Bài 29. Ôn tập chương V và chương VI

Đặng Thị Mai Nga

Câu 1: Chính sách ngoại thương của nhà Nguyễn đối với các nước phương Tây được thể hiện như thế nào? Tác động của chính sách đó đối với nền kinh tế nước ta ở nửa đầu tk XIX?

Câu 2: Ba anh em Tây Sơn đã phất cờ khởi nghĩa vào thời gian nào, ở đâu? Lập bảng thống kê công lao của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc

Phúc
16 tháng 6 2020 lúc 13:23

Câu 1:

Chính sách ngoại thương của nhà Nguyễn với các nước phương Tây:

- Nhà Nguyễn dần thu hẹp các hoạt động của thương nhân phương Tây mặc dù họ vẫn đến buôn bán ở các hải cảng, nhưng nhà Nguyễn không cho người phương Tây mở cửa hàng. Họ chỉ được ra vào một số cảng quy định.

- Về sau, Nhà Nguyễn đã thực hiện chính sách “ bế quan tỏa cảng”, khước từ mọi tiếp xúc với các nước phương Tây.

Câu 2:

+) Năm 1771, tại vùng Tây Sơn (thuộc tỉnh Bình Định), 3 anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ đứng lên dựng cờ khởi nghĩa, lịch sử gọi là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn

+) Công lao của phong trào Tây Sơn trong việc thống nhất đất nước:

- Lật đổ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong và đánh tan quân xâm lược Xiêm:

+ Năm 1771, cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra tại ấp Tây Sơn (Bình Định).

+ Năm 1777, quân Tây Sơn đã lật đổ chính quyền của chúa Nguyễn, làm chủ phần đất từ Quảng Nam trở vào.

+ Từ năm 1784 đến năm 1785, quân Tây Sơn đánh bại quân xâm lược Xiêm với chiến thắng tiêu biểu ở Rạch Gầm - Xoài Mút.

- Lật đổ chính quyền Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài:

+ Trong những năm 1786 - 1788, phong trào Tây Sơn đã lần lượt lật đổ hai tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh, làm chủ toàn bộ đất nước.

+ Phong trào Tây Sơn đánh tan quân xâm lược nhà Thanh, giữ vững độc lập dân tộc.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
nguyễn duy bảo
Xem chi tiết
Tuyết Mai
Xem chi tiết
Nguyễn Thu Hằng
Xem chi tiết
Nguyễn Tiến Huy
Xem chi tiết
Anh Đức Lê
Xem chi tiết
hello hello
Xem chi tiết
Mạnh Nguyễn
Xem chi tiết
Phạm Hồng Trà
Xem chi tiết