Cho hỗn hợp PbO và Fe2O3 tác dụng với H2 ở nhiệt đọ thích hợp. Nếu thu đc 52,6g hỗn hợp Pb và Fe trong đó khối lượng Pb gấp 3,696 lần khối lượng Fe thì thể tích H2 cần dùng là bao nhiêu? (11,2)
Cho hỗn hợp PbO và Fe2O3 tác dụng với H2 ở nhiệt đọ thích hợp. Nếu thu đc 52,6g hỗn hợp Pb và Fe trong đó khối lượng Pb gấp 3,696 lần khối lượng Fe thì thể tích H2 cần dùng là bao nhiêu? (11,2)
Gọi x là khối lượng Fe
Khối lượng Pb là: 3,696.x
Ta có: \(m_{Pb}+m_{Fe}=52,6\Leftrightarrow x+3,696x=52,6\Rightarrow x\simeq11,2g\)
\(m_{Fe}\simeq11,2g\rightarrow n_{Fe}=0,2mol\)
\(m_{Pb}=11,2.3,696\simeq41,4g\rightarrow n_{Pb}=\dfrac{41,4}{207}=0,2mol\)
\(PbO+H_2\rightarrow Pb+H_2O\)
0,2 <-----0,2
\(Fe_2O_3+3H_2\rightarrow2Fe+3H_2O\)
0,3 <------0,2
\(n_{H_2}=0,2+0,3=0,5mol\rightarrow V_{H_2}=0,5.22,4=11,2l\)
Nung nóng HgO thu được Hg và O2. Hãy tính thể tích của O2 thu được ở ĐKTC khi nung 54,25g HgO
2HgO \(\rightarrow\) 2Hg + O2
nHgO = m/M = 54,25/217 = 0,25(mol)
Theo PT => nO2 = 1/2 . nHgO = 1/2 x 0,25 = 0,125(mol)
=> VO2 = n x 22,4 = 0,125 x 22,4 = 2,8(l)
Lời giải:
PTHH: 2HgO =(nhiệt)=> 2Hg + O2
Ta có: nHgO = \(\dfrac{54,25}{217}=0,25\left(mol\right)\)
Theo phương trình, nO2 = \(\dfrac{1}{2}n_{HgO}=\dfrac{0,25}{2}=0,125\left(mol\right)\)
=> Thể tích Oxi thu được: VO2(đktc) = \(0,125\cdot22,4=2,8\left(l\right)\)
PTHH :2HgO-------->2Hg+O2
nHgO=\(\dfrac{54,25}{217}=0,25\)(mol)
theo PT:nO2=0,5nHgO=0,5.0,25=0,125(mol)
VO2(đktc)=0,125.22,4=2,8(l)
1) Hòa tan hoàn toàn 2,81g h2 gồm Fe2O3, MgO, ZnO trong 500ml dd H2SO4, 0,1M (vừa đủ). Sau pư, h2 muối sunphat khan thu được khi cô cạn dd đó có KL là bao nhiêu gam
2) Hòa tan hoàn toàn 16g oxit kim loại M cần dùng 600ml dd HCl 1M. Xác định CTHH của oxit kim loại
3)Hòa tan hoàn toàn 12,1g h2 bột CuO và ZnO cần dùng 100ml dd HCl 3M. Biết H=100% a) Tính TP % theo khối lượng hỗn hợp ban đầu b)Tính nồng độ mol/lít của dd sau pư c) Tính m dd H2SO4 loãng 20% cần dùng để hòa tan hỗn hợp nói trên
4) hòa tan 8,8g Mg, MgO bằng 1 lượng dd HCl 14,6% vừa đủ. Cô cạn dd thu được 28,5g muối khan a) Tính TP % theo m mỗi chất trong h2 đầu b) tính m dd HCl cần lấy c) Tính C% muối tạo thành trong dd sau pư
Bài 1:
\(n_{H_2SO_4}=0,1.0,5=0,05\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow m_{H_2SO_4}=0,05.98=4,9\left(g\right)\)
\(\Rightarrow n_H=2.n_{H_2SO_4}=2.0,05=0,1\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow n_{H_2O}=\frac{n_H}{2}=\frac{0,1}{2}=0,05\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow m_{H_2O}=0,05.18=0,9\left(g\right)\)
Theo định luật bảo toàn khối lượng ta có:
\(m_{muoi}=m_{hhđ}+m_{H_2SO_4}-m_{H_2O}=2,81+4,9-0,9=6,81\left(g\right)\)
Bài 2/ Gọi CTHH của oxit M là M2Ox
\(M_2O_x\left(\frac{0,3}{x}\right)+2xHCl\left(0,6\right)\rightarrow2MCl_x+xH_2O\)
\(n_{HCl}=1.0,6=0,6\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow m_{M_2O_x}=\frac{0,3}{x}.\left(2M+16x\right)=16\)
\(\Leftrightarrow M=\frac{56x}{3}\)
Thế x = 1, 2, 3, ... ta nhận x = 3, M = 56
Vậy công thức oxit đó là: Fe2O3
Bài 3:
a/ Gọi số mol của CuO, ZnO lần lược là x, y
\(CuO\left(x\right)+2HCl\left(2x\right)\rightarrow CuCl_2\left(x\right)+H_2O\)
\(ZnO\left(y\right)+2HCl\left(2y\right)\rightarrow ZnCl_2\left(y\right)+H_2O\)
Ta có: \(80x+81y=12,1\left(1\right)\)
\(n_{HCl}=0,1.3=0,3\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow2x+2y=0,3\left(2\right)\)
Từ (1) và (2) ta có hệ: \(\left\{\begin{matrix}80x+81y=12,1\\2x+2y=0,3\end{matrix}\right.\)
\(\Leftrightarrow\left\{\begin{matrix}x=0,05\\y=0,1\end{matrix}\right.\)
\(\Rightarrow m_{CuO}=0,05.80=4\left(g\right)\)
\(\Rightarrow\%CuO=\frac{4}{12,1}.100\%=33,06\%\)
\(\Rightarrow\%ZnO=100\%-33,06\%=66,94\%\)
b/ \(C_M\left(MgCl_2\right)=\frac{0,05}{0,1}=0,5\left(M\right)\)
\(C_M\left(ZnO\right)=\frac{0,1}{0,1}=1\left(M\right)\)
c/ \(MgO\left(0,05\right)+H_2SO_4\left(0,05\right)\rightarrow MgSO_4+H_2O\)
\(ZnO\left(0,1\right)+H_2SO_4\left(0,1\right)\rightarrow ZnSO_4+H_2O\)
\(\Rightarrow n_{H_2SO_4}=0,05+0,1=0,15\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow m_{H_2SO_4}=0,15.98=14,7\left(g\right)\)
\(\Rightarrow m_{ddH_2SO_4}=\frac{14,7}{20\%}=73,5\left(g\right)\)
trộn H2 và O2 được hỗn hợp có tỉ lệ thể tích tương ứng là 1:2. Bật tia lửa điện đốt cháy hỗn hợp thì chất nào còn dư
2H2 + O2 \(\rightarrow\) 2H2O
Vì tỉ lệ về thể tích cũng là tỉ lệ về số mol
=> gọi nH2 = a (mol) => nO2 = 2a(mol)
Lập tỉ lệ :
\(\frac{n_{H2\left(ĐB\right)}}{n_{H2\left(PT\right)}}=\frac{a}{2}=0,5a\) < \(\frac{n_{O2\left(ĐB\right)}}{n_{O2\left(PT\right)}}=\frac{2a}{1}=2a\)
==> Sau phản ứng H2 hết và O2 dư
H2 trộn với O2 có Pthh :
2H2 + O 2 ___> 2H2O
=> cứ 2 mol H2 lại vừa đủ với 1 mol O2
mà H2 trộn với O2 với tỉ lệ 1 : 2
==> O2 dư
Khử hoàn toàn 2,4g hh gồm cuo và 1 oxit Fe bằng hiđro thấy còn lại 1,76g chất rắn hoà tan chất rắn bằng d d HCL thấy thoát ra0,488l hiđro xđ công thức oxit Fe
Sửa thể tích H2 thoát ra là 0,448(l)
Gọi công thức của oxit sắt là FexOy , gọi số mol của CuO và FexOy lần lược là a, b
\(CuO\left(a\right)+H_2\left(a\right)\rightarrow Cu\left(a\right)+H_2O\)
\(Fe_xO_y\left(b\right)+yH_2\left(by\right)\rightarrow xFe\left(bx\right)+yH_2O\)
\(Fe\left(bx\right)+2HCl\rightarrow FeCl_2+H_2\left(bx\right)\)
Theo đề bài ta có:
\(80a+56bx+16by=2,4\left(1\right)\)
Sau phản ứng khử thì có 1,76 g chất rắn nên khối lượng O trong hh ban đầu là:
\(2,4-1,76=0,64\left(g\right)\)
\(\Rightarrow n_{H_2}=n_O=\dfrac{0,64}{16}=0,04\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow a+by=0,04\left(2\right)\)
Số mol của H2 thoát ra là:
\(n_{H_2}=bx=\dfrac{0,448}{22,4}=0,02\left(3\right)\)
Từ (1), (2), (3) ta có hệ: \(\left\{{}\begin{matrix}80a+56bx+16by=2,4\\a+by=0,04\\bx=0,02\end{matrix}\right.\)
\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}a=0,01\\by=0,03\\bx=0,02\end{matrix}\right.\)
\(\Rightarrow\dfrac{y}{x}=\dfrac{3}{2}\)
\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}x=2\\y=3\end{matrix}\right.\)
Vậy công thức oxit là: Fe2O3
Hãy Viết Công Thức Hóa Học Của Các Chất Có Tên Sau:(Kali Oxit,đồng(2 la mã)oxit,kẽm oxit,nhôm oxit,cacbon đioxit,bari oxit,điphotpho pentaoxit,đồng(1 la mã)oxit,magie oxit,đinitơ trioxit,crom(3 la mã)oxit,lưu huỳnh trioxit,cacbon oxit,mangan đioxit,bạc oxit,sắt(2 la mã)oxit,silic đioxit)<------ mong mọi người giúp mình mau mai thi r :(
\(K_2O\): Kali oxit
\(CuO\): Đồng (II) oxit
\(ZnO\): Kẽm oxit
\(Al_2O_3\): Nhôm oxit
\(CO_2\): Cacbon đioxit
\(BaO\): Bari oxit
\(P_2O_5 \): Điphotpho pentaoxit
\(Cu_2O\): Đồng (I) oxit
\(MgO \): Magie oxit
\(N_2O_3\): Đinito trioxit
\(Cr_2O_3\): Crom (III) oxit
\(SO_3\): Lưu huỳnh trioxit
\(CO\):Cacbon oxit
\(MnO_2\)Mngan đioxit
\(Ag_2O\) Bạc oxit
\(FeO\): Sắt (II) oxit
\(SiO_2\): Silic đioxit
Câu4:Bài Toán
Đốt cháy toàn 9,3g photpho trong không khí
a/Tính Thế Tích Không Khí Cần Dùng Ở ĐKTC
b/Tính Khối Lượng Sản Phẩm Thu Được
c/Phản Ứng Trên Thuộc Loại Phản Ứng Hóa Học Nào ?
\(n_P=\dfrac{9,3}{31}=0,3\left(mol\right)\)
Ta có PTHH:
4P + 5O2 -to- 2P2O5
0,3__0,375____0,15 (mol)
a) nO2 = 0,375 (mol)
\(\Rightarrow\) VO2 = 0,375.22,4 = 8,4 (lít)
\(\Rightarrow\)Vkhông khí = 8,4.5 = 42 (lít)
b) nP2O5 = 0,15 (mol)
\(\Rightarrow\)mP2O5 = 0,15.142 = 21,3 (gam)
c) Đây là phản ứng hóa hợp vì chỉ có một chất sản phẩm là
P2O5 được tạo thành từ 2 chất ban đầu là O2 và P
Câu4:
\(a) \)
\(PTHH: 4P+5O_2-t^o-> 2P_2O_5 \)
\(n_P = \dfrac{9,3}{31}=0,3(mol)\)
Theo PTHH: \(n_O2 = \dfrac{5}{4}.n_p\)\(\)
\(<=> n_O2 = \dfrac{5}{4}.0,3=0,375(mol)\)
Thể tích khí oxi cần dùng là:
\(V_O2 (đktc) = n_O2 . 22,4 \)
\(<=> V_O2 (đktc) = 0,375.22,4 = 8,4(l)\)
Thể tích không khí cần dùng ở điều kiện tiêu chuẩn là:
Ta có: \(Vkhông khí = V_O2\)\(.5\) = \(8,4.5 = 42(l)\)
\(b)\)
Sản phẩm thu được sau phản ứng là: \(P_2O_5\)
Theo PTHH: \(nP2O5 = 0,15 (mol)\)
Khối lượng sản phẩm thu được sau phản ứng là:
\(mP2O5 = 0,15 . 142 = 21,3 (g)\)
\(c)\)
Phản ứng trên là phản ứng hóa hợp.
bài2:Đốt cháy hoàn toàn 6,72lít khí metan trong không khí
a/Tính thể tích không khí cần dùng ở ĐKTC
b/tính khối lượng sản phẩm thu được
c/tính khối lượng kali pemanganat cần dùng để có được lượng o2 dùng cho phản ứng trên các khí đo ở ĐKTC
\(\)Bài 2
\(a)\)
\(PTHH: CH_4 + 2O_2-t^o-> CO_2+2H_2O\) (1)
\(nCH4 =\dfrac{6,72}{22,4}=0,3(mol)\)
Theo PTHH (1) : \(nO2\)cần dùng \(= 0,6 (mol)\)
\(=> VO2 = nO2.22,4 = 0,6.22,4=13,44(l)\)
Vậy thể tích không khí cần dùng ở điều kiện tiêu chuẩn là:
\(Vkk = 5. V_O2 \)\(= 5. 13,44 = 67,2 (l)\)
\(b)\)
Sản phẩm thu được gồm CO2 và H2O:
Theo PTHH (1) \(nCO2 = nCH4 = 0,3 (mol)\)
Khối lượng khí Cacbon đioxit thu được
\(=> mCO2 = 0,3.44=13,2 (g)\)
\(nH2O = 0,6(mol)\)\(\)
Khối lượng nước thu được là:
\(=>mH2O = 0,6.18 = 10,8(g)\)
\(c)\)
\(PTHH:2 KMnO_4 -t^o-> K_2MnO_4 + MnO_2 + O_2\) (2)
Từ câu a) \(nO_2 = 0,6(mol)\)
Theo PTHH (2) \(nKMnO4 = 1,2mol)\)
Vậy khối lượng Kali pemanganat cần dùng là:
\(mKMnO4 = 1,2 . 158 = 189,6 (g)\)
Cho 100g hỗn hợp 2 muối clorua của cùng 1 kim loại A có hóa trị II và III tác dụng hoàn toàn với dd NaOH lấy dư. Biết khối lượng của hidroxit kim loại htrij II là 19,8g và khối lượng muối clorua của kim loại h trị II=0,5 khối lượng mol.
a)Xác định KL A(Fe)
b) Tính % m 2 muối trong hỗn hợp?(27,94;72,06)
Sửa để:
Cho 100g hỗn hợp 2 muối clorua của cùng 1 kim loại A có hóa trị II và III tác dụng hoàn toàn với dd NaOH lấy dư. Biết khối lượng của hidroxit kim loại htrij II là 19,8g và khối lượng muối clorua của kim loại h trị II=0,5 khối lượng mol của A
a)Xác định KL A(Fe)
b) Tính % m 2 muối trong hỗn hợp?(27,94;72,06)
\(ACl_2\left(\dfrac{19,8}{A+34}\right)+2NaOH\rightarrow A\left(OH\right)_2\left(\dfrac{19,8}{A+34}\right)\left(0,5\right)+2NaCl\)
\(ACl_3+3NaOH\rightarrow A\left(OH\right)_3+3NaCl\)
\(n_{A\left(OH\right)_2}=\dfrac{19,8}{A+34}\left(mol\right)\)
Khối lượng muối clorua của kim loại h trị II=0,5 khối lượng mol của A. Nên ta có
\(\dfrac{19,8}{A+34}=\dfrac{0,5A}{A+71}\)
\(\Leftrightarrow\left[{}\begin{matrix}A=-50\left(l\right)\\A=56\end{matrix}\right.\)
Vậy kim loại A là Fe
b/ \(m_{FeCl_2}=0,5.56=28\left(g\right)\)
\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}\%FeCl_2=\dfrac{28}{100}.100\%=28\%\\\%FeCl_3=100\%-28\%=72\%\end{matrix}\right.\)
PS: Làm tròn khối lượng mol của Fe thành 56 đi đừng để lẻ mà tính chi b.
câu b :
nfe(oh)2 = 19,8/(56+ 34) = 0,22 (mol)
FeCl2 + 2NaOH --> Fe(OH)2 + 2NaCl
0,22<--------------------- 0,22 (mol)
mfecl2 = 0,22 *127 = 27,94 (g)
%fecl2 27,94/100*100% = 27,94%
%feCl3 100% - 27,94% = 72, 06%
Oxit của một kim loại R có hóa trị thấp chứa 22,35% oxi, cùng oxit của kim loại đó ở mức hóa trị cao chứa 50,48% oxi. Cho biết tên của kim loại R.
Gọi oxit kim loại R ở hóa trị thấp và cao lần lược là: R2Ox; R2Oy
Oxit của một kim loại R có hóa trị thấp chứa 22,35% oxi
\(\Rightarrow\dfrac{16x}{2R+16x}=0,2235\)
\(\Leftrightarrow447R=12424x\left(1\right)\)
Oxit của kim loại đó ở mức hóa trị cao chứa 50,48% oxi
\(\Rightarrow\dfrac{16y}{2R+16y}=0,5048\)
\(\Leftrightarrow631R=4952y\left(2\right)\)
Từ (1) và (2) ta có: \(\left\{{}\begin{matrix}447R=12424x\\631R=4952y\end{matrix}\right.\)
\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}447R=12424x\\\dfrac{x}{y}\approx\dfrac{2}{7}\end{matrix}\right.\)
\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}R=55\\x=2\\y=7\end{matrix}\right.\)
Vậy R là Mn