Bài 62. Thụ tinh, thụ thai và phát triển của thai

Thuan Thai
Xem chi tiết
Yetsuno Kame
1 tháng 5 2018 lúc 16:16

* Điều kiện cần cho sự thụ tinh : trứng và tinh trùng gặp nhau ở 1/3 ống dẫn trứng và tinh trùng phải lọt được vào trứng.
* Điều kiện cần cho sự thụ thai : trứng được thụ tinh phải bám được và làm tổ trong lớp niêm mạc của tử cung.
* Biện pháp tránh có thai ngoài ý muốn :
+ Sử dụng bao cao su.
+ Sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp.
+ Tính ngày rụng trứng.
+ Sử dụng dụng cụ tử cung.

Bình luận (0)
Nguyễn Hoàng Bảo Nhi
Xem chi tiết
Thời Sênh
2 tháng 5 2018 lúc 19:56

Câu 1:

Trứng rụng được phễu dẫn trứng tiếp nhận, đưa vào ống dẫn trứng và di chuyển hướng về phía tử cung nhờ lớp biểu bì có lông rung động lót trong lòng ống. Nếu trứng gặp được tinh trùng sẽ xảy ra sự thụ tinh để tạo thành hợp tử. Sự thụ tinh thường xảy ra trong ống dẫn trứng (ở 1/3 phía ngoài)

Hình 62-1.Sự thụ tinh

Mặc dù số lượng tinh trùng mỗi lần phóng tinh rất lớn, nhưng trứng chỉ tiếp nhận 1 tinh trùng để tạo thành hợp tử.

Hợp tử di chuyển xuống tử cung làm tổ mất khoảng 7 ngày, vừa di chuyển vừa phân chia. Khi tới tử cung, khối tế bào đã phân chia sẽ bám vào lớp niêm mạc tử cung đã được chuẩn bị sẵn (dày, xốp và xung huyết) để làm tổ và sẽ phát triển thành thai. Đó là sự thụ thai (hình 62-2).

Trong quá trình mang thai, lớp niêm mạc tử cung được duy trì là nhờ hoocmôn prôgestêrôn tiết ra từ thể vàng (trong vòng 3 tháng đầu, sau đó là từ nhau thai). Thể vàng được hình thành tại bao noãn ngay sau khi trứng rụng. Hoocmôn này còn kìm hãm hoạt động tiết các hoocmôn kích thích buồng trứng của tuyến yên nên trứng không chín và r

Câu 2: Tiếng nói và chữ viết là kết quả của sự khái quát hóa và trừu tượng hóa các sự vật và hiện tượng cụ thể, thuộc hệ thống tín hiệu thứ 2. Tiếng nói và chữ viết là phương tiện giao tiếp, trao đổi, truyền đạt kinh nghiệm cho nhau và cho các thế hệ sau.
ụng trong thời kì này.

Bình luận (1)
Chi AK47
Xem chi tiết
Trịnh Ngọc Hân
23 tháng 4 2018 lúc 20:22

À, mình vạch lại thấy đấy là mục học thôi mà bạn, đâu phải câu hỏi cần trả lời đâu! Bạn chỉ cần làm mấy bài tập trong mục 2 đó thôi!

Bình luận (1)
Susi Candy น่ารัก
Xem chi tiết
Linh Phương
29 tháng 4 2017 lúc 7:43

Câu hỏi của Bảo Ngọc cute - Sinh học lớp 8 | Học trực tuyến

Bạn dựa vào đây nhé! CHúc bạn hc tốt!

Bình luận (0)
Không Biết
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
4 tháng 5 2017 lúc 18:45

Phôi khi mới làm tổ trong thành tử cung chỉ là một khối tế bào chưa phân hóa, dần dần được phân hóa và phát triển thành thai. Tại nơi trứng làm tổ sẽ hình thành nhau thai bám chắc vào thành tử cung. Thai liên hệ với nhau nhờ cuống nhau và thực hiện trao đổi chất với cơ thể mẹ qua nhau thai để lớn lên.

Bình luận (0)
Libby Dễ Thương
Xem chi tiết
Võ Hà Kiều My
10 tháng 5 2017 lúc 18:03

I. SỰ PHÁT TRIỂN PHÔI

1. Giai đoạn phân cắt và phát sinh hình thái

TOP

Ở động vật, sự phối hợp giữa một tinh trùng (giao tử đực) với một trứng (giao tử cái) trong quá trình thụ tinh sẽ cho ra một hợp tử. Trong trường hợp bình thường, hợp tử bắt đầu một loạt quá trình nguyên phân ngay sau khi được hình thành. Ở nhiều loài, trong giai đoạn phân cắt không có sự gia tăng lượng tế bào chất: chúng chỉ tạo ra một đám tế bào có kích thước nhỏ hơn (gọi là phôi bào) và tế bào chất của hợp tử được phân chia về các tế bào nầy. Tuy nhiên ở một số động vật như bò sát và chim lượng tế bào chất sẽ gia tăng khi chất dinh dưỡng từ noãn hoàng được dùng hết.

Trong giai đoạn phân cắt, nhân được tái tạo rất nhanh giữa các lần sao chép của nhiễm sắc thể (giai đoạn G của chu kỳ tế bào) và phân chia (giai đoạn M). Giai đoạn G1 và G2 không xảy ra vì tế bào trứng đã có một lượng rất lớn ADN polymerase cần cho sự sao chép nhiễm sắc thể cũng như phần lớn ARN thông tin (cần cho sự tổng hợp protein trong suốt giai đoạn phân cắt). Sự rút ngắn kỳ trung gian cho phép quay vòng nhanh giữa giai đoạn S và giai đoạn M. Cần lưu ý rằng do việc kiểm soát giai đoạn phân cắt của sự phát triển phôi tùy thuộc phần lớn vào lượng ARNm được tổng hợp ở trứng trước khi thụ tinh nên các gen của cha chỉ được thêm vào ở giai đoạn sau, còn phần lớn giai đoạn phân cắt được xác định nhờ các gen của mẹ.

Ở nhiều loài, khi sự phân cắt tiếp tục, các phôi bào bắt đầu bơm ion vào giữa khối tế bào làm nước khuếch tán vào và các phôi bào được sắp xếp thành một lớp bao quanh một xoang chứa đầy dịch gọi là xoang phôi (blastocoel). Lúc này phôi được gọi là phôi nang (blastula).

Tiếp theo là sự phát sinh hình thái bao gồm một loạt chuyển động phức tạp của các phôi bào dẫn đến việc tạo hình thái và kiểu phát triển của phôi. Cơ chế của những chuyển động nầy vẫn còn được biết rất ít: có lẽ do ảnh hưởng của sự tương tác giữa các vi sợi actin và vi sợi myosin làm thay đổi hình dạng tế bào, đặc biệt là sự thay đổi trong ái lựûc giữa các tế bào kế cận.

2. Giai đoạn sau của sự phát triển phôi

TOP

Sự phôi vị hóa và sự hình thành phôi thần kinh cung cấp các tổ chức để định dạng cho phôi trong giai đoạn phát triển sớm. Về sau phôi phải được biến đổi để trở thành một động vật phát triển đầy đủ khi được sinh ra. Các mô và cơ quan được thành lập, hệ tuần hoàn nhanh chóng hoạt động, bốn chi phát triển, hệ thần kinh được thiết lập... Các đặc tính phức tạp và chính xác của những biến đổi nầy xảy ra tuần tự.

Thí dụ: khoảng 43 cơ, 29 xương và hàng trăm con đường liên hệ thần kinh được hình thành ở cánh tay và bàn tay của mỗi người. Ðể thực hiện chức năng, tất cả các thành phần nầy phải liên hệ chặt chẽ với nhau.

Tuy nhiên, quá trình phát triển tạo ra tất cả những thay đổi nầy tương tự như ở giai đoạn sớm của sự phát triển phôi: sự phân chia, sự tăng trưởng, sự phân hóa của tế bào và các hoạt động phát sinh hình thái. Sự tăng cường phân cắt ở vùng nầy và giảm phân cắt ở vùng khác xen kẻ nhau. Các phương thức tăng trưởng của tế bào tạo ra những thay đổi quan trọng trong kích thước và hình dạng tế bào. Qua sự phân hóa, các tế bào có thể giảm thể tích, trở nên hiệu quả hơn trong việc thực hiện chức năng. Sự gấp nếp và tạo túi hình thành các mầm của phổi và tuyến, của mắt và bàng quang. Ngay cả sự chết của tế bào cũng giữ một vai trò quan trọng trong sự phát triển bình thường của sinh vật : ngón tay và ngón chân được tách ra nhờ các tế bào chết nằm giữa chúng.

Trong tổ chức của sự phát triển có sự đơn giản hóa: khi dây sống và dãi nguyên thủy được thành lập đầy đủ (khoảng vài ngày sau khi thụ tinh ở chim), một cụm tế bào cách nhau đều đặn gọi là đốt thân (somite) bắt đầu xuất hiện dọc theo giữa lưng. Ở động vật có xương sống, mỗi cặp đốt thân tạo ra một đốt sống, từ đó phát sinh dây thần kinh, cơ, xương và các cấu trúc khác (Hình 7).

Hình 7. Sự thành lập đốt thân ở phôi gà

Chi tiết về các sự kiện xảy ra trong suốt quá trình phát triển phôi ở giai đoạn sau thuộc lãnh vực của ngành phôi sinh học (embryology), không được đề cập ở đây. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các sự kiện biến đổi hình thái của phôi vị ở cá, thỏ và cả ở người có những khác biệt tùy thuộc vào bộ máy di truyền của phôi vị: các sự kiện phát triển được chương trình hóa khác nhau ở mỗi loài.

Một vấn đề thú vị của sự phân hóa trong chương trình phát triển của các loài khác nhau được lưu ý ở đây. Chẳng hạn phôi người ở giai đoạn đầu có đuôi và có các khe mang ở vùng hầu giống như phôi cá và phôi thỏ cho đến khi quá trình phát triển hình thành các tính trạng riêng biệt của mỗi loài. Khoảng 100 năm trước, một nhà khoa học người Ðức là Ernst Haeckel đã dùng các quan sát này làm bằng chứng để giải thích về nguồn gốc chung của các loài. Ông cho rằng sự phát triển của một cá thể lặp lại chi tiết quá trình tiến hóa của tổ tiên, nghĩa là quá trình phát sinh cá thể (ontogeny) là sự rút gọn quá trình phát sinh chủng loại (phylogeny). Theo giả thuyết này, phôi người giống với phôi cá vì lớp thú tiến hóa từ tổ tiên là lớp cá.

3. Sự phát triển hậu phôi

TOP

Phạm vi phát triển sau khi sinh khác biệt rất lớn giữa các loài. Một số động vật có thể hoàn toàn tự kiếm ăn khi mới được sinh ra và không cần sự chăm sóc của bố mẹ. Gà con có thể đi lại và tự kiếm ăn ngay sau khi sinh nhưng vẫn cần sự chăm sóc một ít. Một số khác còn tiếp tục phát triển sau khi sinh và phụ thuộc hoàn toàn vào bố mẹ.

Thời kỳ phát triển sau khi sinh thường được phản ánh bởi thời gian phát triển phôi (ở động vật đẻ trứng thường có quan hệ với lượng noãn hoàng trong trứng). Ở các loài chim, loài nào có thời kỳ ấp trứng ngắn thì chim non thường yếu, chưa phát triển đầy đủ. Ngược lại, loài nào có thời kỳ ấp trứng dài thì chim non thường mạnh và phát triển đầy đủ.

Bình luận (0)
Trần Thị Thùy Linh
Xem chi tiết
thuongnguyen
30 tháng 4 2017 lúc 17:07

*Điều kiện để trứng thụ tinh là trứng phải gặp được tinh trùng ở 1/3 ống dẫn trứng

*Điều kiện để trứng phát triển thàn thai là hợp tử phải bám vào thành tử cung

Bình luận (2)
Bình Trần Thị
30 tháng 4 2017 lúc 18:12

1.Trứng rụng được phễu dẫn trứng tiếp nhận, đưa vào ống dẫn trứng và di chuyển hướng về phía tử cung nhờ lớp biểu bì có lông rung động lót trong lòng ống. Nếu trứng gặp được tinh trùng sẽ xảy ra sự thụ tinh để tạo thành hợp tử. Sự thụ tinh thường xảy ra trong ống dẫn trứng (ở 1/3 phía ngoài)

Mặc dù số lượng tinh trùng mỗi lần phóng tinh rất lớn, nhưng trứng chỉ tiếp nhận 1 tinh trùng để tạo thành hợp tử.

Sự phát triển của thai

Phôi khi mới làm tổ trong thành tử cung chỉ là một khối tế bào chưa phân hóa, dần dần được phân hóa và phát triển thành thai. Tại nơi trứng làm tổ sẽ hình thành nhau thai bám chắc vào thành tử cung. Thai liên hệ với nhau nhờ cuống nhau và thực hiện trao đổi chất với cơ thể mẹ qua nhau thai để lớn lên.

Bình luận (2)
Yetsuno Kame
1 tháng 5 2018 lúc 16:06

- Điều kiện của sự thụ tinh : trứng và tinh trùng gặp nhau ở 1/3 ống dẫn trứng và tinh trùng lọt được vào trứng
- Điều kiện của sự thụ thai : trứng được thụ tinh phải bám được và làm tổ trong lớp niêm mạc tử cung
* Sinh đôi cùng trứng : hiện tượng một trứng được một tinh trùng thụ tinh rồi tách làm 2 trong giai đoạn phát triển thành hợp tử và phát triển thành 2 bào thai riêng biệt.
* Sinh đôi khác trứng : hiện tượng người phụ nữ rụng đồng thời 2 trứng trong cùng một chu kỳ kinh nguyệt và cả 2 trứng này được thụ thai bởi 2 tinh trùng khác biệt.

Bình luận (0)
lê thị bảo ngọc
Xem chi tiết
Yuuki Hina
25 tháng 4 2018 lúc 20:41

Đối với trẻ sơ sinh, sau khi bước ra thế giới bên ngoài, tiếng khóc đầu đời sẽ có tác dụng rất nhiều cho bé trong việc hô hấp cũng như giúp cho các bác sĩ đoán ra được bé có đang gặp những vấn đề nào về hô hấp hay không.Nếu như ở trong bụng mẹ trẻ sẽ oxygen vào cơ thể thông qua dây rốn, nhưng khi bước ra khỏi bụng mẹ và tiếp xúc với môi trường bên ngoài đòi hỏi trẻ phải tự thở. Việc đầu tiên giúp trẻ có thể tự thở và thích nghi với môi trường xung quanh đó chính là cất tiếng khóc thật to. Khi trẻ cất tiếng khóc chào đời, phổi của trẻ sẽ được nạp đầy không khí và lần đầu tiên phôi được nở ra hết khả năng cho phép.Tiếng khóc đầu đời của trẻ không chỉ là hơi thở, mà nó còn có tác dụng lớn trong việc kích thích 2 lá phổi nhỏ của cơ thể bé hoạt động bình thường. Hơn thế nữa, nó còn giúp cho bé có thể loại bỏ được những chất dịch còn đọng lại trong phổi, mũi hoặc miệng của bé.Ngoài ra, thông qua tiếng khóc đầu đời của trẻ, các bác sĩ sẽ kiểm tra xem trẻ có gặp vấn đề gì về sức khỏe hay không, có cần điều trị đặc biệt không.

Bình luận (0)
Nguyễn Ngô Minh Trí
26 tháng 4 2018 lúc 10:06

Đối với trẻ sơ sinh, sau khi bước ra thế giới bên ngoài, tiếng khóc đầu đời sẽ có tác dụng rất nhiều cho bé trong việc hô hấp cũng như giúp cho các bác sĩ đoán ra được bé có đang gặp những vấn đề nào về hô hấp hay không.Nếu như ở trong bụng mẹ trẻ sẽ oxygen vào cơ thể thông qua dây rốn, nhưng khi bước ra khỏi bụng mẹ và tiếp xúc với môi trường bên ngoài đòi hỏi trẻ phải tự thở. Việc đầu tiên giúp trẻ có thể tự thở và thích nghi với môi trường xung quanh đó chính là cất tiếng khóc thật to. Khi trẻ cất tiếng khóc chào đời, phổi của trẻ sẽ được nạp đầy không khí và lần đầu tiên phôi được nở ra hết khả năng cho phép.Tiếng khóc đầu đời của trẻ không chỉ là hơi thở, mà nó còn có tác dụng lớn trong việc kích thích 2 lá phổi nhỏ của cơ thể bé hoạt động bình thường. Hơn thế nữa, nó còn giúp cho bé có thể loại bỏ được những chất dịch còn đọng lại trong phổi, mũi hoặc miệng của bé.Ngoài ra, thông qua tiếng khóc đầu đời của trẻ, các bác sĩ sẽ kiểm tra xem trẻ có gặp vấn đề gì về sức khỏe hay không, có cần điều trị đặc biệt không.

Bình luận (0)
lê thị bảo ngọc
Xem chi tiết
ronaldo
25 tháng 4 2018 lúc 20:34

chịu

Bình luận (0)
Yuuki Hina
25 tháng 4 2018 lúc 20:44

batngo

Bình luận (0)
Phạm Thị Ngọc  Huyền
25 tháng 4 2018 lúc 20:52
Thực ra, phân của các bé chỉ bắt đầu tích lũy dần từ lúc bước qua tuần 30 của thai kỳ. Đó là kết quả của quá trình nuốt nước ối thành thục, sự thoái hóa của các tế bào và hoạt động của hệ tiêu hóa. Theo cách gọi thông thường, lượng phân “sơ khởi” này được gọi là phân su. Phân su sẽ được tích tụ dần trong ruột của thai nhi từ lúc mới hình thành. Chỉ sau khi ra đời, trong lần đi ***** đầu tiên của trẻ, lượng phân này mới bắt đầu được thải ra ngoài qua đường hậu môn và có màu đen đậm hoặc xanh đen. Như vậy, hoàn toàn không có chuyện thai nhi đi ***** trong bụng mẹ như trí tưởng tượng của chúng ta vẫn nghĩ. Trong quá trình phân su sinh ra, có thể thai nhi sẽ nuốt phải hỗn hợp bao gồm cả phân su lẫn nước ối. Trường hợp này có thể dẫn đến hiện tượng tắc nghẹn toàn bộ hoặc một phần đường thở của bé cùng với đó là các kích ứng hóa học có thể gây nên dị tật, nhiễm trùng bào thai hoặc tình trạng viêm phổi bào thai và đe dọa đến tính mạng.


Tuy nhiên hầu hết các trường hợp này đều có thể được can thiệp mà không để lại hậu quả đáng tiếc nào.
Khi đã bước sang những tuần 30 của thai kỳ, lượng nước ối sẽ nhiều hơn. Hoạt động nuốt nước ối ở giai đoạn này của bé đã trở nên thành thục và điều này hoàn toàn có lợi cho hệ tiêu hóa. Trung bình mỗi ngày khi thai ở vào tuần 32 – 34, bé sẽ tè vào trong nước nước ối khoảng 500ml nước tiểu. Tất nhiên, lượng nước bé có được hoàn toàn từ chính nước ối của mẹ. Lượng nước này có thể đạt 2 lít mỗi ngày.

Điều đặc biệt nhất để môi trường nước ối xung quanh thai nhi luôn được sạch sẽ đó là nhờ vào khả năng tuần hoàn, trao đổi và tái tạo của nước ối. Trung bình cứ mỗi 3 tiếng, nước ối lại được làm mới để phục vụ cho nhu cầu sự sống của thai nhi.


Như vậy, nhờ vào nước ối, thai nhi không ngừng phát triển và hoàn chỉnh dần hệ thống các cơ quan quan trọng của cơ thể như hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ bài tiết…trong phạm vi môi trường của túi ối.

Đó cũng chính là lý do tại sao nước ối lại được coi là điều kiện sống còn vô cùng quan trọng đối với các thai nhi.

Bé ko thể khóc trong bụng mẹ vì môi trường xung quanh đều là nước ối nên ko thể khóc được

Bình luận (1)
quan le nguyen
Xem chi tiết
Yuuki Hina
26 tháng 4 2018 lúc 8:05

Sức khỏe của thai nhi, sự phát triển của thai nhi phụ thuộc vào sức khỏe của mẹ. Vì vậy trong thời kì mang thai (và cho con bú sau này) người mẹ cần:

- Bồi dưỡng đủ chất và đủ lượng để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho thai phát triển tốt.

- Tránh kiêng khem quá mức, không dùng các chất gây nghiện như bia, rượu, thuốc lá … có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai.

- Bổ sung đầy đủ sắt đặc biệt là uống thêm viên sắt trong thời gian mang thai.


Bình luận (0)