Bài 44: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp chim

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Kaito Kids
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
23 tháng 3 2017 lúc 21:06
Đặc điểm nhóm chim chạy Đặc điểm nhóm chim bơi Đặc điểm nhóm chim bay
Cánh ngắn, yếu. Chân cao, to, khoẻ, có 2 hoặc 3 ngón. Bộ xương cánh dài, khoẻ ; có lông nhò, ngắn và dày, không thấm nước. Chim có dáng đứng thẳng. Chân ngắn, 4 ngón, có màng bơi. Cánh phát triển, chân có 4 ngón.

Thảo Phương
23 tháng 3 2017 lúc 21:10

- Nhóm chim chạy:Đặc điểm cấu tạo : Cánh ngắn, yếu. Chân cao, to, khoẻ, có 2 hoặc 3 ngón.

- Nhóm chim bơi:Đặc điểm cấu tạo : Bộ xương cánh dài, khoẻ ; có lông nhỏ, ngắn và dày, không thấm nước. Chim có dáng đứng thẳng. Chân ngắn, 4 ngón, có màng bơi.

- Nhóm Chim bay:Đặc điểm cấu tạo : Cánh phát triển, chân có 4 ngón.



Võ Thùy Linh
Xem chi tiết
Doraemon
27 tháng 3 2017 lúc 18:28

1.

Vai trò :

_ Có vai trò cung cấp thực phẩm, sức khoẻ, làm dược liệu, làm đồ mĩ nghệ, là đối tượng thí nghiệm sinh học và tiêu diệt các loài gặm nhấm có hại

Biện pháp :

+ Bảo vệ các động vật hoang dã
+ Xây dựng khu bảo tồn động vật
+ Tổ chức chăn nuôi các loài thú có giá trị kinh tế.

+ Cần bảo vệ môi trường sống của động vật

+ Cấm săn bắn, buôn bán trái phép + Tuyên truyền người dân có ý thức bảo vệ động vật + Đẩy mạnh việc chăn nuôi và xây dựng khu dự trữ thiên nhiên + ... 2. 3. Hô hấp nhờ hệ thống túi khí hoạt động theo cơ chế hút đẩy tạo nên một dòng khí liên tục đi qua các ống khí trong phổi theo chiều nhất định, nên sử dụng được nguồn ôxi với hiệu suất cao, nhất là trong khi bay.
4. - Tim gồm 4 ngăn (hai tâm thất, hai tâm nhĩ) máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi, phổi có nhiều túi khí. - Răng phân hóa (răng cưa, răng nanh và răng hàm). - Thai sinh, nuôi con bằng sữa mẹ - Bộ não phát triển.
Bình Trần Thị
27 tháng 3 2017 lúc 18:40

1.

Lợi ích của lớp thú:

- Thú cung cấp thực phẩm, thịt, sữa,...

ví dụ : thịt heo, bò, dê , cừu...

- Cung cấp dược liệu,

ví dụ :mật gấu, nhung nai, xương hổ cốt, sừng tê giác ....

- Cung cấp nguyên liệu thủ công mĩ nghệ da

ví dụ : lông cừu, da hổ, sừng hươu,...

- Cung cấp sức kéo, phân bón, tiêu diệt gặm nhấm giúp ích cho nông nghiệp

ví dụ :trâu ,bò,

mèorừng.

- Thú nuôi để nghiên cứu khoa học như Thỏ , chuột bạch , khỉ .

- Thú nuôi làm cảnh, khu du lịch,làm xiếc như chó,mèo ,khỉ voi .

Bình Trần Thị
27 tháng 3 2017 lúc 18:41

3.Hô hấp nhờ hệ thống túi khí hoạt động theo cơ chế hút đẩy tạo nên một dòng khí liên tục đi qua các ống khí trong phổi theo chiều nhất định, nên sử dụng được nguồn ôxi với hiệu suất cao, nhất là trong khi bay.

Ý Vân Lê Hồ
Xem chi tiết
Trịnh Ngọc Hân
31 tháng 3 2017 lúc 12:48

-Phổi có mang ống khí , túi khí tham gia vào hô hấp : Tạo diện tích trao đổi khí lớn.

- Tim 4 ngăn ,2 vòng tuần hoàn , máu đỏ tươi nuôi cơ thể: Sự trao đổi chất mạnh.

- Là động vật hằng nhiệt: Giúp cho nhiệt độ trong cơ thể của chim luôn ổn định không thay đổi theo môi trường.

- Trứng có vỏ đá vôi, được ấp nở nhờ thân nhiệt của bố mẹ: Đảm bảo cho tỉ lệ chim non ra đời cao.

- Mình có lông vũ bao phủ: Giữ nhiệt , làm nhẹ cơ thể.

- Chi trước biến đổi thành cánh: Quạt gió - động lực của sự bay. Cản không khí khi hạ cánh .

-Mỏ sừng không có hàm răng: Làm đầu chim nhẹ.

Ngân Phùng
Xem chi tiết
Anh Triêt
18 tháng 4 2017 lúc 21:31

- Thân hình thoi → giảm sức cản không khí khi bay.

- Chi trước biến thành cánh → quạt gió (động lực của sự bay), cản không khí khi hạ cánh.

- Chi sau có 3 ngón trước, 1 ngón sau → giúp chim bám chặt vào cành cây và khi hạ cánh.

- Lông ống có các sợi lông làm thành phiến mỏng → làm cho cánh chim khi giang ra tạo nên 1 diện tích rộng.

- Lông tơ có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp → giữ nhiệt, làm cơ thể nhẹ.

- Mỏ: Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng → làm đầu chim nhẹ.

- Cổ dài khớp đầu với thân → phát huy tác dụng của các giác quan, bắt mồi, rỉa lông.

Bùi Thủy
Xem chi tiết
Chu Phương Uyên
18 tháng 4 2017 lúc 22:27

(*) Lợi ích: Chim:

- Ăn sâu bọ và động vật gặm nhấm.

- Cung cấp thực phẩm.

- Làm chăn, đệm, đồ trang trí, làm cảnh.

- Huấn luận để săn mồi, phục vụ du lịch.

- Giúp phát tán cây rừng..

(*) Em đã :

- Tuân theo các biện pháp và tuyên truyền các biện pháp này cho người thân, hàng xóm để bảo vệ sự đa dạng thực vật ở địa phương.

- Tham gia bảo vệ, chăm sóc và trồng cây xanh ở trường, địa phương.

- Tham gia các hoạt động trồng cây gây rừng ở địa phương.

Để bảo vệ các loài chim có ích.

Cô giáo mk dạy thế!ok

Linh Phương
18 tháng 4 2017 lúc 22:17

_ Chim cung cấp thực phẩm và tạo sản phẩm vật dụng gia đình, trang trí và làm cảnh
_ Chim được huấn luyện để săn mồi và phục vụ du lịch
_ Trong tự nhiên, chim ăn sâu bọ và các động vật gặm nhấm có hại, giúp phán tán quả và hạt cho cây rừng và giúp thụ phấn cho cây trồng

Ngân Phùng
Xem chi tiết
Trần Ngọc Định
19 tháng 4 2017 lúc 19:35

- Thân hình thoi → giảm sức cản không khí khi bay.

- Chi trước biến thành cánh → quạt gió (động lực của sự bay), cản không khí khi hạ cánh.

- Chi sau có 3 ngón trước, 1 ngón sau → giúp chim bám chặt vào cành cây và khi hạ cánh.

- Lông ống có các sợi lông làm thành phiến mỏng → làm cho cánh chim khi giang ra tạo nên 1 diện tích rộng.

- Lông tơ có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp → giữ nhiệt, làm cơ thể nhẹ.

- Mỏ: Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng → làm đầu chim nhẹ.

- Cổ dài khớp đầu với thân → phát huy tác dụng của các giác quan, bắt mồi, rỉa lông.

Doraemon
19 tháng 4 2017 lúc 19:37

Lê Trần Nam Khánh
24 tháng 3 2022 lúc 12:57

- Thân hình thoi → giảm sức cản không khí khi bay.

- Chi trước biến thành cánh → quạt gió (động lực của sự bay), cản không khí khi hạ cánh.

- Chi sau có 3 ngón trước, 1 ngón sau → giúp chim bám chặt vào cành cây và khi hạ cánh.

- Lông ống có các sợi lông làm thành phiến mỏng → làm cho cánh chim khi giang ra tạo nên 1 diện tích rộng.

- Lông tơ có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp → giữ nhiệt, làm cơ thể nhẹ.

- Mỏ: Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng → làm đầu chim nhẹ.

- Cổ dài khớp đầu với thân → phát huy tác dụng của các giác quan, bắt mồi, rỉa lông.

Việt Lê
Xem chi tiết
Linh subi
27 tháng 4 2017 lúc 10:08

Theo mik là kiểu bay lượn :

Kiểu bay lượn của chim là:

- cánh đạp chậm rãi , không liên tục , cánh dang rộng mà không đập ( cánh của máy bay không đập )

-Khả năng bay chủ yếu dựa vào sự nâng đỡ của không khí ( máy bay bay được là nhờ lực nâng khí động lực học), và sự thay đổi của luồng gió

lôi hữu thiên tài
Xem chi tiết
Thien Tu Borum
30 tháng 4 2017 lúc 18:31

Tiêu hóa thức ăn của lớp chim nói chung (gà vịt ngan ngỗng chim) đều phải có sỏi để hỗ trợ nghiền nát thức ăn theo nguyên lý vật lý. Sự tham gia của sỏi ở trong diều (làm cân bằng thể tích trong diều), khi xuống mề (dạ dày đơn giản) thì sỏi cùng thức ăn có tác dụng hỗ trợ rõ rệt trong việc nghiền nhỏ thức ăn. Qua diều, sỏi được thải qua ngoài theo phân.
Với đặc thù tiêu hóa này, lớp chim có thói quen 'ăn sỏi' theo tập tính phản xạ tự nhiên sinh ra đã có, mặc dù sỏi chẳng bổ béo gì.
Ngày này, việc chăn nuôi thường được công nghiệp hóa, chúng ta ít bắt gặp sỏi trong mề gà... khi mổ giết thịt. Tuy nhiên việc tiêu hóa thức ăn vẫn đảm bảo. ........

Lê Mạnh Tiến Đạt
30 tháng 4 2017 lúc 18:41

Tiêu hóa thức ăn của lớp chim nói chung đều phải có sỏi để hỗ trợ nghiền nát thức ăn theo nguyên lý vật lý. Sự tham gia của sỏi ở trong diều (làm cân bằng thể tích trong diều), khi xuống mề (dạ dày đơn giản) thì sỏi cùng thức ăn có tác dụng hỗ trợ rõ rệt trong việc nghiền nhỏ thức ăn. Qua diều, sỏi được thải qua ngoài theo phân.
Với đặc thù tiêu hóa này, lớp chim có thói quen 'ăn sỏi' theo tập tính phản xạ tự nhiên sinh ra đã có, mặc dù sỏi chẳng bổ béo gì.
Ngày này, việc chăn nuôi thường được công nghiệp hóa, chúng ta ít bắt gặp sỏi trong mề gà... khi mổ giết thịt. Tuy nhiên việc tiêu hóa thức ăn vẫn đảm bảo. ........

Tham khảo nè : Tại sao trong mề gà hoặc của chim bồ câu thường có những hạt sỏi? Chúng có tác dụng gì? | Yahoo Hỏi & Đáp hihi

Võ Hà Kiều My
30 tháng 4 2017 lúc 18:48

Vì gà, chim thường ăn các loại thức ăn thô( khó tiêu hoá), mà chúng lại không có răng để nghiền nhỏ thức ăn trước khi xuống dạ dày. Vì vậy chúng phải "ăn" thêm sỏi để khi dạ dày co bóp những hòn sỏi sẽ được nhào chộn cùng với thức ăn khiến cho thức ăn được nghiền nát và dễ tiêu hoá hơn. Do cấu tạo của dạ dày gà và chim đặc biệt nên sỏi không thể làm thủng dạ dày chúng và sẽ bị đào thải qua đường hậu môn

bạch thị quỳnh nhi
Xem chi tiết
Nịna Hatori
12 tháng 5 2017 lúc 21:35

LÀm thực phẩm

Tuấn Nguyễn
Xem chi tiết
le tran nhat linh
5 tháng 5 2017 lúc 21:04
Gà có trước trứng vì :

Con gà có trước quả trứng hay quả trứng sinh ra trước con gà? Suốt nhiều thế kỷ qua, câu hỏi này vẫn còn là một bí ẩn đối với các nhà triết học cũng như các nhà khoa học trên toàn thế giới. Tuy nhiên, mới đây các nhà khoa học Anh Quốc khẳng định họ đã tìm ra đáp án cuối cùng cho câu hỏi hóc búa này.

Và câu trả lời, theo các nhà khoa học xứ sở sương mù, chính là con gà.

Các nhà khoa học tìm thấy một chất protein quan trọng cấu tạo nên vỏ trứng gà nhưng lại chỉ được tìm thấy trong buồng trứng của những cô gà mái.

Điều đó cũng có nghĩa là, trước khi hiện hữu trong thực tế, quả trứng phải ở bên trong con gà.

Chất protein đặc biệt này có tên là ovocledidin-17, hay OC-17, có tác dụng như một chất xúc tác đẩy nhanh sự phát triển của vỏ trứng. Chiếc vỏ cứng này chính là căn nhà chắc chắn cho lòng đỏ trứng đồng thời bảo vệ những chú gà con khi chúng lớn dần lên ở bên trong.

Các nhà khoa học thuộc hai trường đại học Sheffield và Warwick nước Anh đã sử dụng một máy tính cực mạnh có tên là HECToR để phóng to cấu tạo của một quả trứng. HECToR đã phát hiện ra rằng, OC-17 là một thành phần quyết định trong việc hình thành nên vỏ trứng.

Chính chất protein này đã biến canxi cacbonat thành các tinh thể canxit, nguyên liệu tạo nên vỏ trứng.

Mặc dù canxit được tìm thấy khá nhiều trong trứng và xương động vật, tuy nhiên các loài gà có thể tạo thành loại chất này nhanh hơn hẳn các loài khác. Trung bình mỗi cứ 24 giờ mỗi con gà mái có thể tạo ra 6 gam canxit trong vỏ trứng.

Tiến sỹ Colin Freeman, thuộc trường Đại học Sheffield nói: “Trong một thời gian dài nhiều người đã nghĩ rằng quả trứng có trước. Tuy nhiên, giờ đây chúng ta đã có những bằng chứng khoa học để khẳng định rằng, trên thực tế, con gà có trước quả trứng”.

Giáo sư John Harding, cũng thuộc trường Đại học Sheffield cho biết, phát hiện này có thể có rất nhiều những ứng dụng khác. "Tìm hiểu cách những chú gà tạo nên quả trứng không chỉ là một vấn đề lý thú mà còn có thể cung cấp những ý tưởng để tạo nên những vật liệu và quy trình mới”.

"Tự nhiên đã tìm thấy những giải pháp sáng tạo để giải quyết tất cả những vấn đề thuộc về khoa học và kỹ thuật vật liệu. Chúng ta có thể học được rất nhiều từ đó”, Giáo sư Harding nói.

Chính xác ko \(Tuấn Nguyễn\)

Hiiiii~
5 tháng 5 2017 lúc 21:05

TH1:

Nếu nói con gà có trước thì phải có trứng mới nở ra thành gà.

TH2:

Nếu nói quả trứng có trước thì phải có gà mới đẻ ra trứng được.

Từ TH1 và TH2 \(\Rightarrow\) Cả hai lựa chọn là con gà và quả trứng đều đúng và đều sai.

Chúc bạn học tốt!ok

Nhớ lần sau chỉ được đăng những bài mình không biết làm chứ đùng đăng mấy câu đố nha!ok

Hương bên đèo
29 tháng 1 2019 lúc 19:57

Quả trứng có trước vì các nhà khoa học đã chứng minh rồi bn nhé

Ko tin thì lên google mà tra