1.Cơ thể người được cấu tạo bởi những hệ cơ quan nào?chức năng của các hệ cơ quan đó?
2.Thành phần cấu tạo và chức năng của tế bào?
3.Khái niệm về phản xạ, cung phản xạ?
4.Khớp xương là gì?phân loại và nêu ví dụ cho mỗi loại khớp xương?
5.Thành phần hóa học của xương, vai trò của mỗi thành phần?
6.Nêu tính chất của cơ, giải thích sự co cơ, ý nghĩa của sự co cơ.
7.Các biện pháp vệ sinh hệ vận động.
8.Thành phần cấu tạo và chức năng của máu.
9.Miễn dịch là gì?Các hình thức miễn dịch?Vai trò của bạch cầu trong sự miễn dịch của cơ thể.
1. Cơ thể người được cấu tạo bởi những hệ cơ quan nào? Chức năng của các hệ cơ quan đó?
Hệ cơ quan | Các cơ quan trong từng hệ cơ quan | Chức năng của hệ cơ quan |
Hệ vận động | Cơ và xương | Nâng đỡ, vận động cơ thể |
Hệ tiêu hoá | Miệng, ống tiêu hoá, tuyến tiêu hoá | Biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng và hấp thụ, thải phân |
Hệ tuần hoàn | Tim, hệ mạch | Vận chuyển oxi, chất dinh dưỡng và chất thải, cacbonic |
Hệ hô hấp | Đường dẫn khí và hai lá phổi | Trao đổi khí |
Hệ bài tiết | Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái | Lọc máu tạo nước tiểu và thải ra ngoài |
Hệ thần kinh | Não, tuỷ sống, dây thần kinh, hạch thần kinh | Tiếp nhận kích thích, điều khiển và điều hoà hoạt động cơ thể |
2.Thành phần cấu tạo và chức năng của tế bào?
3. Khái niệm về phản xạ, cung phản xạ?
- Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời kích thích môi trường dưới sự điều khiển của hệ thần kinh.
- Cung phản xạ là con đường mà xung thần kinh truyền từ cơ quan thụ cảm (da...) qua trung ương thần kinh đến cơ quan phản ứng (cơ, tuyến,...).
4.Khớp xương là gì? Phân loại và nêu ví dụ cho mỗi loại khớp xương?
- Khớp xương là nơi tiếp giáp giữa các đầu xương.
- Có 3 loại khớp là: khớp bất động, khớp bán đông và khớp động.
- Khớp động: là phần tiếp giáp giữa 2 xương là sụn và bao hoạt dịch (chứa dịch khớp) khớp động có thể cử động dẻ dàng. VD: Các khớp ở tay, chân,...
- Khớp bất động: là phần tiếp giáp giữa 2 xương đã hoá xương. Không cử động được. VD: khớp ở hộp sọ,...
- Khớp bán động: là phần tiếp giáp giữa 2 xương là màng, dây chằng và đĩa dệm. Khớp này có thể cử động ở mức hạn chế. VD: khớp các đốt sống,...
5.Thành phần hóa học của xương, vai trò của mỗi thành phần? - Xương gồm hai thành phần chính là cốt giao và muối khoáng. - Vai trò: + Chất khoáng: Làm cho xương bền chắc. + Cốt giao: Đảm bảo tính mềm dẻo cho xương. 6. Nêu tính chất của cơ, giải thích sự co cơ, ý nghĩa của sự co cơ. - Tính chất: Tính chất cơ bản của cơ là co và giãn. Cơ co khi có sự kích thích từ môi trường ngoài. - Sự co cơ là khi tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày làm cho cơ ngắn lại. - Ý nghĩa: Làm cho xương cử động dẫn đến sự vận động của cơ thể.7. Các biện pháp vệ sinh hệ vận động.
Các biện pháp vệ sinh hệ vận động:
- Lao động vừa sức và thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để bảo vệ và tạo điều kiện cho cơ, xương phát triển.
- Khi mang vác hay học tập cần chú ý chống cong vẹo cột sống.
8.Thành phần cấu tạo và chức năng của máu.
Máu gồm huyết tương (55%) và các tế bào máu (45%). Các tế bào máu gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Huyết tương duy trì máu ở trạng thái lỏng để lưu thông dễ dàng trong mạch ; vận chuyển các chất dinh dưỡng, các chất cần thiết khác và các chất thải. Hồng cầu vận chuyển 02 và C02.9. Miễn dịch là gì? Các hình thức miễn dịch? Vai trò của bạch cầu trong sự miễn dịch của cơ thể.
- Miễn dịch là khả năng cơ thể không bị mắc một bệnh nào đó.
- Các hình thức miễn dịch: miễn dịch tự nhiên (miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch tập nhiễm) và miễn dịch nhân tạo.
- Vai trò: Chúng giúp cho cơ thể chống lại các bệnh truyền nhiễm và các vật thể lạ trong máu.