ae nào chả lời được câu nào thì ghi rõ cậu ra nhà ko cần làm hết đâu nhưng làm hết càng tốt nha
câu 2 : Vì sao giáo dục thời Lê Sơ phát triển ?
câu 3: dựa vào kiến thức đã học em hãy đưa ra đánh giá của mình về công lao của vua Quang Trung đối với đất nước?
câu 4: Chữ quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh nào ?Vai trò của chủ Quốc ngữ đối với nền văn hóa dân tộc ?
câu 6: So sánh để tìm ra điểm khác nhau trong chính sách ngoại giao , ngoại thương của thời nguyễn với thời quang trung?
ae giúp mk với mai kiểm tra rồi đó
Câu 3:Vua Quang Trng đã có công xây dững đất nc và giữ nc đánh đuổi quân xâm lc làm cho đất nc thoát khỏi cảnh khổ sợ, áp bức.Ông có công phục hồi lại kinh tế cho đất nc
Mk chỉ bt câu này thui
CHÚC BẠN THI TỐT
câu 2 :
-Giáo dục phát triển vì:
+ Vua Lê Thái Tổ cho dựng lại Quốc Tử Giám ơ kinh thành Thăng Lonh
+ Mở trường học ở các lộ
+ Đa số dân được đi học trừ kẻ phạm tội và làm nghề ca hát
+ Ở các đạo, phủ có trường công
+ Nhà nước tuyển chọn người giỏi có đạo đức làm thầy trong các trường công
+ Cách lấy người rộng rãi, cách chọn người công bằng
+ Những người đỗ tiến sĩ đc phong quan tước và đc khắc tên vào bia đá ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám
câu 3 :
+Tiêu diệt các tập đoàn phong kiến
+Đánh tan quân xâm lược Xiêm,Thanh
+Thống nhất đất nước và bảo vệ tổ quốc
+Đưa ra những chính sách tiến bộ để khôi phục,phát triển tất cả
câu 4 :Danh từ chữ Quốc ngữ hay chữ Việt, người Việt chúng ta đã dùng từ lâu, mặc dù nó không được chính danh. Bởi vì danh từ chữ Quốc ngữ là danh từ chung, chỉ cho các thứ chữ của một nước, chẳng hạn chữ Nôm cũng là chữ Quốc ngữ của nước ta, nhưng do chúng ta dùng lâu đã quen, nên danh từ chữ Quốc ngữ để chỉ cho chữ viết chúng ta dùng ngày nay. Chữ nầy thoạt đầu do những vị giáo sĩ Tây phương truyền đạo tại Việt Nam, họ mượn mẫu tự La tinh, ghép lại để ghi âm địa danh và nhân vật địa phương, từ đó nó đã trải qua các thời kỳ hình thành chữ Quốc ngữ, qua quá trình hình thành, nó đã được sự đóng góp của người Việt cũng như người ngoại quốc, phần chính vẫn là người Việt chúng ta.
câu 6 : (*) Ngoại giao_ Thời Quang Trung:đối với nhà Thanh: mềm dẻo nhưng vẫn kiên quyết, bảo vệ từng tấc đất của Tổ Quốc
_ Thời Nguyễn: thuần phục nhà Thanh nhưng khước từ mọi tiếp xúc với các nước phương Tây
(*) Ngoại thương
_ Thời Quang Trung:
+ bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều thứ thuế
+ mở cửa ải, thông chợ búa
_ Thời Nguyễn
+ buôn bán với các nước : Trung quốc, Xiêm, Mã Lai,
+ hạn chế buôn bán với các nước phương tây
Câu 2:
Giáo dục thời Lê Sơ phát triển, vì:
-Nhà Lê luôn đề cao vai trò của giáo dục trong hình thức và hành động. Giáo dục tri thức phải đi đôi với giáo dục đạo đức.
-Nhà Lê luôn thay đổi và sáng tạo sao cho phù hợp với thực tế xã hội và khả năng người học, nhằm khơi gợi tính chủ động của người học.
-Thường xuyên đẩy mạnh việc thực hiện thi cử nghiêm túc nhằm chọn được người tài. Tuy nhiên hạn chế những quy định khắt khe, không cần thiết trong hoạt động dạy học để học sinh có thể dễ dàng nắm bắt và thực hiện.
-Khi nghiên cứu luôn đề ra những yêu cầu cho giáo dục phải gắn liền với những điều kiện lịch sử cụ thể.
-Việc xác định mục tiêu giáo dục phải phù hợp với thực tế và kết hợp hài hòa lợi ích.
-Nội dung giáo dục phải kết hợp hài hòa giữa lí thuyết và thực tiễn, mang tính cập nhật.
-Có những chính sách đãi ngộ học tập.
-Xây dựng, đa dạng hóa các loại hình nhà trường, đáp ứng nhu cầu học tập mọi tầng lớp nhân dân. Tránh tình trạng phân biệt giáo dục đẳng cấp, hướng đến nền giáo dục bình đẳng.
-Tiếp tục đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, nhằm huy động được sự đóng góp của toàn xã hội cho giáo dục. Đồng thời kịp phát hiện, ngăn chặn, xử lí các tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục.
Câu 3 : Công lao của vua Quang Trung đối với đất nước :
+ Tiêu diệt các tập đoàn phong kiến
+ Đánh tan quân xâm lược Xiêm, Thanh
+ Thống nhất đất nước và bảo vệ tổ quốc
+ Đưa ra những chính sách tiến bộ để khôi phục, phất triển đất nước.
Câu 4 : Chữ quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh:
Cuối thế kỉ XVII giáo sĩ A-lếc-xăng-đơ Rốt dùng chữ cái Latinh ghi âm tiếng Việt để sử dụng cho việc truyền đạo.
Đây là chữ viết tiện lợi, dễ phổ biến, lúc đầu dung trong truyền đạo, sau lan rộng trong nhân dân => trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta.
* Tác dụng : - Chữ quốc ngữ là cơ sở để tiếng Việt phát triển. Về mặt từ vựng, chữ quốc ngữ đã giúp tạo ra những từ mới nhằm hỗ trợ việc diễn đạt tư duy trong chiều sâu và đỉnh cao của nó. Về ngữ pháp, dấu chấm câu mà chữ quốc ngữ du nhập vào Việt Nam đã góp phần tích cực vào việc sáng tạo các câu văn viết một cách sáng sủa, mạch lạc…, điều mà chữ Nôm trước đây không có. Chữ quốc ngữ đã giúp diễn đạt tư duy logic, thể hiện những tư tưởng khoa học cách trọn vẹn hoàn hảo. Về mặt âm, chữ quốc ngữ giúp xác định chính âm cho tiếng Việt, tạo sự thống nhất chữ viết trong toàn lãnh thổ Việt Nam, cho dẫu Việt Nam có nhiều phương ngữ và nhiều dân tộc thiểu số.
Câu 6:
*) Ngoại giao
_ Thời Quang Trung:đối với nhà Thanh: mềm dẻo nhưng vẫn kiên quyết, bảo vệ từng tấc đất của Tổ Quốc
_ Thời Nguyễn: thuần phục nhà Thanh nhưng khước từ mọi tiếp xúc với các nước phương Tây
(*) Ngoại thương
_ Thời Quang Trung:
+ bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều thứ thuế
+ mở cửa ải, thông chợ búa
_ Thời Nguyễn
+ buôn bán với các nước : Trung quốc, Xiêm, Mã Lai,
+ hạn chế buôn bán với các nước phương tây
Chúc bạn thi tốt !!!