Vì sao khí hậu nước ta lại đa dạng và thất thường?
Vì sao khí hậu nước ta lại đa dạng và thất thường?
khí hậu nước ta lại đa dạng và thất thường vì :
Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm của nước ta không thuần nhất trên toàn quốc, phân hóa mạnh mẽ theo không gian và thời gian, hình thành nên các miền và khu vực khí hậu khác nhau rõ rệt sau đây :
a)Miền khí hậu phía Bắc, từ dãy Bạch Mã (vĩ tuyến 16°B) trở ra, có mùa đông lạnh, tương đối ít mưa và nửa cuối mùa đông rất ấm ướt; mùa hè nóng và nhiều mưa.
b) Miền khí hậu phía Nam, từ dãy Bạch Mã trở vào có khí hậu cận xích đạo, nhiệt độ quanh năm cao, với một mùa mưa và một mùa khô tương phản sâu sắc.
Khu vực Đông Trường Sơn bao gồm phần lãnh thổ Trung Bộ phía đông dãy Trường Sơn, từ Hoành Sơn (vĩ tuyến 18°B) tới Mũi Dinh (vĩ tuyến 11°B) có mùa mưa lệch hẳn về thu đông.
Khí hậu Biển Đông Việt Nam mang tính chất gió mùa nhiệt đới hải dương.
Sự đa dạng của địa hình nước ta, nhất là độ cao và hướng của các dãy núi lớn đã góp phần quan trọng hình thành nhiều vùng khí hậu, nhiều kiểu khí hậu khác nhau. Thị trấn Sa Pa ở độ cao trên 1500 m quanh năm mát lạnh, có nhiều sương mù và có lúc chìm trong mưa tuyết . Thời tiết miền núi cao thường khác nghiệt và biến đổi nhanh chóng. Ta như thấy có cả bốn mùa trong một ngày.
Ngoài tính đa dạng, khí hậu Việt Nam còn rất thất thường, biến động mạnh, có năm rét sớm, năm rét muộn, năm mưa lớn, năm khô hạn, năm ít bão, năm nhiều bão... Công tác dự báo thời tiết và xác định thời vụ vì thế gặp nhiều khó khăn.
Nước ta đa dạng và thất thường vì:
- Địa hình đa dạng.
- Lãnh thổ trải dài trên nhiều vĩ độ.
- Hoạt động của gió mùa phối hợp với địa hình.
- Các nhiễu loạn khí tượng trên toàn cầu như E Nino và La Nina...
Vị trí địa lí và lãnh thổ.
Địa hình.
Hoàn lưu gió mùa.
ca dao Việt Nam có cầu : " Chuồn chuồn bay thấp thì mưa , bay cao thì nắng ,bay vừa thì râm " . Bằng kiến thức địa lý, em hãy giải thích câu ca dao trên
Nói đơn giản thì thế này:
_ Khi trời nắng, ko khí khô, nên thân và cánh chuồn chuồn rất nhẹ, có thể bay cao đc.
_ Khi trời sắp đổ mưa, độ ẩm ko khí tăng cao, làm đôi cánh của chuồn chuồn trở nên ẩm và nặng. Vì thế lúc này chuồn chuồn bay cao không đc. Nên phải bay là là dưới thấp.
Quan sát đc đặc điểm này của chuồn chuồn mà dân gian có thể dự đoán đc khi nào trới sắp mưa.
- Vs các loài côn trùng có cánh dễ dàng cảm nhận khi độ ẩm không khí thay đổi, nhất là loài chuồn chuồn.
- Chuồn chuồn là loài côn trùng có cánh mỏng manh, nếu không khí có độ ẩm cao ko thể bay cao đc ( vì lúc đó cánh chuồn chuồn bị ướt), nếu đọ ẩm thấp thì chuồn chuồn bay lên cao 1 cách dễ dàng( ngược lại)
Giải thích ý nghĩa: Trong số các loài sinh vật như chuồn chuồn (hay các loài côn trùng: chim én, các loài mối, muỗi nhỏ mà chúng ta không nhìn thấy) thường thì vào cuối xuân đầu hạ, quan sát nếu thấy chuồn chuồn bay thành đàn sà thấp xuống mặt đất thì thường sau đó, trời sẽ mưa.
Nguyên nhân là trước lúc trở trời, trong không khí có nhiều hơi nước, đọng vào những bộ cánh mỏng của côn trùng, làm tăng tải trọng, khiến chúng chỉ có thể bay là là sát mặt đất.
Ngoài ra vì áp thấp, ngột ngạt, nên nhiều loài sâu bọ cũng chui lên khỏi mặt đất. Chuồn chuồn bay xuống thấp chính là để bắt những côn trùng, sâu bọ này. Cho nên, cứ mỗi khi thấy chim én bay thành đàn sà xuống, người ta lại nói rằng trời sắp có mưa.
Tương tự người nông dân chỉ đúc kết kinh nghiệm về thay đổi thời tiết của độ bay cao, thấp của chim én“Én bay thấp mưa ngập bờ ao
Én bay cao mưa rào lại tạnh”
đèo Hải Vân chia khí hậu nước ta thành 2 miền đó là gì ?
Sự khác biệt khí hậu đặc trưng là kiểu khí hậu của hai miền Nam Bắc, thể hiện rõ nét qua ranh giới đèo Hải Vân.
Câu 1: phân biệt sông và hệ tống sông
Câu 2: so sánh sự khác nhau về chế dộ nước của sông ngòi 3 khu vực bắc bộ, trung bộ, nam bộ? giải thích vì sao có sự khác nhau đó?
Câu 3: việt nam là một trong ngwungx quốc gia thể hiện đầy đủ đặc điểm thiên nhiên, văn hóa,lịch sử của khu vực ĐNÁ
Câu 4:vị trí địa lí, hình dạng của lãnh thổ nước ta có những thuận lợi và khó khăn gì cho việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay?
Câu 5: tại sao gọi đồng bằng sông cửu long và đồng bằng sông hồng là hai đồng bằng châu thổ ?
Câu 1:
Sông được nuôi dưỡng bởi các nguồn nước mưa, nước ngầm, nước băng tuyết tan
Hệ thống sông được tạo thành bởi dòng sông chính cùng với các phụ lưu, chi lưu hợp lại với nhau.
Câu 2:
So sánh
giống nhau:
+ mạng lưới dày đặc
+ chủ yếu là sông nhỏ
+ có hai mùa lũ và cạn
+ nước thất thường
khác nhau:
+) Miền Bắc: mùa mưa đến sớm, nước dồi dào, lũ lên nhanh và đột ngột.
=> do gió từ vịnh Bengan thổi vào, dãy hội tụ nhiệt đới và các cơn bão thường xuyên hoạt động. Đặc biệt hệ thống sông ở đây có hình nan quạt làm cho nước lũ bị dồn nén thoát nước chậm.
+) Miền Trung: mùa mưa đến chậm hơn các miền khác, nước lũ lên nhanh và rút rất nhanh.
=> do mùa hạ gió thổi tới bị dãy Trường Sơn chắn lại nên không gây mưa, đến mùa đông gió từ cao áp Xibia (Nga) thổi tới có đi qua biển -> mang theo nhiều hơi nước bị dãy Trường Sơn chắn lại -> gây mưa lớn ở miền Trung kèm theo hoạt động của các cơn bão và địa hình ở đây ngắn và dốc ( một bên là biển một bên là đất liền) => lũ lên rất nhanh và thoát nước cũng rất nhanh.
+) Miền Nam: Mùa mưa và lũ có sự điều hòa hơn ở miền Trung Và bắc.
=> Do các con sông ở đây chủ yếu là sông Cửu Long xuất phát từ sơn nguyên tây tạng ở Trung Quốc, có tên gọi là sông MêKông. Kho tới Việt Nam thì nó đi qua biển hồ ở CamPuChia, biển hồ này giúp cho chế độ nước của các con sông này cân bằng hơn. Về mùa lũ thì nước dồn vào hồ, hạn chế lũ, còn về mùa không thì nước ở hồ lại thoát ra hạn chế khô hạn. Địa hình ở đây chủ yếu là đồng bằng rộng lớn rất bằng phẳng nên nước chảy điều hòa hơn.
Câu 3:
Những bằng chứng về lịch sử tự nhiên và lịch sử xã hội khu vực Đông Nam Á cho thấy Việt Nam là một trong những quốc gia thể hiện đầy đủ đặc điểm thiên nhiên, văn hóa, lịch sử của khu vực Đóng Nam Á.
- Dẫn chứng:
+ Tự nhiên: nước ta cũng như các nước Đông Nam Á khác có địa hình khá đa dạng (núi, cao nguyên, đồng bằng...); khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm; cảnh quan đặc trưng rừng nhiệt đới ẩm.
+ Lịch sử: nước ta cũng như các nước Đông Nam Á khác cho đến trước Chiến tranh thế giới thứ hai bị thực dân xâm chiếm. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam Á bị phát xít Nhật xâm chiếm. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước đã lần lượt giành độc lập.
+ Văn hóa: người dân Việt Nam cũng như người dân các nước Đông Nam Á đều trồng lúa nước, dùng trâu bò làm sức kéo, dùng gạo làm nguồn lương thực chính...
Câu 4:
* Thuận lợi:
+ Phát triển kinh tế biển giúp tăng tính phát triển kinh tế toàn diện cho đất nước .
+ Tăng cường khả năng hội nhập kinh tế trong khu vực
+ Vùng biển rộng lớn có ý nghĩa ngăn cách các thế lực ngoại xâm.
+ Nhờ đường bờ biển dài,thuận lợi cho việc phát triển thương nghiệp
+ địa hình hiểm trở,núi rừng chiếm 3/4 diện tích thuận lợi cho việc bảo vệ lãnh thổ
* Khó khăn:
+Thiên tai , bảo lũ , hạn hán , sóng thần ..
+Khó bảo vệ lãnh hải
Câu 1: nêu dặc truwngkhis haauk từng mùa nước ta. vì sao hai loại gió mùa ở nước ta lại có đặc tính trái ngước nhau
hiện tượng El nino và la nina là gì ?
La Niña là một hiện tượng trái ngược lại với hiện tượng El Niño. ... Hiện tượng La Niña thuộc dòng biển lạnh làm lạnh nhiệt độ của những vùng mà nó đi qua.“ La Nina” (hay còn gọi là bé Hài Đồng nữ) là hiện tượng lớp nước biển bề mặt ở khu vực nói trên lạnh đi dị thường, xảy ra với chu kỳ tương tự hoặc thưa hơn El Nino.
El Nino là hiện tượng trái ngược với La Nina, là một trong những hiện tượng thời tiết bất thường gây thảm họa cho con người từ hơn 5000 năm nay. Ngày nay, hiện tượng El Nino xuất hiện thường xuyên hơn và sức tàn phá của nó cũng mãnh liệt hơn
VN giáp vs TQ cả biên giới đất liền và trên biển.Theo em, VN sẽ có những thuận lợi và khó khăn gì đối vs sự phát triển kinh tế và bảo vệ tổ quốc
-Thuận lợi:
+ Cho sự giao thương buôn bán giữa 2 nước
+Tiết kiệm chi phí vận chuyển hàng hóa qua lại
-Khó khăn
+Từ xưa đến nay, TQ luôn tìm cách xâm lược nước ta cả đất liền và biển đảo → thuận cho TQ trog việc xâm lược, tấn công bất ngờ
Thuận lợi;
+Vị trí địa lí và hình dàgj lãnh thổ làm cho thiên nhiên nước ta phân hóa đa dạng và tạo điều kiện phát triển một nền văn minh hiện đại ( nhờ có tính chất nhiệt đới gió mùa,có biển và đất liền)
+Hội nhập giao lưu với các nước trong và ngoài khu vực( nhờ vị trí cầu nối và gần trung tâm khu vực ĐNÁ
Khó khăn:
+bảo vệ đất nước ( giặc ngoại xâm thường xuyên dòm ngó vùng trời, vùng biển)
+ Vùng có nhiều thiên tai: hạn hán ,lũ lụt,cháy rừng...
Sự thất thường trong chế độ nhiệt chủ yếu diễn ra ở mùa nào? Vì sao?
tại sao miền băc có mùa đôgn lạnh khác với các lãnh thổ cùng vĩ độ
mien bac co mua donng lanh khac vs cac lanh tho cung vi do vì:
- mien bac tiep lien vs khu vuc ngoai chi tuyen va á hoa nam (TQ) và chịu ảnh huong cua gio lanh
- mien bac chiu anh huong truc tiep cua gio dong bac tu phuong bac tràn xuống
- có các cánh cung lon (vd) mo rong ve phia bac đón gió ĐB và quy tu ở tam đảo
=> miền bắc ở đây có mùa đông lanh ...
1.Vì sao khí hậu nước ta có đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa?Đặc điểm đó ảnh hưởng như thế nào đến sản xuất nông nghiệp?
nhiệt đới:
+ thể hiện:
- tổng lượng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ quanh năm dương, nhiệt độ trung bình năm cao trên 20độC (trừ vùng núi cao), nhiều nắng, tổng số gờ nắng 1400 - 3000 giờ, tổng nhiệt độ hoạt động 8000oC - 10000oC.
+ nguyên nhân:
- do vị trí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến. Hằng năm nước ta nhận được lượng bức xạ Mặt trời lớn và ở mọi nơi trong năm đều có 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh.
ẩm:
+ thể hiện:
- độ ẩm không khí cao trên 80%, cân bằng ẩm luôn dương, lượng mưa lớn, TB từ 1500 - 200mm/n
+ nguyên nhân:
- nhờ tác động của biển Đông, cùng các khối khí qua biển, khi đến nước ta lại gặp các địa hình chắn gió và các nhiễu động của khí quyển gây mưa lớn.
gió mùa:
+ thể hiện:
- Quanh năm nước ta có hoạt động của gió mùa, gió mùa đông thổi từ tháng XI - IV năm sau, làm cho miền bắc nước ta có mùa đông lạnh. Gió mùa hạ thổi từ tháng V - X. Gió mùa hạ và dãy hội tụ nhiệt đới đã gây mưa cho nước ta.
+ nguyên nhân:
- nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến BBC nên có tín phong BBC hoạt động quanh năm. Mặt khác, khí hậu nước ta còn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của khối khí hoạt động theo mùa với 2 mùa gió chính, Gió mùa đông và gió mùa hạ)
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á. Miền Bắc nước ta có mùa đông lạnh khác thường, còn miền Nam lại có mùa khô kéo dài sâu sắc. Có được những nét độc đáo đó là do:
Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến nên khí hậu mang tính chất nhiệt đới. Hoạt động mạnh mẽ của gió mùa, tác động của biển Đông đã mang đến cho nước ta lượng mưa và độ ẩm dồi dào.Vì vậy nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.