Bài 27. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc ( 1953 - 1954)

Phụng Nguyễn Thị
Xem chi tiết
Phạm Linh Phương
16 tháng 3 2018 lúc 20:30

Điện Biên Phủ là một thung lũng rộng lớn nhất ở phía tây vùng rừng núi Tây Bắc, gần biên giới với Lào, có vị trí chiến lược quan trọng.
Được Mĩ giúp đỡ, Pháp xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất ở Đông Dương. Lực lượng địch ở đây lúc cao nhất là 16200 quân, được bố trí làm 49 cứ điểm, chia thành ba phân khu : phân khu Trung tâm có sở chỉ huy và sân bay Mường Thanh, phân khu Bắc, phân khu Nam.
Na-va và nhiều nhà quân sự Pháp - Mĩ đánh giá Điện Biên Phủ là "pháo đài bất khả xâm phạm”, và từ ngày 3 -12 -1953, chúng quyết định giao chiến với quân ta tại Điện Biên Phủ.
Đầu tháng 12 - 1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ. Mục tiêu của chiến dịch là tiêu diệt lực lượng địch, giải phóng vùng Tây Bắc, tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào.
Chiến dịch bắt đầu từ ngày 13 - 3 - 1954 đến hết ngày 7 - 5 - 1954 và được chia làm 3 đợt :
Đợi I, quân ta tiến công tiêu diệt căn cứ Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc.

Đợt 2, quân ta tiến công tiêu diệt các cán cứ phía đông phân khu Trung tâm.

Đợt 3, quân ta đồng loạt tiến công tiêu diệt các căn cứ còn lại ở phân khu Trung tâm và phân khu Nam. Chiều 7 - 5, quân ta đánh vào sở chỉ huy địch. 17 giờ 30 phút ngày 7 - 5, Tướng Đờ Ca-xtơ-ri cùng toàn bộ Ban tham mưu của địch ra đầu hàng.

Trong cùng thời gian, trên các chiến trường toàn quốc, quân ta đẩy mạnh chiến đấu tiêu diệt, giam chân, phân tán lực lượng địch, tạo điều kiện cho Điện Biên Phủ giành toàn thắng.

Trong toàn bộ cuộc Tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954, mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ, quân ta đã giải phóng nhiều vùng đông dân ở các đồng bằng Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ.
Riêng tại mặt trận Điện Biên Phủ, trong gần hai tháng chiến đấu, quân ta tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn cứ điểm của địch, loại khỏi vòng chiến đấu 16 200 tên địch (có 1 thiếu tướng), phá hủy và thu toàn bộ phương tiện chiến tranh, bắn rơi và bắn cháy 62 máy bay các loại.

Bình luận (0)
Kerry Trang
Xem chi tiết
La Na Kha
14 tháng 3 2018 lúc 21:55

tại vì : nhân dân ta có tinh thần đoàn kết

Có các tướng sĩ giỏi

Có kế hoạch khôn khéo và chu đáo

Nhân dân ta hiểu địa hình nước mình hơn chúng

Bình luận (0)
Nguyễn Minh Ngọc
Xem chi tiết
Giang
7 tháng 2 2018 lúc 15:39

Câu 1:

* Nội dung kế hoạch Nava:

- 7-5-1953, được sự thỏa thuận của Mĩ, chính phủ Pháp cử tướng Nava sang làm tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp tại Đông Dương. Sau khi sang Đông Dương, Nava đề ra kế hoạch quân sự mới, thông qua kế hoạch này với hi vọng trong vòng 18 tháng giành lấy một thắng lợi quyết định để “kết thúc chiến tranh trong danh dự”.

- Kế hoach Nava chia làm hai bước

Bước 1: từ thu-đông 1953- xuân 1954, giữ thế phòng ngự chiến lược ở Bắc Bộ, tấn công chiến lược để bình định trung Bộ và Nam Đông Dương, đồng thời mở rộng ngụy quân, tập trung binh lực, xây dựng lực lượng cơ động chiến lược mạnh.

Bước 2: từ thu- đông 1954, chuyển lực lượng ra chiến trường Bắc Bộ, thực hiện tiến công chiến lược, cố giành thắng lợi quân sự quyết định buộc ta phải đàm phán theo những điều kiện có lợi cho chúng, nhằm kết thúc chiến tranh.

* Nhận xét:

- Kế hoạch Na va thể hiện sự cấu kết chẽ của Ph- M. Đây là kế hoạch toàn diện, có quy mô lớn, nên nó sẽ làm cuộc kháng chiến của ta gặp nhiểu khó khăn mới. Trong đó trung tâm điểm của kế hoạch qs này là ĐBBB- Nơi tập trung binh lực lớn nhất nhằm tạo ra một quả đấm thép nhằm nghiền nát bộ đội chủ lực của ta.

- Tuy nhiên, ngay từ đầu kế hoạch này đã bộc lộ những nhược điểm không thể khắc phục được, đó là: mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán- đây là điểm yếu nhất của kế hoạch này; giữa thế và lực của quân Pháp với mục tiêu chiến lược mà chúng đặt ra.

- Thông qua kế hoạch này , Mĩ can thiệp ngày càng sâu vào chiến tranh Đông Dương và muốn mở rộng, kéo dài cuộc chiến tranh ĐD có lợi cho Mĩ.

Bình luận (0)
Phạm Hải Đăng
27 tháng 2 2020 lúc 15:46

2Âm mưu của Pháp và Mĩ khi xây dựng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ?Tại sao ta chọn Điện Biên Phủ là điểm quyết chiến chiến lược?

a) – điện Biên Phủ có vị trí chiến lược then chốt ở đông Dương và đông Nam Á nên Pháp cố nắm giữ. Nava xây dựng điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất đông Dương. Pháp tập trung ở đây 16.200 quân, đủ loại binh chủng, được bố trí thành ba phân khu với 49 cứ điểm.
+ Phân khu Bắc gồm các cứ điểm độc Lập, Bản Kéo
+ Phân khu Trung tâm Mường Thanh, nơi đặt cơ quan chỉ huy, tập trung 2/3 lực lượng, có sân bay và hệ thống pháo binh.
+ Phân khu Nam Hồng Cúm, có trận địa pháo, sân bay.
– Pháp và Mỹ coi điện Biên Phủ là “một pháo đài bất khả xâm phạm”, trung tâm của kế hoạch Nava.

b) Vì Điện Biên Phủ là tập đoàn cứ điểm mạnh, trung tâm của kế hoạch Na-va, muốn làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Na-va phải tiêu diệt Điện Biên Phủ.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
thanh nga
Xem chi tiết
Lưu Thị Thảo Ly
Xem chi tiết
Phạm Tú Uyên
19 tháng 3 2017 lúc 21:31

2. Ý nghĩa lịch sử
- Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược, chấm dứt ách thống trị thực dân của Pháp trong gần một thế kỉ trên đất nước ta.

- Miền Bắc nước ta được hoàn toàn giải phóng

-Chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa

-Tạo cơ sở để nhân dân ta giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. 
-Thắng lợi của cuộc kháng chiến đã giáng đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược, âm mưu nô dịch của chủ nghĩa đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ hai

-Làm tan rã hệ thống thuộc địa của chúng, cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới

Bình luận (0)
Phạm Tú Uyên
19 tháng 3 2017 lúc 21:35

1. Nguyên nhân thắng lợi:

-Quan trọng nhất là có sự lãnh đạo sáng suốt của đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí với đường lối chính trị, quân sự và đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo.
– Toàn dân, toàn quân ta đoàn kết dũng cảm trong chiến đấu, lao động, sản xuất .
– Có hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân trong cả nước, có mặt trận dân tộc thống nhất, có lực lượng vũ trang sớm xây dựng và không ngừng lớn mạnh, có hậu phương rộng lớn, vững chắc về mọi mặt.
– Việt Nam, Lào và Campuchia liên minh chiến đấu chống kẻ thù chung.
– Sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân khác, của nhân dân Pháp và loài người tiến bộ.
Nguyên nhân quan trọng nhất: Nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh

Vì: Không biết

Bình luận (1)
Sen Phùng
1 tháng 5 2017 lúc 16:53

Thường thì các đáp án trên mạng sẽ nói đến sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng là nguyên nhân quan trọng nhất. Nhưng đây là câu hỏi mở, "theo em" cơ mà.

Thế nên các bạn có thể tự đưa ra nguyên nhân quan trọng nhất miễn là lời giải thích của các bạn thuyết phục được người đọc. Hãy trả lời theo con tim và lí trí của các bạn nhé.
Chúc các bạn học tốt!

Bình luận (0)
mỹ trang lê
Xem chi tiết
vicky nhung phàm ca
25 tháng 4 2017 lúc 20:32

a) Kết quả và ý nghĩa lịch sử

-Kết quả:

Về chính trị: Đảng ra hoạt động công khai đã có điều kiện kiện toàn tổ chức, tăng cường sự lãnh đạo đối với cuộc kháng chiến. Bộ máy chính quyền được củng cố từ Trung ương đến cơ sở. Mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam (Liên Việt) được thành lập. Khối đại đoàn kết toàn dần phát triển lên một bước mới. Chính sách ruộng đất được triển khai, từng bước thực hiện khẩu hiệu người cày có ruộng.

Về quân sự: Đến cuối năm 1952, lực lượng chủ lực đã có sáu đại đoàn bộ binh, một đại đoàn công binh - pháo binh. Thắng lợi của các chiến dịch Trung du, Đường 13, Hà - Nam- Ninh, Hòa Bình, Tây Bắc, Thượng Lào, v.v. đã tiêu diệt được nhiều sinh lực địch, giải phóng nhiều vùng đất đai và dân cư, mở rộng vùng giải phóng của Việt Nam và giúp đỡ cách mạng Lào, V.V.. Chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7-5-1954 được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một Bạch Đằng, một Chi Lăng hay một Đống Đa trong thế kỷ XX và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công hiển hách, báo hiệu sự thắng lợi của nhân dân các dân tộc bị áp bức, sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân.

Về ngoại giao: Với phương châm kết hợp đấu tranh chính trị, quân sự và ngoại giao, khi biết tin Pháp có ý định đàm phán, thương lượng với ta, ngày 27-12-1953, Ban Bí thư ra Thông tư nêu rõ: "lập trường của nhân dân Việt Nam là kiên quyết kháng chiến đến thắng lợi cuối cùng. Song nhân dân và Chính phủ ta cũng tán thành thương lượng nhằm mục đích giải quyết hòa bình vấn để Việt Nam". Ngày 8-5- 1954, Hội nghị quốc tế về chấm dứt chiến tranh Đông Dương chính thức khai mạc tại Giơnevơ (Thụy Sĩ). Ngày 21-7-1954, các văn bản của Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương, được ký kết, cuộc khang chiến chổng thực dân Pháp xâm lược của quân dân ta kết thúc thắng lợi.

- Ý nghĩa lịch sử:

Đối với nước ta, việc đề ra và thực hiện thắng lợi đường lối kháng chiến, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân đã làm thất bại cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp được đế quốc Mỹ giúp sức ở mức độ cao, buộc chúng phải công nhận độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các nước Đông Dương; làm thất bại âm mưu mở rộng và kéo dài chiến tranh của đế quốc Mỹ, kết thúc chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương; giải phóng hoàn toàn miền Bắc, tạo điều kiện để miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội làm căn cứ địa, hậu thuẫn cho cuộc đấu tranh ở miền Nam; tăng thêm niềm tự hào dân tộc cho nhân dân ta và nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Đối với quốc tế, thắng lợi đó đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới; mở rộng địa bàn, tăng thêm lực lượng cho chủ nghĩa xã hội và cách mạng thế giới; cùng với nhân dân Lào và Campuchia đập tan ách thống trị của chủ nghĩa thực dân ở ba nước Đông Dương, mở ra sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới, trước hết là hệ thống thuộc địa của thực dân Pháp.

Đánh giá về ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Hồ Chí Minh nói: "Lần đầu tiên trong lịch sử, một nước thuộc địa nhỏ yếu đã đánh thắng một nước thực dân hùng mạnh. Đó là một thắng lợi vẻ vang của nhân dân Việt Nam, đồng thời cũng là một thắng lợi của các lực lượng hòa bình, dân chủ và xã hội chủ nghĩa trên thế giới".

b)Nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm

Nguyên nhân thắng lợi:

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ là kết quả tổng hợp của nhiều nguyên nhân, trong đó nổi bật là:

- Có sự lãnh đạo vững vàng của Đảng, với đường lối kháng chiến đúng đắn đã huy động được sức mạnh toàn dân đánh giặc; có sự đoàn kết chiến đấu của toàn dân tập hợp trong mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi - Mặt trận Liên Việt, được xây dựng trên nền tảng khối liên minh công - nông và trí thức vững chắc.

- Có lực lượng vũ trang gồm ba thứ quân do Đảng ta trực tiếp lãnh đạo ngày càng vững mạnh, chiến đấu dũng cảm, mưu lược, tài trí, là lực lượng quyết định tiêu diệt địch trên chiến trường, đè bẹp ý chí xâm lược của địch, giải phóng đất đai của Tổ quốc.

- Có chính quyền dân chủ nhân dân, của dân, do dân và vì dân được giữ vững, củng cố và lớn mạnh, làm công cụ sắc

bén tổ chức toàn dân kháng chiến và xây dựng chế độ mới.

- Có sự liên minh đoàn kết chiến đấu keo sơn giữa ba dân tộc Việt Nam, Lào, Campuchia cùng chống một kẻ thù chung; đồng thời có sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn của Trung

Quốc, Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa, các dân tộc yêu

chuộng hòa bình trên thế giới, kể cả nhân dân tiến bộ Pháp.

Bài học kinh nghiệm về hoạch định và chỉ đạo thực hiện , lường lối:

Thứ nhất, đề ra đường lối đúng đắn và quán triệt sâu rộng đường lối đó cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân thực hiện, đó là đường lối chiến tranh nhân dân, kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài dựa vào sức mình là chính.

Thứ hai, kết hợp chặt chẽ, đúng đắn nhiệm vụ chốngđế quốc với nhiệm vụ chống phong kiến và xây dựng chế độ dân chủ nhân dân, gây mầm mống cho chủ nghĩa xã hội, trong đó nhiệm vụ tập trung hàng đầu là chống đế quốc, giải phóng dân tộc, bảo vệ chính quyền cách mạng.

Thứ năm, tăng cường công tác xây dựng Đảng, nâng cao sức chiến đấu và hiệu lực lãnh đạo của Đảng trong chiến tranh.

Bình luận (0)
Bảo Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Trương Quế Hân
Xem chi tiết
Lưu Hạ Vy
3 tháng 4 2017 lúc 15:06

Những điểm khác nhau cơ bản giữa Hiệp định Sơ bộ với Hiệp định Giơnevơ

- Với Hiệp định Sơ bộ, Chính phủ Pháp công nhận nước ta là một quốc gia tự do và là thành viên của Liên bang Đông Dương, nằ

- m trong khối Liên hiệp Pháp. Còn trong Hiệp đinh Giơnevơ, Pháp và các nước tham dự hội nghị đã cam kết tôn trọng độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước VN, L, CPC.

- Trong lúc kí Hiệp định Sơ bộ, do thực lực ta còn yếu hơn Pháp nên ta phải chấp nhận điều khoản đó. Đây là sách lược mềm dẻo đểta phân hóa kẻ thù, tạo thời gian hòa hoãn nhằm chuẩn bị lực lượng. Đến năm 1954, khi kí Hiệp định Giơnevơ, ta đã giành được thắng lợi quyết định ở Điện Biên Phủ, đập tan kế hoạch quân sự Nava, quyết định sự thất bại của Pháp ở Đông Dương.

Bình luận (2)
루비
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thu Thủy
20 tháng 3 2017 lúc 22:34

+ Mục đích kháng chiến: kế tục và phat triển sự nghiệp CMT8, “đánh phản động thực dân pháp xâm lược, giành 9 quyền và độc lập”.

+ Chính sách kháng chiến: “ liên hiệp với dân tộc pháp chống lại pản động pháp. Đoàn kết với Miên, Lào và các lực lượng dân tộc yêu chuông hòa bình”.

háng chiến toàn dân: “ Bất kỳ đàn ông, đàn bà ko phân biệt tôn giáo, đảng phái, dân tộc, bất kì người già người trẻ. Hễ ai là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân pháp.

=> Tóm lại: Đường lối kháng chiến của đảng là đúng đắn và sáng tạo. đảng kết hợp Chủ Nghĩa Mác Lênin với thực tế đất nước.

Bình luận (0)
Hà Trang
Xem chi tiết
Đặng Châu Anh
16 tháng 3 2017 lúc 22:11
Ngày 13 tháng 3 năm 1954, quân ta bắt đầu nổ súng tấn công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ; chiến dịch diễn ra 3 đợt: Đợt 1 (Từ 13 đến 17/3/1954): quân ta tiêu diệt cứ điểm Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc (Độc Lập, Bản Kéo), loại khỏi vòng chiến đấu 2000 tên địch. Đợt 2 (Từ 30/3/1954 đến 26/4/1954): quân ta tấn công cứ điểm phía Đông và phân khu trung tâm Mường Thanh, từng bước khép chặt vòng vây và tiến sát sân bay Mường Thanh, cắt đứt con đường tiếp viện duy nhất của địch. Sau đợt này, Mĩ viện trợ khẩn cấp cho Pháp và đe dọa ném bom nguyên tử ở Điện Biên Phủ. Đợt 3 (Từ 01/5/1954 đến 07/5/1954): ta tiêu diệt khu trung tâm Mường Thanh và phân khu Nam – Hồng Cúm; quân Pháp định tháo chạy sang Lào. Chiều ngày 7 tháng 5 năm 1954, quân ta tổng tấn công vào sở chỉ huy; tướng Đờ – cát – tơ – ri đầu hàng, chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi.
Bình luận (1)