Bài 38. Bài tiết và cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu

Hải Đăng
30 tháng 6 2018 lúc 8:37

* Cấu tạo

Mỗi quả thận dài khoảng 10 – 12.5 cm, rộng 5–6 cm, dày 3–4 cm và nặng khoảng 170g, có một bờ lồi, một bờ lõm và được bọc bới vở xơ. Ở bờ lõm có một chỗ lõm sâu gọi là rốn thận là nơi mạch máu và các tổ chức thận liên quan. Thận gồm 2 vùng: vùng ngoài cùng là phần vỏ (có màu hồng tới đỏ hay đỏ sẫm) dày khoảng 7 – 10mm, vùng kế tiếp là phần tủy là một khoang rỗng được gọi là bể thận hay tháp thận.

* Chức năng

Các quả thận đóng vai trò là bộ lọc máu tự nhiên trong cơ thể, và các chất thải theo niệu quản được dẫn đến bàng quang để thải ra ngoài. Trong việc tạo ra nước tiểu, các quả thận bài tiết các chất thải như urê, acid uric và amoniac; thận cũng có nhiệm vụ tái hấp thụ nước, glucose, và các axít amin. Thận cũng sản xuất các hóc môn như calcitriol, renin, và erythropoietin.

Bình luận (0)
Huỳnh Thị Thu Quỳnh
30 tháng 6 2018 lúc 8:39

Thận là cơ quan bài tiết chính của hệ tiết niệu trong cơ thể. Thận có màu nâu nhạt, hình hạt đậu. Ở người trưởng thành, thận có kích thước khoảng dài 10 cm, rộng 5 cm, dày 3 cm và nặng khoảng 135g.

Thận nằm sát thành sau của bụng, ở hai bên cột sống gần cơ thắt lưng chính. Hai bên thận nằm ngang đốt sống ngực cuối cùng (T12) đến đốt sống thắt lưng thứ 3 (L3) và nằm trong khung xương sườn. Gan nằm trên thận phải nên làm cho thận phải hơi thấp hơn so với thận trái. Mỗi thận gồm có bao thận, nhục thận, tủy thận, vỏ thận và rốn thận.

Thận đảm nhiệm nhiều chức năng chủ chốt trong hệ bài tiết như:

Chức năng lọc máu: chỉ có protein và các tế bào máu được giữ lại trong máu còn các chất thải khác được tiết ra, vào dịch lọc để hình thành nước tiểu. Chức năng điều hòa thể tích máu: thận đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát khối lượng dịch ngoại bào trong cơ thể bằng cách sản xuất ra nhiều hoặc ít lượng nước tiểu. Khi uống nhiều nước thì lượng nước tiểu tăng lên và ngược lại. Điều hòa các chất hòa tan trong máu: thận giúp điều hòa nồng độ các ion có trong máu. Điều hòa độ Ph của dịch ngoại bào. Điều hòa quá trình tổng hợp các tế bào máu. Tổng hợp vitamin D : thận đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát hàm lượng ion Canxi trong máu thông qua việc điều hòa tổng hợp vitamin D.
Bình luận (0)
Nguyễn Thị Thuỳ Dương
30 tháng 6 2018 lúc 11:56

Cấu tạo:

- Mỗi quả thận dài khoảng 10- 12,5 cm,rộng 5-6 cm và nặng khoảng 170g.có một bờ lồi lõm và được bọc bởi vở xơ. Ơ bờ lõm có một chỗ lõm sâu gọi là rốn thận ở nơi mạch và các tổ chức thận liên quan. Thận gồm 2 vùng: vùng ngoài cùng là phần vỏ ( có màu hồng tới đỏ hay đỏ sẫm ) dày khoảng 7-10 mm.vùng kế tiếp là phần tủy là một khoang rỗng được gọi là bể thận hay tháp thận

Chức năng:

- Các quả thận đóng vai trò là bộ lọc máu tự nhiên trong cơ thể và các chất thải theo hiệu quản được dẫn đến bàng quang để thải ra ngoài. Trong việc tạo ra nước tiểu các quả thận bài tiết các chất thải như: ure,acid và amoniac; thận cũng có nhiệm vụ tái hấp thụ nước,giucose và các axit amin. Thận cũng sản xuất các hóc môn như: calcitriol,renin và erythropoietin

Bình luận (0)
Phạm Thị Mỹ Tình
Xem chi tiết
Hải Đăng
12 tháng 6 2018 lúc 6:55

+ Hô hấp tăng ..............

+ Tiết mồ hôi .................

+ Lượng nước tiểu giảm ...................

+ Cơ thể chống nóng bằng bài tiết mồ hôi, thoát hơi nước qua hô hấp để thoát nhiệt nên cơ thể mất nhiều nước vì vậy chóng khát ..........................

Bình luận (0)
nam phạm
12 tháng 6 2018 lúc 12:40

*Cơ thể tỏa nhiệt :

+Hô hấp tăng, nhiều nhịp trên một phút

+Cơ thể tiết nhiều mồ hôi

*Lượng nước tiểu giảm.

* Và chúng ta khát nước vì:

+Toàn cỏ thể chóng lại cơn nóng bằng cách tiết mồ hôi, thoát hơi nước qua đường hô hấp để thoát nhiệt dẫn đến cơ thể mất nhiều nước vì vậy chóng khát

Bình luận (2)
Nguyên Phạm
Xem chi tiết
Trịnh Ngọc Hân
3 tháng 6 2018 lúc 12:51

Khái quát cấu tạo và nguyên lí hoạt động của thận nhân tạo:

- Thận nhân tạo là một máy lọc máu mà phân cơ bản và quan trọng nhất của nó là lớp màng lọc được con người chế tạo mô phỏng cấu trúc vách mao mạch cầu thận. Phía trong lớp màng này là máu động mạch của cơ thể với áp lục cao nhờ sự hỗ trợ của máy bơm. Phía ngoài màng là dung dich nhân tạo được pha chế giống hệt huyết tương. Chỉ khác là không có chất thải. Chênh lệc nồng độ giữa chúng giúp các chất thải trong máu khuếch tán sang dung dịch và máu được lọc sạch lại qua tĩnh mạch về cơ thể.

Chúc bạn học tốt! haha

Bình luận (0)
Đạt Trần
3 tháng 6 2018 lúc 21:15

có trong sgk bạn

Bình luận (0)
Thị Bích Ngọc Nguyễn
Xem chi tiết
Nhật Linh
13 tháng 5 2017 lúc 21:26

Em hãy trình bày chức năng của tinh hoàn và buồng trứng?

Tinh hoàn và buồng trứng, ngoài chức năng sinh sản tinh trùng và trứng, còn thực hiện chức năng của các tuyến nội tiết.
Các tế bào kẽ trong tinh hoàn tiết hoocmôn sinh dục nam (testôsterôn) : các tế bào nang trứng tiết hoocmôn sinh dục nữ (ơstrôgen).

Các cơ quan này hoạt động khi nào?

-Buồng trứng sẽ bắt đầu hoạt động khi bước vào tuổi dậy thì và kết thúc khi mãn kinh

-Tinh hoàn mình nghĩ là nó hoạt động thường xuyên

Trong những biến đổi của các cơ quan này biến đổi nào quan trọng nhất?

Trong những biến đổi của các cơ quan này thì quan trọng nhất là những dấu hiệu chứng tỏ đã có khả năng sinh sản (xuất tinh lần đầu ở nam, hành kinh lần đầu ở nữ).

Bình luận (0)
Phan Thùy Linh
13 tháng 5 2017 lúc 21:04

Em hãy trình bày chức năng của tinh hoàn và buồng trứng?

- Tinh hoàn, buồng trứng ngoài chức năng sản sinh trinh trùng và trứng, còn thực hiện chức năng của các tuyến nội tiết
- Các tế bào kẽ trong tinh hoàn tiết hormone sinh dục nam ( testosteron)
- Các tế bào nang trứng tiết hormone sinh dục nữ ( ostrogen)
- Các hormone này gây nên những biến đổi ở tuổi dậy thì, trong đó quan trọng nhất là những dấu hiệu chứng tỏ đã có khả năng sinh sản

Bình luận (0)
Me Mo Mi
13 tháng 5 2017 lúc 21:08

- Tinh hoàn và buồng trứng, ngoài chức năng sinh sản tinh trùng và trứng, còn thực hiện chức năng của các tuyến nội tiết.
Các tế bào kẽ trong tinh hoàn tiết hoocmôn sinh dục nam (testôsterôn) : các tế bào nang trứng tiết hoocmôn sinh dục nữ (ơstrôgen).
- Các cơ quan hoạt động khi bước vào tuổi dậy thì.

- Các hoocmôn testôsterôn (ở nam) và ơstrôsen (ở nữ) gây nên những biến đổi ở tuổi dậy thì. Trong đó, quan trọng nhất là những dấu hiệu chứng tỏ đã có khả năng sinh sản (xuất tinh lần đầu ở nam, hành kinh lần đầu ở nữ).

Bình luận (0)
hieu tran
Xem chi tiết
Hải Đăng
5 tháng 5 2018 lúc 20:31

- Hệ bài tiết gồm: thận, ống dẫn tiểu, bóng đái và ống đái

- Thận là cơ quan rất quan trọng của hệ bài tiết nước tiểu, gồm 2 quả thận, mỗi quả chứa khoảng 1 triệu đơn vị chức năng để lọc máu và hình thành nước tiểu.

- Mỗi đơn vị chức năng gồm cầu thận( búi mao mạch máu), nang cầu thận( một cái túi gồm 2 lớp bao quanh cầu thận ), ống thận

Bình luận (1)
trần lê anh thi
Xem chi tiết
Phạm Linh Phương
26 tháng 1 2018 lúc 22:10

Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu:

-Hệ bài tiết nước tiểu gồm:thận,ống dẫn nước tiểu,bóng đái và ống đái.

-Thận là cơ quan trọng nhất của hệ bài tiết nước tiểu,gồm 2 quả thận,mỗi quả thận có tới 1 triệu đơn vị chức năng để lọc máu và hình thành nước tiểu.

-Mỗi đơn vị chức năng gồm cầu thận(thực chất là một búi mao mạch máu),nang cầu thận(thực chất là một cái túi gồm 2 lớp bao quanh cầu thận),ống thận.

Bình luận (0)
Emily Lilly Hill
18 tháng 3 2019 lúc 22:51

Đây là câu trả lời của mình:

Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu:

- Hệ bài tiết nước tiểu gồm : thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái.

- Thận là cơ quan quan trọng nhất của hệ bài tiết nước tiểu, gồm 2 quả thận ; mỗi quả chứa khoảng 1 triệu đơn vị chức năng để lọc máu và hình thành nước tiểu.

- Mỗi đơn vị chức năng gồm cầu thận (thực chất là một búi mao mạch máu), nang cầu thận (thực chất là một cái túi gồm 2 lớp bao quanh cầu thận), ống thận.

Chúc bạn học tốthaha

Bình luận (0)
Nguyễn Quang Huy
Xem chi tiết
Trịnh Thị Như Quỳnh
6 tháng 1 2017 lúc 20:32

-Loại bỏ các chất độc và những chất đưa vào cơ thể quá liều lượng
- Điều hoà huyết áp
- Duy trì thành phần hoá học và độ pH
của máu

Bình luận (0)
Phạm Huyền Trinh
3 tháng 5 2018 lúc 12:33

Loại bỏ các chất độc, chất cặn bã ra khỏi cơ thể.

Giúp cơ thể tránh khỏi sự đầu độc của các chất độc.

Giúp ổn định môi trường trong cơ thể.

Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường.

Bình luận (0)
Hoàng Tuấn Đăng
6 tháng 1 2017 lúc 21:57

Nhờ hoạt động bài tiết mà các tính chất của môi trường bên trong (pH, nồng độ các ion, áp suất thẩm thấu, ...) luôn ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường.

Bình luận (0)
Ngọc Lý
Xem chi tiết
Doraemon
27 tháng 3 2017 lúc 19:24

Bình luận (5)
Doraemon
27 tháng 3 2017 lúc 19:36
Các tuyến nội tiết Vị trí
Tuyến yên Nằm ở nền sọ, có liên quan đến vùng dưới đồi (thuộc não trung gian).
Tuyến giáp Nằm trước sụn giáp của thanh quản.
Tuyến cận giáp Gần tuyến giáp, nằm ở nội tiết ngực

Bình luận (2)
Phan Thùy Linh
27 tháng 3 2017 lúc 19:29

a) TUYẾN YÊN

Các hormon tuyến yên giúp điều hòa thân nhiệt, kiểm soát sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể.Chỉ huy hầu hết các tuyến nội tiết khác .

b) TUYẾN TÙNG

Vai trò: như một nhà tổ chức, duy trì sự phát triển hài hòa của các tuyến nội tiết khác, đặc biệt là tuyến sinh dục. Nó rất quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển cân đối của cơ thể.

a) TUYẾN GIÁP TRẠNG

Vai trò: các hormon của tuyến giáp có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phá vỡ cặn bã để đào thải ra ngoài. Vì vậy người nào thường xuyên tác động (day ấn) vào vùng cổ, hầu sẽ kích thích tuyến này tiết hormon đào thải cặn bã, độc tố trong máu, do vậy sẽ duy trì lâu dài sự trẻ trung của cơ thể.

b) TUYẾN CẬN GIÁP

Vai trò: điều khiển lượng Canxi, Phospho trong máu, duy trì tỉ lệ thích hợp và phân phối chúng đến đúng những nơi cần thiết trong cơ thể. Canxi rất cần cho xương và sự đông máu, cả Canxi và Phospho đều cần thiết cho sự hoạt động của các dây thần kinh và cơ bắp.

3. TUYẾN ỨC

phát triển và gây nguy hiểm đến tính mạng.

Vai trò: tuyến ức có vai trò chủ yếu trong việc điều hòa kiểm soát hệ thống miễn dịch. Khi mới ra đời và thời kỳ nhỏ tuổi do hệ thống miễn dich chưa hoàn thiện nên rất cần tuyến ức để điều khiển, hỗ trợ cho hoạt động tự bảo vệ chống lại các mầm bệnh. Vì vậy đây còn gọi là tuyến của tuổi thơ

.4. TUYẾN THƯỢNG THẬN

Vai trò: quan trọng đối với sức mạnh, tinh thần và vật chất của con người. Cung cấp cho chủ nhân ngọn lửa nhiệt tình, lòng can đảm, sự bình tĩnh gan dạ, tinh thần lạc quan, óc sáng tạo, … Trước một hoàn cảnh gay cấn bất ngờ, tuyến thượng thận lập tức tiết ra hormon khiến tim đập nhanh hơn, mạch máu, huyết quản ở cơ bắp dãn nở ra, đồng thời kích thích các tuyến mồ hôi hoạt động để điều hòa thân nhiệt. Hoạt động của cơ quan tiêu hóa chậm lại, gan bài tiết đường gluco dự trữ từ glucogen làm cho lượng đường trong máu tăng vọt lên nhằm cung cấp thêm năng lượng cho các cơ bắp.

\5. TUYẾN SINH DỤC

Vai trò: có hai loại hormon sinh dục là androgen (kích thích tố sinh dục nam) và estrogen (kích thích tố sinh dục nữ).

Androgen: kích thích gia tăng bắp thịt, tạo dáng vẻ cường tráng và có xu hướng dẫn đến những hành vi hùng dũng.

Estrogen: kích thích gia tăng phần mỡ lót dưới da, tạo dáng vẻ dịu dàng, mịn màng và có xu hướng dẫn đến những hành vi thụ động.

Bình luận (1)
Lê Thị Thu Hà
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Huy
31 tháng 3 2018 lúc 21:03

Theo mình biết thì cơ quan bài tiết quan trọng nhất thì phải kể đến thận trước nhất vì thận đảm nhiệm chức năng bài tiết của đến 90% các chất cặn bã, các chất độc hại, không cần thiết đối với cơ thể . Và với thận thì bài tiết rất nhiều chất hòa tan theo đường huyết (trừ cacbon dioxide) trong khi các cơ quan khác chỉ đảm nhiệm một hoặc một vài chức năng bài tiết (như phổi chỉ đảm nhiệm thải cacbon dioxide còn da là mồ hôi). Việc bài tiết qua thận còn giúp cân bằng nội môi, ổn định môi trường trong của cơ thể, khử độc, thải loại các chất có khả năng gây tác hại đối với cơ thể, cân bằng độ pH cho máu… nói tóm lại là thận đảm nhiệm khá nhiều chức năng quan trọng đối với cơ thể và nếu như không có thận hoặc thận hoạt động kém thì cơ thể sẽ gặp nhiều rối loạn, biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Trên đây việc phân định dựa vào tỉ lệ về chức năng bài tiết của các cơ quan bài tiết nhé bạn.

Hi vọng câu trả lời của mình sẽ giúp ích cho bạn nhé

Bình luận (2)
le thi thuy trang
Xem chi tiết
Trương ly na
18 tháng 3 2017 lúc 20:28

Quá trình tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận :
- Máu theo động mạch đến tới cầu thận với áp lực cao tạo ra lực đẩy nước và các chất hòa tan có các kích thước nhỏ qua lỗ lọc (30 - 40Ả) trên vách mao mạch vào nang cầu thận, các tế bào máu và các phân tử prôtêin có kích thước lớn nên không qua lỗ lọc. Kết quả là tạo nên nước tiểu đầu trong nang cầu thận.
- Nước tiểu đầu đi qua ống thận, ở đây xảy ra 2 quá trình : quá trình hấp thụ lại nước và các chất còn cần thiết (các chất dinh dưỡng, các ion Na+, Cl- quá trình bài tiết tiếp các chất độc và các chất không cần khác (axit uric, creatin, các chất thuốc, các ion H+, K+...). Kết quả là tạo nên nước tiểu chính thức.

Bình luận (0)
Thanh Thủy
18 tháng 3 2017 lúc 20:28

-quá trình lọc máu và tạo thành nước tiểu đầu diễn ra ở cầu thận .tiếp đó là quá trình hấp thụ lại vào máu và các chất cần thiết ,sau đó là quá trình bài tiết tiếp các chất ko cần thiết

-cả hai quá trình này diễn ra ở ống thận và kết quả là biến nước tiểu đầu thành nước tiểu chính thức

Bình luận (0)
vuong hoang phuc
26 tháng 3 2018 lúc 20:02

Bình luận (0)