Hãy nêu tác hại của vi-rut.
Hãy nêu tác hại của vi-rut.
- Đời sống: Kkí sinh bắt buộc trên các cơ thể sống khác
- Vvai trò: Khi kí sinh vi-rút thường gây bệnh cho vật chủ
- tiêu tốn tài nguyên hệ thống
- phá hủy dữ liệu
- phá hủy hệ thống
- đánh cắp dữ liệu
- mã hóa dữ liệu
- gây khó chịu khác
Hãy nêu vai trò của vi khuẩn.
*Vai trò trong thiên nhiên
+Phân hủy chất hữu cơ thành chất vô cơ để cây sử dụng
+Phân hủy chất hữu cơ thành cacbon ( than đó và dầu dừa)
* Vai trò trong nông nghiệp và công nghiệp
+Vi khuẩn cộng sinh ở rễ cây họ đậu rạo nốt sần có khả năng cố định chất đạm
+vi khuẩn lên men chua , tổng hợp P , vitamin b12 , axit glutamic,..
Vai trò của vi khuẩn đối với thiên nhiên:
Xác động vật chết rơi xuống đất được vi khuẩn ở trong đất biến đổi thành các vô cơ. Các chất này được cây xanh sử dụng để chế tạo thành hữu cơ nuôi sống cơ thể
Vai trò của vi khuẩn trong nông nghiệp và công nghiệp :
+ Trong nông nghiệp
Xác động vật và lá, cành cây rụng xuống được vi khuẩn ở trong đất phân hủy thành mùn rồi thành muối khoáng cung cấp cho cây sử dụng để chế tạo thành chất hữu cơ nuôi sống sinh vật.
+ Trong công nghiệp
Một số vi khuẩn phân hủy không hoàn toàn các chất hữu cơ thành các hợp chất đơn giản hơn chứa cacbon. Những chất này vùi lấp xuống đất trong thời gian dài, không bị phân hủy tiếp tục nữa, tạo thành than đá hoặc dầu lửa.
Vi sinh vật đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thiên nhiên cũng như trong cuộc sống của con người. Nó biến đá mẹ thành đất trồng, nó làm giàu chất hữu cơ trong đất, nó tham gia vào tất cả các vòng tuần hoàn vật chất trong tự nhiên. Nó là các khâu quan trọng trong chuỗi thức ăn của các hệ sinh thái. Nó đóng vai trò quyết định trong quá trình tự làm sạch các môi trường tự nhiên.
Từ xa xưa, con người đã biết sử dụng vi sinh vật trong đời sống hàng ngày. Các quá trình làm rượu, làm dấm, làm tương, muối chua thực phẩm ... đều ứng dụng đặc tính sinh học của các nhóm vi sinh vật. Khi khoa học phát triển, biết rõ vai trò của vi sinh vật, thì việc ứng dụng nó trong sản xuất và đời sống ngày càng rộng rãi và có hiệu quả lớn. Ví dụ như việc chế vacxin phòng bệnh, sản xuất chất kháng sinh và các dược phẩm quan trọng khác ... Đặc biệt trong bảo vệ môi trường, người ta đã sử dụng vi sinh vật làm sạch môi trường, xử lý các chất thải độc hại. Sử dụng vi sinh vật trong việc chế tạo phân bón sinh học, thuốc bảo vệ thực vật không gây độc hại cho môi trường, bảo vệ mối cân bằng sinh thái.
Nêu một số căn bệnh do vi khuẩn và vi-rút gây ra
Những bệnh nguy hiểm do virus gây ra hay gặp là:
●Có thể gây thành dịch, nhất là ở trẻ dưới 10 tuổi. Nguồn lây chính qua đường tiêu hoá. Phòng bệnh bằng văcxin sabin hoặc văcxin salk.
●Bệnh dại: Lây do chó dại, mèo dại cắn truyền virus sang người. Không có thuốc điều trị khi lên cơn dại. Phòng bệnh bằng tiêm văcxin phòng dại.
Bệnh viêm não: Viêm màng não và tuỷ sống do nhiều loại virus. Bệnh lây do vật trung gian là muỗi, ve… Bệnh rất nguy hiểm, khó cứu chữa, tỷ lệ tử vong cao hoặc để lại di chứng vĩnh viễn. Phòng bệnh bằng văcxin chống viêm não B.
●Bệnh viêm đường hô hấp cấp, bệnh cúm: Do rất nhiều loại virus gây ra. Bệnh rất nguy hiểm, có thể lây lan rất nhanh. Dịch cúm gia cầm H5N1 hiện nay là một ví dụ.
●Bệnh AIDS do HIV gây ra: Căn bệnh thế kỷ đã giết chết nhiều người và đe doạ nhiều cộng đồng. Lây lan chủ yếu qua đường tình dục và đường máu khi sử dụng bơm tiêm chung chạ, tiêm chích ma tuý… Các thuốc điều trị AIDS hiện nay như AZT, ddl, D4T… chỉ có tác dụng kéo dài thêm sự sống cho người bệnh và chưa có văcxin phòng bệnh.
●Bệnh viêm gan do virus: Có nhiều týp, A, B, C, D, E… Lây lan qua đường tiêu hoá hoặc tiêm truyền. Bệnh rất khó phòng và khó điều trị. Bệnh tiến triển từ từ qua nhiều giai đoạn dẫn đến viêm gan mạn tính, xơ gan… Phòng bệnh bằng cách ăn uống vệ sinh, không dùng chung bơm kim tiêm, tìm kháng nguyên HbsAg (+) khi thử máu…
●Bệnh quai bị: Gây biến chứng teo tinh hoàn, khó có con. Virus gây bệnh có trong nước bọt bệnh nhân, lây truyền trực tiếp. Hiện chưa có thuốc đặc trị.
●Bệnh Herpet, bệnh zona: Bệnh cấp tính, gây tổn thương ngoài da, niêm mạc, hạch thần kinh, sinh dục… Người bị bệnh đau, nổi mụn nước…
●Bệnh sốt xuất huyết do muỗi truyền (sốt Dengue): Phòng bệnh bằng vệ sinh môi trường, diệt muỗi, nằm màn… Chưa có thuốc đặc hiệu. Điều trị triệu chứng.
●Bệnh sởi: Thường xảy ra ở trẻ em. Phòng bệnh bằng tiêm văcxin. Chưa có thuốc đặc trị, phòng bội nhiễm bằng kháng sinh.
●Bệnh thuỷ đậu: Thường gặp ở trẻ em, cơ chế gây bội nhiễm do các mụn nước vỡ mủ, vì vậy điều trị bằng các kháng sinh chống bội nhiễm.
●Bệnh đau mắt hột: Viêm màng tiếp hợp. Bệnh lây trực tiếp do dùng chung khăn hoặc tiếp xúc với người bệnh. Điều trị dùng thuốc sát khuẩn, chống bội nhiễm.
Cấu tạo môi trường sống và vai trò của vi khuẩn
Cấu tạo: Vi khuẩn gồm những cơ thể đơn bào, riêng lẻ hoặc có khi xếp thành từng đám, từng chuỗi. Tế bào có vách bao bọc, bên trong là chất tế bào, chưa có nhân bào
Vai trò:
-Vi khuẩn có ích: phân hủy xác động vật thực vật thành chất đinh dưỡng cho cây trồng
-Vi khuẩn có hại: gây bệnh cho vật nuôi, cây trồng, con người
tại sao thức ăn bị ôi , thìu ? muốn giữ cho thức ăn khỏi bị thiu thì phải làm thế nào
ta có thể ướp cúng bằng muối, phơi khô hoặc ướp lạnh.....
em hãy nêu 1 vài bệnh do virút gây ra
Một số bệnh do virut: viêm gan, SARS, Rubella, sởi, Zika, H5N1, thủy đậu,...
Một số bệnh do virut: viêm gan, SARS, Rubella, sởi, Zika, H5N1, thủy đậu,...
cac thuc an , rau quả , thịt cá để lâu thì sẽ như thế nào ? có sử dụng được không
các thức ăn, rau, củ, quả ko thể để lâu, trừ khi chúng ta ướp chúng bằng muối....., nếu để lâu chúng sẽ bị nhiễm độc hoặc ôi thiu do một số loài mốc gây ra..
Biện pháp hạn chế tác hại của Vi khuẩn
Biện pháp hạn chế tác hại của Vi khuẩn
- Chỉ dùng kháng sinh để điểu trị những bệnh nhiễm khuẩn (những kháng sinh kháng khuẩn không có tác dụng trên virus).- Chọn kháng sinh theo kết quả kháng sinh đồ; nên ưu tiên kháng sinh có hoạt phổ hẹp, tác dụng đặc hiệu trên vi khuẩn gây bệnh và khuếch tán tốt nhất đến ổ vi khuẩn.
- Dùng kháng sinh đủ liều lượng và thòi gian (cho một đợt điều trị).
- Đề cao các biện pháp khử trùng và tiệt trùng, ngăn ngừa sự lan truyền vi khuẩn đề kháng.
- Liên tục giám sát sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn để có chiến lược sử dụng kháng sinh hợp lý.
cách bảo quản thức ăn tránh vi khuẩn xâm nhập
- Không nên để thức ăn ngoài nhiệt độ phòng quá 2h.
- Giữ nhiệt độ tủ lạnh dưới 4 độ C, tủ đông là dưới 0 độ C.
- Sử dụng thức ăn càng sớm càng tốt. Nếu để càng lâu, một loại vi khuẩn cơ hội là Listeria, sẽ phát triển, đặc biệt nếu nhiệt độ tủ lạnh ở trên 4 độ C.
- Cảnh giác với thực phẩm dễ hư hỏng. Nếu bạn cảm thấy nghi ngờ thì nên vứt bỏ thức ăn thừa ngay. Vi khuẩn vẫn có thể phát triển ngay trong tủ lạnh, khiến thức ăn không còn ngon và gây hại cho sức khỏe.
- Bảo quản thức ăn thừa tránh xa các thực phẩm sống, thịt gia cần, hải sản để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập.
- Làm sạch tủ lạnh thường xuyên và lau vết bẩn ngay lập tức. Điều này giúp giảm sự tăng trưởng của vi khuẩn Listeria và ngăn ngừa sự lây lan vi khuẩn từ thực phẩm này sang thực phẩm khác.
- Thức ăn thừa phải được bảo quản trong hộp kín.
- Thức ăn sau khi chế biến cần fai đập nắp , tránh ruồi muỗi bâu bám
- Thức ăn còn thừa fai bảo quản tốt bằng cách cho vào tủ lạnh , hoặc đập nắp
Vi Khuẩn là gì ???
Vi khuẩn là những sinh vật rất nhỏ bé, có cấu tạo đơn giản (tế bào chưa có nhân hoàn chỉnh)
Vi khuẩn là một loại sinh vật nhỏ bé,có cấu tạo đơn giản và chưa có nhân hoàn chỉnh!!!
Theo mk nghĩ là vậy.