Bài 46: Thỏ

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Hà Thiên Kim
Xem chi tiết
Phan Thùy Linh
15 tháng 3 2017 lúc 21:27

Sinh sản của thỏ tiến bộ hơn các loài khác như thế nào???

-Đẻ con không đẻ trứng

-Không kệ thuộc vào lượng noãn hoàng có trong trứng

- Con đc nuôi = sữa mẹ

Nguyễn Trần Thành Đạt
15 tháng 3 2017 lúc 22:11

Sinh sản của thỏ tiến bộ hôn so với sinh sản các loài khác như sau:

- Thỏ có hiện tượng thai sinh, chất dinh dưỡng thỏ mẹ sẽ được truyền đến cho thai sinh trong bụng qua dây rốn.

- Đẻ con nên không phụ thuộc vào lượng noãn hoàng như đẻ trứng.

- Con non được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ.

- Con non được mẹ chăm sóc tận tình hơn.

- Khi có nguy hiểm, thú mẹ có thể mang theo bụng bầu để bảo vệ con chứ chim mẹ không thể mang trứng theo được.

Trần Huy Hoang
15 tháng 3 2017 lúc 22:35

Đẻ con kh cần đẻ trứng

Con được nuôi bằng sữa mẹ

Con non được mẹ chăm sốc tận tình hơn

Không kệ thuộc vào lượng noãn hoàn ở trong trứng

Tran Giap Hazard
Xem chi tiết
Hoàng Thị Phương Thảo
16 tháng 3 2017 lúc 19:54

Đời sống:

-Sống ở ven rừng , trong các bụi rậm

- Có tập tính đào hang

-Kiếm ăn vào chiều hoặc đêm

-Thức ăn :cỏ , lá cây

-Là động vật hằng nhiệt

Sinh sản:

-Thụ tinh trong

-Thai phát triển trong tử cung của thai mẹ

-Có nhau thai - thai sinh

-con non yếu ,được nuôi bằng sữa mẹ

Yetsuno Kame
17 tháng 3 2017 lúc 12:47

* Đời sống và sinh sản của thỏ :
- Thỏ hoang sống ở ven rừng , trong các bụi rậm , có tập tính đào hang , lẩn trốn kẻ thù.
- Thỏ kiếm ăn chủ yếu về chiều tối. Ăn cỏ bằng cách gặm nhấm.
- Là động vật hằng nhiệt.
- Thụ tinh trong , phôi được phát triển ở tử cung thỏ mẹ. Đẻ con có nhau thai gọi là hiện tượng thai sinh. Con non yếu được nuôi bằng sữa mẹ.

Thảo Phương
23 tháng 3 2017 lúc 21:21

Đời sống của thỏ:

Trong tự nhiên, thỏ hoang sống ở ven rừng, trong các bụi rậm, có tập tính đào hang, ẩn náu trong hang, bụi rậm để lẩn trốn kẻ thù hay chạy rất nhanh bằng cách nhảy hai chân sau khi bị săn đuổi. Thỏ kiếm ăn chủ yếu về buổi chiều hay ban đêm. Chúng ăn cỏ, lá bằng cách gặm nhấm (gặm từng mảnh nhỏ). Thỏ là động vật hằng nhiệt.

Sinh sản của thỏ:

Thỏ đực có cơ quan giao phôi. Trong ống dẫn trứng, trứng thụ tinh phát triển thành phôi và một bộ phận là nhau thai, gắn liền với từ cung 1 của thỏ mẹ. Nhau thai có vai trò đưa chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ vào phôi qua dây rốn và cũng qua dây rốn và nhau thai, chất bài tiết từ phôi được chuyển sang cơ thể mẹ. Hiện tượng đẻ con có nhau thai được gọi là hiện tượng thai sinh. Thỏ mẹ mang thai trong 30 ngày. Trước khi đẻ, thỏ mẹ dùng miệng nhổ lông ờ ngực và xung quanh vú để lót ổ. Thỏ con mới đẻ chưa có lông, chưa mở mắt, được bú sữa mẹ.



Huỳnh Thị Thu Uyên
Xem chi tiết
Anh Tuấn Hồ Sĩ
22 tháng 3 2017 lúc 13:12

Theo mình nghĩ thỏ chạy như vậy để làm cho thú ăn thịt dễ bị mất phương hướng khi chạy, từ đó giúp thỏ thoát được kẻ thù dễ dàng.haha

Thảo Phương
23 tháng 3 2017 lúc 21:17

Tại sao khi thỏ chạy chốn khi bị săn đuổi lại có đường hình chữ Z mà thỏ không cần ngừng đột xuất rồi chạy tiếp mà vửa quẹo khúc này rồi liền quẹo khúc kia ngay ?

Trả lời: Khi bị rượt đuổi thỏ chạy theo hình chữ Z, còn thú ăn thịt chạy theo kiểu rượt đuổi nên dễ mất đà lao theo hướng khác, khi đó thỏ lẩn vào bụi rậm trốn thoát.

quan dao
Xem chi tiết
qwerty
23 tháng 3 2017 lúc 19:13

Nguyên nhân suy giảm số lượng thú hiện nay trong tự nhiên :

+ Do con người đót phá rừng → thú rừng không có nơi trú ẩn

+ Do khí thải của các nhà máy thải ra → làm ô nhiễm môi trường nước các loài thú không có nguồn nước sạch để uống.

+ Do con người săn bắn các loài thú quý hiếm → gây nguy cơ tuyệt chủng cho các loài thú hiên nay chỉ còn số ít (cá voi xanh, tê giác, chim gõ kiến mỏ gà, báo amunr, vượn tre, khỉ đột núi, rùa luýt, hổ Siberia, hải cẩu hawaii,...)

+ Do con người bắt buôn bán các loài thú quý hiếm → nguy cơ tuyệt chủng cao.

+ Do con người săn bắt thú để chữa các bệnh mê tín ( dùng sừng tê giác, ......) → suy giảm số lượng thú quý hiếm

Biện pháp bảo vệ:

- Xây dựng các khu bảo tồn, rừng bảo tồn động vật.

- Tuyên truyền để nhân dân cùng bảo vệ động vật.

- Không săn bắn các loài động vật quý hiếm cũng như các loài động vật khác.

- Không phá nơi ở của chúng.

- Cần đẩy mạnh việc chăn nuôi.

- Trồng cây xanh.

- Không ăn thịt và ko sử dụng những sản phẩm từ động vật quý hiếm.

Hà Nguyễn
Xem chi tiết
qwerty
27 tháng 3 2017 lúc 19:56

Bởi vì thỏ nhảy, không chạy và nhảy theo đường vòng, dễ mất sức.
Không chỉ vậy, sức của thỏ cũng không được dai, thường bị thú ăn thịt bắt khi không còn sức để nhảy hay chạy nữa!

Doraemon
27 tháng 3 2017 lúc 19:58

- Thỏ khi bị kẻ thù rượt đuổi thường chạy theo hình chữ Z, làm cho kẻ thù bị mất đà nên không thể vồ được thỏ. Lợi dụng khi kẻ thù mất đà, thỏ liền lao theo một hướng khác và có thể nhanh chóng lẩn trốn vào bụi rậm. Với thân hình thon nhỏ và bộ lông dày, thỏ có thể len lỏi, thậm chí lách vào trong bụi cây có lá nhọn.

Hoàng tuấn hưng
20 tháng 3 2019 lúc 22:44

Tại

Nhiên Hương Nguyễn Lê
Xem chi tiết
Doraemon
28 tháng 3 2017 lúc 21:32

Tham khảo :

Trần Hương Thoan
28 tháng 3 2017 lúc 21:37

Cấu tạo ngoài của Thỏ thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù:

+ Bộ lông dày, xốp, gồm những sợi lông mảnh khô bằng chất sừng, được gọi là lông mao.

+ Bộ lông mao: Che chở, giữ nhiệt cho cơ thể.

+ Chi thỏ có vuốt sắc.

+ Chi trước ngắn còn dùng để đào hàng.

+ Chi sau dài, khỏe: Bật nhảy xa giúp thỏ chạy nhanh khi bị săn đuổi.

+ Mũi thính, cạnh mũi có ria (những lông xúc giác): Có vai trò xúc giác nhạy bén, phối hợp cùng khứu giác giúp thỏ thăm dò thức ăn hoặc môi trường.

+ Mắt thỏ không tinh, mi mắt cử động được, có lông mi: Giữ nước mắt làm màng mắt không bị khô, bảo vệ cho mắt (khi lẩn trốn kẻ thù).

+ Tai thính, vành tai dài, lớn, cử động được theo các phía: Định hướng âm thanh phát hiện sớm kẻ thù.

Trần Ngọc Định
28 tháng 3 2017 lúc 22:11

Nêu cấu tạo ngoài của Thỏ thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù?

- Chi sau phát triển : chạy trốn kẻ thù
- Mắt ở đỉnh đầu : quan sát và cảnh giác
- Tai lớn cố định theo chiều hướng ngang cử động được : phát hiện kẻ thù qua âm thanh
- Hàm nhai bằng ,nhỏ : phù hợp với động tác nhai những thức ăn nhiều xơ như cây cỏ (trái với đọng vật ăn thịt có răng bản nhọn,miêng lớn)
- Móng nhỏ cùn ,chi sau phát triển,chi trước thẳng : sử dụng đào hang và đứng cao quan sát kẻ thù
- Ruột và dạ dày tiến hóa thính nghi với nguồn thức ăn nhiều xơ từ cây cỏ
- Lông ngắn : không được sử dụng nhiều vào việc giữ ấm (hệ quả của việc đào hang)

Dân Nguyễn Chí
Xem chi tiết
Doraemon
28 tháng 3 2017 lúc 21:49

Thỏ hoang di chuyền nhanh hơn thú ăn thịt nó, nhưng nó không dai sức bằng, nên càng về sau vận tốc di chuyển càng giảm, lúc đó nó phải làm mồi cho thú ăn thịt.

Bui Thi Da Ly
1 tháng 4 2017 lúc 21:24

Thỏ hoang di chuyển nhanh hơn những con thú ăn thịt, nhưng nó chạy không dai sức bằng những con thú ăn thịt, nên càng chạy thì về sau vận tốc càng giảm, lúc đó nó phải làm mồi cho những con thú ăn thịt

Nguyễn Thị Như Quỳnh
Xem chi tiết
Trịnh Ngọc Hân
2 tháng 4 2017 lúc 18:40

Bộ dơi :

Bộ dơi là thú có cấu tạo với đời sống bay

Chúng có màng cánh rộng , thân ngắn và hẹp nên có cách bay thoăn thoắt , thay hướng đổi chiều linh hoạt.

Chân yếu có tư thế bám vào cây treo ngược cơ thể . Khi bắt đầu bay chân rời vật bám, tự động buông mình từ trên cao.

Bộ cá voi:

Bộ cá voi có đời sống thích nghi hoàn toàn dưới nước .

Cơ thể hình thoi.

Cổ rất ngắn.

Lớp mỡ dưới da rất dày.

Chi trước biến đổi thành chi bơi, có dạng bơi chèo.

Vây đuôi nằm ngang ,bơi bằng cách uốn mình theo chiều dọc.

Bộ ăn sâu bọ:

Mõm kéo dài thành vòi, rang nhọn, có đủ ba loại răng, răng hàm có 3-4 mấu nhọn.

Chân trước ngắn, bàn rộng, ngón tay to khỏe để đào hang.

Đại diện : chuột chù, chuột nhũi,…

Bộ gặm nhấm:

Răng cửa lớn , sắc, luôn mọc dài , thiếu răng nanh.

Đại diện : chuột đồng, sóc , nhím.

Bộ ăn thịt:

Bộ răng : răng cửa sắc nhọn. Răng nanh dài nhọn. Răng hàm có mấu dẹt.

Móng chân có vuốt cong, dưới có đệm thịt êm.

Đại diện: mèo, chó, sư tử, gấu….

Bộ móng guốc :

Số lượng ngón chân tiêu giảm , đốt cuối của mỗi ngón có bao sừng bao bọc gọi là guốc .

Bộ guốc chẵn : có 2 ngón chân giữa phát triển bằng nhau , đa số sống đàn , có sừng, có nhiều loài nhai lại.

Bộ guốc lẽ : Có 1 ngón chân giữa phát triển hơn cả , không có sừng ( trừ tê giác) , không nhai lại.

Bộ voi: có 5 ngón, guốc nhỏ , có vòi, sống theo dàn, ăn thực vật không nhai lại.

Bộ linh trưởng:

Gồm những thú đi bằng bàn chân .

Bàn tay, bàn chân có 5 ngón , ngón cái đối diện với ngón còn lại , thích nghi với sự cầm nắm và leo trèo.

Ăn tạp nhưng ăn thực vật là chính.

Đại diện: khỉ, vượn , khỉ hình người ( đười ươi, tinh tinh, Gôrila)

Bạn tham khảo nha! Mình học theo mô hình Vnen nên mình không rõ lắm nhưng mình đã có hỏi thầy rồi và mình đã soạn ra rồi ak!

Bạn chỉ cần làm lại bảng là ok, bạn học thật tốt nha!

Trần Võ Lam Thuyên
2 tháng 4 2017 lúc 16:15

Vào đây nè: https://hoc24.vn/id/136626 bn

Phúc Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
2 tháng 4 2017 lúc 11:28

Đặc điểm chung của thú:

- Thú là động vật có xương sống có tổ chức cao nhất.

- Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ.

- Có bộ lông mao bao phủ cơ thể.

- Bộ răng phân hóa thành răng cửa, răng nanh và răng hàm.

- Tim 4 ngăn.

- Bộ não phát triển thể hiện rõ ở bán cầu não và tiểu não.

- Là động vật hằng nhiệt.

Doraemon
2 tháng 4 2017 lúc 11:28

_ Là động vật có xương sống, có tổ chức cơ thể cao nhất
_ Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ
_ Toàn thân phủ lông mao, bộ răng phân hóa gồm: răng cửa, răng nanh, răng hàm
_ Tim 4 ngăn, và là động vật hằng nhiệt
_ Bộ não phát triển, thể hiện rõ ở bán cầu não và tiểu não

Lưu Hạ Vy
2 tháng 4 2017 lúc 11:30

Lớp thú:
+ Đặc điểm chung:
_ Là động vật có xương sống, có tổ chức cơ thể cao nhất
_ Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ
_ Toàn thân phủ lông mao, bộ răng phân hóa gồm: răng cửa, răng nanh, răng hàm
_ Tim 4 ngăn, và là động vật hằng nhiệt
_ Bộ não phát triển, thể hiện rõ ở bán cầu não và tiểu não

Đừng Hỏi Tên
Xem chi tiết
Nhật Linh
10 tháng 4 2017 lúc 19:10

Bạn nên biết rằng thỏ cũng giống như chuột là loài gậm nhấm. Đặc điểm của loài này là răng phát triển liên tục, do đó, để làm mòn răng, chúng phải nhai bất cứ thứ gì (chứ không phải ăn đâu). Nếu bạn để ý, sẽ thấy, chuột có đôi khi nhai cả xà bông cục nữa, chắc chắn là chúng chỉ nhai thôi, chứ không thể ăn xà bông được.

Phương Thảo Nguyễn
10 tháng 4 2017 lúc 19:14

Bạn nên biết rằng thỏ cũng giống như chuột là loài gậm nhấm. Đặc điểm của loài này là răng phát triển liên tục, do đó, để làm mòn răng, chúng phải nhai bất cứ thứ gì (chứ không phải ăn đâu). Nếu bạn để ý, sẽ thấy, chuột có đôi khi nhai cả xà bông cục nữa, chắc chắn là chúng chỉ nhai thôi, chứ không thể ăn xà bông được.

chúc bạn học tốt