Chương I. Khái quát về cơ thể người

fafa
Xem chi tiết
Huỳnh lê thảo vy
19 tháng 10 2018 lúc 18:31

Môn học giúp ta tìm hiểu đặc điểm cấu tạo và chức năng sinh lí của cơ thể từ cấp độ tế bào đến cơ quan, hệ cơ quan và cơ thể, trong mối quan hệ với môi trường cùng với những cơ chế điều hòa các quá trình sống. Từ đó đề ra các biện pháp rèn luyện thân thể, bảo vệ sức khỏe, giúp ta có hiểu biết khoa học để có ý thức và hành vi bảo vệ môi trường.

Bình luận (0)
Nguyễn Ngô Mai Trang
19 tháng 10 2018 lúc 18:32

Những lợi ích của việc học tập môn học "Cơ thể người và vệ sinh" là :

- Môn học giúp ta tìm hiểu đặc điểm cấu tạo và chức năng của cơ thể (từ cấp độ tế bào đến cơ quan, hệ cơ quan và cơ thể) trong mối quan hệ với môi trường và những cơ chế điều hòa các quá trình sống. Từ đó, đề ra các biện pháp rèn luyện thân thể, bảo vệ sức khỏe, giúp ta có hiểu biết khoa học để có ý thức và hành vi bảo vệ môi trường.

Bình luận (0)
halinhvy
19 tháng 10 2018 lúc 18:47

Môn học giúp ta tìm hiểu đặc điểm cấu tạo và chức năng sinh lí của cơ thể từ cấp độ tế bào đến cơ quan, hệ cơ quan và cơ thể, trong mối quan hệ với môi trường cùng với những cơ chế điều hòa các quá trình sống. Từ đó đề ra các biện pháp rèn luyện thân thể, bảo vệ sức khỏe, giúp ta có hiểu biết khoa học để có ý thức và hành vi bảo vệ môi trường.

Bình luận (0)
fafa
Xem chi tiết
Nguyễn Ngô Mai Trang
19 tháng 10 2018 lúc 18:30

Đặc điểm giống và khác nhau giữa người và động vật thuộc lớp Thú:

- Giống nhau: Có lông mao, đẻ con, có tuyến sữa và nuôi con bằng sữa.

- Khác nhau: Người biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động vào những mục đích nhất định: có tư duy, tiếng nói và chữ viết.

Bình luận (0)
Huỳnh lê thảo vy
19 tháng 10 2018 lúc 18:31

Những đặc điểm giống và khác nhau giữa người và động vật thuộc lớp Thú là :

* Giống nhau: Có lông mao, đẻ con, có tuyến sữa và nuôi con bằng sữa.
* Khác nhau : Người biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động vào những mục đích nhất định : có tư duy, tiếng nói và chữ viết.


Bình luận (0)
Sans human
Xem chi tiết
Thời Sênh
13 tháng 10 2018 lúc 14:41

Viễn thị

+ Viễn thị là một tật liên quan đến khúc xạ ở mắt.

+nguyên nhân:do cầu mắt ngắn;người già thể thuỷ tinh bị lão hoá

- Triệu chứng

Căng thẳng, mệt mỏi. Nhìn mờ ở khoảng cách gần. Nheo mắt để có thể nhìn rõ hơn. Đau hoặc có cảm giác nóng rát xung quanh mắt. Đau đầu sau khi đọc sách hoặc tập trung mắt vào một việc nào đó.

+cách khắc phục: phải đeo kính viễn(kính mặt lồi);phẫu thuật giác mạc làm tăng độ cong bề mặt giác mạc

Bình luận (0)
Hải Đăng
14 tháng 10 2018 lúc 8:08

KN viễn thị

Viễn thị là một tật liên quan đến khúc xạmắt. Người bị viễn thị có thể nhìn bình thường đối với những mục tiêu ở cự ly xa, song không nhìn rõ những mục tiêu ở cự ly gần.

Nguyên nhân của viễn thị

Nguyên nhân của viễn thị là giác mạc dẹt quá hoặc trục trước - sau của cầu mắt ngắn quá khiến cho hình ảnh không hội tụ ở đúng võng mạc như mắt bình thường mà lại hội tụ ở phía sau võng mạc.

Triệu chứng của viễn thị

Những triệu chứng thường gặp của viễn thị bao gồm:

Thấy mờ khi nhìn các vật thể ở khoảng cách gần; Đau nhức quanh vùng mắt và mỏi mắt; Lo âu, mệt mỏi; Đau đầu hoặc chóng mặt sau khi đọc sách; Một số trẻ có thể bị lác mắt.

Biện pháp:

Viễn thị ở trẻ em thường không cần đến điều trị vì mắt của trẻ lúc này khá linh hoạt và bệnh sẽ được cải thiện từ từ theo thời gian.

Với người lớn, cách điều trị đơn giản nhất đó là sử dụng kính áp tròng hoặc keo mắt kiếng để điều chỉnh thị lực.

Với những người không muốn đeo kiếng, bác sĩ sẽ gợi ý phẫu thuật để điều trị viễn thị. Bác sĩ có thể thực hiện điều trị bằng laser để chữa trị giác mạc và điều chỉnh sao cho hình ảnh hội tụ ngay trên võng mạc. Tuy nhiên phương pháp này không an toàn như đeo kính vì có thể xảy ra một số biến chứng sau đây, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương pháp điều trị thích hợp nhất:

Tầm nhìn bị điều chỉnh quá mức; Nhìn thấy quầng sáng xung quanh đèn; Nhiễm trùng; Khô mắt; Một biến chứng hiếm gặp phải là bị mù.

Bình luận (0)
halinhvy
14 tháng 10 2018 lúc 16:00

Viễn thị (hyperopia) là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả một tật khúc xạ của mắt.Nguyên nhân của chứng viễn thị thường là di truyền và liên quan đến cầu mắt quá ngắn hoặc giác mạc quá phẳng khiến hình ảnh tập trung ở một điểm phía sau võng mạc.

Những người bị chứng viễn thị thường có thể nhìn thấy những vật ở xa, nhưng gặp khó khăn khi tập trung vào những vật gần.

Nguyên nhân viễn thị

Giống như cận thị, viễn thị là một đặc tính di truyền; người viễn thị có cầu mắt quá ngắn, gây ra hình ảnh tập trung tại một điểm ngoài võng mạc.

Mặc dù không phải là hiếm gặp chứng viễn thị đôi khi cũng có liên quan đến lão hóa. Quá trình lão hóa làm cản trở khả năng tập trung của mắt, đôi khi có thể làm cho chứng viễn thị trở nên nặng hơn.

Các dấu hiệu và triệu chứng của viễn thị?

Các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp của viễn thị bao gồm:

Nhức đầu Mỏi mắt Nheo mắt Tầm nhìn mờ, đặc biệt là đối tượng gần

Triệu chứng của viễn thị khác nhau tùy từng người, vì thế nếu nghi ngờ mình bị viễn thị hãy đi khám ngay tại các bệnh viện để bác sĩ chuẩn đoán và đưa ra phương hướng điều trị.

Chẩn đoán viễn thị như thế nào?

Các bác sĩ có thể chẩn đoán viễn thị và các tật khúc xạ khác trong khi khám mắt toàn diện. Thông qua các dụng cụ đặc biệt, bác sĩ sẽ chuẩn đoán bạn có bị viễn thị hay không và viễn thị nặng hay nhẹ.

Độ viễn thị

Những người bị chứng viễn thị bởi vì họ thường nhìn thấy các vật thể ở khoảng cách rõ ràng hơn các đồ vật gần. Giống như cận thị, mức độ tăng thị lực được đo bằng các đơn vị đo lường mô tả cường độ thấu kính.

Trên kính thuốc cận thị có số âm và kính thuốc viễn thị có số dương. Nếu trên gọng kính của bạn có ghi +2.0 diôt hoặc ít hơn có nghĩa bạn bị viễn thị nhẹ. Nếu độ viễn từ +2.0 đến +4.0 diopters được cho là vừa phải. Từ +4.0 trở lên gọi là viễn thị nặng.

Điều trị viễn thị

Có nhiều lựa chọn để điều trị viễn thị, bạn có thể đeo kính hoặc phẫu thuật khúc xạ bằng laser . Dựa vào độ viễn, tuổi tác, yếu tố công việc và các yếu tố khác, bác sĩ sẽ giúp bạn xác định cách điều trị tốt nhất cho viễn thị của bạn.

Mắt kính

Đeo kính gọng hoặc kính áp tròng là phương pháp phổ biến nhất điều trị chứng viễn thị. Không giống như các phương pháp khác, mắt kính không cần thủ tục xâm lấn và có thể điều chỉnh hoàn toàn viễn thị nếu bạn thay đổi mắt kính theo toa.

Mắt kính thường danh cho trẻ em và thanh thiếu niên, vì các lỗi khúc xạ có xu hướng thay đổi thường xuyên trước khi trưởng thành.

Bình luận (0)
Nguyễn Hải Nam
Xem chi tiết
Thời Sênh
13 tháng 10 2018 lúc 14:45

Cận thị (Myopia, Nearsightedness) là tật khúc xạ gây rối loạn chức năng thị giác và chiếm một vị trí đáng kể trong nhóm tật về thị giác, đặc biệt ở học sinh và người lao động trẻ.

Nguyên nhân

- Di truyền

- Phần lớn là do các em học tập, làm việc, nhìn gần trong điều kiện thiếu ánh sáng, mắt không được nghỉ ngơi hợp lý.

- stress, mắt làm việc quá mức, do mắc bệnh về mắt nói chung, do môi trường ô nhiễm nặng cùng nhiều nguyên nhân khác nữa.

Bình luận (0)
Sans human
13 tháng 10 2018 lúc 14:45

KN: cận thị là tât ở mắt chỉ nhìn thấy những vật ở gần, khó nhìn thấy vật ở xa

Nguyên nhân: - Bẩm sinh di truyền - ko vệ sinh mắt khi đọc sách - thể thủy tinh thể quá phông - chế độ ăn uống thiếu vitamin A, B2

Biện pháp: - Đảm bảo ánh sáng nơi học tập và làm việc - giữ đúng khoảng cách khi đọc sách - khám mắt theo định kì

CHÚC BẠN HỌC TỐT !haha

Bình luận (0)
halinhvy
14 tháng 10 2018 lúc 16:04

Cận thị là một trong những tật khúc xạ thường gặp ở người lớn và trẻ em và cũng là nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực trên thế giới. Hiện nay giới trẻ bị cận thị ngày càng tăng. Cận thị nặng dẫn đến thoái hóa hắc võng mạc trung tâm gây giảm thị lực và có nguy cơ cao gây bong võng mạc, lác mắt, glôcôm …

Nguyên nhân dẫn đến tật cận thị?

Nguyên nhân dẫn đến tật cận thị tập trung vào 3 yếu tố:

– Học tập và sinh hoạt thiếu khoa học là nguyên nhân cơ bản dẫn đến trình trạng gia tăng số học sinh bị cận thị. Khi đến trường các em học với cường độ cao, môi trường ánh sáng không đảm bảo tư thế ngồi học, bàn ghế không phù hợp và đọc sách ở cự ly gần trong thời gian dài. Khi về nhà các em thường xem ti vi, chơi máy vi tính nhiều giờ liên tục với cự ly rất gần hoặc đọc sách trong tư thế nằm ngửa, vì thời gian sinh hoạt kéo dài nên giấc ngủ bị thu ngắn lại, điều này khiến cho mức độ cận thị tiến triển nhanh hơn đặc biệt là lứa tuổi 7-9 tuổi và 12 – 14 tuổi.

– Do trẻ sinh thiếu tháng và trẻ sinh ra trọng lượng quá nhẹ là yếu tố khiến cho trẻ bị cận thị và hầu hết trẻ sinh ra với cơ thể dưới 2.5 kg thì đến tuổi thiếu niên đều bị cận thị.

– Khi bố mẹ bị cận thị thì rất dễ di truyền cho con cái, mức độ di truyền liên quan đến mức độ cận thị của bố mẹ. Thông thường bố mẹ cận thị từ 6 diop trở lên thì mức độ di truyền là 100%.

Dấu hiệu nhận biết tận cận thị, đặc biệt là đối với trẻ em?

Những dấu hiệu cơ bản nhất:

– Bé nhìn không rõ.

– Bé thấy chữ viết và hình trên bảng mờ, nhìn hay nghiêng đầu và nheo mắt hoặc hay quay đầu.

– Lúc đọc hoặc viết cúi sát xuống bàn hoặc sách.

– Bé xem ti vi hay chớp mắt, dụi mắt nhiều hơn mức bình thường.

Khi phát hiện các dấu hiệu thì phụ huynh nên làm gì? Nếu không điều trị thì ảnh hưởng như thế nào?

– Khi phát hiện những dấu hiệu trên thì các bậc phụ huynh nên đưa bé đến cơ sở y tế, bệnh viện chuyên khoa mắt để được khám, đo thị lực và được tư vấn đeo kính hay không đeo kính.

– Trong trường hợp các bé không được điều trị sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống sau này của bé. Cận thị sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt học tập của trẻ và gây hạn chế đến một số ngành nghề của trẻ sau này. Mắt trẻ sẽ nhìn kém, đọc viết chậm, đọc chữ hay bị nhảy dòng, chép đề sai, hay chạy lại gần bảng để thấy rõ hoặc phải chép bài của bạn… dẫn đến kết quả học tập giảm sút làm trẻ trở nên rụt rè và thiếu tự tin.

– Ở những người bị cận thị thì dễ mắc những tai nạn trong lao động, sinh hoạt, giao thông nhiều hơn người bình thường do nhìn không rõ và người cận thị còn bị hạn chế không thể làm những công việc đòi hỏi sự tinh vi chính xác hoặc những nghề đòi hỏi thị lực tốt, ví dụ như phi công, công an … và hơn nữa cận thị còn có thể dẫn đến bệnh lý như: lé, nhược thị, co quắp điều tiết … nếu không được điều trị và đeo kính đúng.

Khắc phục tật cận thị bằng cách nào?

– Đối với trẻ em: Cần phải đeo kính đúng độ và thường xuyên để đưa mắt về chính thị, cần tái khám định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm tùy theo độ cận của bé.
– Các phương pháp điều trị:
+ Đối với các bé dưới 18 tuổi: dùng kỹ thuật chỉnh hình giác mạc giúp triệt tiêu độ cận tạm thời mà không cần phải phẫu thuật. Phương pháp này chỉ điều trị cận thị dưới 6 diop và có hay không kèm loạn thị dưới 2 diop.
+ Đối với người trên 18 tuổi: dùng phương pháp phẫu thuật để triệt tiêu độ cận và không phụ thuộc vào kính.

Bình luận (0)
Võ Nguyễn Hương Giang
Xem chi tiết
halinhvy
19 tháng 10 2018 lúc 19:16

Hệ vận động ở con người gồm có hai phần: Phần thụ động gồm bộ xương và hệ liên kết các xương (khớp xương), phần vận động gồm có hệ cơ, hoạt động phụ thuộc hoàn toàn vào hệ thần kinh. Xương gồm 206 chiếc, dài ngắn khác nhau, hợp lại tạo thành bộ xương nâng đỡ cơ thể, che chở cho các lý học. Hệ cơ gồm khoảng 600 cơ tạo thành, là những cơ vân (hay cơ xương) bám vào hai đầu xương giúp cho cơ thể cử động. Nhờ hệ giới Động vật nói riêng.

Bình luận (0)
Sương"x Trần"x
Xem chi tiết
Thời Sênh
30 tháng 9 2018 lúc 21:29

Tế bào trong cơ thể có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau: hình cầu (tế bào trứng), hình đĩa (hồng cầu), hình sao nhiều cạnh (tế bào xương, tế bào thần kinh), hình trụ (tế bào lót xoang mũi), hình sợi (tế bào cơ)

+Tb có hình dạng và k.thước khác nhau để phù hợp với chức nămg sống của chúng

Bình luận (0)
@Nk>↑@
30 tháng 9 2018 lúc 21:30

Tế bào trong cơ thể có:

-Hình cầu: tế bào trứng

-Hình đĩa: hồng cầu (kích thước rất nhỏ)

-Hình nhiều cạnh: tế bào xương, tế bào thần kinh

-Hình trụ: tế bào lót xoang mũi (hơi dài và dẹp)

-Hình sợi: tế bào cơ (kích thước dài)

Bình luận (0)
ly nguyen phuong
Xem chi tiết
hoàng đức mạnh
30 tháng 9 2018 lúc 1:16

Bình luận (1)
Bằng bằng bằngggggggggg
30 tháng 9 2018 lúc 10:47

Có nha bạn, vì cơ quan này đóng một vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa và một số các chức năng khác trong cơ thể như dự trữ glycogen, tổng hợp protein huyết tương và thải độc. Gan cũng sản xuất dịch mật, một dịch thể quan trọng trong quá trình tiêu hóa. Gan được xem là nhà máy hóa chất của cơ thể vì nó đảm trách cũng như điều hòa rất nhiều các phản ứng hóa sinh mà các phản ứng này chỉ xảy ra ở một số tổ chức đặc biệt của cơ thể mà thôi.

Bình luận (3)
ly nguyen phuong
29 tháng 9 2018 lúc 22:56

có bạn nào biết ko nếu có cho xin một câu trả lời

Bình luận (0)
Trương Võ Thanh Ngân
Xem chi tiết
Thời Sênh
27 tháng 9 2018 lúc 18:10

Bài 1

a.

Dưới sự điều khiển của hệ thần kinh và hệ nội tiết, các hệ cơ quan trong cơ thể phối hợp hoạt động nhịp nhàng đảm bảo tính thống nhất.

Hệ thần kinh và hệ nội tiết đưa tín hiệu điều khiển các hệ cơ quan trong cơ thể, các hệ cơ quan cũng feedback lại để hệ thần kinh và hệ nội tiết điều chỉnh hoạt động điều khiển của mình.

b.

- Khi chạy, hệ vận động làm việc với cường độ lớn. Cùng lúc đó các hệ cơ quan khác cũng tăng cường hoạt động: nhịp tim tăng, mạch máu giãn, thở nhanh và sâu, mồ hôi tiết nhiều… Điều đó chứng tỏ các hệ cơ quan trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động dưới sự điều khiển của hệ thần kinh.

Câu 2

a

Bình luận (0)
Thời Sênh
27 tháng 9 2018 lúc 18:15

2b Sự khác biệt giữa phản xạ của động vật với hiện tượng cảm ứng thực vật:

- Phản xạ là những phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần
kinh

Sự khác biệt:

- Phản xạ ở động vật có sự tham gia của hệ thần kinh phản xạ phản ứng.

- Cảm ứng ở thực vật do thành phần đặc biệt bên trong thực hiện.

Ví dụ: Hiện tượng cụp lá ở cây hoa trinh nữ chủ yếu là những biến đổi về trương nước ở các tế bào
gốc, không phải do thần kinh điều khiển

c.

+ TB có nhiều hình dạng khác nhau: Hình cầu, hình đĩa, hình sao, thoi,
trụ..........

+ TB có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau để thực hiện các chức
năng khác nhau.

Bình luận (0)
Quốc Huy
Xem chi tiết
Thời Sênh
23 tháng 9 2018 lúc 19:55

Đề bài

Cấu tạo hình ống, nan xương ở đầu xương xếp vòng cung có ý nghĩa gì đối với chức năng nâng đỡ của xương?

Lời giải chi tiết

Cấu tạo hình ống làm cho xương nhẹ và vững chắc. Nan xương xếp vòng cung có tác dụng phân tán lực làm tăng khả năng chịu lực. Người ta vận dụng kiểu cấu tạo hình ống của xương và cấu trúc hình vòm trong kỹ thuật xây dựng để đảm bảo độ bền vững mà tiết kiệm được nguyên vật liệu. Ví dụ: làm cột trụ, vòm cửa, ...

Bình luận (0)
Thảo Phương
23 tháng 9 2018 lúc 21:33

Cấu tạo hình ống: Giúp cho xương nhẹ và chắc

Nan xương xếp vòng cung: Phân tán lực lên xương và làm tăng khả năng chịu đựng của xương\\

Bình luận (0)
Quốc Huy
Xem chi tiết
Thảo Phương
16 tháng 9 2018 lúc 19:52

Xương tay: xương bả vai, xương cánh tay, xương ống tay, xương bàn tay và các xương ngón tay.

Xương chân: xương đai hông, xương đùi, xương ống chân, xương cổ chân, xương bàn chân và các xương ngón chân.

=> Khác nhau: xương tay có xương bả vai, còn xương chân có xương đai hông. Sự khác nhau đó giúp phù hợp với chức năng cầm, nắm, leo trèo (xương tay) và di chuyển, đi đứng (xương chân) của cơ thể.

Bình luận (0)
Thảo Phương
16 tháng 9 2018 lúc 19:52

* Sự khác nhau giữa xương tay và xương chân:
Do phải gánh chịu sức nặng của toàn bộ cơ thể, xương chi dưới to, thành ống xương dày, đầu các xương dài có tiết diện lớn hơn.
Khác biệt lớn nhất nằm ở xương bàn tay/ngón tay và bàn chân/ngón chân

Xương bàn tay ngắn, nhỏ - xương bàn chân dài và đặc biệt có xương gót chân lớn, xương bàn chân và xương gót kết hợp lại tạo thành một khung hình vòm, để có thể chống đỡ sức nặng toàn cơ thể.

Xương ngón tay thon, dài, có khớp xương ngón cái linh động, giúp ngón cái có thể đối diện với 4 ngón còn lại của bàn tay ( cầm, nắm ), điều này không có ở ngón cái bàn chân - xương ngón chân to & ngắn, ngón út bàn chân chỉ có 2 đốt chứ không có 3 đốt như ngón út của bàn tay.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Thu Hương
16 tháng 9 2018 lúc 19:54

- Giống:

+ Đều là xương ống.
+ Xương đai vai (đai hông)
+ Xương cánh tay (cẳng chân)
+ Xương cổ tay (cổ chân)
+ Xương bàn tay (bàn chân)
+ Xương ngón tay (ngón chân)

- Khác:

+ Tay: +Xương tay nhỏ
+ Các khớp xương tay linh hoạt, đặc biệt cổ tay và bàn tay rất linh hoạt.
--> Thích nghi với quá trình lao động.

+ Chân: + Xương chân dài, to khỏe.
+ Các khớp ít linh hoạt hơn
--> Thích nghi với dáng đi thẳng ở người

Bình luận (0)