Bài 31. Đặc điểm khí hậu Việt Nam

Minh Hungg  (Tmh)
Xem chi tiết
Quang Nhân
26 tháng 12 2023 lúc 10:22

Em tham khảo nha !

Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm

- Tính chất nhiệt đới:

+ Nhiệt độ trung bình năm cao > 21 độ C.

+ Bình quân 1m2 lãnh thổ nhận được trên 1 triệu kilo calo nhiệt năng.

+ Số giờ nắng đạt từ 1400 – 3000 giờ/ năm

- Tính chất gió mùa: Một năm có 2 mùa gió:

+ Gió mùa đông: lạnh, khô.

+ Gió mùa hạ: nóng, ẩm.

- Tính chất ẩm:

+ Lượng mưa trung bình năm lớn: từ 1500 – 2000 mm/năm.

+ Độ ẩm không khí > 80%. 

Bình luận (0)
lê thị thùy trang
Xem chi tiết
Cô Khánh Linh
19 tháng 7 2023 lúc 2:48

Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta được thể hiện qua tất cả các thành phần của tự nhiên: khí hậu, địa hình, sông ngòi, sinh vật. Trong đó, khí hậu là thành phần chi phối tính chất của các thành phần khác

1. Khí hậu mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa

a. Tính chất nhiệt đới

 Tính chất nhiệt đới của khí hậu Việt Nam được thể hiện qua:

- Nhiệt độ không khí trung bình năm trên cả nước đều lớn hơn 20oC (trừ vùng núi cao) và tăng dần từ Bắc vào Nam.

- Số giờ nắng đạt từ 1 400 - 3 000 giờ/năm, cán cân bức xạ từ 70 - 100 kcal/cm2/năm.

b. Tính chất ẩm

 - Nước ta có độ ẩm không khí cao, trung bình trên 80%.

- Lượng mưa lớn, trung bình dao động từ 1 500 - 2 000 mm/năm.

c. Tính chất gió mùa

 - Việt Nam nằm trong phạm vi hoạt động của Tín phong bán cầu Bắc. Mặt khác, nước ta còn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các khối khí hoạt động theo mùa.

- Nước ta chịu ảnh hưởng của gió mùa đông và gió mùa hạ.

2. Địa hình mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa

- Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm, đá bị phong hoá mạnh mẽ nên bề mặt địa hình được che phủ bởi một lớp vỏ phong hoá dày.

- Khí hậu nhiệt đới gió mùa với lượng mưa lớn và tập trung theo mùa làm cho địa hình bị xâm thực, xói mòn mạnh, càng khiến địa hình bị chia cắt. Bề mặt địa hình dễ bị biến đổi do hiện tượng trượt lở đất đá khi mưa lớn theo mùa.

- Lượng mưa lớn làm quá trình hoà tan đá vôi mạnh mẽ, tạo nên các dạng địa hình các-xtơ độc đáo, nước ngầm xâm thực sâu vào lòng núi đá hình thành những hang động lớn.

3. Sông ngòi mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa (do ảnh hưởng của khí hậu và địa hình chi phối)

- Khí hậu nằm trong vùng nhiệt đới, mưa nhiều => Sông nhiều nước, hơn 800 tỉ m3/năm.

- Địa hình bị xâm thực, xói mòn mạnh => Sông nhiều phù sa, tổng lượng phù sa khoảng 200 triệu tấn/năm.

- Địa hình phân hoá đa dạng, trải qua thời kì Tân kiến tạo bị nâng lên hạ xuống thành nhiều bậc khác nhau => Mạng lưới sông ngòi dày đặc, sông nhiều thác ghềnh.

- Khí hậu có hai mùa: mùa mưa và mùa khô => Chế độ nước sông có hai mùa: màu lũ và mùa cạn.

 
Bình luận (0)
Trần Anh
18 tháng 7 2023 lúc 12:31

Tính chất nhiệt đới gió mùa nóng ẩm: Sự tương tác giữa gió mùa Đông Nam và Tây Bắc. Mang theo nhiều hơi nước, mưa dồn dập, kéo dài từ tháng 5 tới tháng 9. Gió mùa ẩm cung cấp nước cho cây trồng và đất đai, làm phong phú nguồn nước cho sông và hồ. Tuy vậy, nó cũng có thể gây lũ lụt, ảnh hưởng tới cuộc sống và sản xuất. Nó cũng có vai trò quan trọng trong điều chỉnh khí hậu và duy trì đa dạng sinh thái!

Bình luận (0)
bảo ngọc
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
26 tháng 10 2023 lúc 14:39

Tính chất ẩm của khí hậu nước ta thể hiện ở đặc điểm nào sau đây ?
A. Lượng mưa từ 1000 – 1500mm/năm, độ ẩm từ 60 - 80%.
B. Lượng mưa từ 1500 – 2000mm/năm, độ ẩm trên 80%. 
C. Lượng mưa từ 2000 – 2500mm/năm, độ ẩm từ 60 - 80%.    
D. Lượng mưa từ 2500 – 3000mm/năm, độ ẩm trên 80%.

Bình luận (0)
Vương Nguyễn Quốc Vương
Xem chi tiết
Thanh Đình Lê
23 tháng 4 2023 lúc 15:52

Khí hậu Việt Nam thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, có những đặc điểm chính như sau:

Nhiệt độ: Trung bình nhiệt độ ở Việt Nam dao động từ 22-27 độ C. Tháng 4-5 là thời điểm nóng nhất trong năm, còn tháng 12-1 là thời điểm lạnh nhất.

Lượng mưa: Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm của Việt Nam có lượng mưa phân bố không đều trong năm. Tháng 6-10 là mùa mưa chính, với lượng mưa trung bình từ 1.500 - 2.500mm/năm. Trong khi đó, các tháng còn lại thường khô hơn.

Gió mùa: Việt Nam có hai mùa gió chính là gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam. Gió mùa Đông Bắc thường xuất hiện từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mang theo không khí lạnh và khô từ Trung Quốc. Gió mùa Tây Nam thường xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 10, mang theo không khí ẩm từ vùng biển Ấn Độ Dương.

Độ ẩm: Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm của Việt Nam có độ ẩm cao, đặc biệt là trong mùa mưa. Điều này gây ra sự khó chịu cho con người và cũng tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các loài thực vật.

Bão và áp thấp nhiệt đới: Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của bão và áp thấp nhiệt đới. Thời điểm từ tháng 6 đến tháng 11 là thời điểm có nguy cơ cao xảy ra bão và áp thấp nhiệt đới.

Bình luận (0)
Oanh Ngô
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
16 tháng 4 2023 lúc 12:50

1B

Bình luận (0)
Khánh Ly
16 tháng 4 2023 lúc 12:52

B nha

Bình luận (0)
ngan kim
Xem chi tiết
Trầm Huỳnh
24 tháng 3 2023 lúc 20:41

 

1.Ca dao: “Nắng quá lạnh, mưa quá nóng, mưa rào quét sạch làng xóm”.

2. 

Tục ngữ: “Nắng trong nhà, mưa đổ đầu đình”.

3. 

Ca dao: “Hoa ấp trời, mây đầy đồi, nước trong veo, gió rét”.

4. 

Tục ngữ: “Ba miền cả nước, mưa nắng đều đặn”.

5. 

Thơ: “Đi tìm một miền đất Việt, nắng vàng mượt trải đầy đất, gió thoảng qua kẽ lan, se se từng hạt cát”.

6. 

Ca dao: “Hè lạnh như đông, đông hanh như hè”.

7. 

Thơ: “Khí hậu miền Nam, nắng chan hòa, mưa bay cao, gió buồn xao xác”.

8. 

Tục ngữ: "Tháng Năm không quên áo mới. Nắng ta khác nắng miền Trung".

9. 

Ca dao: “Nắng lửa giống ngày hè, âm mưa như mùa thu đến”.

10. 

Thơ: “Miền đất Việt, khí hậu dịu êm, ven đường hoa lá, thơm lừng cốm sen”.

Bình luận (0)
Gumina Sano
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
3 tháng 11 2023 lúc 16:58

- Sự biến đổi thời tiết không đồng đều: Trong mùa đông, thời tiết có thể biến đổi nhanh chóng và không đồng đều trong một khu vực cụ thể. Có những ngày nắng nóng do sự gia tăng của luồng không khí ấm từ các khu vực phía nam hoặc do các tia mặt trời chiếu trực tiếp xuống.

- Hiệu ứng biển và địa hình: Các khu vực ven biển thường có nhiệt độ ổn định hơn và không trải qua những biến đổi nhiệt độ lớn như khu vực nội đồng. Biển có khả năng giữ nhiệt tốt hơn, nên các khu vực gần biển có thể trải qua những ngày ấm hơn trong mùa đông.

- Hiệu ứng địa hình: Các địa hình đặc biệt, như các thung lũng, cánh đồng hay thung lũng nhiệt đới, có thể giữ nhiệt tốt hơn và tạo ra hiệu ứng lõa hóa, khiến cho nhiệt độ tại những khu vực này có thể cao hơn so với các khu vực khác xung quanh.

- Thay đổi trong mô hình gió: Thời tiết trong mùa đông cũng có thể bị ảnh hưởng bởi thay đổi trong mô hình gió. Nếu có luồng không khí ấm từ các khu vực phía nam thổi vào, nó có thể làm tăng nhiệt độ của khu vực đó trong một thời gian ngắn.

- Biến đổi khí hậu và biến đổi khí hậu toàn cầu: Các thay đổi dài hạn trong khí hậu và biến đổi khí hậu toàn cầu có thể tạo ra các biến đổi không thường xuyên trong thời tiết, bao gồm những ngày nhiệt độ cao trong mùa đông.

Bình luận (0)
lê ngọc khánh
Xem chi tiết
Trịnh Long
25 tháng 9 2022 lúc 17:33

Em tham khảo nhe!!!

Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nhé. Nó được thể hiện rõ qua từng thành phần như:

- Tính chất nhiệt đới: Do vị trí của nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới (nam là 8 độ 34' B và bắc là 23 độ 23'B).

+ Nó được thể hiện cụ thể qua: nhiệt độ (nền nhiệt 23-17 độ C; tổng bức xạ; tổng nhiệt trung bình năm 9000 độ C; tổng số giờ nắng 1400h...); thể hiện qua lượng mưa trong năm....

+ Thể hiện qua độ ẩm: tb cả nước có độ ẩm trên 80%.

- Tính chất gió mùa thể hiện qua: trong năm nước ta chịu ảnh hưởng của gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ (e xem trong SGK).

- Khí hậu có sự phân hóa đa dạng...

– Sông ngòi: mạng lưới sông ngòi dày đặc; nhiều nước, giàu phù sa; chế độ nước theo mùa.

Bình luận (0)
lê ngọc khánh
Xem chi tiết
Trọng Nghĩa Nguyễn
Xem chi tiết
Quang Nhân
19 tháng 9 2022 lúc 16:48
Nước ta có lượng mưa lớn, trung bình 1500 – 2000mm/năm, nguyên nhân chính là do vị trí tiếp giáp biển Đông rộng lớn nên nước ta đón các khối không khí qua biển mang theo hơi ẩm, gây mưa lớn cho phần đất liền bên trong.
Bình luận (0)

là do các khối không khí qua biển mang khí ẩm vào đất liền 

Bình luận (0)