Bài 5. Các nước Đông Nam Á

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyen Bich Ngoc
Xem chi tiết
Trang Thùy
27 tháng 1 2019 lúc 19:29

Đối với Việt Nam, Biển Đông đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử, hiện tại và cả tương lai.

Việt Nam có bờ biển dài khoảng 3.260km từ Bắc xuống Nam, chiếm tỷ lệ khoảng 100km2 đất liền/1km bờ biển (mức trung bình trên thế giới là 600km2 đất liền/1km bờ biển) và hơn 3.000 hòn đảo, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Trong 63 tỉnh, thành phố của nước ta, có 28 tỉnh, thành phố giáp biển. Biển Đông không những cung cấp nguồn thức ăn cho cư dân ven bờ từ hàng nghìn năm nay mà còn là cửa ngõ để Việt Nam phát triển các ngành kinh tế có quan hệ trực tiếp với các miền của đất nước, giao thương với thị trường khu vực và quốc tế, là nơi trao đổi và hội nhập của nhiều nền văn hóa.

Xét về khía cạnh kinh tế, Biển Đông đã tạo điều kiện để Việt Nam phát triển những ngành kinh tế mũi nhọn như: thủy sản, dầu khí, giao thông hàng hải, đóng tàu, du lịch…

Điều kiện tự nhiên của bờ biển Việt Nam đã tạo ra tiềm năng vô cùng to lớn cho ngành giao thông hàng hải Việt Nam. Dọc bờ biển Việt có 10 điểm có thể xây dựng cảng biển nước sâu và nhiều điềm cảng trung bình với tổng sản lượng hàng hóa vận chuyển có thể đạt 50 triệu tấn/năm.

Biển Đông cung cấp nguồn lợi hải sản rất quan trọng. Theo các điều tra về nguồn lợi tài sản, tính đa dạng sinh học trong vùng biển nước ta đã phát hiện được khoảng 11.000 loài sinh vật cư trú, trong đó có 6.000 loài động vật đáy, 2.400 loài cá (trong đó có 130 loài cá kinh tế), 653 loài rong biển, 657 loài động vật phù du, 537 loài thực vật phù du, 225 loài tôm biển... Trữ lượng cá biển ước tính trong khoảng 3,1-4,1 triệu tấn, khả năng khai thác là 1,4-1,6 triệu tấn. Nguồn lợi hải sản phong phú đã góp phần đưa ngành thủy sản trở thành một trong những ngành kinh tế chủ đạo với giá trị xuất khẩu đứng thứ 3 cả nước.Dầu khí là tài nguyên lớn nhất ở thềm lục địa nước ta có tầm chiến lược quan trọng. Đến nay, chúng ta đã xác định được nhiều bể trầm tích như các bể Cửu Long, Nam Côn Sơn… được đánh giá có triển vọng dầu khí lớn nhất và khai thác thuận lợi. Tổng trữ lượng dự báo địa chất của toàn thềm lục địa Việt Nam xấp xỉ 10 tỷ tấn dầu quy đổi, trữ lượng khai thác 4-5 tỷ tấn. Trữ lượng khí dự báo khoảng 1.000 tỷ m3.

Biển Việt Nam có nhiều điều kiện để phát triển du lịch, ngành công nghiệp không khói, hiện đang đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế đất nước. Do đặc điểm kiến tạo khu vực, các dãy núi đá vôi vươn ra sát bờ biển đã tạo nhiều cảnh quan thiên nhiên sơn thủy rất đa dạng, nhiều vụng, vịnh, bãi cát trắng, hang động, các bán đảo và các đảo lớn, nhỏ liên kết với nhau thành một quần thể du lịch hiếm có trên thế giới như di sản thiên nhiên Vịnh Hạ Long được UNESCO xếp hạng.Các thắng cảnh trên đất liền nổi tiếng như Phong Nha, Bích Động, Non Nước… các di tích lịch sử và văn hóa như Cố đô Huế, phố cổ Hội An, Tháp Chàm, nhà thờ đá Phát Diệm… đều được phân bố ở vùng ven biển.

Tiềm năng du lịch kể trên rất phù hợp để Việt Nam phát triển và đa dạng các loại hình du lịch hiện đaị như nghỉ ngơi; dưỡng bệnh; tắm biển; du lịch sinh thái; nghiên cứu khoa học vùng ven bờ, hải đảo, ngầm dưới nước; du lịch thể thao: bơi, lặn sâu, lướt ván, nhảy sóng, đua thuyền…; có thể tổ chức các giải thi đấu thể thao quốc gia và quốc tế quanh năm; dịch vụ hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế.

Ngoài ra, ven biển Việt Nam chứa đựng một tiềm năng to lớn về quặng sa khoáng như titan, zircon, thiếc vàng, sắt, mangan, thạch cao, đất hiếm, trong đó cát nặng, cát đen là nguồn tài nguyên quý giá, chúng được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau, sa khoáng titan, sa khoáng ilmenit, sa khoáng cát đen.

Xét về mặt an ninh quốc phòng, Biển Đông đóng vai trò quan trọng là tuyến phòng thủ hướng đông của đất nước. Các đảo và quần đảo trên Biển Đông, đặc biệt là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, không chỉ có ý nghĩa trong việc kiểm soát các tuyến đường biển qua lại Biển Đông mà còn có ý nghĩa phòng thủ chiến lược quan trọng đối với Việt Nam.

Biển đảo Việt Nam trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của người Việt Nam. Điều này đã được chứng minh bằng lịch sử và các tài liệu khoa học. Các tư liệu khoa học và pháp lý được công bố hiện nay, đều thể hiện quá trình khai phá, chiếm hữu và thực thi chủ quyền liên tục của Việt Nam suốt chiều dài lịch sử. Tuy nhiên những năm gần đây, Trung Quốc đã có nhiều hành động xâm hại đến chủ quyền biển đảo của Việt Nam: bắt ngư dân Việt làm ăn, tấn công các tàu Việt trên vùng biển của chính Việt Nam, ngang ngược xây dựng thành phố Tam Sa trên quần đảo Hoàng Sa...

Những hành động nói trên của phía Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; xâm phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển của Việt Nam; vi phạm Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc ký tháng 10/2011; trái với tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và Tuyên bố cấp cao kỷ niệm 10 năm DOC, làm cho tình hình Biển Đông thêm phức tạp.

hằng đinh thị thu
30 tháng 5 2019 lúc 20:03

Đông Nam Á mở rộng 4,5 triệu km vuông gồm 11 quốc gia Việt Nam Lào Thái Lan Campuchia Indonesia Philippines Malaysia Myanmar điện Đông Timor và Brunei và Singapore

Trước những năm 1945 ở Đông Nam Á Đều trở thành thuộc địa của thực dân Âu Mỹ trừ Thái Lan

Trong chiến tranh thế giới thứ 2 các nước ở Đông Nam Á bị biến trở thành thuộc địa của quân phiệt Nhật

lợi dụng Nhật đầu hàng phe đồng minh một số nước ở Đông Nam Á đã nổi dậy đấu tranh giành chính quyền như Indonesia Việt Nam Lào từ tháng 8 đến tháng 10 năm 1945 nhưng nhưng ngay sau đó các nước thực dân Âu Mỹ lại quay trở lại tái chiếm Đông Nam Á nhân dân các nước lại phải đấu tranh kháng chiến chống thực dân đấu tranh kiên cường và gian khổ năm 1954 cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp của ba nước Việt Nam Lào Campuchia kết thúc thắng lợi chấm Vân Hà công nhận Cộng hòa Indonesia năm 1949 ngày 15 tháng 8 năm 1950 nước cộng hòa Indonesia ra đời trong bối cảnh Trung đó các nước thực dân phải công nhận độc lập của Philippines ngày mùng 4 tháng 7 năm 1946 hiện vào ngày mùng 4 tháng 1 năm 1948 mãi vào ngày 31 tháng 8 năm 1957 chỉ của Singapore ngày mùng 3 tháng 6 năm 1959 như vậy từ giữa những năm 50 của thế kỷ 20 ở Đông Nam Á giành được độc lập

nước Việt Nam Lào Campuchia tiến hành cuộc kháng chiến chống chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ năm 1975 mới kết thúc hoàn toàn

riêng Bruneiđến năm 1987 mới tuyên bố là một quốc gia độc lập

Đông Timor ra đời sau cuộc trư ra đời sau cuộc trưng cầu dân ý ở Indonesia và 4 năm 1999 đến ngày 20 tháng 5 năm 2002 Đông Timor trở thành quốc gia độc lập

sau khi giành được độc lập đứng trước yêu cầu phát triển kinh tế văn hóa xã hội của đất nước ở Đông Nam Á đã chủ trương thành lập tổ chức liên minh khu vực em cùng nhau hợp tác phát triển đồng thời hạn chế sự can thiệp của các nước bên ngoài đối với khu vực nhất là trong bối cảnh cuộc chiến tranh của Mỹ diễn ra ở Đông Dương ngày càng phức tạp thậm chí có nguy cơ thất bại

ngày mùng 8 tháng 8 năm 67 Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ( gọi tắt theo tiếng Anh là Asean) ra đời tại Băng Cốc Thái Lan gồm 5 nước Philippines Malaysia Singapore Thái Lan Indonesia

mục tiêu của tổ chức Asean là phát triển kinh tế văn hóa xã hội trên nỗ lực chung của các thành viên trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực

sự hình thành của tổ chức Asean

trong thời kỳ từ năm 1967 đến năm 1975 ASEAN là một tổ chức non trẻ sự hợp tác trong khu vực còn lỏng lẻo chưa có chỗ đứng trên trường quốc tế. sự khởi sắc của Asean được đánh dấu trong hội nghị cấp cao diễn ra tại Bali Indonesia tháng 2 năm 1976, với việc ký hiệp ước hợp tác và thân thiện của Đông Nam Á( gọi là hiệp ước Bali). hiệp ước Bali đánh dấu nguyên tắc cơ bản giữa các nước thành viên Như: tôn trọng chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, hợp tác cùng phát triển có hiệu quả

trong thời kỳ này quan hệ giữa các nước Đông Dương và Asean bước đầu được cải thiện hai nhóm nước đã thiết lập quan hệ và đã có những chuyến thăm lẫn nhau của các nhà lãnh đạo cao cấp

Thanh Vân
Xem chi tiết
Phùng Tuệ Minh
18 tháng 10 2018 lúc 12:57

- Từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, các nước Đông Nam Á đã có sự phân hóa trong đường lối đối ngoại:

+ Trong bối cảnh "Chiến tranh lạnh”, tình hình Đông Nam Á ngày càng trở nên căng thẳng do chính sách can thiệp của Mĩ vào khu vực.

+ Tháng 9/1954, Mĩ cùng Anh, Pháp thành lập khối quân sự Đông Nam Á (SEATO), nhằm ngăn chặn sự ảnh hưởng của CNXH và đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc.

+ Thái Lan và Philipin tham gia vào khối quân sự SEATO.

+ Việt Nam, Lào, Campuchia tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

+ Inđônêxia và Myanma thực hiện đường lối hòa bình trung lập.



Thời Sênh
18 tháng 10 2018 lúc 12:57

- Từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, các nước Đông Nam Á đã có sự phân hóa trong đường lối đối ngoại:

+ Trong bối cảnh "Chiến tranh lạnh”, tình hình Đông Nam Á ngày càng trở nên căng thẳng do chính sách can thiệp của Mĩ vào khu vực.

+ Tháng 9/1954, Mĩ cùng Anh, Pháp thành lập khối quân sự Đông Nam Á (SEATO), nhằm ngăn chặn sự ảnh hưởng của CNXH và đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc.

+ Thái Lan và Philipin tham gia vào khối quân sự SEATO.

+ Việt Nam, Lào, Campuchia tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

+ Inđônêxia và Myanma thực hiện đường lối hòa bình trung lập.


Nguyen Thi Mai
26 tháng 10 2016 lúc 16:07

Từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, các nước Đông Nam Á đã có sự phân hóa trong đường lối đối ngoại:

+ Từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, trong bối cảnh “chiến tranh lạnh” , tình hình Đông Nam Á ngày càng trở nên căng thẳng do chính sách can thiệp của Mĩ vào khu vực.

+ Tháng 9/1954, Mĩ cùng Anh, Pháp thành lập khối quân sự Đông Nam Á (SEATO), nhằm ngăn chặn sự ảnh hưởng của CNXH và đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc.

+ Thái Lan và Philipin tham gia vào khối quân sự SEATO.

+Việt Nam, Lào, Campuchia tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

+ Inđônêxia và Myanma thực hiện đường lối hòa bình trung lập.

- Như thế từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, các nước Đông Nam Á đã có sự phân hóa trong đường lối đối ngoại.

Minh Hiền Thị Nguyễn
Xem chi tiết
hà thị na
24 tháng 11 2016 lúc 20:25

ngay sau khi nhật đầu hangt, các nước đna nổi dậy giành độc lập.

sau đó các nước đế quốc lại trở lại xâm lược,nhân dân các nước này tiến hành k/c và giữa những năm 50 các nước lần lượt giành dc độc lập.

cũng từ thời gian đó ,đế quốc mĩ can thiệp vào dna, tiến hành xâm lược vn,lào ,cam pu chia.

từ thời gian đó, các nước đna có sự phân hóa trong đường lối đối ngoại: một số nước tham gia khởi nquan sự seato, trở thành đồng minh của mĩ như thái lan philippin,một số nước thực hiện chính sách trung hoa như indonexia ,mianma

Vật Vờ
Xem chi tiết
hà thị na
24 tháng 11 2016 lúc 20:15

các nước đna đều là thuộc địa của các nước đế quốc trừ thái lan bởi vì:

Thái Lan vô tình trở thành vùng đệm địa lý giữa 2 thế lực đứng đầu thế giới khi đó là Anh và Pháp. Vì không muốn nổ ra xung đột với đối thủ, Anh và Pháp quyết định trung lập hóa Thái Lan, cả 2 sẽ tự kiềm chế, không tiến quân xâm chiếm nước này.

Nhờ sự may mắn đó, cũng như biết lợi dụng mâu thuẫn giữa các cường quốc để họ tự kiềm chế nhau, nhờ vậy Thái Lan đã tránh được các cuộc xâm lược và được hưởng thời gian độc lập, hòa bình tương đối lâu dài trong thời kỳ đế quốc thực dân xâm chiếm thuộc địa và trong Chiến tranh thế giới thứ hai

Tuấn Plorr
Xem chi tiết
Tuấn Plorr
19 tháng 12 2016 lúc 18:47

giúp mifh vs các bn ơi

 

 

Đinh Hồng Đậm
21 tháng 12 2016 lúc 18:46

Brunei, viet nam, campuchia, timor leste, indonesia, lao,malaysia, myanmar, philippines, singapore, thai lan

Nguyễn Thị Nguyệt
22 tháng 12 2016 lúc 13:08

Tất cả các nước thuộc đná thôi bạn ạok

hwang eunbi
Xem chi tiết
Trương  Bảo Ngân
5 tháng 10 2017 lúc 20:27

1. Vương quốc Thái Lan - BangKok - 8/8/1967
2. Cộng hòa Inđônêxia - Jacarta - 8/8/1967
3. Liên bang Malaysia - Kuala Lumpur - 8/8/1967
4. Cộng hòa Singapore - Singapore - 8/8/1967
5. Cộng hòa Philippines - Manila - 8/81967
6. Vương quốc Brunei - Bandar Seri Begawan- 8/01/1984
7. Cộng hòa XHCN Việt Nam - Hà Nội - 28/7/1995
8. Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào- Viêng Chăn - 23/7/1997
9. Liên bang Myanma - Naypyidaw - 23/7/1997
10. Vương quốc Campuchia - Phnom penh - 30/4/1999
11. Đôngtimo - Ứng cử viên Asean

Võ Thu Uyên
5 tháng 10 2017 lúc 21:43

* Các quốc gia sáng lập (ngày 8 tháng 8 năm 1967):
o Cộng hoà Indonesia
o Liên bang Malaysia
o Cộng hoà Philippines
o Cộng hòa Singapore
o Vương quốc Thái Lan
* Các quốc gia gia nhập sau:
o Vương quốc Brunei (ngày 8 tháng 1 năm 1984)
o Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (ngày 28 tháng 7 năm 1995)
o Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (ngày 23 tháng 7 năm 1997)
o Liên bang Myanma (ngày 23 tháng 7 năm 1997)
o Vương quốc Campuchia (ngày 30 tháng 4 năm 1999)
* Hai quan sát viên và ứng cử viên:
o Papua New Guinea: quan sát viên của ASEAN.
o Đông Timo: ứng cử viên của ASEAN

Đô Võ Văn
7 tháng 10 2017 lúc 16:49

Tại sao chiến tranh thế giới thứ hai liên xô phải khôi phục kinh tế

Huyền
Xem chi tiết
Thư Soobin
9 tháng 10 2017 lúc 16:28

Vào ngày 31/12 tới, Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) được thành lập sẽ tạo ra nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các doanh nghiệp và tạo nên một thị trường đơn nhất với 5 yếu tố được lưu chuyển tự do giữa 10 nước bao gồm vốn, hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và lao động lành nghề. Cụ thể là các nước ASEAN mới cho phép lao động thuộc 8 ngành (kiểm toán, kiến trúc, kỹ sư, nha sỹ, bác sỹ, y tá, điều tra viên và du lịch) được quyền di chuyển tìm việc làm sau khi Cộng đồng ASEAN hình thành, thông qua các thỏa thuận công nhận tay nghề tương đương. Sự dịch chuyển “tự do” này vừa là cơ hội cho thị trường lao động Việt Nam, đồng thời cũng là thách thức rất lớn (đối với lao động thiếu kỹ năng) khi một lượng lớn lao động các nước ASEAN vào Việt Nam, tạo nên cuộc cạnh tranh với lao động trong nước. Do đó, để nâng cao chất lượng nguồn lao động, Việt Nam cần có chiến lược đào tạo vững chắc về chuyên môn (chú trọng đến thực tiễn), kỹ năng mềm (cách giao tiếp ứng xử, kỹ năng làm việc nhóm hay độc lập, cách xử lý tình huống,…) và quan trọng hơn hết là phải đáp ứng được trình độ Anh ngữ. Đó cũng chính là những rào cản mà thế hệ sinh viên Việt Nam phải nhận thức được tầm quan trọng của việc gia nhập cộng đồng kinh tế Asean và từ đó phải có kế hoạch hành động mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn để thúc đẩy bản thân, tạo ra sức mạnh (sức mạnh trí tuệ và thể lực) đáp ứng được sự canh tranh với các nguồn nhân lực trong khu vực.

Đứng trước ngưỡng cửa hội nhập, lao động Việt Nam cần trang bị những gì để không chỉ hòa nhập, mà còn thâm nhập được thị trường lao động AEC?

Lâu nay lao động của chúng ta luôn được “dán nhãn” cần cù, chịu khó, giá rẻ… và coi đó là một lợi thế. Tuy nhiên, quan niệm này cần được thay đổi bởi khi tham gia Cộng đồng chung ASEAN, lao động ngoài việc giỏi chuyên môn, tay nghề còn cần có thông thạo ngoại ngữ đặc biệt là tiếng Anh, kĩ năng làm việc để có thể đủ sức cạnh tranh với sinh viên các nước khác trong khu vực.

Thời gian không còn nhiều và mọi việc cũng hết sức khó khăn nhưng chuẩn bị hội nhập là việc phải làm và không thể chậm trễ để chuẩn bị sẵn sàng cho cơn sóng 'dịch chuyển lao động' giữa các quốc gia.

Cùng với cả nước, thế hệ sinh viên - những người đang được học tập, rèn luyện để gánh vác sứ mệnh đưa đất nước phát triển ở một tầm cao mới - cần trang bị cho mình những hành trang cần thiết trên một cách kĩ lưỡng để đầy đủ tự tin vững bước trong con đường hội nhập ASEAN cụ thể như sau:

Một là, tập trung vào chuyên môn đã chọn của chương trình đại học hoặc cao đẳng.

Hai là, phải hiểu ngoại ngữ là công cụ bắt buộc thời hội nhập.

Ba là, nhận thức đúng về thế mạnh của công nghệ thông tin - công cụ kết nối thế giới và cũng chính là trợ thủ đắc lực để giải quyết những vấn đề chuyên sâu, những bài toán kinh tế.

Bốn là, rèn luyện kỹ năng mềm, đọc và thực hành nhiều hơn để trau dồi năng lực giao tiếp, kỹ năng trình bày, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng xử lý tình huống,…

Đó là những “nền tảng của quá trình phát triển” nhưng để thành công thì sinh viên phải có mục tiêu, quyết tâm và sự siêng năng kết hợp với việc phải "luôn thực hành và cải tiến liên tục".

Chúc bạn học tốt!

Mina Trần
Xem chi tiết
Võ Diệu Trinh
10 tháng 10 2017 lúc 9:06

- Đông Nam Á là một khu vực có vị trí địa lý quan trọng, giàu tài nguyên, chế độ phong kiến đang lâm vào khủng hoảng, suy yếu nên không tránh khỏi bị các nước phương Tây nhòm ngó, xâm lược.

- Từ nửa sau thế kỷ XIX, tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược Đông Nam Á: Anh chiếm Mã Lai, Miến Điện; Pháp chiếm 3 nước Đông Dương; Tây Ban Nha rồi Mỹ chiếm Philippin; Hà Lan và Bồ Đào Nha chiếm Inđônêxia.

- Xiêm (Thái Lan) là nước duy nhất ở Đông Nam Á vẫn giữ được độc lập, nhưng cũng trở thành “vùng đệm” của tư bản Anh và Pháp.


Chúc bạn học tốt!

Võ Thu Uyên
10 tháng 10 2017 lúc 20:14

- Đầu thế kỉ XX, hầu hết các quốc gia Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa hoặc nửa thuộc địa của chủ nghĩa thực dân. Chỉ có Xiêm (nay là Thái Lan) -tương đối tự chủ, nhưng về nhiều mặt vẫn bị phụ thuộc vào các nước đế quốc. Sau thất bại của những cuộc khởi nghĩa dưới ngọn cờ “phò vua cứu nước”, tầng lớp trí thức mới ở nhiều nước Đông Nam Á đã hướng cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc theo con đường dân chủ tư sản.
- Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, chính sách khai thác và bóc lột thuộc địa của các nước đế quốc đã tác động trực tiếp đến các nước Đông Nam Á. Phong trào đấu tranh chống đế quốc dâng cao mạnh mẽ. Đồng thời, thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga cũng ảnh hưởng đến khu vực này.
- Bắt đầu từ những năm 20, trong phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc xuất hiện một nét mới : Giai cấp vô sản ở Đông Nam Á từng bước trưởng thành và tham gia lãnh đạo phong trào cách mạng.
- Trong giai đoạn này đã xuất hiện một số đảng cộng sản ở khu vực, đầu tiên là Đảng Cộng sản ln-đô-nê-xi-a (tháng 5 - 1920). Tiếp theo, trong năm 1930, các đảng cộng sản đã lần lượt được thành lập ở Việt Nam (tháng 1), ở Mã Lai và Xiêm (tháng 4), ở Phi-líp-pin (tháng 11).
- Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở một số nước đã vùng dậy đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc. Nổi bật là các cuộc khởi nghĩa ở Gia-va và Xu-ma-tơ-ra (1926 - 1927) ở In-đô-nê-xi-a và phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh (1930 - 1931) tại Việt Nam. Nhưng những cuộc nổi dậy này đều bị chính quyền thực dân trấn áp.

- Cùng với sự phát triển của phong trào vô sản, phong trào dân chủ tư sản cũng có những bước tiến rõ rệt so với những năm đầu thế kỉ XX.

- Nếu như trước đây mới chỉ xuất hiện các nhóm, phái hoặc các hội do những nhà yêu nước sáng lập, thì đến giai đoạn này đã xuất hiện các chính đảng có tổ chức và ảnh hưởng xã hội rộng lớn như Đảng Dân tộc ở In-đô-nê-xi-a, phong trào Tha-kin ở Miến Điện, phong trào chống thực dân Anh đòi tự trị ở Mã Lai...

Huong San
18 tháng 10 2018 lúc 15:06

- Đầu thế kỉ XX, hầu hết các quốc gia Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa hoặc nửa thuộc địa của chủ nghĩa thực dân. Chỉ có Xiêm (nay là Thái Lan) -tương đối tự chủ, nhưng về nhiều mặt vẫn bị phụ thuộc vào các nước đế quốc. Sau thất bại của những cuộc khởi nghĩa dưới ngọn cờ “phò vua cứu nước”, tầng lớp trí thức mới ở nhiều nước Đông Nam Á đã hướng cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc theo con đường dân chủ tư sản.
- Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, chính sách khai thác và bóc lột thuộc địa của các nước đế quốc đã tác động trực tiếp đến các nước Đông Nam Á. Phong trào đấu tranh chống đế quốc dâng cao mạnh mẽ. Đồng thời, thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga cũng ảnh hưởng đến khu vực này.
- Bắt đầu từ những năm 20, trong phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc xuất hiện một nét mới : Giai cấp vô sản ở Đông Nam Á từng bước trưởng thành và tham gia lãnh đạo phong trào cách mạng.
- Trong giai đoạn này đã xuất hiện một số đảng cộng sản ở khu vực, đầu tiên là Đảng Cộng sản ln-đô-nê-xi-a (tháng 5 - 1920). Tiếp theo, trong năm 1930, các đảng cộng sản đã lần lượt được thành lập ở Việt Nam (tháng 1), ở Mã Lai và Xiêm (tháng 4), ở Phi-líp-pin (tháng 11).
- Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở một số nước đã vùng dậy đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc. Nổi bật là các cuộc khởi nghĩa ở Gia-va và Xu-ma-tơ-ra (1926 - 1927) ở In-đô-nê-xi-a và phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh (1930 - 1931) tại Việt Nam. Nhưng những cuộc nổi dậy này đều bị chính quyền thực dân trấn áp.

- Cùng với sự phát triển của phong trào vô sản, phong trào dân chủ tư sản cũng có những bước tiến rõ rệt so với những năm đầu thế kỉ XX.

- Nếu như trước đây mới chỉ xuất hiện các nhóm, phái hoặc các hội do những nhà yêu nước sáng lập, thì đến giai đoạn này đã xuất hiện các chính đảng có tổ chức và ảnh hưởng xã hội rộng lớn như Đảng Dân tộc ở In-đô-nê-xi-a, phong trào Tha-kin ở Miến Điện, phong trào chống thực dân Anh đòi tự trị ở Mã Lai...

=> Sau những năm 1945, hầu hết các nc ĐNÁ đứng dậy đấu tranh giành chủ quyền-> hầu hết đều thắng lợi

Lý Ngọc Hoa
Xem chi tiết
Phạm Thị Thạch Thảo
12 tháng 10 2017 lúc 17:19

Hiện nay vai trò của ASEAN vẫn được bảo vệ nguyên vẹn và được cải thiện nhiều:

Mục tiêu, nguyên tắc Mục tiêu là sự phát triển kinh tế và văn hóa thông qua nỗ lực hợp tác chung của các thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực. Nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các thành viên là cùng tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, hợp tác phát triển có kết quả. Việt Nam tham gia tổ chức ASEAN vào tháng 7-1995. Thuận lợi Việt Nam tham gia vào tổ chức ASEAN có những thuận lợi cùng hợp tác và phát triển Tăng cường hợp tác và tham gia liên minh kinh tế khu vực… Việt Nam tiếp thu được những tiến bộ khoa học kĩ thuật của các nước bạn và khai thác nguồn vốn đầu tư để phát triển kinh tế…
Lâm Bắpp
Xem chi tiết