Tại sao các chúa thi hành chính sách hạn chế ngoại thương?
giup mik voi
Tại sao các chúa thi hành chính sách hạn chế ngoại thương?
giup mik voi
Vì Trịnh Nguyễn sợ các nước ngoài sâm chiếm đến lãnh thổ của mk
Vì thời đó có rất nhiều dân ở các nước khác đến buông bán. Chính quyền của các nước đó nhờ người buôn bán thăm dò địa lý,lãnh thổ,sức mạnh,... của nước ta để lấn chiếm (nước Pháp). Vì vậy để tránh gây tổn thương về tiền của, đất đai, mạng sống,... nên đã hạn chế chính sách ngoại thương.
Vì các đạo sĩ theo thuyền buôn sang nước ta để truyền đạo mà đạo giáo thì lại không phù hợp với cách cai trị của nước ta, tạo cơ hội cho các nước khác sang xâm lược.
PHIẾU ÔN TẬP 7
Câu 1: Dựa vào lược đồ dưới đây, hãy:
a) Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa trên lược đồ.
b) Nêu ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa.
Câu 2: Dựa vào nội dung đã học, hãy:
b) Thông qua sơ đồ, nêu nhận xét về nhà nước thời Lê sơ so với nhà nước thời Lý - Trần.
Câu 3: Lập bảng thống kê về thời Lê sơ thao nội dung sau:
Lĩnh vực Nội dung
Quân đội và pháp luật
Kinh tế
Văn hóa
CÁC BẠN CỐ GẮNG GIÚP MK CÂU b PHẦN BÀI 2 VỚI CẢM ƠN NHIỀU
văn hóa :
a. Văn học : có nội dung yêu nước, thể hiên niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng
*Văn thơ chữ Hán:
+Nguyễn Trãi có Quân Trung Từ Mệnh Tập ; Bình Ngô Đại Cáo
+Lê Thánh Tông với Quỳnh Uyển cửu ca.
*Văn thơ chữ Nôm :
+ Quốc Âm thi tập của Nguyễn Trãi .
+ Hồng Đức Quốc Am thi tập của Lê Thánh Tông .
b. Khoa học :
-Sử học : Đại Việt sử kí ( 10 quyển ) của Lê văn Hưu ;Đại Việt Sử Ký Toàn Thư của Ngô Sĩ Liên, Lam Sơn thực lục của Ngô Sĩ Liên , Hòang Triều Quan Chế .
-Địa lý : Hồng Đức bản đồ của Lê Thánh Tông; Dư Địa Chí của Nguyễn Trãi , An Nam hình thăng đồ …..
-Y học : Bản thảo thực vật toát yếu của Phan Phu Tiên .
-Tóan học : Đại Thành tóan pháp của Lương Thế Vinh; Lập thành tóan pháp của Vũ Hữu
c. Nghệ thuật :
-Sân khấu có ca , múa , nhạc, chèo.
-Lương Thế Vinh soạn bộ Hỉ phường phả lục. Nêu nguyên tắc hát múa .
d.Kiến trúc : cung điện Lam Kinh … phong cách đồ sộ , kỹ thuật điêu luyện .
b) Đặc điểm khác nhau giữa nhà nước Lê sơ và nhà nước thời Lý -Trần:
- Thành phần quan lại cao cấp của nhà nước thời Lý - Trần là quý tộc, vương hầu. Còn ở nhà nước thời Lê sơ là các nho sĩ trí thức đỗ đạt, có học vị thuộc các tầng lớp xã hội khác nhau. Không còn tầng lớp quý tộc thời Trần.
- Tổ chức bộ máy chính quyền từ triều đình đến cấp xã thời Lẽ Thánh Tông hoàn chinh hom, chặt chẽ hơn. Tính tập quyền cao hơn. Nhà nước Lý - Trần được gọi là nhà nước quân chủ quý tộc, nhà nước Lê sơ là nhà nước quân chủ quan liêu chuyên chế.
3. quân đội :
-Quân đội thời Lê sơ được tổ chức theo chế độ “ngụ binh ư nông “.
-Có 2 bộ phận chính là: quân ở triều đình và quân ở địa phương .
-Bao gồm bộ binh , thủy binh, tượng binh , kỵ binh ; vũ khí có dao, kiếm, giáo , mác , cung , tên ,hỏa đồng, hỏa pháo.
-Quân đội thời Lê có điểm khác với thời Trần là không có quân đội của các vương hầu, quý tộc. Vua trực tiếp nắm quyền chỉ huy quân đội
-Tổ chức giống thời Lý , Trần theo chế độ “Ngụ binh ư nông “; khác là không có quân đội của vương hầu, quý tộc , vua trực tiếp chỉ huy quân đội .
Luật pháp :
-Vua Lê Thánh Tông cho soạn bộ luật Hồng Đức ( Quốc triều hình luật) : bảo vệ vua, hòang tộc , quan lại, giai cấp thống trị ….bảo vệ chủ quyền quốc gia
- Có điểm tiến bộ bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và phát triển kinh tế .
cho biết tình hình xã hội Đàng Trong nửa sau thế kỉ XVIII
HELP ME
- Chính quyền họ Nguyễn suy yếu, mục nát.
- Tệ mua quan, bán tước.
- Quan lại, cường hào áp bức, bóc lột nhân dân, ăn chơi xa xỉ.
- Tập đoàn Trương Phúc Loan nắm mọi quyền hành, lũng đoạn triều đình.
- Đời sống nhân dân cơ cực.
- Ruộng đất bị cường hào chiếm.
- Thuế má nặng nề.
\(\Rightarrow\) Nhân dân mâu thuẫn sâu sắc với chế độ phong kiến.
Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong suy yếu dần. Việc mua quan bán tước phổ biến. Số quan lại ngày càng tăng, nhất là quan thu thuế. Có nơi trong một xã có 20 xã trưởng và hàng chục nhân viên thu thuế (gọi là tướng thần). Quan lại, hào cường kết thành bè cánh, đàn áp bóc lột nhân dân thậm tệ và đua nhau ăn chơi xa xỉ.
Trong triều đình Phú Xuân, Trương Phúc Loan nắm hết quyền hành, tự xưng "quốc phó", khét tiếng tham nhũng.
Nông dân bị địa chủ cường hào lấn chiếm ruộng đất. Nhân dân đồng bằng phải nộp nhiều thứ thuế. Nhân dân miền núi phải nộp lâm thổ sản như ngà voi, sừng tê, mật ong v.v...
Cuộc sống người dân ngày càng cơ cực. Nỗi bất bình oán giận của các tầng lớp xã hội đối với chính quyền họ Nguyễn ngày càng dâng cao. Cuộc khởi nghĩa của chàng Lía đã bùng lên trong hoàn cảnh đó.
Khởi nghĩa của Lía bị dập tắt, nhưng hình ảnh chàng Lía còn mãi trong lòng người dân miền Trung :
Ai vào Bình Định mà nghe,
Nghe thơ chàng Lía, hát về Quảng Nam.
Xã hội Đàng Trong nửa sau thế kỉ XVIII:
a) Tình hình xã hội:
-Quan lại đàn áp, bóc lột nhân dân thậm tệ. Đua nhau ăn chơi xa xỉn.
-Nông dân bị cường hào lấn chiếm ruộng đất, phải nộp nhiều thứ thuế.
- Đời sống nhân dân ngày càng cơ cực.
-Nỗi bất bình oán giận của các tàng lớp xã hội đối với chính quyền họ Nguyễn ngày càng cao.
b) Cuộc khởi nghĩa chàng Lía:
-Diễn ra ở Truông Mây(Bình Định)
- Chủ chương: lấy của người giàu chia cho người nghèo.
Vì sao nông nghiệp Đàng Trong lại phát triển hơn Đàng Ngoài
Ngày mai mk KT rồi giúp mk với!!!
vì :
- Ở Đàng ngoài, do chiến tranh liên miên, nhà nước Lê - Trịnh ít quan tâm đến nông nghiệp, ruộng đất. Hậu quả mất mùa đói kém thường xuyên, ruộng đất bị bọn cường hào đem cầm bán. Quan lại tham ô hoành hành.
- Ở Đàng Trong, do điều kiện tự nhiên thuận lợi, các chúa Nguyễn một mặt lo chiến tranh, một mặt khuyến khích nhân dân khai hoang, cấp nông cụ, lương ăn, tha tô thuế, binh dịch. Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lí phía Nam, đặt Phủ Gia Định, thêm Mĩ Tho, Hà Tiên, đất đai mở rộng , nhất là vùng đồng bằng Sông Cửu Long , năng suất lúa cao .
1/- Nêu những thành tựu chủ yếu về văn học, nghệ thuật dân gian ở nước ta thế kỉ XVI- XVII
2/- Nêu nhận xét xủa em về văn học, nghê thuật dân gian ở nước ta thế kỉ XVI- XVII
1/ *Về văn học:
- Có 2 loại là văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm
- CÓ nhiều tác giả nổi tiếng như: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ, Nguyễn Dữ, Phùng Khắc Khoan, Nguyên Cư Trinh
- Có nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Thiên Nam ngữ lạc, Truyền kì mạn lục.
*Về nghệ thuật dân gian:
- Có 2 loại là điêu khắc và sân khấu
- Nghệ thuật điêu khắc phát triển, chủ yếu ở các đình, chùa
- Nghệ thuật sân khấu đa dạng và phong phú với các loại hình như hát chèo, hát tuồng, hát ả đào.
câu 1: bạn lấy đáp án ở đây nhà, câu này đã trả lời rồi: https://hoc24.vn/hoi-dap/question/196864.html
câu 2: cau này mik đã trả lời ở đây rồi nha: https://hoc24.vn/hoi-dap/question/196858.html
-Xác định trên lược đồ vị trí Bắc triều,Nam triều,Đàng trong ,Đàng ngoài
Trên lược đồ:
-Từ vùng Thanh Hóa lên phía Bắc là Bắc triều, từ vùng Thanh Hóa trở xuống là Nam triều.
-Sông Gianh là ranh giới chia cắt hai đàng, Đàng Ngoài từ sông Gianh trở ra, Đàng Trong từ sông Gianh trở vào.
cho biết các chúa nguyễn đã mở rộng lãnh thổ ,xác lập chủ quyền ở hai quần đảo hoàng sa và trường sa như thế nào
. Ở Đàng Trong, các chúa Nguyễn đây mạnh khai thác vùng Thuận-Quảng để củng cố cơ sở cát cứ. Chính quyền tổ chức di dân đi khai hoang, cung cấp công cụ, lương ăn, lập thành làng, ấp ; tổ chức các hải đội xác lập chủ quyền đối với hai vùng đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
vi sao trong the ki XVII, o nuoc ta xuat hien mot so thanh thi !
- Trong thế kỷ XVII, ở nước ta xuất hiện một số thành thị bở vì : do sự phát triển công thương nghiệp đã tạo điều kiện hình thành nhiều đô thị mới như Hội An, Thanh Hà, Gia Định, Kinh kỳ (Thăng Long) ngày càng phồn vinh.
1. Trình bày tóm tắt về tình hình kinh tế, văn hóa nước ta ở các thế kỉ XVI- XVIII
2. Lập bảng về những cuộc khởi nghĩa lớn ở Đàng Ngoài
(sách VNEN KHXH 7 trang 109)
Làm giúp nha, thanks nhìu
1. Trình bày tóm tắt về tình hình kinh tế, văn hóa nước ta ở các thế kỉ XVI- XVIII
* Kinh tế
- Nông nghiệp :
+ Đàng Ngoài nông nghiệp trì trệ, vua quan không quan tâm đến ruộng đất.
+ ĐàngTrong rất phát triển, tổ chức khai hoang, cấp nông cụ,...
- Công thương nghiệp :
+ Xuất hiện nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng như gốm Bát Tràng,...
+ Chợ, phố xá mọc lên nhiều, xuất hiện thêm nhiều thành thị.
* Văn hóa
- Tôn giáo : Từ thế kỉ XVI, xuất hiện đạo Thiên Chúa giáo.
- Chữ viết : Thế kỉ XVII, chữ Quốc ngữ được ra đời.
- Văn học & Nghệ thuật :
+ Văn học; Xuất hiện nhiều tác phẩm chữ Nôm, tiêu biểu là Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ,... + Văn học dân gian có nhiều thể loại. + Nghệ thuật phát triển đa dạng như chèo tuồng, hát ả đào,...2. Lập bảng về những cuộc khởi nghĩa lớn ở Đàng Ngoài
Trong khoảng 30 năm giữa thế kỉ XVIII, phong trào nông dân ở Đàng Ngoài bùng lên khắp các trấn đồng bằng và vùng Thanh - Nghệ.
Những cuộc khởi nghĩa lớn là khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng (1737), khởi nghĩa Lê Duy Mật (1738 - 1770), khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương (1740 - 1751), đặc biệt là khởi nghĩa Nguyễn Hữu cầu (1741 - 1751) và khởi nghĩa Hoàng Công Chất (1739 - 1769).
Nguyễn Hữu Cầu (còn gọi là quận He) là một thủ lĩnh kiệt xuất của phong trào nông dân đương thời. Cuộc khởi nghĩa xuất phát từ Đồ Sơn (Hải Phòng), di chuyển lên Kinh Bắc, uy hiếp kinh thành Thăng Long, rồi xuống Sơn Nam, vào Thanh Hoá, Nghệ An.
Nghĩa quân nêu khẩu hiệu "Lấy của nhà giàu chia cho người nghèo", được dân chúng nhiệt tình hưởng ứng.
Hoàng Công Chất là người đứng đầu cuộc khởi nghĩa ở vùng Sơn Nam. Sau một thời gian hoạt động ở đồng bằng, Hoàng Công Chất chuyển lên Tây Bắc. Căn cứ chính của cuộc khởi nghĩa là vùng Điện Biên. Tại đây, các dân tộc Tây Bắc đã hết lòng ủng hộ Hoàng Công Chất. Ông có công bảo vệ vùng biên giới và giúp dân ổn định cuộc sống trong các bản mường.
Các cuộc khởi nghĩa trước sau đều bị thất bại, nhiều thủ lĩnh bị bắt, bị xử tử. Nhưng ý chí đấu tranh chống áp bức cường quyền của nghĩa quân đã làm cho cơ đồ họ Trịnh bị lung lay.
Tham khảo nha bn:
Hướng dẫn lập dàn ý
Mở bài: - Giới thiệu Phạm Duy Tốn và hiện thực đen tối của thời thực dân phong kiến mà ông từng chứng kiến.
- Giới thiệu truyện ngắn Sống chết mặc bay.
Thân bài: - Sống chết mặc bay là một thành ngữ dân gian nói về một lối sống miễn là được lợi cho mình, kẻ khác bị khố sở, thua thiệt thế nào cũng mặc.
- Thành ngữ này cũng dùng để chỉ về những biểu hiện của một thái độ ích kỉ, vô trách nhiệm.
- Phạm Duy Tốn dùng thành ngữ này đặt tên cho truyện ngắn của ông là muốn thế hiện một chủ đề trong xã hội đương thời: Những kẻ cầm quyền luôn ân chơi phè phơn, vô trách nhiệm, bỏ mặc dân lầm than điêu đứng. Do đó, nhan đề Sống chết mặc bay rất phù hợp với nội dung của truyện ngắn.
Kết bài: Khăng định lại giá trị của nhan đề trong việc góp phần làm nối bật nội dung, chủ đề và tư tưởng của văn bản.
Bài làm
Tại sao lại là "Sống chết mặc bay" mà không là bất cứ một nhan đề nào khác? Nhan đề bắt nguồn từ một câu tục ngữ nổi tiếng và rất quen thuộc của dân gian ta "Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi". Câu tục ngữ như một lời phê phán, lên án trước thái độ của những kẻ chỉ biết vun vén, lo cho lợi riêng mình trong khi đó lại thản nhiên, lãnh đạm, thờ ơ thậm chí vô lương tâm trước tính mạng của những con người mà mình phải có trách nhiệm. Nhưng tại sao tác giả lại chỉ chọn phần đầu của câu tục ngữ mà không chọn cả câu? Có lẽ một phần là bởi vì nó gây lên sự hấp dẫn, kích thích người đọc và gây ấn tượng. Cũng một phần là bởi vì chỉ có phần đầu mới phù hợp với nội dung, cốt truyện. Tuy câu tục ngữ có ý nghĩa hợp với nội dung truyện nhưng không phải hoàn toàn đúng, hoàn toàn thích hợp, nhất là phần sau "tiền thầy bỏ túi" không phù hợp với nội dung của truyện. Phạm Duy Tốn không có ý định xây dựng hình ảnh một viên quan tham. Trong truyện, nhân vật trung tâm là lão quan phụ mẫu vô trách nhiệm, thờ ơ trước sinh mạng hàng trăm, hàng ngàn người dân lành vô tội, lão chỉ quan tâm đến sự hưởng thụ của bản thân mình mà thôi. Sự lựa chọn, cách đặt nhan đề của nhà văn Phạm Duy Tốn rất độc đáo và chính xác, nó tạo nên sự kỳ thú, hấp dẫn kích thích trí tò mò người dọc, người nghe. Nó còn nâng cao thêm giá trị tác phẩm, không những thế, từ nhan đề ấy người đọc có thể khái quát được những đặc điểm nổi bật tiêu biểu của nhân vật trung tâm - tên quan phụ mẫu mà không làm mất đi tính lôi cuốn của nhan đề. Tác phẩm “Sống chết mặc bay” đã được đánh giá rất cao về nghệ thuật cũng như về nội dung. Bằng cách xây dựng nhân vật qua nhiều hình thức ngôn ngữ như tả, kể và đặc biệt là đối thoại, tác giả đã đưa ta đến với cuộc sống vinh hoa phú quý của bọn cầm quyền độc ác mà cụ thể là cuộc sống của tên quan phụ mẫu có trách nhiệm hộ đê trong truyện: Một người quan uy nghi, chễm chệ ngồi. Tay trái dựa gối xếp, chân phải duỗi thẳng ra, để cho tên người nhà quỳ ở dưới đất mà gãi. Một tên linh lệ đứng hen cầm quạt lông chốc chốc sẽ phẩy. Tên đứng khoanh tay trực hầu điếu đóm. Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, tráp đồi mồi, hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng và cơ man những vật dụng quý phái sang trọng khác. Cuộc sống ấy hoàn toàn trái ngược với cuộc sống lầm than, cơ cực của nhân dân. Sung sướng vậy thì việc gì phải quan tâm ai! "Sống chết mặc bay" cần gì lo nghĩ, cần gì bận tâm cứ hưởng lạc là được rồi. Nhan đề truyện ngắn đã tích cực góp phần khắc hoạ chủ đề và làm nổi bật tính cách nhân vật. Thông qua tên quan phủ, tác giả đã lên án thái độ vô trách nhiệm, vô lương tâm bè lũ quan lại cầm quyền đồng thời tỏ ra thương xót cho tính mạng người dân bị rẻ rúng, đó cũng chính là giá trị nhân đạo của tác phẩm. "Sống chết mặc bay” là một nhan đề hay, đặc sắc, chính nó đã làm cho giá trị của tác phẩm được đề cao nhấn mạnh. Một lần nữa ta khẳng định sức hấp dẫn, lôi cuốn, thu hút của nhan đề "Sống chết mặc bay".
Chúc bn hx tốt!Xin lỗi bn nha Khởi My, mk lỡ trả lời lộn từ Văn qua Sử- cau hỏi của bn rùi. Sorry.
Tại sao chúa Trịnh, chúa Nguyễn hạn chế sự phát triển ngoại thương, đặc biệt là các nước phương Tây?
Vì lo sợ rằng Thiên chúa giáo xâm nhập có ảnh hưởng mạnh mẽ.Nho giáo(hệ tư tưởng bảo vệ địa chủ,quý tộc phong kiến) đang ngày càng sơ cằn,li khai với quần chúng.Thiên chúa giáo lúc đó dựa vào quyền lợi con người và một số giáo sĩ hoạt động Đạo cũng là gián điệp cho thực dân xâm lược.Trước tình cảnh đó nhà Nguyễn đóng cửa không giao lưu buôn bán với các nước.
Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến thực dân Pháp xâm lược nước ta.
vì họ sợ người phương tây có ý đồ xâm chiếm nước ta