Bài 6. Văn hóa cổ đại

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Tâm Như
8 tháng 5 2016 lúc 21:29

Các thành tựu văn hóa cổ đại: Thiên văn, lịch, chữ viết, chữ số, kiến thức của các ngành khoa học cơ bản, các tác phẩm văn học, nghệ thuật, các thành tựu kiến trúc,...

 

Mi Anh Trần
19 tháng 9 2016 lúc 16:42

Các thành tựu văn hoá cổ đại : Thiên văn ; lịch âm,lịch dương ; chữ a,b,c ; chữ tượng hình ; đồng hồ đo thời gian ; số đếm ; các kiến thức của các nghành khoa học : vật lí , toán học ,sử học , địa lí ,v.v ; tác phẩm văn học , nghệ thuật và các công trình kiến trúc nổi tiếng

 

Mônika Mẫn
21 tháng 9 2016 lúc 13:03

Các thành tựu văn hóa cổ đại : Thiên văn,lịch,chữ viết,chữ số, kiến thức của các ngành khoa học cơ bản, các tác phẩm văn học, nghệ thuật, các thành tựu kiến trúc,...

duong the tai
Xem chi tiết
Cự Giải tinh nghịch
24 tháng 9 2016 lúc 12:32

đấy chỉ là hình thôi mà

duong the tai
25 tháng 9 2016 lúc 21:14

đúng nó là hình thôi

duong the tai
Xem chi tiết
Đặng Quỳnh Ngân
21 tháng 9 2016 lúc 18:12

Các kim tự tháp chứa đựng rất nhiều điều bí ẩn mà cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa thể khám phá hết.

Hầu hết chúng ta đều biết kim tự tháp là những kiến trúc vĩ đại của người Ai Cập cổ đại. Các kim tự tháp này cũng là nơi chôn cất của các vị vua Pharaon, chứa đựng rất nhiều điều bí ẩn mà cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa thể khám phá hết.

1. Ba kim tự tháp tại khu lăng mộ Giza hay còn gọi là Giza Necropolis, là các kim tự tháp Ai Cập được biết đến nhiều nhất. Tuy nhiên trên thực tế có tới 140 kim tự tháp đã được phát hiện tại khu vực này.

2. Kim tự tháp lâu đời nhất được biết đến là kim tự tháp Djoser, được xây dựng vào khoảng thể kỷ 27 trước Công nguyên.

3. Kim tự tháp lớn nhất trên thế giới là kim tự tháp Khufu, hay còn được gọi là Đại kim tự tháp Giza. Với chiều cao ban đầu lên tới 146,5m và chiều cao hiện tại là 138,m.

4. Kim tự tháp Giza là kiến trúc nhân tạo cao nhất thế giới trong vòng 3871 năm, cho đến khi nhà thờ Lincoln tại Anh được xây vào năm 1311 chiếm mất vị trí này.

5. Đại kim tự tháp Giza là kiến trúc lâu đời nhất của 7 kỳ quan của thế giới cổ đại. Cũng là kỳ quan cổ đại cuối cùng còn xót lại trên thế giới.

25 sự thật bất ngờ về các kim tự tháp Ai Cập

6. Có nhiều ghi chép khác nhau về số lượng lao động tham gia xây dựng các kim tự tháp tại Ai Cập. Theo ước tính của các nhà khoa học thì để xây 1 kim tự tháp Giza cần khoảng 100.000 người.

7. Bên cạnh kim tự tháp Giza là tượng nhân sư lớn nhất thế giới, đây cũng là bức tượng nguyên khối lớn nhất thế giới cho đến nay. Khuôn mặt của tượng nhân sư được cho là điêu khắc theo khuôn mặt của Pharaon Khafra.

8. Tất cả các kim tự tháp được xây dựng tại bờ phía Tây của song Nile, hướng về phía Mặt Trời lặn và là biểu tượng vùng đất của những người chết trong Ai Cập cổ đại.

9. Bên trong kim tự tháp là các hầm mộ chôn cất những vị vua và những người giàu có nhất Ai Cập cổ đại. Họ được chôn cùng với những đồ vật dụng hàng ngày bằng vàng, người Ai Cập tin rằng họ có thể sử dụng chúng trong thế giới bên kia.

10. Kiến trúc sư xây kim tự tháp được biết đến đầu tiên là Imhotep, một kỹ sư, bác sĩ và nhà khoa học nổi tiếng của Ai Cập cổ đại. Ông được cho là đã thiết kế kim tự tháp đầu tiên của thế giới, kim tự tháp Djoser.

25 sự thật bất ngờ về các kim tự tháp Ai Cập

11. Các nhà khoa học đồng ý rằng những kim tự tháp được xây bằng những khối đá lớn, được điêu khắc thành khối vuông với kích thước giống nhau. Tuy nhiên cách thức di chuyển và đặt những viên đá khổng lồ này vẫn còn là điều bí ẩn.

12. Cách thức xây kim tự tháp thay đổi theo từng thời kỳ, cùng với sự phát triển của khoa học. Các nhà chuyên môn phát hiện ra rằng những kim tự tháp sau này được xây theo cách hoàn toàn khác những kim tự tháp lâu đời nhất trước đó.

13. Sau khi các kim tự tháp được xây dựng tại Ai Cập cổ đại, đã có rất nhiều kiến trúc kim tự tháp khác được xây dựng trên toàn thế giới, trong đó có các kim tự tháp tại Sudan.

14. Kim tự tháp Giza đã từng bị phá hủy bởi Al-Aziz, tuy nhiên do kiến trúc của những tảng đá khổng lồ quá kiên cố nên việc phá hủy đã không thành công. Tuy nhiên Al-Aziz đã từng phá hủy thành công kim tự tháp Menkaure.

15. Ba kim tự tháp Giza được xây đúng vị chí của ba ngôi sao lớn nhất trong chòm sao Orion. Trong Ai Cập cổ đại, chòm sao Orion tượng trưng cho vị thần của sự tái sinh.

25 sự thật bất ngờ về các kim tự tháp Ai Cập

16. Đại kim tự tháp Giza được xây bởi 2.300.000 khối đá. Mỗi khối đá có trọng lượng trên 50 tấn.

17. Các viên đá xây kim tự tháp ban đầu được phủ lớp đá vôi trắng bên ngoài. Khi ánh Mặt Trời chiếu vào, những viên đá phản chiếu ánh sáng khiến kim tự tháp tỏa sáng như một viên ngọc quý.

18. Khi phản chiếu ánh sáng, các kim tự tháp này có thể được nhìn thấy từ Mặt trăng.

19. Mặc dù lượng nhiệt bên ngoài các kim tự tháp là rất lớn, do đây là vùng sa mạc nóng quanh năm. Nhưng nhiệt độ bên trong của kim tự tháp luôn ổn định ở 20 độ C.

20. Rất khó để tính chính xác, tuy nhiên khối lượng của kim tự tháp Cheops là khoảng 6 triệu tấn.

21. Kim tự tháp Cheops được xây hướng mặt về phía Bắc. Tuy nhiên do cực Bắc thay đổi theo thời gian, do đó hướng của kim tự tháp này bị lệch so với phương Bắc. Từ đó các nhà khoa học có thể tính toán chính xác cực Bắc của chúng ta đã di chuyển bao nhiêu.

25 sự thật bất ngờ về các kim tự tháp Ai Cập

22. Một trong những lý do khiến kim tự tháp tồn tại lâu như vậy là do loại vữa sử dụng để gắn kết các khối đá. Đây là một loại vữa đặc biệt mà cho đến nay chúng ta vẫn chưa biết được công thức của nó.

23. Trái với nhiều câu chuyện kể lại, các kim tự tháp được xây dựng bởi nô lệ và tù nhân. Tren thực tế rất có thể những người xây dựng kim tự tháp này là những người thợ tay nghề cao và được trả lương.

24. Mặc dù người Ai Cập cổ đại thường khắc những ký hiệu hoặc chữ tượng hình trên các kiến trúc của mình. Tuy nhiên cho đến nay chúng ta vẫn chưa tìm thấy bất kỳ ký hiệu hay chữ tượng hình nào bên trong kim tự tháp Giza.

25. Một kim tự tháp trung bình mất khoảng 200 năm để có thể hoàn thành, có nghĩa là phải mất 2 đến 3 đời Pharaoh mới hoàn thành một kim tự tháp. Tuy nhiên trong cùng một thời điểm có nhiều kim tự tháp được xây dựng cùng lúc.

Mônika Mẫn
21 tháng 9 2016 lúc 13:09

những bí mật kim tự tháp ai cập là: chôn lăng mộ những người đã chết

Ngọc Nguyễn Hoài
16 tháng 11 2017 lúc 20:34

Nhiều thế kỷ qua, người đời sau vẫn chưa giải thích được một trong những bí ẩn lớn nhất của thế giới: Làm sao một xã hội vào thời đồ đồng (cụ thể vào khoảng năm 2600 trước Công nguyên) lại có thể tạo ra Đại kim tự tháp Giza, một trong những công trình cổ nhất và duy nhất còn tồn tại trong số 7 kỳ quan thế giới cổ đại?

Với chiều cao nguyên thủy là 149,6 m, Đại kim tự tháp Giza, hay còn gọi là kim tự tháp Kheops, cho đến thời Trung cổ vẫn là cấu trúc nhân tạo lớn nhất trên trái đất, trước khi nhường ngôi cho Vương cung thánh đường Lincoln ở Anh vào thế kỷ 14. Trong khi một số nhà chuyên về giả thuyết âm mưu không ngần ngại suy đoán rằng công trình này chỉ có thể thực hiện được với sự giúp đỡ của người ngoài hành tinh, giới khoa học và khảo cổ học vẫn tìm kiếm những chứng cứ khả dĩ có thể giải thích được sự tồn tại của kim tự tháp. Giờ đây, sau nhiều năm kiên trì, công sức của họ đã được tưởng thưởng. Theo phóng sự Egypt’s Great Pyramid: The New Evidence trên kênh truyền hình 4 của Anh, các nhà khảo cổ học đã tìm được chứng cứ vô cùng hay ho cho thấy phương pháp vận chuyển những khối đá vôi và đá granite trọng lượng 2,5 tấn/khối từ cách đó hơn 800 km để đến địa điểm xây dựng ngôi mộ cho Pharaoh Khufu. Bằng chứng nằm trong một cuộn giấy da cổ, nhật ký làm việc của một quản đốc thời xưa, ghi lại cách thức hàng ngàn công nhân lành nghề vận chuyển 170.000 tấn đá dọc theo sông Nile trên các con thuyền gỗ được kết lại bằng dây thừng, thông qua hệ thống kênh đào được thiết kế đặc biệt đến bến cảng sát bên công trình xây dựng. Được viết bởi Merer, đốc công chịu trách nhiệm một tổ gồm 40 công nhân giỏi, cuộn giấy cổ trên cho đến nay là tài liệu duy nhất được công nhận là xác thực, liên quan đến hoạt động xây kim tự tháp. Trong nhật ký, ông Merer mô tả chi tiết cách thức các khối đá được đưa từ Tura xuôi dòng đến Giza trên các con thuyền được kết lại bằng dây thừng. Nhóm của ông cũng đã tham gia vào hoạt động thay đổi hoàn toàn vùng đất trong phạm vi dự án, đắp những con đê khổng lồ chuyển đổi luồng nước từ sông Nile vào hệ thống kênh đào nhân tạo đến nơi xây kim tự tháp. Nhà khảo cổ học người Mỹ Mark Lehner, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực này, cũng đã khai quật được chứng cứ về sự hiện diện của tuyến đường thủy bị chôn vùi bên dưới cao nguyên Giza. “Chúng tôi đã phác thảo được khu kênh đào trung tâm mà chúng tôi cho rằng là nơi chuyên chở đá đến chân của cao nguyên Giza”, theo chuyên gia Mỹ. Trong khi đó, một nhóm khác cũng công bố kết quả khai quật thành công một chiếc thuyền đóng vai trò phục vụ trong nghi lễ, được thiết kế để Pharaoh Khufu tiếp tục dẫn dắt thần dân sau khi chết.
duong the tai
Xem chi tiết
Cự Giải tinh nghịch
4 tháng 10 2016 lúc 13:49

sửa nhé: em hãy nêu những bí mật của đền pác nê tông

duong the tai
4 tháng 10 2016 lúc 14:02

uk

Trần Nữ Quỳnh Như
Xem chi tiết
Kudo Shinichi
1 tháng 10 2016 lúc 11:32

Chính sách của các vua Lan Xang là:

+) Đối ngoại:

- Chia đất nước thành các mường để cai trị.

- Xây dựng quân đội do nhà vua chỉ huy.

+) Đối nội:

- Luôn chú ý giữa quan hệ hòa hiếu với các nước láng giềng, nhưng kiên quyết đấu tranh để bảo vệ độc lập dân tộc.( Chẳng hạn như: chống quân xâm lược Miến Điện vào nữa sau thế kỉ XVI)

Chúc bạn học tốt

 

Võ Đông Anh Tuấn
1 tháng 10 2016 lúc 11:25

Các vua Lan Xang chia đất nước thành các mường, đặt quan cai trị, xây dựng quân đội do nhà vua chỉ huy. Vương quốc Lan Xang luôn chú ý giữ quan hệ hoà hiếu với các nước láng giềng như Cam-pu-chia và Đại Việt, nhưng đồng thời cũng cương quyết chiến đấu chống quân xâm lược Miến Điện vào nửa sau thế kỉ XVI để bảo vệ lãnh thổ
và nền độc lập của mình.
 

Nguyễn Thị Khánh Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Anh Duy
2 tháng 10 2016 lúc 19:13

Theo em, những thành tựu văn hóa nào của thời cổ đại còn được sử dụng đến ngày nay ?

Thiên văn, lịch, chữ viết, chữ số, kiến thức của các ngành khoa học cơ bản, các tác phẩm văn học, nghệ thuật, các thành tựu kiến trúc,...

 

Phùng Khắc Hưng
1 tháng 11 2017 lúc 19:11

Thiên văn, lịch, chữ viết, chữ số, kiến thức của các ngành khoa học cơ bản, các tác phẩm văn học, nghệ thuật, các thành tựu kiến trúc,...đặc biệt còn làm đồ gốm bằng đất nung

Ari Chan TM
27 tháng 12 2019 lúc 21:16

nghe thuat , tác pham van học , lịch , kien thuc các nghành co bản ...

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Hạnh Nguyên
Xem chi tiết
Hiếu Alexander
9 tháng 10 2016 lúc 9:37

nhà bạn ở đâu

nếu bạn trả lời cậu  hỏi của mk mk sẽ trả lời zùm bn ok

 

Huỳnh Đăng Khoa
1 tháng 11 2017 lúc 18:53

Ở giai đoạn này, Việt Nam thuộc quyền thống trị thực dân Pháp, nhiều cuộc khởi nghĩa, nổi dậy đã diễn ra nhưng thất bại. Nhiều xu hướng cải cách, đổi mới được dấy lên nhưng cũng chưa đạt kết quả khả quan.[7] Trong thời gian này, có nhiều lý thuyết, nhiều chủ nghĩa, nhiều con đường và phương pháp để đấu tranh bắt đầu biết đến ở Việt Nam. Thời điểm này cũng có nhiều người Việt Nam đi ra nước ngoài theo nhiều diện khác nhau.

Từ việc tìm hiểu, nghiên cứu những bài học lịch sử và khảo nghiệm thực tiễn, Nguyễn Tất Thành thấy rằng mọi cách tiến hành ở trong nước, hay đi ra nước ngoài, sang Trung Quốc, hay Nhật Bản (phong trào Đông Du) đều không đạt kết quả khả quan. Những con đường mà các bậc sĩ phu đã đi trước đều bị kết thúc bằng những thất bại trong đau khổ, do đó ông thấy rằng cần nghiên cứu, tìm tòi một con đường khác, đi ra nước ngoài nhưng theo một hướng khác hơn mấy hướng trên.[8]

Theo Hồ Chí Minh, ông ra đi vì muốn "Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn, đấy là tất cả những điều tôi hiểu".[7] Sau này khi trả lời phỏng vấn, Hồ Chí Minh cho bi

Vào trạc tuổi mười ba, lần đầu tiên tôi được nghe những từ Tự do-Bình đẳng-Bác ái. Đối với chúng tôi, người da trắng nào cũng là người Pháp. Người Pháp đã nói thế và từ thuở ấy, tôi muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn giấu đằng sau những từ ấy

Việc Hồ Chí Minh chọn Sài Gòn là nơi để đi nước ngoài sau này được lý giải là do lúc bấy giờ Sài Gòn là cửa ngõ của xứ Nam Kỳ có những công ty tàu biển lớn chạy đường Pháp - Đông Dương rất thuận lợi cho việc sang Pháp. Đây cũng là nơi tự do hơn các xứ khác ở Việt Nam trong việc đi lại, tìm kiếm công ăn việc làm, dễ kiếm cơ hội xuất ngoại. Sài Gòn, nơi ông dừng chân trong thời gian ngắn nhất nhưng lại có vai trò quyết định đối với sự lựa chọn con đường cứu nước do được tiếp xúc với nhiều luồng thông tin đa dạng.[9]

Phùng Khắc Hưng
1 tháng 11 2017 lúc 19:08

vào ngày 5-6-1911 Bác Hồ đã rời tổ quốc,ra đi tìm đường cứu nước,hôm đó tại cảng nhà Rồng (sài Gòn) bác hồ đến xin việc trên một con tàu buôn tên là La-tút sơ Tờ-rê-vin trở về châu âu.Người ta giao cho bác làm phụ bếp trên tàu,một công việc rất nặng nhọc.Bác phải làm việc từ 4 giờ sáng đến 9 giờ tối mới xong

Dù mệt,Bác vẫn cố tự học thêm 2 giờ nữa, trong khi những người bạn khác thìđi ngủ hoặc đánh bài. Khi học, những từ nào không hiểu, Bác nhờ những thuỷ thủ người Pháp giảng lại cho. Bác còn nghĩ ra một cách học độc đáo là mỗi ngày viết mười từ tiếng Pháp vào cánh tay để vừa làm việc, vừa nhẩm học.

Thời kỳ làm việc ở Luân Đôn (thủ đô nước Anh),vào buổi sáng sớm và buổi chiều mỗi ngày, Bác lại mang sách ,bút ra vườn hoa Hay-dơ để tự học tiếng Anh.Mỗi tuần được một ngày nghỉ, Bác đến học tiếng Anh với 1 giáo sư người I-ta –li-a.Với cách tranh thủ học như vậy,đến bất kì nước nào ,Bác đều tự học tiếng nước ấy .

Sau này ,mặc dù tuổi đã cao khi đọc sách ,báo tiếng ngoài, gặp từ nào không hiểu hay một danh từ khoa học . Bác đều tra tự điển hoặc nhờ người thạo tiếng nước đó giải thích rồi ghi lại vào sổ để nhớ .

Nguyễn Hạnh Nguyên
Xem chi tiết
Nya arigatou~
9 tháng 10 2016 lúc 13:27

2.

Học tập trên tàu

Tôi còn nhớ một lần gọt măng tây. Đây là lần đầu tiên anh Ba thấy măng tây. Anh ta bắt đầu gọt trơ trụi, thì vừa lúc tôi đến. Tôi hối hả quẳng xuống bể tất cả măng đã gọt và tôi bày cho anh ta phải làm như thế nào. Nhờ thế không xảy ra việc gì. Mỗi ngày, chín giờ tối, công việc mới xong. Anh Ba mệt lử. Nhưng trong khi chúng tôi nghỉ hoặc đánh bài, anh Ba đọc hay viết đến mười một giờ hoặc nửa đêm. Về thứ  bậc, anh Ba là người dưới chúng tôi, chúng tôi là  những người có chức vị, còn anh Ba chỉ là người phụ bếp. Nhưng vì anh Ba hiểu biết  – anh giúp những người bạn mù chữ của tôi viết thư về cho gia đình họ và anh không bao giờ nói tục, vì vậy anh Ba được tất cả chúng tôi yêu mến.

Một lần, dọc đường, anh Ba suýt chết đuối. Biển nổi sóng. Làn sóng to như những quả núi chồm lên đổ xuống. Hầu hết mọi người say sóng. Như mọi ngày, anh Ba đi lên đi xuống từ bếp đến hầm. Không thể vác những rổ rau lên vai vì tàu tròng trành, anh phải buộc rổ rau vào dây sắt để kéo đi, chuyến thứ hai một ngọn sóng lớn thình lình phủ lên sàn tàu và cuốn xuống biển mọi vật trên sàn tàu. Cả những rổ rau và anh Ba nữa. Anh bị  đẩy vào giữa cột buồm và dây xích, nhờ vậy mà thoát chết.

Cái gì đối với anh Ba cũng mới, anh phải học tất cả. Ví dụ mới đầu anh không ăn được bánh mì và bơ. Ăn xúp thì anh dùng nĩa.

Vài ngày sau tàu rời bến, có  hai hành khách – hai người lính trẻ tuổi giải ngũ về Pháp. Tôi không hiểu tại sao hai anh này đã trở nên bạn thân của anh Ba. Họ giúp anh nhặt rau và buổi tối họ cho anh mượn những quyển sách nhỏ, dạy cho anh đọc và viết. Và anh Ba lại dạy họ quốc ngữ và thỉnh thoảng dấm dúi cho họ cốc cà phê. Anh nói với tôi với một vẻ ngạc nhiên: “Anh Mai, cũng có những người Pháp tốt, anh ạ”.

Nya arigatou~
9 tháng 10 2016 lúc 13:26

1.Xuống tàu ra đi tìm đường cứu nước

“Trong khi còn học ở Trường Sát–xơ–lúp Lô–ba (Chasseloup–Laubat) tôi gặp một người thanh niên ở Trung bộ vào Sài Gòn ở nhà một người bạn. Vì cùng một lứa tuổi, cho nên chúng tôi lập tức trở nên đôi bạn thân. Tôi đưa anh đến trước tiệm cà phê của Pháp xem đèn điện, xem chiếu bóng và máy nước.

Những cái đó trước kia anh chưa hề thấy.

Một hôm tôi mời anh ăn kem. Anh rất lạ. Lần đầu tiên anh mới nếm mùi kem.

Sau ít hôm, anh đột nhiên hỏi tôi.

“Anh Lê, anh có yêu nước không?”

Tôi ngạc nhiên và đáp: “Tất nhiên là có chứ!”

“Anh có thể giữ bí mật không?”

“Có”.

“Tôi muốn đi ra ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta. Nhưng nếu đi một mình, thật ra cũng có điều mạo hiểm, ví như khi đau ốm… Anh muốn đi với tôi không?”

“Nhưng bạn ơi, chúng ta lấy đâu ra tiền mà đi?”

“Đây, tiền đây” – Anh bạn của tôi vừa nói vừa giơ hai bàn tay – “Chúng ta sẽ làm việc. Chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì để sống và để đi. Thế thì anh cùng đi với tôi chứ?”

Bị lôi cuốn vì lòng hăng hái của anh, tôi đồng ý.

Nhưng sau khi suy nghĩ kỹ  về cuộc phiêu lưu, tôi không có đủ can đảm để giữ lời hứa.

Vài ngày sau, tôi không gặp lại anh bạn nữa. Tôi đoán là anh ta đã đi ngoại quốc. Anh ta đi bằng cách nào? Tôi không biết. Về sau, tôi chỉ biết người thanh niên yêu nước đầy nhiệt huyết ấy là Cụ Nguyễn Ái Quốc, là Hồ Chủ tịch của chúng ta ngày nay”.

Chính ông Mai ở Hải Phòng, nhân viên cũ trên một chiếc tàu Pháp của hãng

“Vận tải hợp nhất” đã cho chúng tôi biết những điều mà ông Lê không rõ.

Ông Mai kể lại:

“Vào khoảng cuối năm 1911 hay 1912 – tôi không nhớ đúng nữa – tôi làm việc ở phòng ăn của các sĩ quan trên tàu. Tàu chúng tôi cặp bến Sài Gòn để lấy hàng và đón khách. 

Công việc làm bồi tàu

Một buổi trưa, một người trai trẻ lên tàu. Sau một phút ngập ngừng, anh ta hỏi xin việc.

Chúng tôi trả lời là  không có việc và có chăng nữa, chúng tôi cũng không có quyền nhận anh ta.

Chúng tôi cười vì chàng trai có vẻ một anh học trò, không phải là  người lao động như chúng tôi. Chúng tôi nói nhỏ  với nhau: “Một người như thế có thể  làm được công việc gì trên tàu?”.

Tôi không hiểu tại sao tôi thấy thương hại anh ta và tôi nói: “Đi theo tôi, tôi sẽ  dẫn anh đến gặp chủ tàu. Có lẽ ông ta sẽ  có việc cho anh làm”.

Chủ tàu hỏi: “Anh có  thể làm việc gì?”

“Tôi có thể làm bất cứ việc gì!” – Chàng trai trả lời.

“Được, ta sẽ lấy anh làm phụ bếp. Sáng mai anh đến đây nhận việc”.

Chàng trai ấy xưng tên là  Ba. Vì tôi đã giúp anh ta việc nhỏ ấy, cho nên anh ta rất thân với tôi, và cũng vì anh ta rất dễ mến tôi cũng rất thân với anh ấy. Việc gì  tôi làm được là tôi cố làm để giúp anh ta, vì anh ta chưa biết gì cả. Vả lại, anh ấy có can đảm và nhẫn nại. Phụ bếp trên tàu, mỗi ngày anh ta phải làm từ bốn giờ  sáng, quét dọn sạch sẽ nhà bếp lớn trên tàu, tối đốt lửa trong các lò. Sau đó đi khuân than, rồi xuống hầm lấy rau, thịt cá, nước đá v.v. Công việc khá nặng nhọc vì dưới bếp rất nóng và  trong hầm rất rét. Nhất là khi vừa phải vác một bao nặng vừa leo lên những bậc thang trong khi tàu tròng trành.

Xong công việc ấy, phải dọn cho bọn chủ bếp Pháp ăn. Sau đấy, nhặt rau, rửa chảo nồi và đun lò lại. Công việc kéo dài suốt ngày.

Nhà bếp lo cho bảy, tám trăm người cả nhân viên và hành khách. Có nhiều cái chảo bằng đồng lớn và nặng quá, đến nỗi anh Ba phải kéo lê trên sàn.

Và những cái nồi cao quá, anh phải leo lên ghế để chùi nồi. Luôn luôn nghe tiếng:

“Ba, đem nước đây!”

“Ba, dọn chảo đi!”

“Ba, thêm than chỗ này, thêm than chỗ kia!”

Suốt ngày, anh Ba đẫm nước, hơi và mồ hôi, mình đầy bụi than. Người ta thấy anh Ba phải dùng hết tinh thần và sức lực để làm cho xong công việc. Và hơn nữa vì chưa quen việc, anh phải gọt xong đống củ cải và khoai tây. Anh không biết làm thế nào. Tôi dạy cho anh.

Trang Nguyen
Xem chi tiết
nguyen tung lam
1 tháng 12 2016 lúc 21:13
 Về điều kiện tự nhiên: Lãnh thổ Trung Quốc thời cổ đại nhỏ hơn bây giờ nhiều. Địa hìnhTrung Quốc đa dạng, phía Tây có nhiều núicao nguyên,khí hậu khô hanh, phía đông có các bình nguyên châu thổ phì nhiêu, thuận lợi cho việc làm nông nghiệp. Trung Quốc có hàng ngàn con sông lớn nhỏ, nhưng có hai con sông quan trọng nhất là sông Hoàng Hàsông Trường Giang (hay sông Dương Tử). Hai con sông này đều chảy theo hướng tây-đông và hàng năm đem phù sa về bồi đắp cho những cánh đồng ở phía đông Trung Quốc.Về dân tộc: Trung Quốc có nhiều dân tộc nhưng đông nhất là người Hoa-Hạ. Người Hoa ngày nay tự cho tổ tiên họ gổc sinh sống ở ven núi Hoa thuộc tỉnh Thiểm Tâysông Hạthuộc tỉnh Hồ Bắc ngày nay. (Dân núi Hoa sông Hạ).Trung Quốc ngày nay có khoảng 100 dân tộc, và 5 dân tộc có dân số đông nhất là Hán, Mãn,Mông, Hồi, Tạng.
Thành tựu về sử họcTrước khi có nền Sử học thành văn thì trước đó, lịch sử Trung Quốc đã được phản ánh qua các truyền thuyết. Theo truyền thuyết thì Tam Hoàng là ba vị vua đầu tiên của nước này. Ngũ Đế là năm vị vua nối tiếp theo Tam Hoàng, có công khai hóa dân tộc Trung Hoa, đưa dân tộc này thoát khỏi tình trạng sơ khai. Trong thời kỳ này, người Trung Quốc đã biết chế ra lửa để nấu chín thức ăn, biết cất nhà, làm quần áo, trồng ngũ cốc, chài lưới, thực hiện lễ nghi, và bắt đầu tạo ra chữ viết. Theo truyền thuyết, ba vị vua này được cho là thần tiên hoặc bán thần, những người đã sử dụng các phép mầu để giúp dân. Do phẩm chất cao quý nên họ sống lâu và thời kỳ cai trị của họ hòa bình thịnh vượng.Đó là thời kỳ sơ khai tối cổ của Trung Quốc. thời kì này Văn minh chưa có hay mới bắt đầu có nhưng rất thô sơ và dân chúng rất thưa thớt, sống từng nhóm nhỏ theo lối du mục, không có dấu tích gì còn sót lại. Điều này khiến việc nghiên cứu để biết rõ các triều đại tối cổ này khá khó khăn.Những từ ngữ như Tam Hoàng, Ngũ Đế, và hiệu của các vị vua, do người đời sau đặt ra để hệ thống hóa các tư liệu về cổ sử. Còn Đế hiệu thì lấy tên đất mà đặt ra, gọi là Địa hiệu, hoặc lấy công đức đối với dân mà đặt ra, gọi là Đức hiệu.Vào khoảng năm 2205 TCN Nhà nước cổ đại Trung Quốc chính thức được ra đời, mà triều đại đầu tiên là nhà Hạ.Nhà Hạ: Theo truyền thuyết, Hạ Vũ là người hiền, có công đào vét chín con sông trị thủy cho Trung Quốc trong tám năm. Trong thời gian đào vét, ông nhiều lần đi ngang qua nhà mình mà không vào. Vì công lao như vậy, năm 2263 TCN ông được vua Thuấn chọn làm người truyền ngôi.Năm 2246, vua Thuấn mất, Vũ để tang 3 năm rồi chính thức lên ngôi vua năm 2243 TCN. Sau khi lên ngôi, ông vẫn giữ lệ cử người hiền tài trong nước thay mình như các đời trước mà không có ý định truyền ngôi cho con là Khải - con với người vợ họ Đồ Sơn. Ông dự định cử Cao Dao thay mình làm vua sau này. Nhưng Cao Dao lại mất trước ông, vì vậy ông phong cho con cháu Cao Dao ở đất Anh, đất Lục, rồi lại tiến cử Bá Ích quản lý chính sự để chuẩn bị làm vua.Năm 2198 TCN, Vũ đi tuần phía đông, đến Cối Kê thì mất. Bá Ích không nhận ngôi vua mà nhường lại cho con Vũ là Khải rồi tránh ra ở phía nam Cơ Sơn. Vì Khải cũng có nhiều uy tín nên thiên hạ nhiều người quy phục. Kể từ đời vua Khải, nhà Hạ giữ lệ cha truyền con nối.Trong thời gian trị vì Vũ đã phát minh ra lối tát nước vào ruộng, lại bắt sống được một số người dân tộc Man về làm nô lệ. Vũ bắt đầu xây dựng thành quách để giữ gìn của riêng và người trong dòng họ. Của cải của Vũ, để lại cho con là Hạ Khải thừa hưởng. Khải lên ngôi, tình thế chưa ổn định, phải lấy đất An Ấp (thuộc tỉnh Sơn Tây ngày nay) để đóng đô. Những con cháu sau này nối ngôi Khải đều nhiều lần đánh phá lẫn nhau, luôn gây ra các cuộc chiến tranh chinh phạt nhỏ. Kinh tế xã hội lúc bấy giờ đã phát triển khá tiến bộ. Phương pháp làm lịch cũng bắt đầu xuất hiện. Từ khi lên ngôi, Khải cho đặt tên triều đại là Hạ. Theo truyền thuyết, đời Hạ đã có 9 cái vạc đồng do Khải cho đúc. Như vậy, có thể thời kỳ này đã có đồng và nghề đúc đồng.Nhà Hạ truyền được 17 đời vua, từ Hạ Vũ đến Hạ Kiệt được hơn bốn trăm năm thì diệt về tay Thành Thang nhà Thương.Nhà Thương (tiếng Hán: 商朝, Thương triều) hay nhà Ân (殷代, Ân đại), Ân Thương (殷商) là triều đại đầu tiên được công nhận về mặt lịch sử là một triều đại Trung Quốc. Theo biên niên sử dựa trên các tính toán của Lưu Hâm thì nhà Thương trị vì từ khoảng năm 1766 TCN tới khoảng năm 1122 TCN, tuy nhiên theo biên niên sử dựa theo Trúc thư kỉ niênthì khoảng thời gian này là 1556 TCN tới 1046 TCN. Các kết quả của Hạ Thương Chu đoạn đại công trình coi khoảng thời gian này là từ 1600 TCN tới 1046 TCN.Triều đại này bắt đầu từ vua Thành Thang. Nhà Thương bắt đầu nổi lên từ phía Tây châu thổ sông Vị. Bằng vũ lực, nhà Thương thống nhất vùng đồng bằng phía bắc Trung Quốc, xây dựng một đế chế theo kiểu những kẻ chinh phục khác: để lại phía sau một lực lượng đồn trú để kiểm soát dân chúng địa phương, biến vị vua ở đó trở thành một kẻ đồng minh phụ thuộc, cho phép ông ta kiểm soát công việc ở lãnh địa của mình, đánh thuế những nơi đã bị chinh phục.Vua thứ 30 nhà Thương là Trụ Vương bạo ngược tàn ác, mất lòng nhân dân và các chư hầu.Bộ tộc Chu ở sông Vị muốn nhân cơ hội nhà Thương suy yếu để tiêu diệt và thay thế từ nhiều năm. Trưởng tộc Chu là Tây Bá Cơ Xương chiêu tập lực lượng chống Thương, nhưng chưa kịp khởi sự thì qua đời. Con Cơ Xương là Cơ Phát lên ngôi đã tập hợp chư hầu đi đánh Trụ Vương.Khoảng năm 1122 TCN, hai bên quyết chiến ở Mục Dã. Quân Trụ Vương tuy đông nhưng binh lính không có tinh thần chiến đấu cho bạo chúa nên nhanh chóng tan rã. Trụ Vương chạy lên Lộc Đài tự thiêu mà chết. Nhà Thương diệt vong. Nhà Chu là triều đại nối tiếp nhà Thương, Chu Văn Vương (周文王, 1090 TCN – 1050 TCN), họ Cơ, tên Xương, người đất U (nay thuộc ấp Tuần, huyện Bân, tỉnh Thiểm Tây), là người đã xây nền móng triều đại nhà Chu, Trung Quốc.Khi cha Cơ Xương là Cơ Quý Lịch còn ở ngôi, Chu chỉ là một nước nhỏ thuộc vương triều nhà Thương. Quý Lịch từng dẫn người tộc Chu từ sông Vị Thủy xuống xây thành Cư Ấp Chu Nguyên, phía tây nam núi Kỳ Sơn, gây dựng cơ sở tiến về phía Đông. Về sau, Quý Lịch bị vua nhà Thương giết hại, Cơ Xương nối ngôi cha làm tước bá. Nhà Chu được chia làm hai thời kì là: Tây Chu (1122 – 771 TCN) và Đông Chu (772 – 256 TCN). Thời Đông Chu lại được chia thành hai thời kì là Xuân Thu (772 – 403 TCN) và Chiến Quốc (403 – 256 TCN). Nhà Chu tồn tại 873 năm thì bị nhà Tần sáp nhập vào năm 256 TCN. Dưới thời nhà Chu, nhất là từ cuối thời Xuân Thu tới khi Trung Quốc được nhà Tần thống nhất năm 256 TCN, tư tưởng Trung Quốc bước vào giai đoạn nở rộ nhất của mình. Tất cả các trường phái tư tưởng lớn của Trung Quốc đều xuất hiện trong giai đoạn này; các nhà sử học Trung Quốc coi giai đoạn nảy nở văn hóa này là “Trăm nhà đua tiến” (Bách gia chư tử) (551-233 TCN) với một số nhà tư tưởng lớn như Lão Tử, Khổng Tử, Mặc Tử. Trong đó Khổng Tử được xem là người nổi tiếng nhất. Ông đã lập ra một triết lý đạo đức chặt chẽ không sa đà vào những suy luận siêu hình. Mục đích của ông là cải tổ triều đình nhờ thế có thể chăm sóc dân chúng tốt hơn.Khổng Tử (551 – 479 TCN) còn có tên khác là Khổng Khâu, tự là Trọng Ni, sinh ngày 27 – 8 551 TCN, vào thời Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc, tại ấp Trâu, làng Xương Bình, nước Lỗ (nay là huyện Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc). Ông là một nhà tư tưởng, nhà triết học xã hội nổi tiếng của Trung Quốc cổ đại, các bài giảng và triết lí của ông có ảnh hưởng rộng lớn đối với đời sống và tư tưởng của các nền văn hóa Đông Á.Khổng Tử là một người từng chu du qua nhiều nước để truyền bá tư tưởng học thuyết của mình. Tuy nhiên dưới một thời đại chiến tranh loạn lạc giữa nhiều quốc gia thì tư tương của ông không được vua chúa các nước tiếp nhận.Khổng Tử là một nhà tư tưởng, nhà chính trị gia lớn của Trung Quốc cổ đại cũng như ở phương Đông, ông là người sáng lập ra Khổng giáo mà sau này đã phát triển thành một hệ tư tưởng lớn là Nho giáo. Ngoài ra ông còn là một nhà giáo dục lớn và nhà biên soạn sách. Trong gần 2.000 năm ông được cho là người biên soạn hoặc tác giả của Ngũ Kinh: Kinh Thư, Kinh Thi, Kinh Lễ, Kinh Dịch, Kinh Xuân Thu (Kinh Nhạc đã bị Tần Thủy Hoàng đốt mất nên còn lại Ngũ Kinh). Trong đó có một tác phẩm lớn, được coi là bộ sách lịch sử đầu tiên của Trung Quốc cổ đại. Đó là sách Xuân Thu.Xuân Thu là bộ biên niên sử nước Lỗ viết về giai đoạn từ năm 722 TCN tới năm 481 TCN tức là thời kì Xuân Thu. Đây là văn bản lịch sử Trung Quốc sớm nhất còn lại và được ghi chép theo các quy tắc sử biên niên. Văn bản cực kỳ súc tích, và nếu chúng ta bỏ toàn bộ những lời phê bình, nội dung sẽ dài khoảng 16.000 nghìn từ, vì thế chỉ có thể hiểu được nghĩa của nó với sự hỗ trợ của những lời bình của các học giả thời xưa, đặc biệt theo truyền thống Tả Truyện.Cuốn sách này được cho là do Khổng Tử biên soạn (theo giả thuyết của Mạnh Tử), nó được đưa vào trong bộ Ngũ kinh của văn học Trung Quốc. Tuy nhiên, rất ít học giả hiện đại tin rằng Khổng Tử có nhiều ảnh hưởng trên quá trình trước tác văn bản này mà nó là tác phẩm của nhiều nhà biên niên sử người nước Lỗ.Về nội dung của sách có phần hạn chế về các sự kiện, chủ yếu tập trung vào các quan hệ ngoại giao giữa các nước chư hầu phong kiến, các liên minh và các hành động quân sự, cũng như những sự kiện sinh tử bên trong gia đình hoàng gia. Cuốn biên niên sử cũng ghi chép về các sự kiện thảm hoạ thiên nhiên như lũ lụt, động đất, nạn châu chấu và nhật thực, bởi vì những sự kiện đó được xem là phản ánh sự ảnh hưởng của trời đối với thế giới loài người. Các sự kiện được miêu tả theo trật tự thời gian, đầu tiên là niên hiệu của vua nước Lỗ, các mùa, tháng và ngày theo năm can chi. Có thể nói để viết về các hiện tượng của tự nhiên thì tác giả phải là người có kiến thức về địa lí, đi vào thực tế để quan sát, tìm nguyên nhân, phân tích các hiện tượng tự nhiên đó. Bên cạnh đó, hẳn tác giả cũng phải biết ít nhiều về thiên văn và ở thời kì này thì hệ thống chữ viết cũng tương đối được hoàn chỉnh tạo thuận lợi cho việc chép sách. Sách được chép ngắn gọn và khách quan, cũng như không có một dấu hiệu nào cho phép xác định một cách chính xác tác giả của nó. Ngoài bộ sách Xuân Thu ở thời Xuân Thu thì còn có bộ sách Trúc thư kỉ niên (Biên niên sử viết trên thẻ tre) là một cuốn biên niên sử Trung Quốc cổ đại viết từ nhà Hạ cho đến đời vua Ngụy Tương Vương. Đây là bộ sử được các nhà sử học đánh giá là nguồn tham khảo bổ sung, đối chiếu và đính chính cho một số sự kiện lịch sử cổ đại Trung Quốc.Văn bản gốc Trúc thư kỉ niên được chôn cùng với vua Ngụy Tương Vương (chết năm 296 TCN), chôn ở huyện Cấp và được phát hiện năm 281 thời Tấn vũ Đế. Vì lý do này, cuốn biên niên sử tồn tại được sau vụ đốt sách chôn nho của Tần Thủy Hoàng. Trúc thư kỉ niên cùng Sử ký Tư Mã Thiên là một trong hai văn bản cổ quan trọng nhất về nước Trung Hoa buổi sơ khai.Tuy còn nhiều hạn chế, nhưng sách Xuân Thu vẫn được xem là bộ cổ sử ra đời sớm nhất ở phương Đông, đặt nền móng cho nền Sử học Trung Quốc nói riêng và phương Đông nói chung có bước phát triển mạnh hơn về sau. 
Phan Công Bằng
Xem chi tiết