Bài 29. Ôn tập chương V và chương VI

Phúc Nguyễn
Xem chi tiết
Đạt Trần
18 tháng 4 2017 lúc 17:47

Về võ công
Hiếm có một triều đại nào trong lịch sử Việt Nam lập được nhiều chiến tích đến thế trong một thời gian ngắn kể từ khi khởi sự như nhà Tây Sơn. Từ Nam ra Bắc, Tây Sơn đánh đổ cả chính quyền cai trị sở tại lẫn ngoại viện hùng mạnh từ nước ngoài do tàn dư của các thế lực cũ rước vào. Điều đáng nói hơn là trong số những chiến tích võ công đó có nhiều chiến thắng hiển hách, vang dội, nổi tiếng trong lịch sử dân tộc.
Nổi bật trong ba anh em Tây Sơn là Nguyễn Huệ với tài năng kiệt xuất. Hầu hết chiến thắng của nhà Tây Sơn gắn liền với tên tuổi ông. Vua Quang Trung ngoài việc đánh đổ nhà Lê cùng các dòng họ Trịnh, Nguyễn còn có ý tấn công nhà Thanh nhằm vẽ lại bản đồ Việt-Hoa, nhưng cái chết đột ngột của ông khiến dự định không thể thực hiện.
Về văn trị
Sau khi định đô ở Quy Nhơn, vua Thái Đức không có đóng góp gì đáng nói về văn trị. Văn trị nhà Tây Sơn vẫn chủ yếu là thành tựu của vua Quang Trung nhờ ông biết trọng dụng nhân tài. Việc khuyến khích phát triển kinh tế và dùng chữ Nôm chứng tỏ ông không chỉ là một người lãnh đạo "võ biền" đơn thuần. Đánh Xiêm, Thanh, nhưng cũng ngay lập tức, Quang Trung chú trọng nối lại hòa bình bằng ngoại giao với các nước này, dù sau đó ông cũng có âm mưu thôn tính cả Trung Hoa. Tuy nhiên, thời gian trị vì của ông quá ngắn ngủi khiến tác dụng của những biện pháp cai trị của ông chưa có hiệu quả rõ nét và kế họach tấn công Trung Hoa của ông coi như đổ sông đổ biển.
Đáng chú ý là việc trọng dụng chữ Nôm đă biểu lộ tinh thần quốc gia mănh liệt. Quang Trung tuy trọng khoa cử, chữ Nho vẫn được dùng nhưng trong chiếu, biểu, sắc, dụ, thi phú, văn Nôm đă được đặt vào một địa vị quan trọng.
Vốn là con người có óc thực tế, vua Quang Trung sau khi lên ngôi liền nghĩ ngay việc đúc tiền bằng đồng để tiêu dùng trong nước và có sự thuận tiện trong việc thương măi. Năm Quang Trung thứ tư (1791) do cần chuẩn bị việc đánh Măn Thanh, nhà vua đă cho đi thu gom các đồ bằng đồng tốt trong nước để đem làm binh khí và đúc tiền cho rộng tài nguyên

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
18 tháng 4 2017 lúc 19:03

Quang Trung Nguyễn Huệ là người anh hùng áo vải đã đánh đổ cả hai tập đoàn thống trị phản động ở Đàng Trong và Đàng Ngoài, người đã lập nên những chiến công hiển hách chống quân xâm lược Xiêm và Mãn Thanh, thực hiện được khát vọng thống nhất đất nước của dân tộc vào cuối thế kỷ thứ 18.
Nguyễn Huệ là nhà quân sự thiên tài. Trong hoạt động quân sự, ông chủ động tập trung lực lượng đánh vào những mục tiêu chiến lược trọng yếu nhất và hành động liên tục, bất ngờ, chớp nhoáng, quyết liệt làm cho đối phương không kịp đối phó.
Nguyễn Huệ còn là nhà chính trị sáng suốt. Từ mục tiêu trước mắt của phong trào nông dân là đánh đổ chế độ áp bức Trịnh - Nguyễn, Nguyễn Huệ đã vươn lên nhận thức được nhiệm vụ dân tộc là thống nhất đất nước và đánh đuổi ngoại xâm.
Thành công của Nguyễn Huệ về chính trị còn ở việc ông được nhân tài trong nước ủng hộ. Về võ tướng có Trần Quang Diệu, Vũ Văn Dũng, Đặng Tiến Đông, Ngô Văn Sở... Ra Thăng Long, Nguyễn Huệ thu phục được Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Nguyễn Thế Lịch, Đoàn Nguyễn Tuấn, La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp... là những kẻ sĩ đất bắc chí có thực tài, biết thời thế. Ở Phú Xuân, Nguyễn Huệ được sự cộng tác hết ḷòng của Trần Văn Kỳ, một bậc danh sĩ nổi tiếng ở đất Đàng Trong, người có công lớn giúp Nguyễn Huệ tổ chức bộ máy cai trị và giới thiệu cho Nguyễn Huệ những nhân tài trong nước.
Trong 17 năm hoạt động sôi nổi, liên tục, khởi nghĩa Tây Sơn đã thu được nhiều thắng lợi rực rỡ, lập nên những công lao hiển hách:
- Lật đổ các chính quyền phong kiến phản động Nguyễn- Trịnh - Lê.
- Xoá bỏ sự chia cắt đất nước, bước đầu lập lại nền thống nhất quốc gia.

- Đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ được nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.

Bình luận (0)
Lê Phương Thảo
27 tháng 4 2017 lúc 20:37

Quang Trung Nguyễn Huệ là người anh hùng áo vải đã đánh đổ cả hai tập đoàn thống trị phản động ở Đàng Trong và Đàng Ngoài, người đã lập nên những chiến công hiển hách chống quân xâm lược Xiêm và Mãn Thanh, thực hiện được khát vọng thống nhất đất nước của dân tộc vào cuối thế kỷ thứ 18.
Nguyễn Huệ là nhà quân sự thiên tài. Trong hoạt động quân sự, ông chủ động tập trung lực lượng đánh vào những mục tiêu chiến lược trọng yếu nhất và hành động liên tục, bất ngờ, chớp nhoáng, quyết liệt làm cho đối phương không kịp đối phó.
Nguyễn Huệ còn là nhà chính trị sáng suốt. Từ mục tiêu trước mắt của phong trào nông dân là đánh đổ chế độ áp bức Trịnh - Nguyễn, Nguyễn Huệ đã vươn lên nhận thức được nhiệm vụ dân tộc là thống nhất đất nước và đánh đuổi ngoại xâm.
Thành công của Nguyễn Huệ về chính trị còn ở việc ông được nhân tài trong nước ủng hộ. Về võ tướng có Trần Quang Diệu, Vũ Văn Dũng, Đặng Tiến Đông, Ngô Văn Sở... Ra Thăng Long, Nguyễn Huệ thu phục được Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Nguyễn Thế Lịch, Đoàn Nguyễn Tuấn, La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp... là những kẻ sĩ đất bắc chí có thực tài, biết thời thế. Ở Phú Xuân, Nguyễn Huệ được sự cộng tác hết ḷòng của Trần Văn Kỳ, một bậc danh sĩ nổi tiếng ở đất Đàng Trong, người có công lớn giúp Nguyễn Huệ tổ chức bộ máy cai trị và giới thiệu cho Nguyễn Huệ những nhân tài trong nước.
Trong 17 năm hoạt động sôi nổi, liên tục, khởi nghĩa Tây Sơn đã thu được nhiều thắng lợi rực rỡ, lập nên những công lao hiển hách:
- Lật đổ các chính quyền phong kiến phản động Nguyễn- Trịnh - Lê.
- Xoá bỏ sự chia cắt đất nước, bước đầu lập lại nền thống nhất quốc gia.
- Đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ được nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Lệ Diễm
Xem chi tiết
doan truc van
23 tháng 4 2017 lúc 16:36
stt tên t.gian ngừi l.đạo trận đánh t.biểu
tiền lê 981 lê hoàn trên s.bạch đằng,chi lăng
1075 lý thường kiệt phòng tuyến như nguyệt
trần 1258,1285,1287-1288 các vua nhà trần.trần hưng đạo,trần thủ độ... đông bộ đầu,chương dương,hàm tử,tây kết,bạch đằng
hổ 1407 hồ quý ly thất bại
lam sơn 1418-1427 lê lợi,nguyễn trãi tốt động-chúc động,chi lăng-xương giang

Bình luận (0)
Thắng Nguyễn
Xem chi tiết
Huỳnh Lê Như Ngọc
25 tháng 4 2017 lúc 20:11

bạn muốn mỗi thời là 1 bộ hay kể hết những bộ đó?

Bình luận (2)
Huỳnh Lê Như Ngọc
25 tháng 4 2017 lúc 20:24
Triều đại Tên bộ luật
Thời Lê sơ Quốc triều hình luật
Thời Tây Sơn Luật Hồng Đức
Thời Mạc Hồng Đức thiện chí thư
Thời Nguyễn Luật Gia Long

mình không chắc lắm, bạn hỏi thêm thầy cô nhé

Bình luận (0)
Lê Phương Thảo
27 tháng 4 2017 lúc 20:20

Các bộ luật: Hình thư (thời Lý), Quốc triều Hình luật (thời Trần), Quốc triều Hình luật (gòn gọi là bộ luật Hồng Đức - thời Lê), Hồng Đức thiện chính thư ( thời Mạc) và Hoàng Việt Luật lệ (gòn gọi là bộ luật Gia Long - Thời Nguyễn)

Bình luận (0)
hoàng thị kim tuyến
Xem chi tiết
Thanh Thúy Trần
Xem chi tiết
ghghtfgf
31 tháng 3 2018 lúc 15:50

STT

Tên cuộc khởi nghĩa

Người lãnh đạo

Thời gian

Tóm tắt diễn biến chính

Ý nghĩa

1

Khởi nghĩa của Trần Tuân

Trần Tuân

1511

Đóng quân ở Sơn Tây, nghĩa quân có tới hàng vạn người, đã từng tiến về Từ Liêm, uy hiếp kinh thành Thăng Long.

Các cuộc khởi nghĩa đều bị dập tắt nhưng góp phần làm cho triều đình nhà Lê mau chóng sụp đổ.

2

Khởi nghĩa của Lê Hy, Thịnh Hưng

Lê Hy, Thịnh Hưng

1512

Nghĩa quân hoạt động ở Nghệ An, phát triển ra Thanh Hóa

3

Khởi nghĩa của Phùng Chương

Phùng Chương

1515

Nghĩa quân hoạt động mạnh ở Tam Đảo

4

Khởi nghĩa của Trần CảoTrần Cảo

Trần Cảo

1516

Đóng quân ở Đông Triều. Nghĩa quân 3 lần tấn công Thăng Long, có lần chiếm được kinh thành, vua quan nhà Lê phải chạy vào Thanh Hóa.

5

Khởi nghĩa của Nguyễn Dương Hưng

Nguyễn Dương Hưng

1737

Nổ ra ở Sơn Tây, mở đầu phong trào nông dân Đàng Ngoài.

Các cuộc khởi nghĩa đều thất bại nhưng ý chí đấu tranh chống áp bức cường quyền đã làm cho cơ đồ họ Trịnh bị lung lay.

6

Khởi nghĩa của Lê Duy Mật

Lê Duy Mật

1738 - 1770

Hoạt động khắp vùng Thanh Hóa, Nghệ An.

7

Khởi nghĩa của Nguyễn Danh Phương

Nguyễn Danh Phương

1740 - 1751

Căn cứ chính ở Tam Đảo và lan rộng khắp Sơn Tây, Tuyên Quang.

8

Khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu

Nguyễn Hữu Cầu

1741 - 1751

Cuộc khởi nghĩa xuất phát từ Đồ Sơn, Hải Phòng, di chuyển lên Kinh Bắc, uy hiếp Thăng Long rồi xuống Sơn Nam,vào Thanh Hóa, Nghệ An. Nghĩa quân lấy khẩu hiệu "Lấy của nhà giàu chia cho người nghèo", được nhân dân hưởng ứng nhiệt tình.

9

Khởi nghĩa của Hoàng Công Chất

Hoàng Công Chất

1739 - 1769

Căn cứ chính ở Điện Biên. Nghĩa quân đã bảo vệ biên giới và giúp dân ổn định cuộc sống trong các bản mường.

10

Khởi nghĩa Tây Sơn.

Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ

1771

Căn cứ chính ở Tây Sơn, xây thành lũy, lập kho tàng, luyện nghĩa quân. Nghĩa quân "lấy của người giàu chia cho người nghèo", xóa nợ cho nông dân và bãi bỏ nhiều thứ thuế nên nghĩa quân nhận được sự hưởng ứng tham gia nhiệt tình của nhân dân và các dân tộc thiểu số.

- Tạo dựng được lòng tin của nhân dân, tạo tiền đề cho phong trào Tây Sơn phát triển, thống nhất nước nhà.

11

Khởi nghĩa Phan Bá Vành

Phan Bá Vành

1821 - 1827

Nghĩa quân hoạt động rộng khắp ở Thái Bình, Nam Định, Hải Dương, Quảng Yên. Lập căn cứ ở Trà Lũ (Nam Định), đánh nhau hàng chục trận lớn với quân triều đình. Năm 1827, nhà Nguyễn huy động lực lượng tấn công nghĩa quân, Phan Bá Vành bị bắt, khởi nghĩa thất bại.

Góp phần làm lung lay triều đình nhà Nguyễn.

12

Khởi nghĩa Nông Văn Vân

Nông Văn Vân

1833 - 1835

Cuộc khởi nghĩa lan rộng khắp Việt Bắc. Hai lần đẩy lùi cuộc càn quét lớn của triều đình. Lần thứ ba, quân triều đình tấn công dữ dội, Nông Văn Vân chết trong rừng, khởi nghĩa bị dập tắt.

13

Khởi nghĩa Lê Văn Khôi

Lê Văn Khôi

1833 - 1835

Tháng 6 – 1833, Lê Văn Khôi chiếm thành Phiên An, tự xưng Bình Nam Đại nguyên soái. Cả 6 tình Nam Kì đều theo ông khởi nghĩa. Tướng Thái Công Triều làm phản, đầu hàng triều đình, Lê Văn Khôi bị cô lập, lâm bệnh qua đời. Nghĩa quân bị đàn áp khốc liệt.

14

Khởi nghĩa Cao Bá Quát

Cao Bá Quát

1854 - 1856

Tập hợp nông dân và các dân tộc miền trung du nổi dậy ở Hà Nội. Năm 1855, Cao Bá Quát hi sinh. Nghĩa quân tiếp tục chiến đấu đến cuối năm 1856 thì bị dập tắt

Chúc bạn học tốthahahaha

Bình luận (0)
Đinh Thuận
Xem chi tiết
qwerty
24 tháng 4 2017 lúc 12:25

Sau cùng SGK có đó, vs lại bn xem lại trong vở đi.

Bình luận (0)
Nguyễn Như Quỳnh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Tường Vi
Xem chi tiết
Anh Triêt
6 tháng 4 2017 lúc 10:50

Câu 1:

Bộ chỉ huy nghĩa quân quyết định tập trung lực lượng tiêu diệt viện quân giặc, trước hết là đạo quân của Liễu Thăng, không cho chúng tiến sâu vào nội địa nước ta.
Ngày 8 -10, Liễu Thăng hùng hổ dẫn quân ào ạt tiến vào biên giới nước ta, bị nghĩa quân phục kích và giết ở ải Chi Lăng.
Sau khi Liễu Thăng bị giết, Phó tổng binh là Lương Minh lên thay, chân hình đội ngũ, tiến xuống Xương Giang (Bắc Giang). Trên đường tiến quân, quân giặc liên tiếp bị phục kích ở cần Trạm, Phố Cát, bị tiêu diệt đến 3 vạn tên, ông binh Lương Minh bị giết tại trận, Thượng thư bộ Binh Lý Khánh phải thắt cổ tự tử.

Bình luận (0)
Anh Triêt
6 tháng 4 2017 lúc 10:51

Câu 2:

1. Xã hội Đàng Trong nửa sau thế kỷ XVIII.

-Từ giữa thế kỷ XVIII chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong suy yếu dần, quan lại tăng kết thanh bè cánh bóc lột nhân dân, đua nhau ăn chơi xa xỉ.

-Nông dân nộp nhiều thứ thuế, bị tước đoạt ruộng đất , bất bình oán giận dâng cao.

-Cuộc khởi nghĩa chàng Lía ở Truông Mây (Bình Định),lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo.

luoc_do_khoi_nghia_nong_dan_tay_son_400

Lược đồ căn cứ địa của nghĩa quân Tây Sơn

2.Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ:

-Mùa xuân 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc lập căn cứ ở Tây Sơn thượng đạo (An Khê – Gia Lai)

- Đồng bào dân tộc thiểu số ủng hộ tích cực.

-Khi lực lượng mạnh, nghĩa quân mở rộng địa bàn xuống Tây Sơn hạ đạo lập căn cứ ở Kiên Mỹ ( Bình Định)

-Nghĩa quân lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo, xoá nợ và bỏ nhiều thứ thuế cho dân.

Bình luận (4)
Anh Triêt
6 tháng 4 2017 lúc 10:52

Câu 3:

Luật Hồng Đức cũng quy định trách nhiệm dân sự của các bên tham gia quan hệ, với những nội dung khá chặt chẽ, cụ thể. bên cạnh các nội qui trên trẻ em cũng cần được chăm sóc kĩ càng và giáo dục đặc biệt với 3 tiêu chí 1. không bạo lực 2.không đánh đập 3.giáo dục tốt Với 3 tiêu chí trên để người dân biết nhà nước rất quan tâm đến trẻ em bởi trẻ em là tương lai của đất nước là rường cột của quê hương

Bình luận (0)
Tuyết Mai
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
3 tháng 4 2017 lúc 18:53

1.

Nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn :

- Do truyền thống yêu nước, tinh thần quyết chiến của nhân dân ta, đã tham gia, giúp đỡ cuộc khởi nghĩa vượt qua mọi khó khăn.

- Do sự lãnh đạo tài tình, mưu lược của bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa, tiêu biểu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi... đã có những kế sách đúng đắn để đưa cuộc khởi nghĩa đến thắng lợi, đã biết kết hợp sức mạnh quân sự và ngoại giao để chiến thắng kẻ thù.

Ý nghĩa lịch sử : Cuộc khởi nghĩa Lam Son thắng lợi đã kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của nhà Minh (Trung Quốc). Mở ra một thời kì phát triển mới của dân tộc - thời Lê sơ.

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
3 tháng 4 2017 lúc 18:54

2.Các cuộc khởi nghĩa của nông dân đàng ngoài vào thế kỉ XVIII có tính chất quyết liệt, diễn ra trong thời gian dài, trên quy mô rộng lớn.

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
3 tháng 4 2017 lúc 19:01

3.

Kinh tế nông nghiệp:

*Đàng Ngoài (Bắc Hà ) sa sút , nhân dân đói khổ.

*Đàng Trong ( Nam Hà) : còn đang phát triển:

-Đất đai màu mỡ khí hậu thuận lợi , nhà nước tổ chức khai hoang nên diện tích canh tác mở rộng, làng xóm mọc lên đông đúc, nhiều trấn mới thành lập như Trấn Biên và Phiên Trấn.

-1698 Nguyễn Hữu Cảnh đặt phủ Gia Định gồm 2 dinh Trấn Biên ( Đồng Nai,Bà Rịa, Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước) và Dinh Phiên Trấn ( thành phố Hồ Chí Minh, Long An , Tây Ninh)

-Hình thành giai cấp địa chủ mới, chiếm đoạt ruộng đất nhưng chưa có phong trào nông dân do nông nghiệp còn đang phát triển.

Bình luận (0)
Đạt Nguyễn Tuấn
Xem chi tiết
Lưu Hạ Vy
13 tháng 4 2017 lúc 21:08

Câu 2 :

Nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn :

- Do truyền thống yêu nước, tinh thần quyết chiến của nhân dân ta, đã tham gia, giúp đỡ cuộc khởi nghĩa vượt qua mọi khó khăn.

- Do sự lãnh đạo tài tình, mưu lược của bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa, tiêu biểu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi... đã có những kế sách đúng đắn để đưa cuộc khởi nghĩa đến thắng lợi, đã biết kết hợp sức mạnh quân sự và ngoại giao để chiến thắng kẻ thù.

Ý nghĩa

- Kết thúc 20 năm đô hộ quân Minh
- Mở ra thời kì phát triển mới của đất nc
- Đập tan âm mưu xâm lược Minh
- Thể hiện lòng yêu nc và tinh thần nhân đạo sáng ngời

Bình luận (0)