Bài 31. Ôn tập lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Hoang Dinh
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Anh
1 tháng 5 2016 lúc 15:07

Giống nhau:
- Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đại diện cho phong trào dân tộc dân chủ của tầng lớp sĩ phu yêu nước tiến bộ đầu thế kỷ XX. Xuất phát từ lòng yêu nước để đi tìm con đường giải phóng cho dân tộc. 
- Chủ trương cứu nước của các cụ vừa giống nhau vừa thống nhất với nhau ở khái niệm “ Dân nước và nước dân”. 

- Ý nghĩa: tạo đà cho những cuộc vận động cách mạng mới 
- Được sự ủng hộ nhiệt tình của đông đảo quần chúng nhân dân. Tuy nhiên cả hai xu hướng cách mạng này đều chưa xây dựng được những cơ sở vững chắc cho xã hội. Do hạn chế về tầm nhìn và tư tưởng nên cả hai xu hướng cách mạng này đều bị thất bại. 
- Đều có kẻ thù là thực dân Pháp 
Khác nhau:
*Phan Bội Châu:
- Nhiệm vụ: Đánh đuổi thực dân Pháp, khôi phục lại chế đội phong kiến ( Thành lập Duy Tân Hội, tổ chức phong trào Đông du.. 
- Chủ trương:vận động quần chúng tranh thủ sự giúp đỡ của nước ngoài ( Nhật bản), tổ chức bạo động đánh đuổi thực dân Pháp giành độc lập dân tộc. Xây dựng chế độ chính trị Quân chủ lập hiến. 
- Con đường cứu nước của Phan Bội Châu là: "Cứu nước để cứu dân" 
*Phan Chu Trinh
- Nhiệm vụ: Đánh đổ phong kiến, thực hiện cải cách xã hội “ Khai thông dân trí, mở mang dân quyền”( Lập Hội buôn, mở trường Đông kinh nghĩa thục..) 
- Chủ trương:gương cao ngọn cờ dân chủ, cải cách xã hội, chủ trươngư cứu nước bằng phương pháp nâng cao dân trí, dân quyền. Vạch trần chế đđộ vua quan phong kiến thối nát, đòi Pháp sửa đổi chính sách cai trị thuộc địa. 
- Con đường cứu nước của Phan Châu Trinh là: "Cứu dân để cứu nước" 

Nguyễn Thị Minh Nhã
10 tháng 5 2019 lúc 13:25
So sánh con đường cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh

*Giống nhau:

– Xuất phát từ lòng yêu nước thương dân để tìm con đường giải phóng cho dân tộc.

– Đi theo hệ tư tưởng mới: khuynh hướng dân chủ tư sản.

– Được sự ủng hộ nhiệt tình của quần chúng nhân dân.

– Đều thất bại do sự hạn chế về tầm nhìn và tư tưởng.

– Hoạt động ở cả trong và ngoài nước.

*Khác nhau:

Phan Bội Châu

Phan Châu Trinh

Nhiệm vụ

Đánh đuổi thực dân Pháp, khôi phục lại chế đội phong kiến

Đánh đổ phong kiến, thực hiện cải cách xã hội “Khai thông dân trí, mở mang dân quyền”

Xu hướng

Bạo động vũ trang

Cải cách

Con đường cứu nước

"cứu nước để cứu dân"

"cứu dân để cứu nước"

Hoạt động tiêu biểu

Thành lập Duy Tân Hội, tổ chức phong trào Đông Du..

Lập hội buôn, mở trường Đông Kinh Nghĩa Thục..

Xuân Trà
Xem chi tiết
Lương Ngọc Anh
1 tháng 5 2016 lúc 19:59

Các chính sách: +Nông nghiệp: Đẩy mạnh việc
cướp đoạt ruộng đất.

+công ngiệp:Tập trung khai thác than và kim loại, ngoài ra còn tập trung vào một số ngành khác như xi măng, điện nước...+ Thương nghiệp: độc chiếm thị trường, nguyên liệu và thu thuế.+Giao thông vận tải: xây hệ thống giao thông vận tải để tăng cường bóc lột.Tác động:+Tích cực: Những yếu tố của nền sản xuất TBCN được du nhập vào Việt Nam, so với nền kinh tế phong kiến, có nhiều tiến bộ, của cải vật chất sản xuất được nhiều hơn, phong phú hơn.+Tiêu cực: Tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam bị bóc lột cùng kiệt Nông nghiệp dậm chân tại chỗ, nông dân bị bóc lột tàn nhẫn, bị mất ruộng đất


:
Thu Hà
1 tháng 5 2016 lúc 20:50

vào trang mình chỉ cho mình câu hỏi ấy cái bạn

 

Bùi Anh Tuấn
Xem chi tiết
Lương Ngọc Anh
2 tháng 5 2016 lúc 14:11

1)Triều đình Huế kí Hiệp ước Giáp Tuất vì :
- Triều đình Huế quá đề cao và sợ thực dân Pháp, không tin vào sức mạnh của nhân dân và cho rằng khó có thể thắng được quân Pháp.
- Triều đình Huế muốn hoà với Pháp để bảo vệ quyền lợi của dòng họ và giai cấp.
-Ảo tưởng dựa vào con đường thương thuyết để giành lại những vùng đất
đã mất.

2)Hiệp ước năm 1884 có nội dung cỏ bản giống hiệp ước Hác –măng 1883,     chỉ sửa đổi về danh giới khu vực Trung Kì như trả lại các tỉnh Bình Thuận và Thanh- Nghệ- Tĩnh cho Trung Kì.

- Âm mưu xảo quyệt của thực dân Pháp là vừa đánh, vừa tìm cách mua chuộc, xoa dịu, lấy lòng vua quan phong kiến nhà Nguyễn

3)-Vì bác muốn xem cái van minh của pháp là gì để mang về cho đất nước và để giải phóng dân tộc

-Khác:Mặc dù rất khâm phục tinh thần yêu nước của các vị tiền bối nhưng Người không tán thành con đường cứu nước của các sĩ phu yêu nước. 
+Người nhận xét về con đường cứu nước của các vị tiền bối lúc đó như sau: Phan Bội Châu dựa vào Nhật để đánh Pháp thì khác gì "đuổi hổ cửa trước rước beo cửa sau", Phan Châu Trinh đề nghị Pháp cải cách thì chẳng khác gì "xin giặc rủ lòng thương" 
+Các nhà yêu nước thời chống Pháp là các sĩ phu phong kiến, mong muốn của họ là giải phóng dân tộc, thiết lập lại chế độ phong kiến hoặc đi theo con đường dân chủ tư sản. 
+Nguyễn Tất Thành đi sang phương Tây (nước Pháp) để tìm hiểu vì sao nước Pháp lại thống trị nước mình và thực chất của các từ "tự do bình đẳng, bác ái" để từ đó xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc. 
+Cách làm của Người là chọn phương Tây, nơi được mệnh danh là có tư tưởng hòa bình, bác ái, Người đi vào cuộc sống của những người lao động, tìm hiểu họ và gắn kết họ lại với nhau. Người đề cao học tập và lí luận. Và ở đây Người đã bắt gặp chủ nghĩa Mác Lê nin và cuộc cách mạng tháng 10 Nga, từ đó tìm ra con đường cứu nước - con đường cách mạng vô sản

Huyy Nguyễn
Xem chi tiết
Hoàng Vũ Phương Uyên
Xem chi tiết
Đào Anh Linh
14 tháng 5 2016 lúc 22:38

3: Vì Ng Tất Thành sinh ra và lớn lên trong 1 gđ trí thức yêu nc ở  xã. . .Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nc nhà bị mất và tay thực dân pháp nhiều cuộc KN bùng nổ nhưng k đi đến thắng lợi. Đau sót trước cảnh nc mất nhà tan, sự thất bại của PT yêu nc đầu TK XX, sự đàn áp bóc lột tàn bạo của thực dân pháp đã thôi thúc người ra đi tìm đường cứu nc mới cho dân tộc.

4: Hướng đi của người khác hẳn so vs các nhà yêu nc trước đây. Người quyết định sang phương tây- nơi có tư tưởng tự do bình đẳng, có nền KT-kĩ thuật phát triển. Người đến pháp để tìm hiểu xem pháp và các nc khác làm tek nào để về giúp đồng bào mình.

Hoàng Vũ Phương Uyên
16 tháng 5 2016 lúc 22:22

Mặc dù đã thi xong rồi nhưng cũng cảm ơn nha

BW_P&A
Xem chi tiết
Puzzy_Cô nàng bí ẩn
2 tháng 7 2016 lúc 16:26

Từ giữa thế kỷ XIX, thực dân Pháp cùng các nước tư bản phương Tây chạy đua giành giật thị trường ở khu vực Đông và Đông Nam Á.Trong đó VN có một vị trí chiến lược đặc biệt, giàu tài nguyên, khoáng sản và nguồn nhân công rẻ mạt.

Đặng Thị Cẩm Tú
3 tháng 7 2016 lúc 8:42

Nguyên nhân sâu xa thực dân Pháp xâm lược nước ta:
+ Do nhu cầu về thị trường và thuộc địa, từ giữa thế kỉ XIX, các nước phương Tây đẩy mạnh xâm lược phương Đông, Việt Nam nằm trong hoàn cảnh chung đó.
+ Việt Nam có vị trí địa lý quan trọng, giàu tài nguyên thiên nhiên, chế độ phong kiến suy yếu.
_ Nguyên nhân trực tiếp:
+ Lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô, chiều 31/8/1858, liên quân Pháp-Tây dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.
+ Ngày 1/9/1858, quân Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta.

Phạm Quỳnh Trang
3 tháng 7 2016 lúc 10:09

vì muốn mở rộng đất đaihaha

Nguyễn Hoàng Vũ
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Vũ
15 tháng 11 2016 lúc 17:59

http://batkhuat.net/bl-toiac-csvn.htm

Anh Tina
Xem chi tiết
Đặng Châu Anh
21 tháng 3 2017 lúc 22:19

Bạn truy cập link này của Hoc24 nhé:

https://hoc24.vn/ly-thuyet/bai-24-cuoc-khang-chien-chong-thuc-dan-phap-tu-nam-1858-den-1873.1522/

Bình Trần Thị
21 tháng 3 2017 lúc 23:51

1.

Phong trào kháng chiến ở Bắc Kì trong những năm 1873-1874

Hành động xâm lược của quân Pháp khiến cho nhân dân ta vô cùng căm phẫn.

Ngay khi Gác-ni-ê đến Hà Nội, quân dân ta đã bất hợp tác với Pháp. Các giếng nước ăn bị bỏ thuốc độ. Kho thuốc súng ở bờ sông của Pháp nhiều lần bị đốt cháy.

Khi nổ súng đánh thành Hà Nội, khoảng 100 binh sĩ triều đình dưới sự chỉ huy của một viên Chưởng cơ đã chiến đấu và hi sinh tới người cuối cùng tại cửa Ô Thành Hà (sau được đổi tên là Ô Quan Chưởng). Trong thành, Tổng đốc Nguyễn Tri Phương đã đốc thúc quân sĩ chiến đấu dũng cảm. Khi bị trọng thương, bị giặc bắt. ông đã khước từ sự chữa chạy của Pháp, nhịn ăn cho đến chết. Con trai ông là Nguyễn Lâm cũng hi sinh trong chiến đấu.

Thành Hà Nội bị giặc chiếm, quân triều đình tan rã nhanh chóng, nhưng nhân dân Hà Nội vẫn tiếp tục chiến đấu. Các sĩ phu, văn thân yêu nước đã lập Nghĩa hội, bí mật tổ chức chống Pháp. Tại các tỉnh Hưng Yên, Phủ Lí, Hải Dương, Ninh Bình, Nam Định…., quân Pháp cũng vấp phải sự kháng cự quyết liệt của quân ta.

Trận đánh gây được tiếng vang lớn nhất lúc bấy giờ là trận phục kích của quân ta tại Cầu Giấy ngày 21-12-1873.

Thừa lúc Gác-ni-ê đem quân xuống đánh Nam Định, việc canh phòng Hà Nội sơ hở, quân ta do Hoàng Tá Viêm chỉ huy (có sự phối hợp với đội quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc) từ Sơn Tây kéo về Hà Nội, hình thành trận tuyến bao vây quân địch. Nghe tin đó, Gác-ni-ê đem quân đuổi theo. Rơi vào ổ phục kích của quân ta tại khu vực Cầu Giấy, toán quân Pháp, trong đó có cả Gác-ni-ê đã bị tiêu diệt.

Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất khiến cho nhân dân ta vô cùng phấn khởi; ngược lại, làm cho thực dân Pháp hoang mang, lo sợ và tìm cách thương lượng. Triều đình Huế lại kí kết Hiệp ước năm 1874 (Hiệp ước Giáp Tuất), theo đó quân Pháp rút khỏi Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì, nhưng vẫn có điều kiện tiếp tục xây dựng cơ sở để thực hiện các bước xâm lược về sau.

Hiệp ước năm 1874 gồm 22 khoản. Với Hiệp ước này, triều đình nhà Nguyễn chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì là đất thuộc Pháp, công nhận quyền đi lại, buôn bán, kiểm soát và điều tra tình hình ở Việt Nam của chúng….

Hiệp ước 1874 gây bất bình lớn trong nhân dân và sĩ phu yêu nước. Phong trào đấu tranh phản đối Hiệp ước dâng cao trong cả nước, đáng chú ý nhất là cuộc nổi dậy ở Nghệ An, Hà Tĩnh do Trần Tấn, Đặng Như Mai, Nguyễn Huy Điển lãnh đạo.

Bình Trần Thị
21 tháng 3 2017 lúc 23:54

3.

Tinh thần chống Pháp của vua quan triểu đình nhà Nguyễn :

- Năm 1858, khi thực dân Pháp tấn công Đà Nẵng, triều đình nhà Nguyên đã tích cực tổ chức quân đội và nhân dân chống Pháp, giành đuợc thắng lợi bước đầu ở mặi trận Đà Nẵng.

- Năm 1859, khi thực dân Pháp tấn công thành Gia Định, quan quân triều Nguyễn ở đây nhanh chóng tan rã, để mất thành vào tay thực dân Pháp.

- Đầu năm 1860, khi thực dân Pháp gặp khó khăn vì phải phân tán lực lượng, triều đình nhà Nguyễn đã không chủ động tiến công địch mà chỉ lo "thủ hiểm", dồn sức xây dựng Đại đồn Chí Hoà để ngăn chăn quân Pháp tiến công, bỏ lỡ thời cơ đánh Pháp.

- Năm 1861, khi thực dân Pháp đánh chiếm ba tỉnh mién Đông Nam Kì, triểu đình không kiên quyết lãnh đạo nhân dân chống Pháp, ngược lại đã kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất 1862, nhượng cho Pháp ba tỉnh miền Đông Nam Kì và yêu cầu nhân dân bãi binh, không được đánh Pháp vì ảo tưởng có thể thương thuyết với Pháp lấy lại các vùng đất đã mất.

- Năm 1867, khi thực dân Pháp đánh chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kì, triều đình không có hành động chống cự, ngược lại đã giao nộp thành nhanh chóng.

Nhận xét:

- Ban đầu, triều Nguyễn đã có ý thức cùng nhân dân đấu tranh chống giặc ngoại xâm, nhưng lại bỏ lỡ nhiểu cơ hội đánh thắng giặc và thi hành đường lối kháng chiến sai lầm (chỉ lo thủ hiểm).

- Về sau, trước ưu thế về sức mạnh quân sự của kẻ thù, triều đình nhà Nguyễn không kiên quyết cùng nhân dân chống ngoại xâm, đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác, tỏ ra bạc nhược, yếu kém để thực dân Pháp lấn tới. Cuối cùng, vì quyền lợi ích kỉ của dòng họ đã bán rẻ quyền lợi dân tộc.

trần thảo lê
Xem chi tiết
Huy Giang Pham Huy
22 tháng 3 2017 lúc 22:25

Vào những năm 60 của thế kỉ XIX, trong khi thực dân Pháp ráo riết mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược Nam Kì, chuẩn bị tấn công đánh chiếm cả nước ta thì triều đình Huế vẫn tiếp tục thực hiện các chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời, lạc hậu khiến cho kinh tế, xã hội Việt Nam rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng.
Bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương trở nên mục ruỗng ; nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đình trệ ; tài chính cạn kiệt, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn. Mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc ngày càng gay gắt thêm.
Trong bối cảnh đó, các trào lưu cải cách duy tân ra đời.
Trước tình trạng đất nước ngày một nguy khốn, đồng thời xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân, muốn cho nước nhà giàu mạnh, có thể đương đầu với cuộc tấn công ngày càng dồn dập của kẻ thù, một số quan lại, sĩ phu yêu nước thức thời đã mạnh dạn đưa ra những đề nghị, yêu cầu đổi mới công việc nội trị, ngoại giao, kinh tế, văn hoá... của nhà nước phong kiến.

Bình Trần Thị
23 tháng 3 2017 lúc 0:29

* Xã hội:

- Trong xã hội sự phân chia giai cấp ngày càng cách biệt:

+ Giai cấp thống trị bao gồm vua quan, địa chủ, cường hào.

+ Giai cấp bị trị bao gồm đại đa số là nông dân.

- Tệ tham quan ô lại thời Nguyễn rất phổ biến.

- Ở nông thôn địa chủ cường hào ức hiếp nhân dân. Nhà nước còn huy động sức người, sức của để phục vụ những công trình xây dựng kinh thành, lăng tẩm, dinh thự...

* Đời sống nhân dân phải chịu nhiều gánh nặng:

- Sưu cao, thuế nặng. Nhà nước chia vùng để đánh thuế rất nặng, tô tức của địa chủ cũng khá cao. Mỗi năm một người dân đinh phải chịu 60 ngày lao động nặng nhọc.

- Chế độ lao dịch nặng nề.

- Thiên tai, mất mùa đói kém thường xuyên.

- Đời sống của nhân dân cực khổ hơn so với các triều đại trước.

- Mâu thuẫn xã hội lên cao bùng nổ thành các cuộc đấu tranh

Trần Dương
24 tháng 3 2017 lúc 19:02

Vào những năm 60 của thế kỉ XIX, trong khi thực dân Pháp ráo riết mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược Nam Kì, chuẩn bị tấn công đánh chiếm cả nước ta thì triều đình Huế vẫn tiếp tục thực hiện các chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời, lạc hậu khiến cho kinh tế, xã hội Việt Nam rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng.
Bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương trở nên mục ruỗng ; nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đình trệ ; tài chính cạn kiệt, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn. Mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc ngày càng gay gắt thêm.
Trong bối cảnh đó, các trào lưu cải cách duy tân ra đời.
Trước tình trạng đất nước ngày một nguy khốn, đồng thời xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân, muốn cho nước nhà giàu mạnh, có thể đương đầu với cuộc tấn công ngày càng dồn dập của kẻ thù, một số quan lại, sĩ phu yêu nước thức thời đã mạnh dạn đưa ra những đề nghị, yêu cầu đổi mới công việc nội trị, ngoại giao, kinh tế, văn hoá... của nhà nước phong kiến.

Thanh Khâu Bạch Thiển
Xem chi tiết
Nguyễn T.Kiều Linh
22 tháng 3 2017 lúc 22:31

Fan Tam sinh đây rồi.