Đề bài : Kể lại truyền thuyết "Bánh chưng, bánh giầy"

Heartilia Hương Trần
Xem chi tiết
Nguyen Dieu Thao Ly
29 tháng 8 2016 lúc 19:09

Sự tích bánh chưng bánh dày tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của người Việt xưa, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong nền văn hoá lúa nước. Sự tích trên muốn nhắc nhở con cháu về truyền thống hiếu kính; lời giải thích ý nghĩa cũng như nguồn cội của của bánh chưng, bánh dày là nét đẹp trong văn hóa truyền thống của dân tộc.

Nếu như trước kia, bánh chưng, bánh dày chỉ được gói, được làm trong những dịp lễ Tết, vào ngày Giỗ Tổ hay khi gia đình có cỗ lớn, thì bây giờ, ở nhiều nơi, nhất là ở những đô thị hiện đại, bánh chưng, bánh dày đã trở thành một thứ hàng quà, được bán hàng ngày phục vụ nhu cầu ẩm thực của người dân. Nó được coi như một loại bánh để ăn chơi, có khi là ăn quà sáng, quà chiều, có khi là món ăn dùng trong những dịp cưới xin, giỗ chạp...

 

Bình luận (1)
tran thi mai anh
11 tháng 12 2016 lúc 16:22

cầu mua quyển 270 bài văn ấy

Bình luận (0)
Lê Nguyễn Diễm My
Xem chi tiết
Thảo Phương
24 tháng 9 2016 lúc 19:22

Thạch Sanh vốn là thái tử (con Ngọc Hoàng), được phái xuống làm con vợ chồng người nông dân nghèo khổ nhưng tốt bụng. Chàng sớm mồ côi cha mẹ, sống lủi thủi dưới gốc đa, hái củi kiếm sống qua ngày.

Lí Thông - một người hàng rượu - thấy Thạch Sanh khỏe mạnh hắn giả vờ kết nghĩa anh em để lợi dụng. Đúng dịp Lí Thông đến lượt phải vào đền cho chằn tinh hung dữ ăn thịt, hắn bèn lừa Thạch Sanh đến nộp mạng thay cho mình. Thạch Sanh đã giết chết chằn tinh. Lí Thông lại lừa cho Thạch Sanh bỏ trốn rồi đem đầu chằn tinh vào nộp cho vua để lĩnh thưởng, được vua phong làm Quận công.

Nhà vua có công chúa đến tuổi kén chồng. Trong ngày hội lớn, công chúa bị đại bàng khổng lồ quắp đi. Qua gốc đa chỗ Thạch Sanh đang ở, nó bị chàng dùng cung tên bắn bị thương. Thạch Sanh lần theo vết máu, biết được chỗ đại bàng ở. Vua mất công chúa, vô cùng đau khổ, sai LíThông đi tìm, hứa gả con và truyền ngôi cho. Lí Thông lại nhờ Thạch Sanh cứu công chúa rồi lừa nhốt chàng dưới hang sâu.

Thạch Sanh giết đại bàng, lại cứu luôn thái tử con vua Thủy Tề bị đại bàng bắt giam trong cũi cuối hang lừ lâu. Theo chân thái tử, chàng xuống thăm thuỷ cung, được vua Thuỷ Tề khoản đãi rất hậu, tặng nhiều vàng bạc nhưng chàng chỉ xin cây đàn thần rồi lại trở về gốc đa.

Từ khi được cứu về, công chúa không cười không nói. Hồn chằn tinh và đại bàng trả thù, vu vạ cho Thạch Sanh khiến chàng bị nhốt vào ngục. Chàng đánh đàn, công chúa nghe thấy liền khỏi bệnh câm. Thạch Sanh được vua cho gọi lên. Chàng kể lại rõ mọi việc. Vua giao cho chàng xử tội mẹ con Lí Thông. Được chàng tha bổng nhưng hai mẹ con trên đường về đã bị sói đánh chết, hoá kiếp thành bọ hung.

Thạch Sanh được nhà vua gả công chúa cho. Các nước chư hầu tức giận đem quân sang đánh. Thạch Sanh lại lấy đàn ra gảy khiến quân địch quy hàng. Ăn không hết niêu cơm nhỏ của Thạch Sanh, quân sĩ mười lăm nước kính phục rồi rút hết. Nhà vua nhường ngôi báu cho Thạch Sanh.


 

Bình luận (0)
Phạm Hải Đăng
11 tháng 9 2018 lúc 21:16

Thạch Sanh mồ côi cha lẫn mẹ. Chàng sống lủi thủi trong túp lều dưới gốc cây đa gia tài chỉ có một cái lưỡi búa mà cha mẹ để lại.

Thấy Thạch sanh khỏa mạnh, Lý Thông gạ kết nghĩa anh em.Thạch sanh nhận lừoi đến ở chung với nhà Lý Thông.

Trong vùng có 1 con chằn tinh hung dữ, có phép lạ.Hàng năm dân phải nộp một người cho nó ăn thịt. Đến lượt Lý Thông thì hắn nghĩ kế lứa Thach Sanh . Thạch Sanh giết nó.Lý Thông lại lừa thach Sanh và mang đầu chằn tinh đến cho vua và nói thach sanh phải trốn đi. Lý Thông được vua phong làm Quân công.

Nhà vua có công chúa đến tuổi lấy chồng. Trong ngày hội, công chúa bị con chim to tha đi. Lý Thông tìm Thach Sanh để cứu công chúa. Thach Sanh vui vẻ nhânhj lời. khi Thạch Sanh mang công chúa từ dưới hang lên thì Lý Thông sai người lấp dá xuống hang, nhốt Thạch Sanh lại đó.

Thạch Sanh dưới hang giết con đại bàng và cứu con vua Thủy tề và được vua Thủy tề tặng cho một cây đàn rồi về nhà.

Hồn chằn tinh và đại bàng tìm trả thù. Vu cho Thạch Sanh ăn cắp kho báu nhà Vua rồi Thạch Sanh bị giam Trông ngục tối. Còn công chua thì từ khi được cứu thì không nối được nữa. Bỗng một hôm, công chúa nghe tiếng đàn Thạch Sanh gảy thì bỗng nói được và bảo cho Thạch sanh ra. Thạch sanh khai hết tội ác của Lý Thông.Hai nguwòi được thạch sanh xin vua giá tội và cho họ về nhà.

Nhà vua gả con gái cho Thạch Sanh. Các nước khác ghen đem quân sang đánh. Thạch Sanh gảy đàn, quân các nước xin rút lui. Thạch Sanh lấy một niêu cơm ra đãi, quân khinh nhưng ăn mãi không hết, đành bái phục

Bình luận (0)
Phạm Hải Đăng
11 tháng 9 2018 lúc 22:08

tham khảo nhé

Thạch Sanh vốn là thái tử (con Ngọc Hoàng), được phái xuống làm con vợ chồng người nông dân nghèo khổ nhưng tốt bụng. Chàng sớm mồ côi cha mẹ, sống lủi thủi dưới gốc đa, hái củi kiếm sống qua ngày.

Lí Thông - một người hàng rượu - thấy Thạch Sanh khỏe mạnh hắn giả vờ kết nghĩa anh em để lợi dụng. Đúng dịp Lí Thông đến lượt phải vào đền cho chằn tinh hung dữ ăn thịt, hắn bèn lừa Thạch Sanh đến nộp mạng thay cho mình. Thạch Sanh đã giết chết chằn tinh. Lí Thông lại lừa cho Thạch Sanh bỏ trốn rồi đem đầu chằn tinh vào nộp cho vua để lĩnh thưởng, được vua phong làm Quận công.

Nhà vua có công chúa đến tuổi kén chồng. Trong ngày hội lớn, công chúa bị đại bàng khổng lồ quắp đi. Qua gốc đa chỗ Thạch Sanh đang ở, nó bị chàng dùng cung tên bắn bị thương. Thạch Sanh lần theo vết máu, biết được chỗ đại bàng ở. Vua mất công chúa, vô cùng đau khổ, sai Lí Thông đi tìm, hứa gả con và truyền ngôi cho. Lí Thông lại nhờ Thạch Sanh cứu công chúa rồi lừa nhốt chàng dưới hang sâu.

Thạch Sanh giết đại bàng, lại cứu luôn thái tử con vua Thủy Tề bị đại bàng bắt giam trong cũi cuối hang từ lâu. Theo chân thái tử, chàng xuống thăm thuỷ cung, được vua Thuỷ Tề khoản đãi rất hậu, tặng nhiều vàng bạc nhưng chàng chỉ xin cây đàn thần rồi lại trở về gốc đa.

Từ khi được cứu về, công chúa không cười không nói. Hồn chằn tinh và đại bàng trả thù, vu vạ cho Thạch Sanh khiến chàng bị nhốt vào ngục. Chàng đánh đàn, công chúa nghe thấy liền khỏi bệnh câm. Thạch Sanh được vua cho gọi lên. Chàng kể lại rõ mọi việc. Vua giao cho chàng xử tội mẹ con Lí Thông. Được chàng tha bổng nhưng hai mẹ con trên đường về đã bị sét đánh chết, hoá kiếp thành bọ hung.

Thạch Sanh được nhà vua gả công chúa cho. Các nước chư hầu tức giận đem quân sang đánh. Thạch Sanh lại lấy đàn ra gảy khiến quân địch quy hàng. Ăn không hết niêu cơm nhỏ của Thạch Sanh, quân sĩ mười lăm nước kính phục rồi rút hết. Nhà vua nhường ngôi báu cho Thạch Sanh.

Bình luận (0)
Leona
Xem chi tiết
Nguyễn Anh Duy
1 tháng 10 2016 lúc 17:54

Em có suy nghĩ gì về phong tục Bánh chưng , Bánh giầy

Những dịp lễ Tết, vào ngày Giỗ Tổ hay khi gia đình có cỗ lớn, thì bây giờ, ở nhiều nơi, nhất là ở những đô thị hiện đại, bánh chưng, bánh dày đã trở thành một thứ hàng quà, được bán hàng ngày phục vụ nhu cầu ẩm thực của người dân. Nó được coi như một loại bánh để ăn chơi, có khi là ăn quà sáng, quà chiều, có khi là món ăn dùng trong những dịp cưới xin, giỗ chạp...

Bình luận (0)
Nguyễn Anh Duy
1 tháng 10 2016 lúc 17:49

Em có suy nghĩ gì về phong tục Bánh chưng , Bánh giầy

Sự tích bánh chưng bánh dày tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của người Việt xưa, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong nền văn hoá lúa nước. Sự tích trên muốn nhắc nhở con cháu về truyền thống hiếu kính; lời giải thích ý nghĩa cũng như nguồn cội của của bánh chưng, bánh dày là nét đẹp trong văn hóa truyền thống của dân tộc. Nó còn mang ý nghĩa về vũ trụ, nhân sinh. Bánh chưng hình vuông, có góc cạnh, hình khối cụ thể thuộc âm, tượng trưng cho đất. Bánh dày hình tròn không có góc cạnh, hình khối cụ thể thuộc dương, tượng trưng cho trời nên phải màu trắng, không nhân vị.

Bình luận (0)
Leona
1 tháng 10 2016 lúc 17:51

vào ngày tết nữa nha các bạn

Bình luận (0)
Leona
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
5 tháng 10 2016 lúc 13:57

Bánh chưng, bánh giầy là những loại bánh được dùng phổ biến rộng rãi tại Việt Nam, đặc biệt là những ngày lễ tết. Hai loại bánh này tượng trưng cho trời và đất cùng dâng lên bàn thờ ông bà tổ tiên với mâm ngũ quả để tỏ lòng thành kính với những người đã khứat. Khi ăn cái bánh chưng, bánh giày ta cảm nhận được vị ngọt, thơm, bùi của lúa, gạo, của cốm đọng lại trọng cổ họng chúng ta. Trong bánh chưng có thịt, có đỗ, có nếp, ngoài ra một số nhà còn cho hành vào tượng trưng cho mọi yếu tố quyết định sự thành công, thịnh vượng của họ trong năm mới. Còn bánh dày có màu trắng, ăn với cặp giò thì tuyệt vời , có ý nghĩa là mong cho mọi việc làm được tròn trịa và đầy đủ.

Bình luận (0)
Thảo Phương
5 tháng 10 2016 lúc 12:06
Ấm cúng gia đình bên nồi bánh trưng ngày tết Bánh chưng trong ký ức tuổi thơ và niềm vui sum họp

Bánh chưng – món ăn độc đáo của dân tộc

Dân tộc nào cũng có thức ăn truyền thống. Song chưa thấy dân tộc nào có một thức ăn vừa độc đáo, vừa ngon lành, vừa bổ, vừa gắn liền với truyền thuyết dân tộc lâu đời, lại vừa có nhiều ý nghĩa sâu xa về vũ trụ, nhân sinh như bánh chưng, bánh dầy của Việt Nam.  
Bình luận (0)
Linh Phương
5 tháng 10 2016 lúc 13:15

       Bánh chưng hình vuông, màu xanh, tượng trưng trái Đất, âm. Bánh dầy hình tròn, màu trắng, tượng trưng Trời, dương, thể hiện triết lý Âm Dương, Dịch, Biện chứng Đông Phương nói chung và triết lý Vuông Tròn của Việt Nam nói riêng. Bánh chưng âm giành cho Mẹ, bánh dầy dương giành cho Cha.

        Bánh chưng bánh dầy là thức ăn trang trọng, cao quí nhất để cúng Tổ tiên, thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn, nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục to lớn, bao la như trời đất của cha mẹ. 

Bình luận (0)
Lê Nguyễn Ngọc Nhi
Xem chi tiết
Linh Phương
14 tháng 10 2016 lúc 19:58

I. Mở bài

Thời gian và không gian xảy ra câu chuyện: Đời Hùng Vương thứ 6, làng Gióng.

II. Thân bài

1. Gốc tích lạ lùng của Thánh Gióng

- Hai ông bà đã già, chưa có con.

- Bà mẹ dẫm lên một dấu chân khổng lồ, thụ thai.

- Mười hai tháng sinh một đứa con trai.

- Đã ba tuổi chú bé vẫn chưa biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi.

2. Nghe tin có giặc, chú bé nói được và lớn nhanh như thổi.

- Giặc Ân xâm lược, thế giặc mạnh, vua cho sứ giả đi tìm người tài.

- Chú bé bỗng nhiên nói được, nhờ mẹ mời sứ giả. Nói với sứ giả đúc ngựa sắt, áo giáp sắt, roi sắt.

- Chú bé lớn nhanh như thổi, ăn không đủ no. Dân làng góp thóc gạo nuôi chú.

3. Thánh Gióng đánh giặc và bay về trời

- Giặc đến chân núi Châu Sơn. Sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt áo giáp sắt đến.

- Chú bé vươn vai thành tráng sĩ khổng lồ,vỗ vào mông ngựa, ngựa hí vang. Tráng sĩ mặc giáp, cầm roi, cưỡi ngựa ra trận.

- Ngựa xông vào giặc; tráng sĩ cầm roi đánh giặc, ngựa sắt phun lửa thiêu giặc. Giặc chết như rạ.

- Roi sắt gãy, tráng sĩ nhổ tre đánh giặc.

- Đuổi giặc đến chân núi Ninh Sóc, tráng sĩ lên núi, cởi áo để lại cùng ngựa bay lên trời.

- Vua phong tráng sĩ là Phù Đổng Thiên Vương, lập đền thờ.

III. Kết bài

Hiện nay ở làng Phù Đổng vẫn còn đền thờ Thánh Gióng, những bụi tre đằng ngà, những ao hồ liên tiếp lưu giữ dấu vết chân ngựa… của Thánh Gióng đi qua.

Bình luận (0)
Thảo Phương
14 tháng 10 2016 lúc 19:56

MỜ BÀI

– ‘Thánh Gióng” là một truyện dân gian đáng yêu nhất (trong kho tàng vàn học Việt Nam). 

– Anh hùng Gióng tiêu biểu cho lòng yêu nước, quyết tâm thắng giặc ngoại xâm của nhân dân ta, đặc biệt của thỉếu niên Việt Nam.

THÂN BÀI

1) Cậu bé làng Gióng ra đời

– Đời Hùng Vương thứ 6

– Cha mẹ cậu Gióng: chăm làm ăn, phúc đức, ao ước có con.

– Mẹ cậu Gióng ra đồng, đặt chân mình lên vết chân khổng lồ trên đường ướm thử, về nhà thụ thai mười hai tháng.

– Cậu bé làng Gióng ra đời: Mặt mũi khôi ngô, ba tuổi vẫn khòng biết đi, biết nói, biết cười.

2) Sự lớn lên kì diệu của cậu bé Gióng

– Giặc Ân, thế rất mạnh, đến xâm chiếm nước ta. Vua truyền sứ giả tìm người tài giỏi cứu nước. 

– Cậu Gióng nói lời đầu tiên với mẹ: Vời sứ giả, lời thứ hai: tâu vua sắm ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt, mũ sắt

– Cậu Gióng lớn nhanh như thổi (ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ), cha mẹ Gióng nhờ bà con, làng xóm gom góp thóc gạo nuôi Gióng, ai cũng sẵn lòng.

3) Chàng trai làng Gióng xung trận

– Thế nước rất nguy, giặc đến chân núi Trâu, người người hoảng hốt, sứ giả đem ngựa, roi, áo giáp sắt đến cho Gióng.

– Cậu bé vươn vai biến thành tráng sĩ, mặc giáp sắt, cầm roi sắt, cưỡi ngựa sắt: vỗ vào mông ngựa, ngựa hí vang.

– Tráng sĩ phi ngựa tiến thẳng tới nơi có giặc ; đánh đón đầu giặc; giết hết lớp này đến lớp khác; giặc chết như rạ. Roi sắt gẫy, tráng sĩ nhổ tre cạnh đường quật vào giặc; ngựa phun lửa. Giặc tan tác.

4) Tráng sĩ Gióng bay lên trời

– Đuổi giặc đến núi Ninh Sóc, tráng sĩ cởi bỏ giáp sắt, cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời.

– Nhớ ơn cứu nước, Vua phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ tại quê nhà.

5) Vết tích còn lại

– Làng Gióng và đền thờ Phù Đổng Thiên Vương. Hội Gióng vào tháng tư hàng năm.

– Những bụi tre đằng ngà, bị ngựa phun lửa cháy, ngả màu vàng óng, ở huyện Gia Bình.

– Những vết chân ngựa nay thành những hồ ao liên tiếp; lửa do ngựa phun ra thiêu cháy một làng nay gọi là làng Cháy.

KẾT LUẬN

Niềm ao ước được một lần về dự hội Gióng , về thăm quê hương Phù Đổng Thiên Vương, niềm tự hào củà nhân dân nước Việt, của thiếu niên Viêt Nam.



 

Bình luận (0)
lê anh tuấn
27 tháng 11 2017 lúc 19:26

1. Mở bài:

* Giới thiệu chung:

- Truyện xảy ra vào đời Hùng vương thứ sáu, ở làng Gióng, tỉnh Bắc Ninh (cũ), nay thuộc ngoại thành Hà Nội.

- Cậu bé làng Gióng có công đánh đuổi giặc Ân, được nhân dân suy tôn là Thánh Gióng.

2. Thân bài:

* Diễn biến của truyện :

- Hai vợ chổng già không có con.

- Một hôm bà vợ ra đổng, thấy vết chân lạ rất to, liền dặt bàn chân vào ướm thử.

- Bà thụ thai, sinh ra một đứa con trai.

- Lên ba tuổi, đứa bé không biết đi, không biết nói.

- Giặc Ân xâm phạm bờ cõi nước ta.

- Vua sai sứ giả tìm người tài giỏi cứu nước.

- Cậu bé chợt cất tiếng nói, bảo mẹ gọi sứ giả vào, nhờ sứ giả tâu với vua cấp cho mình giáp sắt, roi sắt, ngựa sắt để đi đánh giặc.

- Cậu bé lớn nhanh như thổi, cả làng góp gạo nuôi cậu.

- Sứ giả mang các thứ đến. Cậu bé vươn vai thành tráng sĩ, cưỡi ngựa sắt xõng lên đánh đuổi quản thù. Roi sắt gãy, cậu nhổ tre đánh tiếp.

- Đuổi giặc đến chân núi Sóc, tráng sĩ cởi giáp sắt bỏ lại, cưỡi ngựa bay lên trời.

3. Kết bài:

* Kết thúc truyện:

- Vua ghi nhớ công lao cứu nước của Gióng, phong cho là Phù Đổng Thiên vương và lập đến thờ.

- Tháng tư hằng năm, làng mở hội lớn.

- Tre ở làng Gióng có màu vàng óng là vì ngựa sắt phun lửa.

- Ao hồ liên tiếp là do vết chân ngựa phi để lại.

- Một làng có tên là làng Cháy do lửa từ miệng ngựa phun ra.

Bình luận (0)
Lê Nguyễn Diễm My
Xem chi tiết
cứt thị thối
19 tháng 10 2016 lúc 20:41

móc ***** hửi coi thơm không ***** tửa đàng quần vàng khè khè ahihi đò lầyhihathanghoa

Bình luận (7)
Linh Phương
19 tháng 10 2016 lúc 21:09

Ngày 20-10 là ngày kỉ niệm thành lập hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam. 

Mình chỉ muốn viết những lá thư kèm theo những món quà mk làm tặng người thân yêu thôi. 

Bình luận (1)
Phương Trâm
19 tháng 10 2016 lúc 21:12

Ngày mai cả lớp mình đi phượt bằng xe đạp đó bạn ! haha

Bình luận (2)
Heartilia Hương Trần
Xem chi tiết
Cô bé bánh bèo
22 tháng 10 2016 lúc 18:26

Câu chuyện em bé thông minh

 

Bình luận (1)
Heartilia Hương Trần
22 tháng 10 2016 lúc 19:37

trừ chuyện em bé thông minh ra nhé

Bình luận (0)
nguyen tran bao nguyen
Xem chi tiết
thanh
29 tháng 10 2016 lúc 17:10

bạn gõ dấu đi mình ko đọc được

Bình luận (2)
Pham thi linh chi
4 tháng 11 2016 lúc 19:05

Đã mấy năm qua rồi cho đến bây giờ em vẫn còn thương mến cô giáo Nga, người đà dạy dỗ em trong những năm học đầu tiên ở ngưỡng cửa Tiểu học.

Cô giáo Nga có dáng người thon thả, không mập cũng không gầy. Tuổi có độ gần bốn mươi nhưng trông cô còn rất trẻ. Em rất thích những chiếc áo dài cô mặc đến lớp, thường là những chiếc áo lụa mỏng trắng, đủ màu sắc tươi đẹp, rất phù hợp với thân hình và làn da hồng của cô. Mái tóc cô được uốn gọn gàng ôm lấy gương mặt đầy đặn, lúc nào cũng trang điểm một cách hài hoà. Đôi mắt cô to, đen láy, chiếc mũi tuy hơi cao nhưng trông cân xứng với gương mặt. Cô cười rất tươi, giòn giã, để lộ hai hàm răng trắng đều như hạt bắp. Tất cả đều tạo ra một nét đẹp thân tình, cởi mở, nhưng không vì thế mà kém phần cương nghị. Giọng cô giảng bài lúc trầm ấm, lúc ngân vang.

Cô rất thương yêu học sinh. Em còn nhớ những buổi đầu đi học, chúng em đều là những đứa trẻ vừa rời khỏi tay ba mẹ, ngơ ngác, rụt rè và thậm chí có bạn còn oà lên khóc khi ba mẹ ra về. Cô như người mẹ hiền, hết dỗ bạn này quay qua dỗ bạn khác khiến lòng em và các bạn yên tâm không còn sợ hãi nữa. Thế nhưng cô rất nghiêm khắc khi giảng bài, bạn nào không chú ý theo dõi, cô nhắc nhở ngay và luôn tuyên dương những bạn cố gắng học tập. Những buổi học đầu tiên biết bao khó nhọc, cô cầm tay từng bạn uốn nắn, chỉ cho từng bạn cách phát âm các vần. Những giờ ra chơi cô nán lại gạch hàng trong tập vở, cho chúng em viết ngay hàng thẳng lối, hoặc chỉ vẽ thêm cho các bạn còn yếu không theo kịp. Giờ rảnh cô thường kể chuyện cho chúng em nghe. Cả lớp cười vang khi cô kể chuyện vui, lúc đó em cảm thấy bầu không khí trong cả lớp ấm áp tình mẹ con làm sao! Ngoài việc dạy dỗ chăm sóc chúng em, cô còn quan tâm tìm hiểu gia đình các bạn nghèo, tạo điều kiện giúp đỡ các bạn.

Tuy không học cô nữa nhưng trong lòng em luôn kính trọng và biết ơn cô. Em tự nhủ sẽ cố gắng học tập thật tốt để khỏi phụ lòng yêu thương, chăm sóc của cô đối với em và xứng đáng là con ngoan trò giỏi

Bình luận (0)
Thơ Cao
18 tháng 12 2016 lúc 11:02

Năm tháng rồi cũng qua đi, chỉ có thời gian là thước đo tình cảm của con người. Bây giờ tuy đã học lớp 5 – lớp cuối cấp của trường tiểu học, sắp sửa phải tạm biệt mái trường, thầy cô, bạn bè để tiếp bước vào bậc trung học . Nhưng quãng thời gian là năm năm học ở trường, em không sao quên được những kỷ niệm về cô giáo đã dạy em những năm đầu chập chững cắp sách tới trường.

Cô có cái tên rất hay và em cũng rất thích đó là Kim Oanh. Cô là người mẹ hiền dịu nhất trong những ngay fem còn học lớp 1. Với dáng người đậm đà, mái tóc xoăn xoăn màu hạt dẻ thì ai cũng nói nhìn cô trông rất xinh. Cô thường mặc những bộ quần áo lịch sự, phù hợp với dáng người của mình. Ngày đó, em cứ nghĩ cô giáo phải dễ sợ lắm. Nhưng không, cô đã làm tan biến những ý nghĩ vẩn vơ đó của em. Cô vẫn là cô giáo hiền lành, tốt bụng. Với khuôn mặt tròn, phúc hậu, hai gò má cao cao, lúc nào cũng ửng hồng. Mắt cô đen láy, long lanh với hàng lông mi cong vút. Nhưng đặc biệt nhất vẫn là ánh mắt nhìn trìu mến, bao dung mà cô dành cho chúng em. Mỗi lần không học bài, chỉ cần nhìn vào đôi mắt buồn buồm của cô là bạn ấy hối hận ngay về việc làm của mình. Có lẽ, chính cô là người khơi dậy lòng hăng say học tập của chúng em. Ẩn dưới vầng trán cao cao thông minh ấy là đôi lông mày vòng nguyệt cân đối tạo cho khuôn mặt vẻ thanh tú.

Cô Oanh là một giáo viên hăng say trong công việc và hết lòng thương yêu học sinh. Tâm hồn cô là cả một khoảng trời chứa chan bao tình yêu cô dành cho chúng em: Nghe cô giảng bài thì thật là thú vị. Cô giảng rất dễ hiểu, dễ nghe nên chúng em luôn tiếp thu được bài. Vào những giờ ra chơi, cô luôn ngồi lại để viết mẫu và chấm bài cho chúng em. Có những hôm cô còn trao đổi cách giảng bài với bạn bè đồng nghiệp. Nếu bạn nào đọc chưa tốt hay viết chưa đúng thì cô luôn sẵn sàng giúp đỡ. Khi cô đã giảng cho bạn nào thì bạn ấy hiểu ngay. Vào những giờ sinh hoạt lớp, cô luôn nhận xét cho từng bạn và nói cho các bạn cách sửa lỗi sai đó. Có hôm cô nhận xét rất tốt về lớp em và em rất nhớ câu: “Tuần qua, các con đã rất cố gắng để nhận cờ Đội. Cô rất vui vì không những các con được nhận cờ tốt mà còn nhận cờ xuất sắc. Cô mong tuần nào các con cũng như vậy”. Và khi đó, lớp em vỗ tay rào rào.

Giờ đây khi đã lên lớp năm, mỗi khi có việc cần đi qua lớp cô, cô lại goi em lại hỏi han. Khi đó, em lại nhớ những giây phút khi còn học lớp 1, được cô yêu thương dạy dỗ. Trong em vang lên lời bài hát: “Mẹ của em ở trường là cô giáo mến thương…”.

Vâng! Đúng vậy em sẽ không bao giờ quên cô – người mẹ đã đưa em đón những tia nắng đầu tiên của cuộc đời

Bình luận (0)
Thạch Bùi Việt Hà
18 tháng 12 2016 lúc 20:03

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa” Đó chính là những câu thơ nói về nghề giáo, nghề mà luôn được yêu quý, kính trọng. Tôi rất yêu mến các thầy cô giáo của mình, nhưng người để lại cho tôi những ấn tượng sâu sắc nhất chính là cô Kim Anh- cô giáo chủ nhiệm của chúng tôi. Cô có mái tóc rất dài, mượt mà, đen nhánh và luôn phảng phất hương thơm. Đôi mắt cô to tròn, đen láy, vô cùng cương nghị nhưng cũng không kém phần dịu dàng. Khi chúng tôi đạt thành tích cao trong học tập, cô luôn nhìn chúng tôi với ánh mắt trìu mến. Còn mỗi khi chúng tôi mắc lỗi, đôi mắt cương nghị của cô lại đượm buồn. Đôi bàn tay cô thon dài, luôn viết ra những mạch văn giàu cảm xúc để chuyển tải bài học đến với chúng tôi. Cô còn giúp chúng tôi nhớ bài lâu hơn bằng giọng nói của mình. Giọng nói của cô thật truyền cảm, khi thì dịu dàng, ấm áp, lúc lại dí dỏm, vui tươi khiến cho chúng tôi luôn tập trung vào bài học, quên cả thời gian. Tính cách cô hiền lành, chính trực, cô luôn nghiêm túc với công việc của mình. Hàng ngày, cô rất hay vui đùa với chúng tôi nhưng khi đã vào tiết học, cô cũng rất nghiêm khắc. Với cô dạy học không chỉ là một nghề, mà còn là một niềm đam mê. Cô luôn chuẩn bị rất kỹ cho bài giảng của mình, nhiều khi cô còn sử dụng cả những đoạn clip ngắn về bài học, giúp chúng tôi có thể tiếp thu bài nhanh nhất. Dù cô đã là một giáo viên nhưng cô vẫn học, đó là sở thích của cô. Cô luôn thức đến ba, bốn giờ sáng mới đi ngủ vì sau khi soạn giáo án, cô lại tiếp tục học bài. “Học như một con đò ngược dòng vậy, các con ạ!” Lời cô nói thấm thía lòng chúng tôi. Tôi nhớ nhất là khi cô đi thăm quan với lớp chúng tôi. Lúc ấy, trên nét mặt cũng như trong đôi mắt của cô thể hiện sự lo lắng, bồn chồn không yên. Sau đó, chúng tôi mới vỡ lẽ, ra là hôm ấy, cô có bài thi môn triết học nhưng cô đã nghỉ thi để đi cùng với lớp chúng tôi vì cô sợ rằng có vấn đề gì không hay với chúng tôi, cô sẽ ân hận cả đời. Một kỉ niệm đáng nhớ khác là khi tôi học hè. Khi ấy, tôi khá lo sợ do tôi đã nghỉ mất hai tuần. Tôi bước vào lớp với tâm trạng lo lắng. Cô biết là tôi đã nghỉ học, cô bèn giảng lại cho tôi những chỗ tôi chưa biết, chưa hiểu, rồi nhờ bạn cho tôi mượn vở để chép bù bài. Lúc đó tôi thấy mình nhẹ nhõm, thầm cảm ơn cô và các bạn. Quả thật, nghề giáo thật là cao quý, giống như câu ví: “Nghề giáo là người lái đò tri thức qua sông”. Đó cũng là nghề mà tôi mong ước sau này khi trưởng thành. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, tôi muốn gửi lời chúc tới cô rằng: “Con chúc cô luôn mạnh khỏe! Con yêu cô nhiều lắm!”

 

Bình luận (0)
Lê Nguyễn Diễm My
Xem chi tiết
Lê Nguyễn Diễm My
10 tháng 11 2016 lúc 20:31

âu mất hớt zùi? MÍ bn zỏi văn âu zùi

Bình luận (0)
Đỗ Như Minh Hiếu
17 tháng 11 2016 lúc 20:59

haizzz

 

Bình luận (1)