớp dưới niêm mạc của những cơ quan này.
- Các đoạn ruột khác nhau cũng có thể bị viêm do nhiễm độc dẫn đến rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy. Các chất độc có thể do thức ăn ôi thiu, do vi khuẩn tả, thương hàn... hay kí sinh trùng amip tiết ra.
- Các tuyến tiêu hóa có thể bị viêm do các loại vi khuẩn, virut kí sinh gây ra. Gan có thể bị xơ (tế bào gan bị thoái hóa và thay vào đó là mô xơ phát triển) do viêm gan tiến triển, hay do tế bào gan không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, hoặc do tế bào gan bị đầu độc và hủy hoại bởi rượu, các chất độc khác.
- Hoạt động tiêu hóa còn có thể bị ngăn trở và giảm hiệu quả do giun sán sống kí sinh trong ruột (chúng có thể gây tắc ống mật, tắc ruột và cướp mất một phần chất dinh dưỡng của cơ thể). Các trứng giun sán thường dính trên bề mặt rau, củ không được rửa sạch và có thể sẽ lọt vào ruột khi ta ăn uống.
Các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hoá
Vệ sinh răng miệng đúng cách sau khi ăn để bảo vệ răng và các cơ quan khác trong khoang miệng.
Ăn uống hợp vệ sinh để tránh các tác nhân gây hại cho các cơ quan tiêu hóa.
Thiết lập khẩu phần ăn hợp lí để đảm bảo đủ dinh dưỡng và tránh cho các cơ quan tiêu hóa phải làm việc quá sức.
Ăn chậm nhai kĩ : ăn đúng giờ, đúng bữa, hợp khẩu vị; tạo bầu không khí vui vẻ thoải mái khi ăn ; sau khi ăn cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lí để sự tiêu hóa được hiệu quả.
Câu 1:
- Cung cấp oxi cho tế bào tạo ATP cho hoạt động của tế bào và cơ thể
- Loại thải khí cacbonic do các tế bào thải ra khỏi cơ thể
Câu 2: Trao đổi khí ở phổi và tế bào đều theo cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp
- Trao đổi khí ở phổi :
+ O2 khuếch tán từ phổi vào máu
+ CO2 khuếch tán từ máu vào phổi
- Trao đổi khí ở tế bào :
+ O2 khuếch tán từ máu vào tế bào
+ CO2 khuếch tán từ tế bào vào máu
Câu 3:
- Dung tích sống là thể tích lớn nhất của lượng không khí mà một cơ thể hít vào và thở ra. Dung tích sống phụ thuộc tổng dung tích phổi và dung tích khí cặn. Dung tích phổi phụ thuộc vào dung tích lồng ngực, mà dung tích lồng ngực phụ thuộc vào sự phát triển của khung xương sườn trong độ tuổi phát triển, sau độ phát triển sẽ không phát triển nữa. Dung tích khí cặn phụ thuộc vào khả năng co tối đa của các cơ khi thở ra, các cơ này cần được luyện tập thường xuyên từ bé. Vì vậy cần thường xuyên luyện tập thể dục thể thao thường xuyên đều đặn phối hợp tập thở sâu và giảm nhịp thở từ bé để có một dung tích sống lí tưởng
Câu 4: Trong thuốc lá có chứa rất nhiều chất độc hại ( nicotin, oxit cacbon, nitrozamin, ....) có thể gây tổn hại rất lớn đến hệ hô hấp :
- Làm tê liệt lớp lông rung phế quản, giảm hiệu quả lọc sạch không khí
- Có thể gây ung thư phổi
Câu 5: Phương pháp hô hấp nhân tạo :
- Đặt nạn nhân nằm ngửa, đầu ngửa ra phía sau
- Bịt mũi nạn nhân bằng 2 ngón tay
- Tự hít một hơi đầy lồng ngực rồi ghé môi sát miệng nạn nhân và thổi hết sức vào phổi nạn nhân, không để không khí thoát ra ngoài chỗ tiếp xúc với miệng
- Ngừng thổi để hít vào rồi lại thổi tiếp
- Thổi liên tục với 12 - 20 lần/phút cho tới khi quá trình tự hô hấp của nạn nhân được ổn định bình thường
( Nếu miệng nạn nhân bị cứng khó mở, có thể dùng tay bịt miệng và thổi vào mũi
Nếu tim nạn nhân đồng thời ngừng đập, có thể vừa thổi ngạt vừa xoa bóp tim)
Câu 6: Vai trò của tiêu hóa đối với cơ thể : Biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng cho cơ thể hấp thụ được và thải phân ra ngoài
Câu 7:
* Các tác nhân có hại cho hệ tiêu hóa :
- Vi khuẩn
- Giun sán
- Ăn uống không đúng cách
- Khẩu phần ăn không hợp lí
* Biện pháp và cách bảo vệ hệ tiêu hóa :
- Đánh răng mỗi sáng thức dậy, trước khi đi ngủ và sau khi ăn, dùng bàn chải mềm
- Ăn uống hợp lí :
+ Ăn chín uống sôi, rửa sạch, không ăn thức ăn ôi thiu
+ Không để ruồi nhặng, đậu vào thức ăn
- Khẩu phần ăn hợp lí
- Ăn uống khoa học :
+ Ăn uống đúng cách ( ăn chậm nhai kĩ, đúng giờ)
+ Thức ăn hợp khẩu vị; không khí bữa ăn vui vẻ, thời gian nghỉ ngơi sau bữa ăn hợp lí
PHÒNG GD&ĐT NINH GIANG
Dề kiểm tra chất lượng học kì I
Năm học 2017-2018
Môn : sinh học
Câu 1:(2đ)
Mô là gì? Trong cơ thể gồm những loại mô nào?
Câu 2(2đ)
Bộ xương người gồm mấy phần? Nêu thành phần hóa học và tính chất của xương
Câu 3(3đ)
Vẽ sơ đồ truyền máu và nêu nguyên tắc truyền máu
Câu 4:(2đ)
quá trình hô hấp gồm các giai đoạn chủ yếu nào? Hút thuốc lá có hại như thế nào đối với hệ hô hấp
Câu 5 (1đ)
trong bài thực hành : tìm hiểu hoạt động của enzim trong nước bọt, em phải so sánh kết quả giũa các ống nghiệm nào để nêu lên tác dụng và điều kiện hoạt động của enzim amilaza?
.........................................Hết.........................................
1. Mô là gì ? Trong cơ thể gồm những loại mô nào?
- Mô là tập hợp các tế bào chuyên hóa , có cấu trúc giống nhau , cùng thực hiện 1 chức năng nhất định .
- 4 loại mô chính của cơ thể :
+ Mô biểu bì có chức năng bảo vệ , hấp thụ , tiết
+ Mô liên kết có chức năng nâng đỡ , liên kết các cơ quan
+ Mô cơ gồm cơ vân , cơ trơn , cơ tim có chức năng co dãn
+ Mô thần kinh tạo nên hệ thần kinh có chức năng tiếp nhận kích thích , xử lí thông tin và điều khiển sự hoạt động các cơ quan trả lời các kích thích của môi trường
2. Bộ xương người gồm mấy phần? Nêu thành phần hóa học và tính chất của xương ?
* Bộ xương gồm nhiều xương , được chia làm 3 phần : xương đầu , xương thân và xương chi . Các xương liên hệ với nhau bởi khớp xương .
* Trong xương có 2 thành phần chủ yếu:
– Thành phần hữu cơ ( chất cốt giao ) – Chất vô cơ: muối canxi *Tính chất : Các thành phần hữu cơ và vô cơ liên kết phụ thuộc lẫn nhau đảm bảo cho xương có đặc tính mềm dẻo và rắn chắc. Nhờ đó xương có thể chống lại các lực cơ học tác động vào cơ thể. 3 . Vẽ sơ đồ truyền máu và nêu nguyên tắc truyền máu ? * Sơ đồ truyền máu : * Nguyên tắc truyền máu : - Lựa chọn nhóm máu cho phù hợp - kiểm tra mầm bệnh trước khi truyền máu - truyền chậm , từ từ5. Quá trình hô hấp gồm các giai đoạn chủ yếu nào? Hút thuốc lá có hại như thế nào đối với hệ hô hấp ?
* Quá trình hô hấp :
+ giai đoạn 1 : sự thông khí ở phổi ( sự thở ) ( diễn ra ở đường dẫn khí )
+ giai đoạn 2 : trao đổi khí ở phổi ( diễn ra tại các phế nang của phổi )
+ giai đoạn 3 : trao đổi khí ở tế bào ( diễn ra tại các tế bào với mao mạch )
- giai đoạn thở có vai trò quan trọng , tạo điều kiện để diễn ra giai đoạn 2 và 3
* Hút thuốc lá chứa nhiều chất độc và có hại cho hệ hô hấp :
+ CO2 : chiếm chỗ của O2 trong hồng cầu , làm cho cơ thể ở trạng thái mệt mỏi và thiếu O2 , đặc biệt khi cơ thể hoạt động mạnh
+ NO2 : Gây viêm , sưng lớp niêm mạc , cản trở trao đổi khí ; có thể gây chết người ở liều cao
+ Nicôtin : Làm tê liệt lớp lông rung trong phế quản , giảm hiệu quả lọc sạch không khí , có thể gây ung thư phổi
1.Một tập hợp gồm các tế bào chuyên hóa, có cấu tạo giống nhau, đảm nhận chức năng nhất định gọi là mô. Ở một số loại mô còn có các yếu tố không có cấu trúc tế bào như huyết tương trong máu; canxi, phốt pho và chất cốt giao trong xương.
Trong cơ thể người và động vật gồm bốn loại mô chính:
Mô biểu bì: gồm các tế bào xếp sít nhau, xen kẽ là tế bào tuyến, phủ ngoài cơ thể, lót trong các cơ quan rỗng như ống tiêu hóa, dạ con, bóng đái... có chức năng bảo vệ, hấp thụ và tiết Mô liên kết: có ở tất cả các loại mô để liên kết các mô lại với nhau. Có hai loại mô liên kết: Mô liên kết dinh dưỡng (Máu và bạch huyết) Mô liên kết cơ học (Mô sụn và xương) Ngoài ra còn có mô liên kết dạng sợi vừa có chức năng dinh dưỡng vừa có chức năng cơ học. Chức năng: Tạo ra bộ khung của cơ thể, neo giữ các cơ quan hoặc chức năng đệm. Mô cơ: Gồm các tế bào có hình dạng kéo dài. Mô cơ trơn: Hình thoi, nhọn, có 1 nhân, tạo nên thành nội quan như dạ dày, ruột, mạch máu, bóng đái,... Mô cơ vân (cơ xương): Tế bào có nhiều nhân, có vân ngang. Mô cơ tim: Tạo nên thành tim, tế bào cơ tim cũng có vân giống tế bào cơ vân, tế bào phân nhánh, có 1 nhân. Chức năng: Co, dãn, tạo nên sự vận động. Mô thần kinh: gồm các tế bào thần kinh gọi là nơron và các tế bào thần kinh đệm có chức năng tiếp nhận kích thích, xử lý thông tin và điều khiển sự hoạt động các cơ quan và trả lời kích thích của môi trường. ở các tổ chức thần kinh như tủy sống não.Làm thế nào để có dung tích sống lí tưởng?
MÌNH ĐANG CẦN GẤP GIÚP MÌNH NHA.
Dung tích sống là thể tích lớn nhất của lượng không khí mà một cơ thể hít vào và thở ra.
Dung tích sống phụ thuộc tổng dung tích phổi và dung tích khí cặn.
Dung tích phổi phụ thuộc dung tích lồng ngực, mà dung tích lồng ngực phụ thuộc sự phát triển của khung xương sườn trong độ tuổi phát triển, sau độ tuổi phát triển sẽ không phát triển nữa. Dung tích khí cặn phụ thuộc vào khả năng co tối đa của các cơ thở ra, các cơ này cần luyện tập đều từ bé.
Cần luyện tập thể dục thể thao đúng cách, thường xuyên đều đặn từ bé sẽ có dung tích sống lí tưởng.
Dung tích sống là thể tích lớn nhất của lượng không khí mà một cơ thể hít vào và thở ra.
Dung tích sống phụ thuộc tổng dung tích phổi và dung tích khí cặn.
Dung tích phổi phụ thuộc dung tích lồng ngực, mà dung tích lồng ngực phụ thuộc sự phát triển của khung xương sườn trong độ tuổi phát triển, sau độ tuổi phát triển sẽ không phát triển nữa. Dung tích khí cặn phụ thuộc vào khả năng co tối đa của các cơ thở ra, các cơ này cần luyện tập đều từ bé.
Cần luyện tập thể dục thể thao đúng cách, thường xuyên đều đặn từ bé sẽ có dung tích sống lí tưởng.
FAN BTF KO TRẢ LỜI ĐÂUCẨN THẬN KÊU 2 ẺM NÀY RA BẮN ĐẤY
1.Cơ thể người được cấu tạo bởi những hệ cơ quan nào?chức năng của các hệ cơ quan đó?
2.Thành phần cấu tạo và chức năng của tế bào?
3.Khái niệm về phản xạ, cung phản xạ?
4.Khớp xương là gì?phân loại và nêu ví dụ cho mỗi loại khớp xương?
5.Thành phần hóa học của xương, vai trò của mỗi thành phần?
6.Nêu tính chất của cơ, giải thích sự co cơ, ý nghĩa của sự co cơ.
7.Các biện pháp vệ sinh hệ vận động.
8.Thành phần cấu tạo và chức năng của máu.
9.Miễn dịch là gì?Các hình thức miễn dịch?Vai trò của bạch cầu trong sự miễn dịch của cơ thể.
1. Cơ thể người được cấu tạo bởi những hệ cơ quan nào? Chức năng của các hệ cơ quan đó?
Hệ cơ quan | Các cơ quan trong từng hệ cơ quan | Chức năng của hệ cơ quan |
Hệ vận động | Cơ và xương | Nâng đỡ, vận động cơ thể |
Hệ tiêu hoá | Miệng, ống tiêu hoá, tuyến tiêu hoá | Biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng và hấp thụ, thải phân |
Hệ tuần hoàn | Tim, hệ mạch | Vận chuyển oxi, chất dinh dưỡng và chất thải, cacbonic |
Hệ hô hấp | Đường dẫn khí và hai lá phổi | Trao đổi khí |
Hệ bài tiết | Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái | Lọc máu tạo nước tiểu và thải ra ngoài |
Hệ thần kinh | Não, tuỷ sống, dây thần kinh, hạch thần kinh | Tiếp nhận kích thích, điều khiển và điều hoà hoạt động cơ thể |
2.Thành phần cấu tạo và chức năng của tế bào?
3. Khái niệm về phản xạ, cung phản xạ?
- Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời kích thích môi trường dưới sự điều khiển của hệ thần kinh.
- Cung phản xạ là con đường mà xung thần kinh truyền từ cơ quan thụ cảm (da...) qua trung ương thần kinh đến cơ quan phản ứng (cơ, tuyến,...).
4.Khớp xương là gì? Phân loại và nêu ví dụ cho mỗi loại khớp xương?
- Khớp xương là nơi tiếp giáp giữa các đầu xương.
- Có 3 loại khớp là: khớp bất động, khớp bán đông và khớp động.
- Khớp động: là phần tiếp giáp giữa 2 xương là sụn và bao hoạt dịch (chứa dịch khớp) khớp động có thể cử động dẻ dàng. VD: Các khớp ở tay, chân,...
- Khớp bất động: là phần tiếp giáp giữa 2 xương đã hoá xương. Không cử động được. VD: khớp ở hộp sọ,...
- Khớp bán động: là phần tiếp giáp giữa 2 xương là màng, dây chằng và đĩa dệm. Khớp này có thể cử động ở mức hạn chế. VD: khớp các đốt sống,...
5.Thành phần hóa học của xương, vai trò của mỗi thành phần? - Xương gồm hai thành phần chính là cốt giao và muối khoáng. - Vai trò: + Chất khoáng: Làm cho xương bền chắc. + Cốt giao: Đảm bảo tính mềm dẻo cho xương. 6. Nêu tính chất của cơ, giải thích sự co cơ, ý nghĩa của sự co cơ. - Tính chất: Tính chất cơ bản của cơ là co và giãn. Cơ co khi có sự kích thích từ môi trường ngoài. - Sự co cơ là khi tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày làm cho cơ ngắn lại. - Ý nghĩa: Làm cho xương cử động dẫn đến sự vận động của cơ thể.7. Các biện pháp vệ sinh hệ vận động.
Các biện pháp vệ sinh hệ vận động:
- Lao động vừa sức và thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để bảo vệ và tạo điều kiện cho cơ, xương phát triển.
- Khi mang vác hay học tập cần chú ý chống cong vẹo cột sống.
8.Thành phần cấu tạo và chức năng của máu.
Máu gồm huyết tương (55%) và các tế bào máu (45%). Các tế bào máu gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Huyết tương duy trì máu ở trạng thái lỏng để lưu thông dễ dàng trong mạch ; vận chuyển các chất dinh dưỡng, các chất cần thiết khác và các chất thải. Hồng cầu vận chuyển 02 và C02.9. Miễn dịch là gì? Các hình thức miễn dịch? Vai trò của bạch cầu trong sự miễn dịch của cơ thể.
- Miễn dịch là khả năng cơ thể không bị mắc một bệnh nào đó.
- Các hình thức miễn dịch: miễn dịch tự nhiên (miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch tập nhiễm) và miễn dịch nhân tạo.
- Vai trò: Chúng giúp cho cơ thể chống lại các bệnh truyền nhiễm và các vật thể lạ trong máu.
1Nêu đặc điểm cấu tạo ruột non giúp nó đảm nhận tốt vai trò hấp thu chất dinh dưỡng.
2Hãy cho biết các tác nhân có hại cho hệ tiêu hoá và đề ra biện pháp phòng tránh
3Trình bày sự biến đổi thức ăn ở dạ dày
4Trình bày các bước tiến hành hô hấp nhân taọ bằng phương pháp hà hơi thổi ngạt và ấn lồng ngực
5Phân biệt sự trao đổi chất ở cấp độ TB và cơ thể
1 Những đặc điểm cấu tạo của ruột non giúp nó đảm nhiệm tốt vaitrò hấp thụ các chất dinh dưỡng là :
- Lớp niêm mạc ruột non có các nếp gấp với các lông ruột và lông cực nhỏ làm cho diện tích bề mặt bên trong của nó tăng gấp khoảng 600 lần so với diện tích mặt ngoài.
- Ruột non rất dài (tới 2,8 - 3m ở người trưởng thành), dài nhất trong các cơ quan của ống tiêu hóa.
- Mạng mao mạch máu và mạng bạch huyết phân bố dày đặc tới từng lông ruột.
2 Các tác nhân có hại cho hệ tiêu hóa
Có rất nhiều tác nhân có thể gây hại cho hệ tiêu hóa ở những mức độ khác nhau :
- Răng có thể bị hư hại khi trong thức ân, đó uống hay kem đánh răng thiếu chất canxi (Ca) và fluo (F). hoặc do vi khuẩn lên men nơi vết thức ăn còn dính lại tạo ra môi trường axit làm hỏng lớp men răng và ngà răng.
- Dạ dày và tá tràng có thể bị viêm loét bởi hoạt động của vi khuẩn Helicobacter pylori kí sinh ở lớp dưới niêm mạc của những cơ quan này.
- Các đoạn ruột khác nhau cũng có thể bị viêm do nhiễm độc dẫn đến rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy. Các chất độc có thể do thức ăn ôi thiu, do vi khuẩn tả, thương hàn... hay kí sinh trùng amip tiết ra.
- Các tuyến tiêu hóa có thể bị viêm do các loại vi khuẩn, virut kí sinh gây ra. Gan có thể bị xơ (tế bào gan bị thoái hóa và thay vào đó là mô xơ phát triển) do viêm gan tiến triển, hay do tế bào gan không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, hoặc do tế bào gan bị đầu độc và hủy hoại bởi rượu, các chất độc khác.
- Hoạt động tiêu hóa còn có thể bị ngăn trở và giảm hiệu quả do giun sán sống kí sinh trong ruột (chúng có thể gây tắc ống mật, tắc ruột và cướp mất một phần chất dinh dưỡng của cơ thể). Các trứng giun sán thường dính trên bề mặt rau, củ không được rửa sạch và có thể sẽ lọt vào ruột khi ta ăn uống.
- Hoạt động tiêu hoá và hấp thụ có thể kém hiệu quả do ăn uống không đúng cách như :
+ Ăn vội vàng, nhai không kĩ; ăn không đúng giờ, đúng bữa ; ăn thức ăn không hợp khẩu vị hay khẩu phần ăn không hợp lí.
+ Tinh thần lúc ăn không được vui vẻ, thoải mái, thậm chí căng thẳng.
+ Sau khi ăn không được nghỉ ngơi mà phải làm việc ngay.
- Hoạt động thải phân cũng có thể gặp khó khăn (chứng táo bón) do một số nguyên nhân chủ yếu sau :
+ Ăn khẩu phần ăn không hợp lí: quá nhiều tinh bột và prôtêin nhưng lại quá ít chất xơ (có nhiều trong rau xanh).
+ Ăn uống quá nhiều chất chát (có trong ổi xanh, hồng xanh, nước trà....).
Các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hoá khỏi các tác nhân có hại và đảm bảo sự tiêu hoá có hiệu quả
Vệ sinh răng miệng đúng cách sau khi ăn để bảo vệ răng và các cơ quan khác trong khoang miệng.
Ăn uống hợp vệ sinh để tránh các tác nhân gây hại cho các cơ quan tiêu hóa.
Thiết lập khẩu phần ăn hợp lí để đảm bảo đủ dinh dưỡng và tránh cho các cơ quan tiêu hóa phải làm việc quá sức.
Ăn chậm nhai kĩ : ăn đúng giờ, đúng bữa, hợp khẩu vị; tạo bầu không khí vui vẻ thoải mái khi ăn ; sau khi ăn cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lí để sự tiêu hóa được hiệu quả.
Mk chỉ biết trả lời câu 1 thôi
những đặc điểm cấu tạo nào của ruột non giúp nó những đặc điểm cấu tạo nào của ruột non giúp nó đảm nhiệm tốt vai trò thụ chất dinh dưỡng là.
+ lớp niêm mạc ruột non có các nếp gấp với các lông ruột và lông cực nhỏ làm cho diện tích bề mặt bên trong của nó tăng khoảng 600 lần so với diện tích mặt ngoài
+ sườn non rất dài 6 đến 7 mét ở người trưởng thành dài nhất trong các cơ quan của ống tiêu hóa
+ mạnh mao mạch máu và mao mạch bạch huyết phân bố dày đặc tới từng lông ruột
5 Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể là sự trao đổi vật chất giữa hệ tiêu hóa, hô hấp, bài tiết với môi trường ngoài. Cơ thể lấy thức ăn, nước, muối khoáng, ôxi từ môi trường ra thải ra khí cacbônic và chất thải.
Trao đổi chất ờ cấp độ tế bào là sự trao đổi vật chất giữa tế bào và môi trường trong. Máu cung cấp cho tế bào các chất dinh dưỡng và ôxi. Tế bào thải vào máu khí cacbônic và sản phẩm bài tiết.
Vai trò hô hấp đối với cơ thể sống ? Trình bày tóm tắt quá trình hô hấp của cơ thể người?
Hãy đề ra biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại?
Hút thuốc lá có vai trò như thế nào đối với hệ hô hấp ? chúng ta cần luyện tập như thế nào để có 1 hệ hô hấp khỏe?
Vai trò hô hấp đối với cơ thể sống ?
-Hô hấp là quá trình không ngừng cung cấp O2 cho các tế bào của cơ thể và loại CO2 do các tế bào thải ra khỏi cơ thể.
-Oxi đi vào cơ thể được sử dụng để oxi hóa các chất dinh dưỡng, tạo năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể.
Trình bày tóm tắt quá trình hô hấp của cơ thể người?
Nhờ hoạt động của lồng ngực với sự tham gia của các cơ hô hấp mà ta thực hiện được hít vào và thở ra, giúp cho không khí trong phổi thường xuyên được đổi mới.
Trao đổi khí ở phổi gồm sự khuếch tán của 02 từ không khí ở phế nang vào máu và của C02 từ máu vào không khí phế nang.
Trao đổi khí ờ tế bào gồm sự khuếch tán của 02 từ máu vào tế bào của C02 từ tế bào vào máu.
Hãy đề ra biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại?
- Trồng nhiều cây xanh trên đường phố, công sở, trường học. bệnh viện và nơi ở.
- Hạn chế việc sử dụng các thiết bị thải ra các khí độc hại.
- Không hút thuốc lá.
- Xây dựng nơi làm việc và nơi ở có đủ nắng, gió, tránh ẩm thấp.
- Thường xuyên dọn vệ sinh.
- Không khạc nhổ bừa bãi.
. - Nên đeo kháu trang khi đi ngoài đường phố và khi dọn vệ sinh.
Hút thuốc lá có vai trò như thế nào đối với hệ hô hấp ?
Khói thuốc lá chứa nhiều chất độc và có hại cho hệ hô hấp như sau - CO2 : Chiếm chỗ của 02 trong hồng cầu, làm cho cơ thể ở trạng thái thiếu 02, đặc biệt khi cơ thể hoạt động mạnh.
- N02 : Gây viêm, sưng lớp niêm mạc, cản trở trao đổi khí ; có thể gây chết ở liều cao.
- Nicôtin : Làm tê liệt lớp lông rung trong phế quản, giảm hiệu quả lọc sạch không khí; có thể gây ung thư phổi.
chúng ta cần luyện tập như thế nào để có 1 hệ hô hấp khỏe?
Vai trò của hô hấp:
Hô hấp là quá trình không ngừng cung cấp O2 cho các tế bào của cơ thể và loại CO2 do các tế bào thải ra khỏi cơ thể.
Oxi đi vào cơ thể được sử dụng để oxi hóa các chất dinh dưỡng, tạo năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể.
Qúa trình hô hấp ở người:
Nhờ hoạt động của lồng ngực với sự tham gia của các cơ hô hấp mà ta thực hiện được hít vào và thở ra, giúp cho không khí trong phổi thường xuyên được đổi mới. Trao đổi khí ở phổi gồm sự khuếch tán của 02 từ không khí ở phế nang vào máu và của C02 từ máu vào không khí phế nang. Trao đổi khí ờ tế bào gồm sự khuếch tán của 02 từ máu vào tế bào của C02 từ tế bào vào máu.VAI TRÒ HÔ HẤP ĐỐI VỚI CƠ THỂ SỐNG :
Hô hấp là quá trình không ngừng cung cấp O2 cho các tế bào của cơ thể và loại CO2 do các tế bào thải ra khỏi cơ thể. Oxi đi vào cơ thể được sử dụng để oxi hóa các chất dinh dưỡng, tạo năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể trình bày tóm tắt quá tình hô hấp của cơ thễ người : .Nhờ hoạt động của lồng ngực với sự tham gia của các cơ hô hấp mà ta thực hiện được hít vào và thở ra, giúp cho không khí trong phổi thường xuyên được đổi mới.viet đoạn văn nêu cảm nhận của em về tâm trạng của Bác sau khi học xong bài thơ
"Rằm tháng riêng"
Câu 1: Axit Clohidric có vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn trong dạ dày. Tuy nhiên, không phải lúc nào axit Clohidric cũng có lợi cho hệ tiêu hóa. Khi dạ dày tiết ra quá nhiều hoặc quá ít loại dịch này đều ảnh hưởng xấu đến dạ dày.
a ) Hãy chỉ ra nguyên nhân và hậu quả của việc dư axit trong dạ dày.
b ) Nêu biện pháp bảo vệ dạ dày khỏi các tác nhân gây hại.
c ) Để trung hòa lượng axit trong dạ dày người ta thường dùng muối natrihidrocacbonat (NaHCO3) nhờ phản ứng:
- NaHCO3 + HCl ---> NaCl + H2O + CO2.
Tính lượng NaHCO3 cần dùng để trung hòa hết 0,073 gam HCl.
a.
Nguyên nhân gây ra tình trạng dư axit trong dạ dàyThói quen ăn nhiều thực phẩm có gia vị, món ăn có chứa nhiều dầu mỡ nên làm tăng mức độ sản xuất axit ở dạ dày. Hay ăn quá nhiều thực phẩm giàu chất xơ, khiến dạ dày không tiết men tiêu hóa để phân hủy kịp, làm cho việc sản xuất axit tiếp tục tăng, dẫn đến dư thừa.
Việc ăn uống thất thường, không đúng bữa, lúc no lúc đói. Do nhiễm khuẩn HP từ việc ăn uống không vệ sinh, không sạch sẽ, môi trường không đảm bao, hay nhiễm từ nguồn nước bẩn. Vi khuẩn HP là nguyên nhân gây nên các bệnh về dạ dày.
Axit trong dạ dày tăng còn do bệnh nhân đã mắc bệnh viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản hay ung thư dạ dày.Bên cạnh đó, mất ngủ, ngủ không đủ giấc, tinh thần căng thẳng, thường xuyên bị stress cũng làm tăng axit trong dạ dày.