Bài 62. Thụ tinh, thụ thai và phát triển của thai

Thư Nguyễn Nguyễn
Xem chi tiết
︎ ︎︎ ︎=︎︎ ︎︎ ︎
15 tháng 5 2018 lúc 20:04

PHÂN BIỆT THỤ TINH VÀ THỤ THAI:

* Thụ tinh

- Khái niệm: là sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng để tạo thành hợp tử

- Điều kiện để xảy ra quá trình thụ tinh là:

+ Trứng phải gặp được tinh trùng

+ Tinh trùng chiu được vào bên trong trứng

- Thụ tinh thường xảy ra trong ống dẫn trứng (ở 1/3 phía ngoài)

* Thụ thai:

- Là quá trình trứng đã được thụ tinh bám vào thành tử cung làm tổ và phát triển thành thai.

+ Trong quá trình đó thì: khi trứng được thụ tinh cần di chuyển xuống tử cung làm tổ mất 7 ngày. Khi xuống tử cung hợp tử vừa di chuyển vừa phân chia.

+ Khi tới tử cung, khối tế bào đã phân chia sẽ bám vào lớp niêm mạc tử cung được chuẩn bị sẵn (dày, xốp và xung huyết) để làm tổ và phát triển thành thai.

- Điều kiện để xảy ra quá trình thụ thai là hợp tử phải bám và làm tổ được ở lớp niêm mạc tử cung.

Bình luận (0)
Bùi Khánh Ly
Xem chi tiết
nguyen thi thao
14 tháng 5 2018 lúc 15:23

vì vào ngày thứ 14 của vòng kinh 28 ngày noãn từ buồng trứng được phóng ra ngoài được loa vòi trứng hút vào trong vòi trứng.nếu có tinh trùng ở âm đạo,tinh trùng chạy về về phía ở cổ tử cung,lên buồng tử cung,và vòi trứng để gặp noãn và thụ tinh

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Thủy Tiên
Xem chi tiết
Huong San
3 tháng 5 2018 lúc 15:59

* Thụ tinh

- Khái niệm: là sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng để tạo thành hợp tử

- Điều kiện để xảy ra quá trình thụ tinh là:

+ Trứng phải gặp được tinh trùng

+ Tinh trùng chiu được vào bên trong trứng

- Thụ tinh thường xảy ra trong ống dẫn trứng (ở 1/3 phía ngoài)

Bình luận (0)
Huong San
3 tháng 5 2018 lúc 16:00

+ Trong quá trình đó thì: khi trứng được thụ tinh cần di chuyển xuống tử cung làm tổ mất 7 ngày. Khi xuống tử cung hợp tử vừa di chuyển vừa phân chia.

+ Khi tới tử cung, khối tế bào đã phân chia sẽ bám vào lớp niêm mạc tử cung được chuẩn bị sẵn (dày, xốp và xung huyết) để làm tổ và phát triển thành thai.

- Điều kiện để xảy ra quá trình thụ thai là hợp tử phải bám và làm tổ được ở lớp niêm mạc tử cung.

- Trong quá trình mang thai, lớp niêm mạc tử cng được duy trì nhờ hoocmon progesteron tiết ra từ thể vàng (trong 3 tháng đầu, sau đó là tiết ra từ nhau thai). Ngoài ra, hoocmon này còn kìm hãm hoạt động tiết các hoocmon kích thích buồng trứng của tuyến yên nên trứng không rụng và chín trong thời kì này.

Bình luận (2)
Huong San
3 tháng 5 2018 lúc 16:00

* Thụ thai

- Là quá trình trứng đã được thụ tinh bám vào thành tử cung làm tổ và phát triển thành thai.

Bình luận (4)
Quỳnh Sky
Xem chi tiết
Bùi Trân Châu
20 tháng 5 2016 lúc 11:43

-Chức năng thu nhận sóng âm:

                                              Sóng âm \(\rightarrow\)   màng nhĩ    \(\rightarrow\) chuỗi xương tai  

                                                                                                                   \(\downarrow\)

 Vùng thính giác     \(\leftarrow\)  cơ quan coocti          <--\(\frac{nội.dịch}{ngoại.dịch}\)        \(\leftarrow\)     cửa bầu dục

-Biện pháp vệ sinh tai:

+ Rửa tai bằng tăm bông

+ Trẻ em giữ vệ sinh tránh viêm họng

+ Tránh tiếng ồn  

- Các nguyên tắc tránh thai:

+ Ngăn trứng chín và rụng.

+ Tránh không để tinh trùng gặp trứng.

+ Chống sự làm tổ của trứng đã thụ tinh.

Bình luận (0)
Nguyễn Văn Bé
20 tháng 5 2016 lúc 11:57

Câu 1: Chức năng thu nhận sóng âm:

– Sóng âm từ nguồn âm phát ra được vành tai hứng lấy, truyền qua ống tai  vào làm rung màng nhĩ, tới chuỗi xương tai vào tai trong ( làm rung màng “cửa bầu”) -> làm chuyển động ngoại dịch rồi nội dịch trong ốc tai màng, tác động  lên cơ quan Coocti kích thích tế bào thụ cảm thính giác. Nằm trên màng cơ sở ở vùng tương ứng với tần số và cường độ của sóng âm làm các tế bào này hưng phấn chuyển thành xung thần kinh truyền về vùng thính giác ở thùy thái  dương cho ta nhận biết về âm thanh đã phát ra.

Cách vệ sinh tai.

+ Thường xuyên vệ sinh tai, giữ gìn tai sạch

+ Không dùng vật nhọn để ngoáy tai.

+ Giữ vệ sinh mũi, họng để phòng bệnh cho tai.

+ Tránh làm việc ở những nơi quá ồn hoặc tiếng động mạnh.

+ Hạn chế dùng thuốc kháng sinh dễ gây ù tai, điếc tai.

+ ...

Câu 2: Nguyên tắc tránh thai:

+ Ngăn trứng chín và rụng.

+ Tránh không cho tinh trùng gặp trứng.

+ Chống sự làm tổ của trứng đã thụ tinh.

– Phương tiện sử dụng tránh thai:

+ Bao cao su, thuốc tránh thai, vòng tránh thai.

+ Triệt sản: thắt ống dẫn tinh, thắt ống dẫn trứng .- Đại diện nhóm trình bày , các nhóm khác nhận xét bổ sung

+ Tránh quan hệ tình dục ở tuổi Học sinh, giữ gìn tình bạn trong sáng, lành mạnh không ảnh hưởng tới sức khoẻ, học tập và hạnh phúc trong tương lai.

Bình luận (0)
huỳnh thị ngọc ngân
31 tháng 3 2017 lúc 20:03

1.*Cơ chế truyền âm và thu nhận cảm giác âm thanh: sóng âm vào màng nhĩ -> chuỗi xương tai->cửa bầu chuyển động ngoại dịch và nội dịch làm rung màng cơ sở kích thích cơ quan coocti xuất hiện xung thần kinh vùng thính giác (phân tích cho biết âm thanh)

1.b.Biện pháp vệ sinh tai;

Bảo vệ tai: không để nước bẩn vào tai không cho vật lạ vào tai, dùng bông y tế mềm để roáy tai

Không dùng vật sắt nhọn ngoáy tai

Giữ vệ sinh mũi họng để phòng bệnh cho tai

Có biện pháp chống giảm tiếng ồn

Không nên nghe nhạc bằng cách đeo phone tai thường xuyên để tránh bị điếc.

2.Nguyên tắc tránh thai:

+Ngăn trứng chín và rụng

+Tránh không để tinh trùng gặp trứng

+Chống sự làm tổ của trứng đã thụ tinh

=> để làm được điều trên chúng ta phải: không nên quan hệ tình dụng bừa bãi, đối với trẻ em tuyệt đối không nên quan hệ tình dục, phải biết giữ mình và tìm hiểu rèn luyện các cách phòng tránh khi gặp sự cố ngoài ý muốn

Bình luận (0)
Không Biết
Xem chi tiết
Võ Hà Kiều My
13 tháng 5 2017 lúc 17:17

Rụng trứng là khi một trứng (đôi khi nhiều hơn một trứng) được phóng ra từ buồng trứng và đó là thời gian dễ thụ thai nhất trong chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ. Sau khi trứng rụng, chúng chỉ có thể sống được khoảng 24 giờ trong cơ thể phụ nữ. Còn sau khi quan hệ, tinh trùng có thể sống trong cơ thể phụ nữ 2-3 ngày. Do đó, nếu quan hệ trong khoảng thời gian 1-2 ngày trước khi rụng trứng và khoảng 24 giờ sau trứng rụng, trứng và tinh trùng sẽ gặp nhau, sự thụ tinh sẽ xảy ra.

Ngược lại, nếu muốn tránh thai, chỉ cần tránh những ngày đó. Quan trọng là phải xác định được ngày rụng trứng.

Bình thường, với những phụ nữ vòng kinh 28 ngày, trứng có thể rụng vào ngày thứ 14, tính bắt đầu từ ngày có kinh. Tức là khoảng thời gian từ ngày thứ 11 đến ngày thứ 17 của chu kỳ kinh nguyệt sẽ là ngày không an toàn. Thời gian từ ngày thứ 1 – ngày bắt đầu có kinh đến ngày thứ 7 được xem là an toàn tương đối. Từ ngày thứ 18 đến ngày thứ 28 là an toàn tuyệt đối.

Theo TS Châu, việc tính ngày an toàn để tránh thai chỉ tương đối hiệu quả với những phụ nữ có vòng kinh đều và thời gian rụng trứng ổn định theo từng tháng. Cách tính này không áp dụng đối với những trường hợp bị rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều hoặc đang mắc các bệnh liên quan đến phụ khoa khác.

Kể cả với những phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt ổn định, sự thay đổi của hormone, sức khỏe, thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh,… có thể sẽ làm chu kỳ này thay đổi. Khi đó, ngày an toàn sẽ không tính được dễ dàng. Ngoài ra, trứng cũng có thể rụng khi có hưng phấn tình dục mạnh.

Vì vậy, có thể nói, tránh thai tự nhiên theo cách tính ngày an toàn chỉ đạt kết quả tối đa 60%, 40% xác xuất vẫn có thể có thai.

Muốn xác định được ngày an toàn, tốt nhất nên theo dõi cơ thể và ngày rụng trứng trong nhiều tháng liên tục đồng thời có sự tư vấn sản khoa.

TS Châu khuyến cáo, trong tất cả các biện pháp tránh thai, dùng bao cao su là biện pháp an toàn và hiệu quả cao nhất khi vừa có thể tránh thai, vừa tránh lây lan các bệnh liên quan đến tình dục.

Nhận biết ngày rụng trứng

Để xác định thời kỳ rụng trứng, chị em có thể quan sát những biểu hiện dưới đây:

- Chất nhầy ở cổ tử cung: Vào thời kỳ rụng trứng, nếu quan sát sẽ thấy chất nhầy ở cổ tử cung xuất hiện nhiều hơn, hơi giống lòng trắng trứng sống. Chất nhầy này cho phép tinh trùng đi qua cổ tử cung, lên tử cung và sau đó đến ống dẫn trứng để “kết tinh” cùng với trứng.

- Bụng dưới khó chịu: Theo thống kê, có khoảng 1/5 phụ nữ thực sự cảm thấy khó chịu ở bụng dưới khi rụng trứng, có thể dao động từ nhẹ đến nhói đau. Điều này thường gặp trong thời kỳ phóng noãn, nó có thể kéo dài một vài phút đến vài giờ.

- Sự tăng nhiệt độ cơ thể: Việc giải phóng một trứng sẽ kích thích sản sinh ra hormone progesterone, khiến nhiệt độ cơ thể tăng. Do đó, khi rụng trứng, nhiệt độ của chị em có thể tăng 0,4-1,0 độ. Tuy nhiên, để nhận biết sự thay đổi này cần phải có nhiệt kế và bảng theo dõi nhiệt độ cơ thể các ngày trong tháng.

Bình luận (0)
Libby Dễ Thương
Xem chi tiết
Trịnh Ngọc Hân
20 tháng 5 2017 lúc 18:57
Chu kì kinh nguyệt Ngày an toàn
Bắt đầu từ ngày 29-30 hoặc 31 Bắt đầu từ tuần thứ nhất ( từ ngày 1- 8), tuần thứ 3 và tuần thứ 4( từ ngày 16 - 28).

- Ngày an toàn có ý nghĩa rất quan trọng đến lứa tuổi vị thành niên và việc nâng cao chất lượng dân số trong cộng đồng , cách tính ngày an toàn sẽ giúp giảm tỉ lệ mang con ngoài ý muốn và đảm bảo chất lượng dân số.

Thầy mình chỉ giảng sơ lược thui nên đây là ý mình triển khai.hihi

Bình luận (2)
Huong San
3 tháng 5 2018 lúc 15:55
Chu kì kinh nguyệt Ngày an toàn
Bắt đầu từ ngày 29-30 Bắt đầu từ tuần thứ nhất ( từ ngày 1- 8), tuần thứ 3 và tuần thứ 4( từ ngày 16 - 28).

- Ngày an toàn có ý nghĩa rất quan trọng đến lứa tuổi vị thành niên và việc nâng cao chất lượng dân số trong cộng đồng , cách tính ngày an toàn sẽ giúp giảm tỉ lệ mang con ngoài ý muốn và đảm bảo chất lượng dân số.

Bình luận (0)
Nguyễn Mậu Duyên
8 tháng 5 2018 lúc 10:05

-Thụ tinh: trứng rụng được phễu dẫn trứng tiếp nhận, đưa vào ống dẫn trứng và di chuyển hướng về phía tử cung nhờ lớp biểu bì có lông rung động lót trong lòng ống. Nếu trứng gặp được tinh trùng sẽ xảy ra sự thụ tinh để tạo thành hợp tử. Sự thụ tinh thường xảy ra trong ống dẫn trứng (ở 1/3 phía ngoài).

-Thụ thai: hợp tử di chuyển xuống tử cung làm tổ mất khoảng 7 ngày, vừa di chuyển vừa phân chia. Khi tới tử cung, khối tế bào đã phân chia sẽ bám vào lớp niêm mạc tử cung đã được chuẩn bị sẵn (dày, xốp và xung huyết) để làm tổ và sẽ phát triển thành thai. Đó là sự thụ thai.

Bình luận (0)
Nguyen Thuy Linh
Xem chi tiết
qwerty
27 tháng 4 2017 lúc 7:44

Ở động vật, sự phối hợp giữa một tinh trùng (giao tử đực) với một trứng (giao tử cái) trong quá trình thụ tinh sẽ cho ra một hợp tử. Trong trường hợp bình thường, hợp tử bắt đầu một loạt quá trình nguyên phân ngay sau khi được hình thành. Ở nhiều loài, trong giai đoạn phân cắt không có sự gia tăng lượng tế bào chất: chúng chỉ tạo ra một đám tế bào có kích thước nhỏ hơn (gọi là phôi bào) và tế bào chất của hợp tử được phân chia về các tế bào nầy. Tuy nhiên ở một số động vật như bò sát và chim lượng tế bào chất sẽ gia tăng khi chất dinh dưỡng từ noãn hoàng được dùng hết.

Trong giai đoạn phân cắt, nhân được tái tạo rất nhanh giữa các lần sao chép của nhiễm sắc thể (giai đoạn G của chu kỳ tế bào) và phân chia (giai đoạn M). Giai đoạn G1 và G2 không xảy ra vì tế bào trứng đã có một lượng rất lớn ADN polymerase cần cho sự sao chép nhiễm sắc thể cũng như phần lớn ARN thông tin (cần cho sự tổng hợp protein trong suốt giai đoạn phân cắt). Sự rút ngắn kỳ trung gian cho phép quay vòng nhanh giữa giai đoạn S và giai đoạn M. Cần lưu ý rằng do việc kiểm soát giai đoạn phân cắt của sự phát triển phôi tùy thuộc phần lớn vào lượng ARNm được tổng hợp ở trứng trước khi thụ tinh nên các gen của cha chỉ được thêm vào ở giai đoạn sau, còn phần lớn giai đoạn phân cắt được xác định nhờ các gen của mẹ.

Ở nhiều loài, khi sự phân cắt tiếp tục, các phôi bào bắt đầu bơm ion Na+ vào giữa khối tế bào làm nước khuếch tán vào và các phôi bào được sắp xếp thành một lớp bao quanh một xoang chứa đầy dịch gọi là xoang phôi (blastocoel). Lúc này phôi được gọi là phôi nang (blastula).

Tiếp theo là sự phát sinh hình thái bao gồm một loạt chuyển động phức tạp của các phôi bào dẫn đến việc tạo hình thái và kiểu phát triển của phôi. Cơ chế của những chuyển động nầy vẫn còn được biết rất ít: có lẽ do ảnh hưởng của sự tương tác giữa các vi sợi actin và vi sợi myosin làm thay đổi hình dạng tế bào, đặc biệt là sự thay đổi trong ái lựûc giữa các tế bào kế cận.

Bình luận (0)
Hiền Trần
Xem chi tiết
dương dương
27 tháng 4 2017 lúc 21:12

Trứng rụng được phễu dẫn trứng tiếp nhận, đưa vào ống dẫn trứng và di chuyển hướng về phía tử cung nhờ lớp biểu bì có lông rung động lót trong lòng ống. Nếu trứng gặp được tinh trùng sẽ xảy ra sự thụ tinh để tạo thành hợp tử. Sự thụ tinh thường xảy ra trong ống dẫn trứng (ở 1/3 phía ngoài)
Mặc dù số lượng tinh trùng mỗi lần phóng tinh rất lớn, nhưng trứng chỉ tiếp nhận 1 tinh trùng để tạo thành hợp tử.

Hợp tử di chuyển xuống tử cung làm tổ mất khoảng 7 ngày, vừa di chuyển vừa phân chia. Khi tới tử cung, khối tế bào đã phân chia sẽ bám vào lớp niêm mạc tử cung đã được chuẩn bị sẵn (dày, xốp và xung huyết) để làm tổ và sẽ phát triển thành thai. Đó là sự thụ thai

Trong quá trình mang thai, lớp niêm mạc tử cung được duy trì là nhờ hoocmôn prôgestêrôn tiết ra từ thể vàng (trong vòng 3 tháng đầu, sau đó là từ nhau thai

Bình luận (0)
Thảo Nguyên
27 tháng 4 2017 lúc 11:26

- thụ tinh là trứng kết hợp với tinh trùng để tạo thành hợp tử

- thụ thai là hợp tử phân chia và di chuyển xuống tử cung bám vào thành tử cung phát triển thành thai

Bình luận (0)
Susi Candy น่ารัก
Xem chi tiết
Linh subi
28 tháng 4 2017 lúc 9:27

-do cơ thể các em gái chưa hoàn thiện nên khi mang thai ở tuổi vị thành niên sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của chính bản thân và thai nhi trong bụng. Nếu nạo phá thai dễ dẫn đến nguy cơ thủng dạ con gây vô sinh sau này.

- nếu đi đến hôn nhân hoặc sinh con thì bản thân các em gái sẽ mất đi cơ hội học hành, không có công ăn việc làm, thiếu kiến thức chăm con. Bên cạnh đó, em bé sinh ra từ những bà mẹ trẻ này có sức khỏe yếu ớt, còi cọc, chậm phát triển...

Bình luận (0)