Bài 29. Ôn tập chương V và chương VI

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Phúc Nguyễn

Em hãy nêu ý kiến của mình về vai trò của Quang Trung đối với phong trào Tây Sơn và đối với dân tộc.

Giúp mk nhé mọi người

Đạt Trần
18 tháng 4 2017 lúc 17:47

Về võ công
Hiếm có một triều đại nào trong lịch sử Việt Nam lập được nhiều chiến tích đến thế trong một thời gian ngắn kể từ khi khởi sự như nhà Tây Sơn. Từ Nam ra Bắc, Tây Sơn đánh đổ cả chính quyền cai trị sở tại lẫn ngoại viện hùng mạnh từ nước ngoài do tàn dư của các thế lực cũ rước vào. Điều đáng nói hơn là trong số những chiến tích võ công đó có nhiều chiến thắng hiển hách, vang dội, nổi tiếng trong lịch sử dân tộc.
Nổi bật trong ba anh em Tây Sơn là Nguyễn Huệ với tài năng kiệt xuất. Hầu hết chiến thắng của nhà Tây Sơn gắn liền với tên tuổi ông. Vua Quang Trung ngoài việc đánh đổ nhà Lê cùng các dòng họ Trịnh, Nguyễn còn có ý tấn công nhà Thanh nhằm vẽ lại bản đồ Việt-Hoa, nhưng cái chết đột ngột của ông khiến dự định không thể thực hiện.
Về văn trị
Sau khi định đô ở Quy Nhơn, vua Thái Đức không có đóng góp gì đáng nói về văn trị. Văn trị nhà Tây Sơn vẫn chủ yếu là thành tựu của vua Quang Trung nhờ ông biết trọng dụng nhân tài. Việc khuyến khích phát triển kinh tế và dùng chữ Nôm chứng tỏ ông không chỉ là một người lãnh đạo "võ biền" đơn thuần. Đánh Xiêm, Thanh, nhưng cũng ngay lập tức, Quang Trung chú trọng nối lại hòa bình bằng ngoại giao với các nước này, dù sau đó ông cũng có âm mưu thôn tính cả Trung Hoa. Tuy nhiên, thời gian trị vì của ông quá ngắn ngủi khiến tác dụng của những biện pháp cai trị của ông chưa có hiệu quả rõ nét và kế họach tấn công Trung Hoa của ông coi như đổ sông đổ biển.
Đáng chú ý là việc trọng dụng chữ Nôm đă biểu lộ tinh thần quốc gia mănh liệt. Quang Trung tuy trọng khoa cử, chữ Nho vẫn được dùng nhưng trong chiếu, biểu, sắc, dụ, thi phú, văn Nôm đă được đặt vào một địa vị quan trọng.
Vốn là con người có óc thực tế, vua Quang Trung sau khi lên ngôi liền nghĩ ngay việc đúc tiền bằng đồng để tiêu dùng trong nước và có sự thuận tiện trong việc thương măi. Năm Quang Trung thứ tư (1791) do cần chuẩn bị việc đánh Măn Thanh, nhà vua đă cho đi thu gom các đồ bằng đồng tốt trong nước để đem làm binh khí và đúc tiền cho rộng tài nguyên

Bình Trần Thị
18 tháng 4 2017 lúc 19:03

Quang Trung Nguyễn Huệ là người anh hùng áo vải đã đánh đổ cả hai tập đoàn thống trị phản động ở Đàng Trong và Đàng Ngoài, người đã lập nên những chiến công hiển hách chống quân xâm lược Xiêm và Mãn Thanh, thực hiện được khát vọng thống nhất đất nước của dân tộc vào cuối thế kỷ thứ 18.
Nguyễn Huệ là nhà quân sự thiên tài. Trong hoạt động quân sự, ông chủ động tập trung lực lượng đánh vào những mục tiêu chiến lược trọng yếu nhất và hành động liên tục, bất ngờ, chớp nhoáng, quyết liệt làm cho đối phương không kịp đối phó.
Nguyễn Huệ còn là nhà chính trị sáng suốt. Từ mục tiêu trước mắt của phong trào nông dân là đánh đổ chế độ áp bức Trịnh - Nguyễn, Nguyễn Huệ đã vươn lên nhận thức được nhiệm vụ dân tộc là thống nhất đất nước và đánh đuổi ngoại xâm.
Thành công của Nguyễn Huệ về chính trị còn ở việc ông được nhân tài trong nước ủng hộ. Về võ tướng có Trần Quang Diệu, Vũ Văn Dũng, Đặng Tiến Đông, Ngô Văn Sở... Ra Thăng Long, Nguyễn Huệ thu phục được Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Nguyễn Thế Lịch, Đoàn Nguyễn Tuấn, La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp... là những kẻ sĩ đất bắc chí có thực tài, biết thời thế. Ở Phú Xuân, Nguyễn Huệ được sự cộng tác hết ḷòng của Trần Văn Kỳ, một bậc danh sĩ nổi tiếng ở đất Đàng Trong, người có công lớn giúp Nguyễn Huệ tổ chức bộ máy cai trị và giới thiệu cho Nguyễn Huệ những nhân tài trong nước.
Trong 17 năm hoạt động sôi nổi, liên tục, khởi nghĩa Tây Sơn đã thu được nhiều thắng lợi rực rỡ, lập nên những công lao hiển hách:
- Lật đổ các chính quyền phong kiến phản động Nguyễn- Trịnh - Lê.
- Xoá bỏ sự chia cắt đất nước, bước đầu lập lại nền thống nhất quốc gia.

- Đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ được nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.

Lê Phương Thảo
27 tháng 4 2017 lúc 20:37

Quang Trung Nguyễn Huệ là người anh hùng áo vải đã đánh đổ cả hai tập đoàn thống trị phản động ở Đàng Trong và Đàng Ngoài, người đã lập nên những chiến công hiển hách chống quân xâm lược Xiêm và Mãn Thanh, thực hiện được khát vọng thống nhất đất nước của dân tộc vào cuối thế kỷ thứ 18.
Nguyễn Huệ là nhà quân sự thiên tài. Trong hoạt động quân sự, ông chủ động tập trung lực lượng đánh vào những mục tiêu chiến lược trọng yếu nhất và hành động liên tục, bất ngờ, chớp nhoáng, quyết liệt làm cho đối phương không kịp đối phó.
Nguyễn Huệ còn là nhà chính trị sáng suốt. Từ mục tiêu trước mắt của phong trào nông dân là đánh đổ chế độ áp bức Trịnh - Nguyễn, Nguyễn Huệ đã vươn lên nhận thức được nhiệm vụ dân tộc là thống nhất đất nước và đánh đuổi ngoại xâm.
Thành công của Nguyễn Huệ về chính trị còn ở việc ông được nhân tài trong nước ủng hộ. Về võ tướng có Trần Quang Diệu, Vũ Văn Dũng, Đặng Tiến Đông, Ngô Văn Sở... Ra Thăng Long, Nguyễn Huệ thu phục được Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Nguyễn Thế Lịch, Đoàn Nguyễn Tuấn, La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp... là những kẻ sĩ đất bắc chí có thực tài, biết thời thế. Ở Phú Xuân, Nguyễn Huệ được sự cộng tác hết ḷòng của Trần Văn Kỳ, một bậc danh sĩ nổi tiếng ở đất Đàng Trong, người có công lớn giúp Nguyễn Huệ tổ chức bộ máy cai trị và giới thiệu cho Nguyễn Huệ những nhân tài trong nước.
Trong 17 năm hoạt động sôi nổi, liên tục, khởi nghĩa Tây Sơn đã thu được nhiều thắng lợi rực rỡ, lập nên những công lao hiển hách:
- Lật đổ các chính quyền phong kiến phản động Nguyễn- Trịnh - Lê.
- Xoá bỏ sự chia cắt đất nước, bước đầu lập lại nền thống nhất quốc gia.
- Đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ được nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.


Các câu hỏi tương tự
Anh Đức Lê
Xem chi tiết
nguyễn đặng tuấn minh
Xem chi tiết
nguyen nho bang
Xem chi tiết
ngo thi hong ich
Xem chi tiết
Nguyen Tra My
Xem chi tiết
Đặng Thị Mai Nga
Xem chi tiết
Phạm Hồng Trà
Xem chi tiết
Nguyễn Tiến Huy
Xem chi tiết
Gà Game thủ
Xem chi tiết