Bài 49. Cơ quan phân tích thị giác

Quỳnh anh Ngô
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
17 tháng 2 2017 lúc 23:12

1.Đặc điểm cấu tạo của đại não người tiến hoá hơn so với động vật thuộc lớp thú được thể hiện ở những điểm sau:
- Khối lượng não so với cơ thể ở người lớn hơn các động vật thuộc lớp thú
- Vỏ não có nhiều khe và rãnh làm tăng bề mặt chứa các nơron (khối lượng chất xám lớn)
- Ở người, ngoài các trung khu vận động và cảm giác như các động vật thuộc lớp thú còn có các trung khu cảm giác và vận động ngôn ngữ (nói, viết, hiểu tiếng nói, hiểu chữ viết).

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
17 tháng 2 2017 lúc 23:13

2.

Bình luận (0)
Quỳnh anh Ngô
Xem chi tiết
Phan Thùy Linh
18 tháng 2 2017 lúc 14:14

Vì ở điểm vàng tập trung nhiều tế bào nón, mỗi chi tiết của ảnh được một tế bào nón tiếp nhận sau đó liên hệ với một tế bào thần kinh riêng rẽ. Còn điểm mù không có tế bào thụ cảm thị giác.

Bình luận (0)
Linh Phan Dương
27 tháng 2 2017 lúc 14:16

vì sao ảnh của vật hiện trên điểm vàng lại nhìn rõ nhất?

Bình luận (2)
ANH DINH
Xem chi tiết
Phan Thùy Linh
4 tháng 3 2017 lúc 19:47

1)Vì sao buổi tối chúng ta không thể nhìn thấy nhìn thấy rõ vật và màu sắc cua vật?

Võng mạc mắt cảm nhận ánh sáng chủ yếu nhờ các tế bào hình nón (cone) và hình que (rod). Tế bào que chiếm số lượng ít hơn trong mắt nhưng rất nhạy cảm với ánh sáng. Con người sử dụng tế bào que trong võng mạc để xác định kích thước, hình dạng và độ sáng tối của vật thể. Tuy vậy, tế bào que không giúp người ta nhìn thấy màu sắc và chi tiết của vật thể, để làm được điều này, mắt cần sử dụng các tế bào nón.
Các tế bào nón có thể cảm nhận được màu sắc chỉ bắt đầu từ cường độ ánh sáng của đêm trăng sáng cho tới ánh sáng thường ban ngày. Trong điều kiện ánh sáng yếu, tế bào nón không đủ nhạy cảm để cảm nhận được và lúc này chúng ta chỉ còn sử dụng các tế bào que. Bởi vì tế bào que thì không thể cảm nhận được màu sắc và chi tiết của vật thể nên trong điều kiện ánh sáng yếu, chúng ta chỉ có thể thấy được các màu đen/trắng cũng như vật thể hình khối không rõ ràng.
3)Trẻ em bị ùu bẩm sinh là do đâu?

Một gene có tên là "NMNAT1" là nguyên nhân chính gây ra bệnh này.

“NMNAT1” có thể giúp che chở các tế bào tiếp nhận ánh sáng trong võng mạc và có vai trò quan trọng đối với các tế bào thần kinh, mô tim, thận và gan trong cơ thể.

Tuy nhiên, các đột biến của “NMNAT1” có thể gây ra mù bẩm sinh .

Bình luận (0)
Phương Thảo
4 tháng 3 2017 lúc 19:58

Khi màng giác bị tổn thuơng gây ra hậu quả gì?

Sẽ mất đi tính trong suốt và để lại sẹo khi lành. Chính sẹo trắng đục này trên giác mạc sẽ làm mắt nhìn không còn rõ nữa.

Bình luận (0)
Nguyen Thi Mai
5 tháng 3 2017 lúc 8:59

3. Trẻ em bị mù bẩm sinh là do :

- Glôcôm bẩm sinh (còn gọi cườm nước)

- Bướu nguyên bào võng mạc

- Đục thủy tinh thể (TTT)

Bình luận (2)
Kuroko Tesuya
Xem chi tiết
Lương Cẩm Tú
20 tháng 3 2017 lúc 20:16

Vì ở màng lưới có nhiều tế bào nón,nhưng nếu ảnh rơi đúng vào điểm vàng thì sẽ nhìn thấy rõ nhất vì điểm vàng là nơi hội tụ các tế bào nón nhiều nhất.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Thu Trang
8 tháng 3 2017 lúc 18:34

vì màng lưới có nhiều tế bào nón, ít tế bào que

Bình luận (2)
Shizuka
14 tháng 3 2017 lúc 13:18

Ở điểm vàng, mỗi chi tiết của ảnh được một tế bào nón tiếp nhận và được truyền về não qua từng tế bào thần kinh riêng rẽ trong khi ở vùng ngoại vi nhiều tế bào nón hoặc nhiều tế bào que mới được gửi về não các thông tin nhận được qua 1 vài tế bào thần kinh thị giác.

Bình luận (0)
Châu Anh Nguyễn
Xem chi tiết
Baek Huyn
Xem chi tiết
Ngân Đại Boss
23 tháng 3 2017 lúc 20:43

-Cơ quan phân tích thị giác gồm:

+Cơ quan thụ cảm(các tế bào thụ cảm thị giác trong màng lưới của cầu mắt)

+Dây thần kinh thị giác(dây số 2)

+Vùng thị giác ở thùy chẩm

-Sự tạo ảnh ở màng lưới:

+Ta nhìn được vật là do các tia sáng chiếu vào vật qua thể thủy tinh tới màng lưới sẽ tác động lên các tế bào thu cảm thị giác làm hưng phấn các tế bào này và truyền xung thần kinh theo dây thần kinh thị giác về vùng thị giác ở thùy chẩm cho ta nhận biết về hình dạng, độ lớn và màu sắc của vật

+Lượng ánh sáng nhiều hay ít là do sự co giãn của đồng tử

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
23 tháng 3 2017 lúc 20:38

Chúng ta nhận biết được những tác động của môi trường xung quanh cũng như mọi đổi thay của môi trường bên trong cơ thể là nhờ các cơ quan phân tích.
Cơ quan phân tích bao gồm các bộ phận sau :

Sự tạo ảnh ở màng lưới:

Ta nhìn được vật là do các tia sáng phản chiếu từ vật đi vào tới màng lưới qua một hệ thống môi trường trong suốt gồm màng giác, thủy dịch, thể thủy tinh, dịch thủy tinh.

Lượng ánh sáng vào trong phòng tối của cầu mắt nhiều hay ít là nhờ lỗ đồng tử ở mống mắt (lòng đen) dãn rộng hay co hẹp (điều tiết ánh sáng).
Nhờ khả năng điều tiết của thể thủy tinh (như một thấu kính hội tụ) mà ta có thể nhìn rõ vật ở xa cũng như khi tiến lại gần. Vật càng gần mắt, thể thủy tinh càng phóng lên ("căng mắt mà nhìn") để nhìn rõ.

Khi các tia sáng phản chiếu từ vật qua thể thủy tinh tới màng lưới sẽ tác động lên các tế bào thụ cảm thị giác làm hưng phấn các tế bào này và truyền tới tế bào thần kinh thị giác xuất hiện luồng thần kinh theo dây thần kinh thị giác về vùng vỏ não tương ứng ở thùy chẩm của đại não cho ta cảm nhận về hình ảnh của vật.



Bình luận (0)
dương dương
Xem chi tiết
Doraemon
27 tháng 3 2017 lúc 19:45

Chúng ta đang sống trong một thế giới đầy màu sắc. Với sự trợ giúp của màu sắc chúng ta có thể nhìn nhận rõ ràng mọi vật xung quanh để làm cho cảm giác của chúng ta tốt hơn. Các thiết kế nội thất và sự phối trộn màu ảnh hưởng trực tiếp đến ấn tượng và cảm giác của chúng ta. Các màu có thể dùng chung được với nhau sẽ tạo ra một sự cân bằng hài hòa làm cho chúng ta có cảm nhận tốt. Ngành công nghiệp in cũng sử dụng các màu để thể hiện ấn phẩm hiệu quả hơn. Các yêu cầu về chất lượng từ phía khách hàng đang không ngừng tăng. Để đáp ứng các yêu cầu này, các tiêu chuẩn chất lượng mới đã được đặt ra.

Để đánh giá các màu, trước hết chúng ta phải nhìn thấy chúng. Để nhìn thấy chúng ta cần có ánh sáng. Mặt trời tỏa ra ánh sáng. Đó là nguồn sáng sơ cấp.

Tuy nhiên, hầu hết đối tượng trong môi trường của chúng ta lại không thể tự tỏa sáng. Chúng ta được gọi là nguồn sáng thứ cấp. Chúng ta chỉ cảm nhận được các đối tượng này và màu sắc của chúng khi chúng được chiếu sáng.

Ánh sáng là bức xạ lan truyền rất nhanh với tốc độ 300.000 km/giây. Nói đúng ra, ánh sáng bao gồm các dao động điện từ được truyền đi từ nguồn sáng dưới dạng sóng. Giống như sóng nước, mỗi sóng anh sáng bao gồm phần lồi lên và phần lõm xuống.

Các sóng được phân loại theo chiều dài bước sóng hay số do động mà chúng ta thực hiện trong một giây. Các bước sóng thường có đơn vị là km, m, cm, mm, nm hay picomet. Số do động sóng trong một giây, gọi là tần số được đo bằng đơn vị Hz.

Các bước sóng có chiều dài khác nhau có những đặc tính khác nhau. Thí dụ như tia X được dùng để chuẩn đoán trong y khoa, nhiều bà nội trợ được trang bị các lò viba để nấu và hâm nóng thức ăn. Các loại sóng khác được dùng trong việc truyền tín hiệu điện thoại, radio và tivi.

Chỉ có một khoảng sóng điện từ rất nhỏ được nhìn thầy dưới dạng màu của ánh sáng. Phần thấy được của quan phổ sóng trải dài từ 380 nm (tia cực tím) đến 780 nm (tia hồng ngoại). Ánh sáng có thể được tách ra thành các thành phần màu bằng lăng kính. Ánh sáng trắng được phối trộn bởi tất cả các màu trong dải quan phổ và được tách thành các màu trong cầu vồng.

Hình minh họa trên cho thấy chiều dài các bước sóng từ Đỏ (Red) đến Lục (Green) rồi đến Xanh (Blue) càng lúc càng ngắn dần.

1.2: Cảm nhận màu thấy đưọc

Màu sắc không thể được xem là đặc tính riêng của một vật thể là hình thù của vật thể đó. Đặc tính cố hữu của các vật thể là hấp thụ hoặc phản xạ các bước sóng nào đó.

Chúng ta chỉ có thể cảm nhận các màu tương ứng với các bước sóng phản xạ.

Nếu ánh sáng trắng được chiếu vào một đối tượng sẽ có một khả năng dưới đây xảy ra:



- Tất cả ánh sáng bị hấp thụ. Trong trườg hợp này, chúng ta cảm nhận đối tượng có màu đen.
- Tất cả ánh sáng được phản xạ. Trong trường hợp này, đối tượng có màu trắng
- Tất cả ánh sáng đều đi qua đối tượng. Trong trường hợp này màu của ánh sáng không đổi.
- Một phần ánh sáng bị hấp thụ, phần còn lại được phản xạ. Trong trường hợp này ta cảm nhận được màu tùy thuộc vào bước sóng nào của ánh sáng được phản xạ và bước sóng nào được hấp thụ.
- Một phần ánh sáng bị hấp thụ, phần còn lại được xuyên qua đối tượng. Trong trường hợp này ta cảm nhận được màu sắc tùy thuộc vào bước sóng nào của ánh sáng bị hấp thụ, bước sóng nào xuyên qua.
- Một phần ánh sáng được phản xạ, phần còn lại đi qua. Trong trường hợp này màu sắc của ánh sáng được phản xạ và màu của ánh sáng đi xuyên qua sẽ thay đổi.


Những đặc tính của đối tựơng được chiếu sáng quyết định việc cảm nhận màu sẽ rơi vài một trong các trường hợp trên.

Ánh sáng phản xạ hay truyền qua đối tượng được mắt người ghi nhận và chuyển thành các xung thần kinh kích hoạt cảm nhận màu trong bộ não.

Võng mạc của mắt người có vô vàn tế bào nhạy sáng. Có hai loại tế bào: tế bào hình que và tế bào hình nón. Tế bào hình que phân biệt độ sáng tối trong khi tế bào hình nón ghi nhận màu sắc. Có 3 loại tế bào hình nón, 1 loại phản ứng các bước sóng cố định trong dải quang phổ từ 400 đến 500 nm cho cảm giác màu Blue; một loại phản ứng với bước sóng từ 500 đến 600nm cho cảm giác màu Green và một loại phản ứng với bước sóng từ 600 đến 700nm cho cảm giác màu Red.
như vậy TB Que( Gậy ) cảm nhận ánh sáng mạnh hơn TB Nón

Bình luận (2)
thuongnguyen
Xem chi tiết
Doraemon
28 tháng 3 2017 lúc 17:41

Võng mạc của mắt người có vô vàn tế bào nhạy sáng. Có hai loại tế bào: tế bào hình que và tế bào hình nón. Tế bào hình que phân biệt độ sáng tối trong khi tế bào hình nón ghi nhận màu sắc. Có 3 loại tế bào hình nón, 1 loại phản ứng các bước sóng cố định trong dải quang phổ từ 400 đến 500 nm cho cảm giác màu Lam; một loại phản ứng với bước sóng từ 500 đến 600nm cho cảm giác màu Xanh Lá và một loại phản ứng với bước sóng từ 600 đến 700nm cho cảm giác màu Đỏ.

Bình luận (0)
Lê Xuân Hằng
Xem chi tiết
Hương Yangg
30 tháng 3 2017 lúc 20:18

Xem ở đây nhé >> https://hoc24.vn/hoi-dap/question/215184.html

Bình luận (0)
Linh subi
30 tháng 3 2017 lúc 20:20

bạn tham khảo link trả lời này , xem câu của @Phan Thùy Linh đi , bn ấy k đc tick nhưng mk thấy cũng đúng .

Câu hỏi của Nguyễn Nguyệt Hà - Sinh học lớp 7 | Học trực tuyến

Bình luận (2)
Trần Hồng Huyền
Xem chi tiết
Shiro-No Game No Life
31 tháng 3 2017 lúc 20:46

Kết quả hình ảnh cho Mô tả cấu tạo và chức năng các bộ phận của cơ quan phân tích (lấy mắt làm đại diện).

- Mi mắt/lông mi: Bảo vệ mắt.

- Kết mạc: Che phủ nhãn cầu, chống nhiễm khuẩn.

- Củng mạc: Giữ hình dạng con mắt.

- Giác mạc: Hội tụ ánh sáng.

- Mống mắt: Điều chỉnh lượng ánh sáng.

- Thủy dịch: Nuôi dưỡng giác mạc và thể thủy tinh, giữ hình dáng cho giác mạc.

- Thể thủy tinh: Hội tụ ánh sáng.

- Dịch kính: Lấp đầy khoảng giữa thể thủy tinh và võng mạc, giữ hình dạng nhãn cầu.

- Hắc mạc: Nuôi dưỡng nhãn cầu.

- Võng mạc: Cảm thụ ánh sáng.

- Thị thần kinh: Nối con mắt với não, dẫn truyền tín hiệu thần kinh.

Bình luận (0)
Phạm Văn An
31 tháng 3 2017 lúc 20:49

*Cấu tạo của cơ quan phân tích gồm thụ quan(mắt), dây thần kinh hướng tâm(dây thần kinh số 2) và vùng phân tích ở trung ương(vùng thị giác ở thùy chẩm).

*Chức năng của cơ quan phân tích là giúp cơ thể nhận biết được các kích thích của môi trường để có sự trả lời chính xác thông qua hệ thần kinh.

Bình luận (0)
Cô Chủ Nhỏ
31 tháng 3 2017 lúc 20:49

Mô tả cấu tạo và chức năng các bộ phận của cơ quan phân tích (lấy mắt làm đại diện).

Bộ phận Chức năng
Mi mắt/lông mi Bảo vệ mắt
Kết mạc Che phủ nhãn cầu, chống nhiễm khuẩn
Củng mạc Giữ hình dạng con mắt
Giác mạc Hội tụ ánh sáng
Mống mắt Điều chỉnh lượng ánh sáng
Thủy dịch Nuôi dưỡng giác mạc và thể thủy tinh,giữ hình dạng cho giác mạc
Thể thủy tinh Hội tụ ánh sáng
Dịch kính Lấp đầy khoảng giữa thể thủy tinh và võng mạc, giữ hình dạng nhãn cầu
Hắc mạc Nuôi dưỡng nhãn cầu
Võng mạc

Cảm thụ ánh sáng

Thị thần kinh

Nối con mắt với não, dẫn truyền tín hiệu thần kinh

Bình luận (0)