soạn mục 4,5,6,7 trong 28( sách VNEN 7).
soạn mục 4,5,6,7 trong 28( sách VNEN 7).
4 Tìm hiểu về cấu tạo cung phản xạ
1 -> nhận cảm
2-> dẫn truyền hướng tâm
3-> phân tích ở trung ương
4-> dẫn truyền li tâm
5-> trả lời
5 Hệ thần kinh sinh dưỡng là gì?
Hệ thần kinh sinh dưỡng bao gồm phần trung ương nằm trong não , tủy sống và phần ngoại biên là các dây thần kinh và hạch thần kinh. Hệ thần kinh sinh dưỡng gồm hai phân hệ giao cảm và đối giáo cảm , hai phân hệ này hoạt động đối lập nhau nhờ đó mà hệ thần kinh này điều hòa được hoạt động của các cơ quan nội tạn trong cơ thể.
6 Cấu tạo và chức năng của cơ quan phân tích
Mắt tiếp nhận kích thích từ môi trường bên ngoài sau đó truyền qua xung cảm giác ( thần kinh cảm giác) , tiếp đó được phân tích ở thần kinh trung gian qua não bộ rồi xuống tủy sống , sau đó truyền qua xung vận động ( thần kinh vận động) và cuối cùng là trả lời ở cơ.
7 Cơ quan phân tích thị giác
1 -> màng lưới
2-> màng mạch
3-> màng cứng
4-> dây thần kinh
5-> dịch thủy tinh( sách in sai từ " thủy dịch" sửa thành " dịch thủy tinh ")
6-> mống mắt
7-> thủy tinh thể
Giải thích tác hại của việc mất ngủ đến khả năng học tập
Khi bị mất ngủ, đại não ở trong trạng thái “ngẩn ngơ”, không thể tập trung được tinh thần vào việc gì. Khả năng phán đoán giảm hẳn, sức tập trung kém. Hơn nữa trí nhớ cũng giảm đi nhiều, đầu óc nặng nề, không tỉnh táo…
\
Khi bạn có một đêm không ngủ, bạn sẽ gặp khó khăn với vấn đề tập trung vào ngày hôm sau. Giấc ngủ đầy đủ là điều cần thiết cho sức khỏe tinh thần và nó đóng một vai trò quan trọng trong tư duy và học tập.
Thiếu ngủ có thể làm giảm sự chú ý, sự tỉnh táo, tập trung, phân tích và giải quyết vấn đề. Điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng học tập của bạn. Nó cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cả trí nhớ ngắn hạn và dài hạn.
+Khi mất ngủ,chúng ta sẽ bị ảnh hưởng đến khả năng học tập.Chúng ta không được tập trung,trí nhớ không được tốt,căng thẳng,mệt mỏi khi học tập,làm giảm hiệu quả khi học tập
ức chế đường liên hệ tạm thời cũ, hình thành đường liên hệ tạm thời mới có ý nghĩa gì đối với cơ thể con người???? giúp mình với ạ.. mai kiểm tra 1 tiết rồi??
-Ý nghĩa:
+Đảm bảo sự thích nghi với môi trường và điều kiện sống luôn thay đổi
+Hình thành các thói quen tập quán tốt đối với con người
Chưa học nên cũng không rõ lắm đâu nha
Quan sát các hình ảnh trong băng 29.3 và giải thích cơ sở khoa học của các hoạt động học của mỗi hình.
Quan điểm của Piagie: Học bằng trải nghiệm.
- Học bằng trải nghiệm cũa giống như mô hình học Vnen mà chúng ta đang học vậy. Ví dụ cô gái học nhào lộn, cô ấy học bằng cách thực hành bài tập. Đầu tiên cô lộn người về trước sau đó dùng hai tay làm trụ đưa cơ thể ngược lên và tiếp theo là lộn người về sau, cuối cùng cô đã giữ được thăng bằng khi đứng vững.
- Quan điểm của Paplop: Học qua làm, qua các hoạt động.
Quan điểm của Paplop cũng giống như quan điểm của ông Piagie. Học theo hình thức này đều trải qua thực hành và trải nghiệm thức tế. Đầu tiên rung chuông, chú chó thấy bình thường vì không có thức ăn, lần 2 vừa rung chuông vừa có thức ăn chú chó cảm thấy phấn khích, thích thú và cuối cùng chú chó ăn thức ăn.
Quan điểm của Skinno: Học bằng thử và sai làm lại.
-Ông nhốt chú chim vào chiếc hộp Skinno cà để khoảng 2/3 phần thức ăn trong chiếc đĩa vào hộp để cho chú chim ăn. Thức ăn thì cũng có hạn, khi hết phần thức ăn trong hộp thì chú chim cảm thấy đói vì không có thức ăn, vì vậy chú phải tìm được cách để ăn phần thức ăn ở ngoài chiếc hộp. Ở trong chiếc hộp có một tấm màn hình cảm ứng, khi đói quá thì chú chim phải mổ mổ chiếc hộp để tìm cách lấy thức ăn, chú chim vô tình mổ vào tấm màn hình cảm ứng và chiếc đĩa quay vòng và có thức ăn. Chú chim cảm thấy lạ và sau nhiều lần làm như thế chú hiểu ra chỉ có cách mổ vào tấm màn hình cảm ứng thì mới có thức ăn.
Lý thuyết về học tập. giải thích quan điểm của Piagie: Học bằng trải nghiệm.
Quan điểm của Piagie: học bằng trải nghiệm.
Học bằng trải nghiệm thì cũng giống như mô hình học Vnen của chúng ta đang học vậy. Ví dụ như cô gái học nhào lộn. Cô ấy đã học bằng cách thực hành bài tập. Đầu tiên cô lộn người về phía trước sau đó dùng hai tay làm trụ đưa cơ thể ngược lên và tiếp theo là lộn người về phía sau, cuối cùng là cô đã giữ được thăng bằng khi đứng vững.
Quan điểm của Piagie là rất chính xác,giỏi lí thuyết không vẫn chưa đủ. Nếu không ứng dụng những gì đã học vào cuộc sống thì chẳng phải ta đã học một cách vô ích? Không phải tự nhiên mà một chiếc máy bay có thể bay được. Đó là kết quả của hàng vạn cuộc nghiên cứu, thí nghiệm của hàng nghìn nhà khoa học suốt nhiều thế kỉm thành công có, thất bại có. Nhưng cốt lõi là họ không nhụt chí, “ thất bại là mẹ thành công”. Sau khi thất bại, không nên khóc lóc, than vãn mà nên tự hỏi “ Tại sao mình thất bại?” để rút kinh nghiệm cho lần sau. Giữ vững niềm tin, sáng tạo , ứng dụng lí thuyết vào thực nghiệm, thành công sẽ mỉm cười với chúng ta. Tuy nhiên, từ lí thuyết đến thực hành là cả một đoạn đường dài, không phải cứ giỏi lí thuyết là làm được tất cả. Cuộc sống là con đường không phải lúc nào cũng trải đầy thảm đỏ và hoa hồng, muốn đi được trên đó , ta phải trả bằng mồ hôi, nước mắt và đôi khi phải trả bằng máu. Đôi khi qua thực hành mà ta kiểm định lại các kiến thức đã học, bằng thực nghiệm mà người ta tìm ra lỗ hổng của những giả thiết tưởng chừng là đúng
-học bằng trải nghiệm : con người sẽ hình thành các phản xạ có điều kiện qua các hoạt động trải nghiệm
mk đc hk như vậy đó !!!!!! :)
Nêu điều kiện để 1 phản xạ có điều kiện được thành lập?
Giúp em với mai thi rồi
Để thành lập phản xạ có điều kiện cần bảo đảm các điều kiện sau đây: - Phải có sự phối hợp đúng lúc kích thích tín hiệu với kích thích củng cố. Kích thích tín hiệu phải bắt đầu trước kích thích củng cố. Nếu kích thích tín hiệu được bắt đầu đồng thời hoặc chậm hơn kích thích củng cố thì nó sẽ mất ý nghĩa tín hiệu và không gây ra được phản xạ có điều kiện. - Kích thích tín hiệu phải là một kích thích vô quan, nghĩa là không có quan hệ gì với phản xạ không điều kiện được phối hợp, đồng thời kích thích đó cũng không được quá mạnh, quá mới lạ. - Cường độ của kích thích tín hiệu phải yếu hơn cường độ của kích thích củng cố, nghĩa là phải bảo đảm sự hưng phấn do kích thích tín hiệu gây ra yếu hơn sự hưng phấn do kích thích củng cố gây ra. - Vỏ não phải toàn vẹn, hệ thần kinh con vật phải ở trạng thái hoạt động bình thường. Nếu khả năng hoạt động của não bộ giảm sút rất khó thành lập phản xạ có điều kiện.
- Tiến hành thí nghiệm ở môi trường yên tỉnh, tránh các kích thích lạ vì các kích thích lạ sẽ gây phản xạ định hướng cản trở sự hình thành đường liên hệ tạm thời.
STT |
Tính chất của phản xạ |
Hoạt động học tập |
1 |
Trả lời các kích thích bất kí hay khích thích có điều kiện (có liên quan đến kích thích không điều kiện) |
|
2 |
Được hình thamhf trong đời sống cá thể (qua rèn luyện) |
|
3 |
Dễ mất khi được củng cố |
|
4 |
Có tính chất cá thể và không di truyền được |
|
5 |
Số lượng không hạn định |
|
6 |
Hình thành liên hệ tạm thời |
|
7 |
Trung ương thần kinh ở vỏ não |
|
STT | Tính chất của phản xạ | Hoạt động học tập |
1 | Trả lời các kích thích bất kì hoặc kích thích có điều kiện ( có liên quan đến kích thích không điều kiện) | X |
2 | Được hình thành trong đời sống cá thể ( qua rèn luyện) | X |
3 | Dễ mất khi không được củng cố | X |
4 | Có tính chất cá thể và không di truyền được | X |
5 | Số lượng không hạn định | X |
6 | Hình thành đường liên hệ tạm thời | X |
7 | Trung ương thần kinh ở vỏ não | X |
Khi cô Tấm Cám để kêu con cá lên ăn thì nó biết được và nhảy lên để lấy thức ăn.Hãy nêu rõ điều kiện,quá trình,cơ chế hình thành phản xạ có điều kiện ở con cá một cách rõ ràng nhất?
Đây là quá trình thành lập:
- Phải có sự kết hợp giữa các kích thích bất kì (kích thích có điều kiện) với kích thích của 1 phản xạ không điều kiện.
- KTCDK phải tác động trước trong vài giây so với kích thích của PXKDK và hình thành đường liên hệ tạm thời.
- Quá trình kết hợp đó phải được lập lại nhiều lấn và thường xuyên được củng cố.
- Ức chế PXCDK xảy ra khi hành động thói quen đó không được củng cố, làm mất đường liên hệ tạm thời.
Mối liên quan giữa phản xạ có điều kiện và sự rèn luyện trong quá trình học tập
Phản xạ có điều kiện là những phản xạ trong quá trình sống tác động lên mình, cũng giống như 1 thói quen
VD:
+Dễ bị mất đi nếu không được cũng cố, luyện tập
+Mang tính cá nhân, không di truyền
+Số lượng vô hạn
Liên quan với học tập:
+Có cố gắng học tập thì sẽ không dễ mất đi kiến thức
+Có thể là khi giáo viên ra câu hỏi thì mình sẽ phản xạ nhanh chóng và hình thành câu trả lời trong đầu
+Thường xuyên ôn luyện lại kiến thức và bài tập sẽ giúp ta nắm vững kiến thức và hình thành phản xạ nhanh khi giáo viên, bạn bè, em mình đặt câu hỏi hoặc nhờ mình hướng dẫn giải bài tập
Hình thành phản xạ có điều kiện trong học tập :
Hình thành thói quen đọc sách hằng ngày nhằm bổ sung kiến thức ?
Bạn có thể mất tiền bạc, có thể mất sức khỏe nhưng kiến thức của bạn, sẽ không mất, nếu bạn trau dồi, bổ sung và hoàn thiện nó từng ngày. Kiến thức sẽ giúp bạn trở thành người đứng bên trên tất cả mọi người. Một người giàu có mà hiểu biết nông cạn, ít học sẽ không được mọi người trọng vọng bằng một người nghèo nhưng từ tốn, giàu kiến thức và uyên bác.
Sự uyên bác này có được chính từ sự tự trau dồi kiến thức, mà kiến thức quý giá nhất, chính từ những tư liệu, tài liệu sống quý giá mà người viết sách đã chắt lọc trong từng câu chữ, ngôn từ của mình.